Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 (0.5 điểm): Tự xưng là Bình Định vương và dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn vào tháng 2/1418. Ông là ai?
a. Nguyễn Trãi b. Lê Lợi
c. Lê Lai d. Nguyễn Chích.
Câu 2 (0,5 điểm): Vương Thông rút khỏi nước ta vào ngày tháng năm nào?
a. 8-10-1425 b. 10-11-1426
c. 10-12-1427 d. 3-1-1428.
Câu 3 (0,5 điểm): Người ban hành bộ luật Hồng Đức là:
a. Lê Nhân Tông b. Lê Anh Tông
c. Lê Thánh Tông d. Lê Thái Tông.
Câu 4 (1 điểm): Nối thời gian cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng
Thời gian A | Nối | Sự kiện B |
a. Năm 1418 | a →……. | 1. Quang Trung đánh tan quân Thanh |
b. Năm 1427 | b →……. | 2. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn |
c. Năm 1785 | c →……. | 3. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ |
d. Năm 1789 | d →……. | 4. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi |
5. Quang Trung đánh tan quân Xiêm |
Chọn câu đúng nhất điền vào chỗ trống
Câu 5 (0,5 điểm): Để giải quyết ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong Quang Trung đã ra……… Nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi.
a. Chiếu khuyến nông b. Chiếu lập học
c. Chiếu dời đô d. Chiếu cần vương
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Nêu những thành tựu khoa học – kĩ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX? Những thành tựu khoa học kĩ thuật đó chứng tỏ điều gì?
Câu 2 (4 điểm): Nêu nguyên nhân, hậu quả dẫn đến cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn?
Về nông nghiệp, sau nhiều năm chiến tranh, nông nghiệp nước ta sa sút nghiêm trọng. Các vua Nguyễn rất chú ý việc khai hoang. Các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền được tiến hành ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam.
Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được cử làm Doanh điền sứ. Ông chiêu mộ dân lưu vong khai phá miền ven biển, lập nên các huyện Tiền Hải (Thái Hình) và Kim Sơn (Ninh Bình). Hàng trăm đồn điền được thành lập rải rác ở các tỉnh Nam Kì.
Việc khai hoang đã tăng thêm diện tích canh tác. Nhưng ruộng đất bỏ hoang vẫn còn nhiều, vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất, phải lưu vong.
Nhà Nguyễn đặt lại chế độ quân điền. Nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô thuế và đi phu dịch cho nhà nước. Nhưng phần lớn ruộng đất đã tập trung vào tay địa chủ. Do vậy, chế độ quân điền không còn tác dụng phát triển nông nghiệp và ổn định đời sống nông dân.
Ở các tỉnh phía bắc, việc sửa đắp đê không được chú trọng. Lụt lội, hạn hán xảy ra luôn. Thời Tự Đức, tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, việc sửa đắp đê càng khó khăn. Có nơi như phủ Khoái Châu (Hưng Yên), đê vỡ 18 năm liền. Dân phiêu tán khắp nơi, trong dân gian có câu : "Oai oái như phủ Khoái xin cơm", cả một vùng đồng bằng phì nhiêu biến thành bãi sậy.
Về công thương nghiệp, theo đà phát triển của các thế kỉ trước, công thương nghiệp có điều kiện phát triển thêm. Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ờ kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định... Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.
Ngành khai thác mỏ được mở rộng, cả nước có hàng trăm mở được khai thác (các mỏ vàng, bạc, đồng, kẽm, chì, diêm tiêu:..). Nhưng cách khai thác còn lạc hậu. Các mỏ hoạt động thất thường và sa sút dần.
Các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển. Nhiều làng thủ công nổi tiếng khắp nước như làng Bát Tràng, Ngũ Xã, Vạn Phuc (Hà Nội), Bão An (Quảng Nam) v.v... Nhưng hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán. Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặn};
nề.
Sang thế kỉ XIX, đất nước đã thống nhất, việc buôn bán có nhiều thuận lợi Ngoài các thành thị nổi tiếng trước đó như Hà Nội, Phú Xuân (Huế), Gia Định nhiều thị tứ mới xuất hiện rải rác ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ.
cũng nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-líp-pin, Xiêm, Nam Dương (In-đô-nê-xi-a) bán gạo, đường, các lâm sản... và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí...
Tàu buôn phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) cũng đến buôn bán ở các hải cảng Việt Nam. Nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/kinh-te-duoi-trieu-nguyen-c82a14054.html#ixzz4gsGsfMYw
Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn
* Nông nghiệp
- Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất), đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn.
- Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang.
- Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều.
- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.
* Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao.Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu.
* Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp nhà nước:
+ Tổ chức quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ).
+ Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước.
- Trong nhân dân: nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.
* Thương nghiệp
+ Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.
+ Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng như Trung Hoa, Xiêm, Mã lai.
+ Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.
+ Cho nên đô thị tàn lụi dần.
* Nhận xét
Thủ công nghiệp không có điều kiện tiếp cận kỹ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy so với nền công nghiệp phương Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều.
939_Ngô Quyền lên ngôi. Đặt kinh đo là Cổ Loa
944_Ngô Quyền mất...(SGK trang 25, dòng cuối cùng)
965_Đầu trang 27
968_Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, đặt tên nước là Đại Cồ Việt
970_Vua Đinh đặt niên hiệu là Ninh Bình. sai sứ sang giao hảo vs nhà Tống
979_Phần 2 trong I ở bài 9
981_Phần 3 trong I ở bài 9
1005_???
Hơi zô zuyên nhưng vì mk lười vt
Cuộc kháng chiến chống Tống để lại ý nghĩa gì?
Trả lời:
Cuộc kháng chiến chống Tống để lại nhiều ý nghĩa to lớn như:
- Thể hiện tinh thần đoàn kết giữa quân và dân.
- Thể hiện được mưu kế lớn của Lý Thường Kiệt.
- Để lại bài học kinh nghiệm về đánh giặc cho đồi sau học hỏi.
- Danh tiếng của vị tướng tài ba mãi được lưu thơm: Lý Thường Kiệt.
Nét độc đáo trong cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên xâm lược?
Trả lời:
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
- Thực hiện tốt chính sách "gọng kìm".
- Gắn kết tinh thần quân và dân khá tốt.
Xã hội phong kiến châu Âu hình thành do:
- Người Giéc–man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất Châu Âu
- Sau khi chiếm được, họ lập nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô–ma cũ rồi phân chia nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự.
- Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô.
Câu 1
Trước hết, Nguyễn Huệ và Bộ Chỉ huy quân Tây Sơn đã triệt để lợi dụng địa hình thiên hiểm, bí mật tạo lập thế trận hiểm hóc đánh địch
+) Thứ hai, thực hiện mưu kế “điệu hổ ly sơn” dẫn dắt chúng vào nơi ta chuẩn bị để tiêu diệt
Câu 2
Em thích nhất triều đại nhà Ngô( 939-965 )
Vì: Em thích Ngô Quyền trong cách đánh chủ động và độc đáo
Bạn ơi câu 1 là thế kỉ 17 mà
Câu 2 bạn có thể viết dài hơn đc ko ạ