K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2016

nghe bài trên lp kĩ.

về nhà xem lại bài cũ, hx những ys chính(ko cần hx hêt câu văn)

chuẫn bị bài ms

nên xem những cuốn sách về văn hay

 

Để hk tốt môn Ngữ Văn thì bạn phải mua nhiều tài liệu tham khảo;dọc nhiều sách báo;mượn những bài văn hay tham khảo và hỏi những bài mik chưa biết!!!
Mik hk môn Văn nt đó!!

30 tháng 7 2016

1- Bạn hãy kể một số các bạn học tốt trong lớp của bạn rùi những bài học mà bạn học được thì cứ chém bừa ra kiểu như là: phải chăm chỉ học tập, nghe lời thầy cô, không nghỉ học mà không xin phép thầy cô, chuẩn bị bài và làm bài tập trước khi lên lớp...

2-- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi. 
- Học ăn học nói, học gói học mở. 
- Học hay cày biết. 
- Học một biết mười. 
- Học thầy chẳng tầy học bạn. 

21 tháng 4 2016

Dấu câu rất quan trọng, trong câu, nếu thiếu dấu câu sẽ không có nghĩa hoặc bị chuyển nghĩa

25 tháng 1 2016
thứ6:45-7:00       
2        
3ôn bài cũ ở trường       
4chơi ở trường       
5
 
 
       
6        
7        
chủ nhật        

 

25 tháng 1 2016

mình nhấn nhầm gửi, xin lỗi

25 tháng 4 2016

1/- Văn bản THUYẾT MINH : Là loại văn bản trình bày nhữn g thuộ tính , cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, lợi ích hoặc tác hại ,... của sự vật hiện tượng để giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng với chúng 
2/- Văn bản TỰ SỰ : Là loại văn bản tái hiện sự việc và miêu tả nhân vật trong các mối quan hệ nào đó nhằm gửi gắm những tư tưởng tình cảm, thái độ, sự suy nghĩ, đánh giá của mình về cuộc đời 
3/- Văn bản MIÊU TẢ : Là loại văn bản tái hiện tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng nhằm giúp cho con người cảm nhận và hiểu được chúng 
4/- Văn bản NGHỊ LUẬN : Là loại văn bản thể hiện suy nghĩ, tư tưởng, quan điểm của người viết trước một sự việc hiện tượng hay một ý kiến về một vấn đề tư tưởng đạo lý... bằng phương thức nêu luận điểm, vận dụng luận cứ và các phép lập luận.

4/- Văn bản BIỂU CẢM: miêu tả ,diễn tả rồi phát biểu cảm nghĩ ,suy nghĩ của mình về một sự kiện sự việc hoặc hoàn cảnh nào đó .Thi thoảng lại chen cái cảm xúc riêng tư của mình vào bài văn cho cuốn hút sự chú ý của mọi người . 

Phương thức biểu đạt của:

- Thạch Sanh: Tự sự

- Lượm: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Đêm nay Bác không ngủ: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Bài học đường đời đầu tiên: Kể chuyện kết hợp miêu tả.

- Cây tre Việt Nam: Tự sự, miêu tả và biểu cảm

28 tháng 3 2016

- ánh nắng chói chang, nóng như đổ lửa trải dài vô tận

- da trời xanh ngắt, không gian trong veo

- đêm đến, mảnh trăng nhé tênh bồng bềnh trên nền trời chi chít ánh sao

- mưa rào đến giúp cây cỏ, muôn vạn vật tắm gội sạch sẽ, mát mẻ, tươi tắn sau nắng mai

- sau cơn giông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột

- buổi tối, gió nổm nam thổi nhẹ

- buổi chiều, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái

- có những bản ca tấu của loài ve, tu hú ( gọi mùa vải chín), có cây phượng nở hoa đỏ rực 1 góc trời báo hiệu kì nghỉ hè

.........

nếu đc thì tick nhavui

28 tháng 3 2016

nong

20 tháng 3 2017

Viên phấn nào trên tay
Thầy dạy em học chữ
Bụi phấn nào bay bay
Vương tóc thầy trắng xóa

Bao mùa thu đi qua
Thầy xưa nay đã già
Khai trí em thêm sáng
Cho cây đời nở hoa

Từng lời giảng yêu thương
Bao lớp trẻ xa trường
Gói hành trang thêm nặng
Nghĩa tình thầy vấn vương

Mai lớn khôn nên người
Khi nào em quên được?
Công ơn người đi trước
Dìu dắt chúng em theo.

*Về cha mẹ:
Tìm kiếm cả non sông
Ai vất vả bằng cha
Vác nặng cả cuộc đời
Để con được ăn học.

Lặn lội cả biển trời
Ai khổ nhọc bằng mẹ
Mang nặng nổi đau thương
Để con được nên người.

28 tháng 3 2016

Nói ra những sự thật
Không phải là để buồn
Cũng chẳng phải để...buôn
Chỉ là nói sự thật

Sự thật làm mất lòng
Xuyên thẳng không lòng vòng
Đôi khi gây đau đớn
Nhưng làm tâm sáng trong.

18 tháng 3 2016

Văn chương không chỉ đơn thuần là thứ văn nghệ giải trí. Ngoài những giá trị mang tính nghệ thuật ra, nó còn là tác phẩm có tính giáo dục nhân bản cao và một trong những nét nhân bản đó là “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không cố, luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có”. Có thể nói lời nhận xét của Hoài Thanh về văn chương rất chính xác, bởi ông đã nói lên được nét tính chất cơ bản nhất của văn chương và điều này đã được minh chứng trong những tác văn chương mà em đã được học.

Trước hết về câu nói “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có”, ta có thể hiểu tác giả muốn nói với chúng ta rằng: đọc những tác phẩm văn chương hay, mang tính nhân văn cao sẽ tạo cho bạn đọc cảm xúc, tình cảm như tình yêu thương sự cảm thông vốn là những tình cảm sẵn có trong lòng mỗi con người, đồng thời những tác phẩm đó còn gợi cho người đọc những nét nhân văn còn chưa được bộc lộ trong lòng độc giả như lòng vị tha, sự cao thượng… Chúng ta sẽ thấy rõ điều này thông qua các tác phẩm văn học tiêu biểu.

Chẳng hạn, như khi đọc xong văn bản Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, một nhà văn Ý, dường như chúng ta có thể cảm nhận rõ hơn tình cảm cao đẹp của người mẹ đối với đứa con thân yêu của mình và đặc biệt qua câu chuyện em càng cảm thấy kính yêu người mẹ của mình hơn bởi người mẹ của En-ri-cô cũng như người mẹ thân yêu của em, mẹ em cũng từng lo lắng suốt đêm khi em bị ốm và người mẹ của em cũng có thể hi sinh tất cả để cho em được hạnh phúc. Thế nhưng cũng giống như bạn En-ri-cô, em đã từng có những lần không nghe lời mẹ và chưa ngoan. Vô tình em đã làm cho mẹ buồn mà em không hề hay biết thế nên qua câu chuyện của En-ri-cô, em nghĩ rằng mình cần tự xem lại bản thân mình để không làm mẹ buồn và đó mới chính là cách thể hiện rõ nhất tình cảm của với mẹ. Như vậy có thể thấy tình yêu thương, kính trọng mẹ là những tình cảm vốn có trong em, trong mỗi con người thế nhưng khi đọc xong tác phẩm Mẹ tôi thì tình cảm đó dường như hiện lên sâu đậm hơn trong trái tim em, đồng thời tác phẩm cũng là lời nhắc nhở đối với em trong cách cư xử với mẹ làm sao cho mẹ vui lòng.

Hoặc khỉ học bài ca dao:    
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông 
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

 

Những câu ca dao gợi cho em tình cảm biết ơn thành kính đối với mẹ cha, bởi vì cha mẹ là người có công lớn nhất đối với cuộc đời của mỗi con người. Tác giả dân gian xưa đã lấy hình ảnh núi cao đến ngất trời để so với công lao của người cha đối với đứa con của mình và còn hình nước ở biển Đông không bao giờ khô cạn đó chính là nghĩa tình mà mẹ đã dành cho chúng ta. Từ những hình ảnh so sánh đó, bài ca dao đã nhắc cho em thấy rằng công lao của cha mẹ là vô cùng rộng lớn, chính bởi vậy mỗi chúng ta phải hiếu thảo, ngoan ngoãn biết vâng lời cha mẹ để đền đáp phần nào công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đồng thời câu ca dao Cù lao chín chữ ghi lòng con, ơi giúp cho em hiểu sâu sắc hơn công lao của cha mẹ dành cho mình đó là sinh đẻ, nâng đỡ, vuốt ve, cho bú mớm, nuôi khôn lớn, dạy dỗ, trông nom, theo dõi uốn nắn, giữ gìn. Qua bài ca dao em càng cảm thấy yêu quý cha mẹ mình hơn, đồng thời thấy rằng trách nhiệm của người con đối với cha mẹ cần phải tốt hơn nữa để cho cha mẹ được vui lòng.

Vậy qua hai bài văn trên ta có thể nhận thấy đó là một trong số những tác phẩm luyện cho con người tình cảm về gia đình đã sẵn có trong mỗi con người, đó là tình yêu thương kính trọng mẹ cha, những người đã hi sinh tất cả cho ta được hạnh phúc. Đồng thời tác phẩm còn giúp ta hiểu rằng chỉ yêu thương cha mẹ thôi thì chưa chắc đã đền đáp được công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà cần phải có trách nhiệm hơn với nữa đối với cha mẹ.

Hoặc khi học xong bài thơ Bạn đến chơi nhà, ta nhận thấy tình bạn là thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp vốn có trong mỗi con người, thế nhưng qua bài thơ ta còn hiểu rõ hơn về một tình bạn chân thành là không còn vướng chút vật chất nào mà chỉ đơn thuần là tình cảm giữa con người với nhau.

Bởi vậy mới có chuyện: chợ xa, không bắt được cá, gà cũng không bắt được tóm lại đã lâu lắm rồi Bác mới đến đây chơi mà ta không có gì để tiếp mà chỉ có Bác đến chơi đây ta với ta, đây mới là vấn đề cốt lõi, ta với ta chính là tấm lòng với tấm lòng, tình cảm với tình cảm. Vậy tình bạn chân thành đâu cần phải có vật chất mà chỉ cần tấm lòng là đủ.

Hay như học văn bản Sài Gòn tôi yêu của tác giả Minh Hương, ta như được sống giữa Sài Gòn đô hội mà rất đỗi thân thương. Bài văn gợi cho ta tình yêu quê hương đất nước, tự hào về một vùng đất của Việt Nam, ở đó có những con người thật đôn hậu, có những ngày mưa nắng thất thường. Tất cả đều thể hiện tình yêu, sự gắn bó của tác giả với Sài Gòn đồng thời cũng gợi cho người đọc cảm giác thân thương đối với Sài Gòn nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Đó là thứ tình cảm vốn có của mỗi con người, bài văn khiến cho tình cảm được hun đúc mạnh mẽ hơn, tha thiết hơn.

Như vậy có thể thấy vân chương có sức mạnh riêng và rất độc đáo trong việc khơi gợi tình cảm của con người đối với thiên nhiên đất nước, con người. Hoài Thanh quả thật rất tinh tế khi nhận ra giá trị nhân vàn cao đẹp được ẩn chứa trong mỗi tác phẩm văn học.

20 tháng 3 2016

bn oi , phai thong qua song chet mac bay nua

24 tháng 4 2016

Con người ai cũng cần phải học .Từ lâu việc học là vấn đề cần thiết , nó đào tạo chúng ta thành người có kiến thức để giúp ích cho cuộc sống văn minh , tiến bộ . Xã hội ngày một đi lên theo thời gian , đất nước ngày càng cần nhiều nhân tài có trình độ cao . hiểu biết rộng xây dựng đất nước phát triển , sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng khuyên dạy . Học không phải là học cho đủ lớp để đi làm mà học còn có nghĩa là học mãi đến già , học những cái mình chưa biết .Vị lãnh tụ vĩ đại Lê – nin đã từng khuyên con cháu rằng : “Học , học nữa , học mãi ”. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa trong câu nói đó của ông .

Học là gì ? Học là tìm hiểu , khám phá những điều mình chưa biết , tích lũy kiến thức , rèn luyện bản thân để tăng hiểu biết , trình dộ về mọi mặt . Học không chỉ trong trường lớp mà chúng ta còn phải học ở ngoài đời . Ngoài học những kiến thức văn hóa mà chúng ta còn phải học cách làm người . Học rất đa dạng , học ở khắp mọi nơi , học bất kì lúc nào . Học nữa là học thêm tới mức cao hơn nữa , học hết trình độ này đến trình độ khác , học từ thấp tới cao . Như những người đã đi làm cần phải học thêm cao học , tiến sĩ , …Thế nào là học mãi . Học mãi có nghĩa là học liên tục , học đến suốt đời , học cả khi về già . Câu : “Học , học nữa , học mãi ” khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học . Luôn luôn học hỏi những diều chưa biết để mở rộng thêm con đường dẫn đến thành công .

Tại sao phải học ? Trên dời , ai cũng phải học , ngay cả tổng thống hay người hành khất đều phải được giáo dục từ nhỏ . Trường học nào cũng dạy học sinh : “Tiên học lễ ,hậu học văn”. Học lễ phép , cách cư xử với xã hội , đạo đức . Từ nhỏ , chúng ta đã học đi , học nói , học gói , học mở . Còn khi đã đến tuổi đi học , chúng ta học thêm văn hóa . Môn học nào cũng vậy , ta phải học từ cái cơ bản nhất đến nâng cao . Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng :" Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài làm gì cũng khó"Nếu như ta học được đức tình tốt của mọi người mà không đến trường để trau dồi kiến thức thì không thể làm được việc gì lớn lao giúp ích cho xã hội . Như chúng ta muốn sang nước ngoài làm việc mà không biết tiếng Anh thì không thể nói chuyện để hiểu ý nhau được . Còn những người có hiểu biết cao mà không có nhân đức thì không giúp ích được gì cho đời . Họ chỉ biết làm giàu cho bản thân mình , bất chấp lời chê trách , phê phán của mọi người. Từ thời xưa đến nay , đất nước ta đã có biết bao nhiêu nhân tài , gương hiếu học đáng được khâm phục . Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển trên đà hiện đại hóa của thế giới . Giờ đây, con nguời phát minh ra nhiều vật dụng , khám phá ra nhiều điều bí ẩn mà xưa nay nhân dân chỉ có thể giải thích hiện tượng đó qua những chuyện cổ tích . Vì thế , chúng ta cần phải trau dồi thêm kiến thức để theo kịp thời đại , không lạc hậu để mọi người không xe thường mình . Việc học không tùy vào tuổi tác , công danh mà tùy vào sự cầu tiến , muốn làm giàu kho tàng kiến thức của mỗi người . Nhà bác học Dariwin đã nói với con trai của ông rằng : ‘ Bác học không có nghĩa là ngừng học ”.

Làm sao để luôn có ý chí trong học tập ? Chúng ta phải xác định mục đích học , ước mơ trong tương lai , ….để cố gắng đạt được ước mơ , nghề nghiệp mình yêu thích . Học không những giúp ích cho đất nước mà còn giúp ích cho bản thân chúng ta . Học để làm việc , kiếm sống cho bản thân mỗi người . Khi chúng ta đã xác định mục đích học tập thì bằng mọi giá chúng ta phải thành công dù có thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa . Kẻ thất bại là kẻ không dám thực hiện ước mơ của mình . Làm việc gì cũng phải có niềm đam mê , lòng nghị lực , quyết tâm thành công thì chúng ta mới làm nên những việc lớn . Anh Nguyễn Đôn Phú Lộc là một gương điển hình đáng để mọi gười noi theo . Anh vẫn tiếp tục đến trường , mỉm cười với mọi người mặc cho căn bệnh ung thư xương dày vò thể xác anh . Nhưng tinh thần và lòng nghị lực cao đã chiến thắng những nỗi đau về thể xác của anh . Thầy cô , bạn bè trong trường ai cũng yêu quý , nể phục anh . Học phải học từ từ không nên gấp vội . Trong lớp phải nghe cô giảng bài kĩ và về nhà phải học thuộc bài để áp dụng , thực hành vào thực tế .Khi đọc sách phải đọc kĩ từng câu chữ rồi xem qua một lượt . Đọc phần nào thấu triệt phần ấy . Học cũng như ăn cơm , cần phải nhai kỹ trước khi nuốt mới có lợi cho thân thể . Học tập phải kết hợp với suy nghĩ . Học tập gồm hai phương diện : lí thuyết, thực hành . Học lí thuyết mà không suy nghĩ tất hồ đồ không rõ . Còn thực hành không suy nghĩ tất thực hành không đúng . Trái lại , chỉ suy nghĩ mà không học tập và thực hành thì trống rỗng chẳng tăng trưởng được chút bản lĩnh nào . Ngoài ra , cần phải đọc thêm nhiều tài liệu , báo chí để mở mang thêm kiến thức của mình .

Tóm lại, lời khuyên của vị lãnh tụ Lê –nin có ý nghĩa rất sâu xa nhằm khuyên nhủ mọi người phải học mãi cả đời . Bản thân mỗi người phải cố gắng hết sức để xây dựng dất nước ngày càng đi lên trên nền kinh tế phát triển . Chúng ta hãy làm theo mong ước của Bác Hồ là : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không ? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cừơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các em. ”

24 tháng 4 2016

Con người ai cũng cần phải học .Từ lâu việc học là vấn đề cần thiết , nó đào tạo chúng ta thành người có kiến thức để giúp ích cho cuộc sống văn minh , tiến bộ . Xã hội ngày một đi lên theo thời gian , đất nước ngày càng cần nhiều nhân tài có trình độ cao . hiểu biết rộng xây dựng đất nước phát triển , sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng khuyên dạy . Học không phải là học cho đủ lớp để đi làm mà học còn có nghĩa là học mãi đến già , học những cái mình chưa biết .Vị lãnh tụ vĩ đại Lê – nin đã từng khuyên con cháu rằng : “Học , học nữa , học mãi ”. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa trong câu nói đó của ông .

Học là gì ? Học là tìm hiểu , khám phá những điều mình chưa biết , tích lũy kiến thức , rèn luyện bản thân để tăng hiểu biết , trình dộ về mọi mặt . Học không chỉ trong trường lớp mà chúng ta còn phải học ở ngoài đời . Ngoài học những kiến thức văn hóa mà chúng ta còn phải học cách làm người . Học rất đa dạng , học ở khắp mọi nơi , học bất kì lúc nào . Học nữa là học thêm tới mức cao hơn nữa , học hết trình độ này đến trình độ khác , học từ thấp tới cao . Như những người đã đi làm cần phải học thêm cao học , tiến sĩ , …Thế nào là học mãi . Học mãi có nghĩa là học liên tục , học đến suốt đời , học cả khi về già . Câu : “Học , học nữa , học mãi ” khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học . Luôn luôn học hỏi những diều chưa biết để mở rộng thêm con đường dẫn đến thành công .

Tại sao phải học ? Trên dời , ai cũng phải học , ngay cả tổng thống hay người hành khất đều phải được giáo dục từ nhỏ . Trường học nào cũng dạy học sinh : “Tiên học lễ ,hậu học văn”. Học lễ phép , cách cư xử với xã hội , đạo đức . Từ nhỏ , chúng ta đã học đi , học nói , học gói , học mở . Còn khi đã đến tuổi đi học , chúng ta học thêm văn hóa . Môn học nào cũng vậy , ta phải học từ cái cơ bản nhất đến nâng cao . Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng :" Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài làm gì cũng khó"Nếu như ta học được đức tình tốt của mọi người mà không đến trường để trau dồi kiến thức thì không thể làm được việc gì lớn lao giúp ích cho xã hội . Như chúng ta muốn sang nước ngoài làm việc mà không biết tiếng Anh thì không thể nói chuyện để hiểu ý nhau được . Còn những người có hiểu biết cao mà không có nhân đức thì không giúp ích được gì cho đời . Họ chỉ biết làm giàu cho bản thân mình , bất chấp lời chê trách , phê phán của mọi người. Từ thời xưa đến nay , đất nước ta đã có biết bao nhiêu nhân tài , gương hiếu học đáng được khâm phục . Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển trên đà hiện đại hóa của thế giới . Giờ đây, con nguời phát minh ra nhiều vật dụng , khám phá ra nhiều điều bí ẩn mà xưa nay nhân dân chỉ có thể giải thích hiện tượng đó qua những chuyện cổ tích . Vì thế , chúng ta cần phải trau dồi thêm kiến thức để theo kịp thời đại , không lạc hậu để mọi người không xe thường mình . Việc học không tùy vào tuổi tác , công danh mà tùy vào sự cầu tiến , muốn làm giàu kho tàng kiến thức của mỗi người . Nhà bác học Dariwin đã nói với con trai của ông rằng : ‘ Bác học không có nghĩa là ngừng học ”.

Làm sao để luôn có ý chí trong học tập ? Chúng ta phải xác định mục đích học , ước mơ trong tương lai , ….để cố gắng đạt được ước mơ , nghề nghiệp mình yêu thích . Học không những giúp ích cho đất nước mà còn giúp ích cho bản thân chúng ta . Học để làm việc , kiếm sống cho bản thân mỗi người . Khi chúng ta đã xác định mục đích học tập thì bằng mọi giá chúng ta phải thành công dù có thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa . Kẻ thất bại là kẻ không dám thực hiện ước mơ của mình . Làm việc gì cũng phải có niềm đam mê , lòng nghị lực , quyết tâm thành công thì chúng ta mới làm nên những việc lớn . Anh Nguyễn Đôn Phú Lộc là một gương điển hình đáng để mọi gười noi theo . Anh vẫn tiếp tục đến trường , mỉm cười với mọi người mặc cho căn bệnh ung thư xương dày vò thể xác anh . Nhưng tinh thần và lòng nghị lực cao đã chiến thắng những nỗi đau về thể xác của anh . Thầy cô , bạn bè trong trường ai cũng yêu quý , nể phục anh . Học phải học từ từ không nên gấp vội . Trong lớp phải nghe cô giảng bài kĩ và về nhà phải học thuộc bài để áp dụng , thực hành vào thực tế .Khi đọc sách phải đọc kĩ từng câu chữ rồi xem qua một lượt . Đọc phần nào thấu triệt phần ấy . Học cũng như ăn cơm , cần phải nhai kỹ trước khi nuốt mới có lợi cho thân thể . Học tập phải kết hợp với suy nghĩ . Học tập gồm hai phương diện : lí thuyết, thực hành . Học lí thuyết mà không suy nghĩ tất hồ đồ không rõ . Còn thực hành không suy nghĩ tất thực hành không đúng . Trái lại , chỉ suy nghĩ mà không học tập và thực hành thì trống rỗng chẳng tăng trưởng được chút bản lĩnh nào . Ngoài ra , cần phải đọc thêm nhiều tài liệu , báo chí để mở mang thêm kiến thức của mình .

Tóm lại, lời khuyên của vị lãnh tụ Lê –nin có ý nghĩa rất sâu xa nhằm khuyên nhủ mọi người phải học mãi cả đời . Bản thân mỗi người phải cố gắng hết sức để xây dựng dất nước ngày càng đi lên trên nền kinh tế phát triển . Chúng ta hãy làm theo mong ước của Bác Hồ là : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không ? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cừơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các em. ”