K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

LẠI THƯ TRẢ LỜI PHƯƠNG CHÍNH

(Phương Chính gửi thư cho ta, cho nên có thư đáp lại)

       Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu. Chỉ nhân nghĩa có gồm đủ thì công việc mới xong xuôi. Nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng điếu dân phạt tột, kỳ thực làm việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta, thuế nặng hình phiền, vơ vét của quý, “dân mọn” xóm làng không được sống yên. Nhân nghĩa mà lại thế ư? Nay ở nước này, dân oán thần giận, kế tiếp đại tang, thế mà đã không biết tự xét lỗi mình, lại còn cùng bình độc vũ cam lòng xâm lược phương xa, khiến cho sĩ tốt phơi thây, nhân dân lầm bụi. Ta e mối lo của họ Quý không phải ở nước chuyên du, mà ở trong tiêu tường vậy.

Câu 1: PTBĐ chính

Câu 2: Trong bức thư, Nguyễn Trãi đã nhắc đến tội ác nào của giặc Minh

Câu 3: Trong bức thư, Nguyễn Trãi đã nhắc đến tư tưởng gì?(tư tưởng nhân nghĩa)

Câu 4: Từ “dân mọn” trong văn bản có YN gì?

Câu 5: Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp NT được sử dụng trong câu sau:

“Nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng điếu dân phạt tội, kỳ thực làm việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta, thuế nặng hình phiền, vơ vét của quý, dân mọn xóm làng không được sống yên.”

Câu 6: Nhận xét về thái độ của Nguyễn Trãi được thể hiện trong văn bản

2
18 tháng 3 2022

C1: tự sự

C2:đã nhắc đến những tội ác của giặc Minh là:

nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng điếu dân phạt tột, kỳ thực làm việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta, thuế nặng hình phiền, vơ vét của quý, 

 cùng bình độc vũ cam lòng xâm lược phương xa, khiến cho sĩ tốt phơi thây, nhân dân lầm bụi

C3: tư tưởng nhân nghĩa đúng rồi 

c4:dân mọn nghĩa là dân đen , không có quyền thế , nghèo và bị rất nhiều người có tiền , người có chức vị hà hiếp.

C5: liệt kê

=> tác dụng : nêu rõ tội trạng của giặc Minh cho người đọc người nghe thấy rõ , đồng thời cũng thể hiện được tâm trạng tức giận của vị chủ tướng.

C6: nhận xét:

đó là tâm trạng tức giận , căm phẫn trong lòng của Nguyễn Trãi trào dâng lên 

=> nó thể hiện tinh thần của một con người yêu nước khiến cho ta đáng phải nghưỡng mộ , noi gương , học tập theo.

23 tháng 1 2024

Bọn giặc minh đã phải chuốc những tổn hại gì khi xâm lược nước ta

Phân tích quan điểm của Nguyễn Trãi trong đoạn trích LẠI THƯ TRẢ LỜI PHƯƠNG CHÍNH (Phương Chính gửi thư cho ta, cho nên có thư đáp lại) Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải dấy nhân nghĩa làm đầu. Chỉ nhân nghĩa có gồm đủ thì công việc mới xong xuôi. Nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng điếu dân phạt tội, kỳ thực làm việc bạo tàn, lấn...
Đọc tiếp

Phân tích quan điểm của Nguyễn Trãi trong đoạn trích LẠI THƯ TRẢ LỜI PHƯƠNG CHÍNH (Phương Chính gửi thư cho ta, cho nên có thư đáp lại) Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải dấy nhân nghĩa làm đầu. Chỉ nhân nghĩa có gồm đủ thì công việc mới xong xuôi. Nước mày nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng điếu dân phạt tội, kỳ thực làm việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta, thuế nặng hình phiền, vơ vét của quý, dân mọn xóm làng không được sống yên. Ngân nghĩa mà lại thế ư? Nay ở nước mày, dân oán thần giận, kế tiếp đại tang, thế mà đã không biết tự xét lỗi mình, lại còn cùng binh độc vũ, cam lòng xâm lược phương xa, khiến cho sĩ tốt phơi thây, nhân dân lầm bụi. Ta e mối lo của họ Quý không phải ở nước Chuyên-du, mà ở trong tiêu tường vậy.

0
7 tháng 5 2023

− “Nhân nghĩa” là tư tưởng trọng yếu xuyên suốt bài cáo và được thể hiện nhất quán trong các phần của bài cáo:

+ Ở phần 1, tư tưởng nhân nghĩa thể hiện qua quan điểm “nhân nghĩa” là trừ bạo để yên dân, gìn giữ chủ quyền chống lại bọn cướp nước. Đây chính là lí do có công cuộc “bình Ngô”.

+ Ở phần 2, tư tưởng nhân nghĩa là sự phơi bày những tội ác của giặc Minh trong niềm thương xót sâu sắc đối với dân lành và căm phẫn vô biên đối với quân giặc bạo ngược.

+ Ở phần 3, tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở tuyên ngôn của quân ta, đội quân chính nghĩa: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn|Lấy chí nhân để thay cường bạo, ở cảm xúc bất nhẫn trước cảnh máu chảy đầu roi của binh sĩ giặc do sự ngoan cố ngu xuẩn của bọn tướng lĩnh cầm đầu, ở“lòng hiếu sinh” tha bổng hàng binh giặc và cấp phương tiện cho về nước.

+ Ở phần 4, tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở niềm tự hào của một dân tộc đã chiến thắng trong tư thế chính nghĩa.

- Phần 1 và các phần tiếp theo của bài cáo được nối kết theo quan hệ nhân quả.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Chú ý hai câu mở đầu.

- Hiểu được khái niệm nhân nghĩa và quan điểm “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi.

Lời giải chi tiết:

     “Nhân nghĩa” trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt cả bài cáo. Lời mở đầu này cùng với những câu văn tiếp theo ở phần 1 có quan hệ kết nối với các phần 2, 3a, 3b, 4 trong bài.

+ Nguyễn Trãi vừa tiếp thu, vừa kế thừa quan niệm “nhân nghĩa” theo nghĩa gốc của Nho gia. Đối với tác giả, “nhân nghĩa” cốt yếu là lấy dân làm gốc, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân bằng cách diệt trừ bạo ngược, đánh bại những kẻ đi ngược lại với nguyên lí “nhân nghĩa” mà Nguyễn Trãi đã đưa ra.

+ Sau khi nêu ra tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã cho thấy những hành động của quân Minh hoàn toàn trái ngược với điều này trong phần 2 (Vì tư tưởng Nho giáo mà nhà Minh sử dụng trong hệ thống chính trị).

+ Sang phần 3a và 3b, Nguyễn Trãi cho thấy sự chính nghĩa đã giúp cho nghĩa quân Lam Sơn giành được chiến thắng.

+ Phần 4, Nguyễn Trãi có thể khẳng định Xã tắc từ đây vững bền/ Giang sơn từ đây đổi mới chính là nhờ vào sự nhân nghĩa mà ông và nghĩa quân Lam Sơn theo đuổi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- “Nhân nghĩa” là tư tưởng trọng yếu xuyên suốt bài cáo và được thể hiện nhất quán trong các phần của bài cáo như sau:

+ Ở phần 1, nó thể hiện qua quan điểm nhân nghĩa” là trừ bạo để yên dân, gìn giữ chủ quyền chống lại bọn cướp nước. Đây chính là lí do có công cuộc “Bình Ngô”.

+ Ở phần 2, nó là sự phơi bày những tội ác của giặc Minh trong niềm thương xót sâu sắc đối với dân lành và căm phẫn vô biên đối với quân giặc bạo ngược.

+ Ở phần 3, nó thể hiện ở tuyên ngôn của quân ta, đội quân chính nghĩa: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; lấy chỉ nhân để lay cùng bạo”, ở cảm xúc bất nhẫn trước cảnh máu chảy đầu rơi của binh sĩ giặc do sự ngoan cố ngu xuẩn của bọn tướng lĩnh cầm đầu, ở “lòng hiếu sinh” tha bổng hàng binh giặc và cấp phương tiện cho về nước.

+ Ở phần 4, nó thể hiện ở niềm tự hào của một dân tộc đã chiến thắng trong tư thế chính nghĩa.

⇒ Phần 1 và các phần tiếp theo của bài cáo nối kết theo quan hệ nhân quả.

9 tháng 8 2016

Mỗi khi nhắc đến Nguyễn Trãi, chúng ta lại nhớ đến Bình Ngô đại cáo. Đó là áng thiên cổ hùng văn đời đời bất diệt. Qua tác phẩm bất hủ ấy, độc giả ta đã tìm ra được ở vị quân sư tài ba Nguyễn Trãi một tư tưởng nhân nghĩa cao cả. Điều đó thể hiện rõ nét qua phần mở đầu của bài cáo:

Việc nhân nghĩa cốt ờ yên dân 
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"

Chỉ vỏn vẹn là hai câu thơ, nhưng lời nói của Nguyễn Trãi có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Là một người quân tử, là đấng trượng phu trong xã hội phải biết thương người, trọng người, lo việc yên dân.

Con người ấy phải làm tất cả để người dân được sống yên ổn, ấm no và hạnh phúc. Đó là lòng nhân nghĩa từ xưa đến nay. Vì thương xót dân mà Nguyễn Trãi hết lòng giúp thống soái của mình diệt trừ kẻ bạo tàn, quân xâm lược, những kẻ đã gây đau thương lầm than cho nhân dân ta. Đó chính là điếu phạt, trừ bạo.

Hai câu thơ đã thể hiện một tư tưởng tiến bộ, tích cực, phù hợp với đạo lí chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Bởi vì xưa kia sách thánh hiền có dạy năm điều: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín để người quân tử học tập và rèn luyện. Trong đó nhân, nghĩa là hai việc đứng đầu làm gốc, làm nền tảng để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Nhưng ở đây, Nguyễn Trãi không phải chỉ ảnh hưởng của Nho giáo mà ông còn biết tiếp thu truyền thống của dân tộc và cải tiến theo yêu cầu của xã hội.

9 tháng 8 2016

ai biết giúp cái

 

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on

29 tháng 6 2018

Chọn đáp án: C

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

 

( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)

Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lời dạy của Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

1
3 tháng 9 2017

Từ quan điểm đúng đắn của Thân Nhân Trung : “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, học sinh liên hệ đến lời dạy của Bác : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

+ Câu nói của Người đề cao vai trò của giáo dục. Người đặt giáo dục là một trong nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước.

+ Người kêu gọi mọi người Việt Nam có quyền lợi và bổn phận học kiến thức mới để xây dựng nước nhà; nhất là các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để cho non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

+ Ngày nay, Đảng và Nhà nước đã thực hiện quan điểm giáo dục đúng đắn : Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó, cần tập trung đầu tư cho giáo dục, coi trọng hiền tài, có chính sách đãi ngộ hợp lí để bồi dưỡng nhân tài, phát huy nhân lực ; tránh tình trạng chảy máu chất xám…

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác...
Đọc tiếp

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?

b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?

Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?

Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :

- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó

- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.

- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

1
9 tháng 12 2017

Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay

- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.

b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”

- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau

c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người

→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4