K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 6 2018

Trong giờ giải lao, một nhóm chuyên gia trao đổi ngoài lề, có vị lắc đầu: “Hội họp, nghiên cứu, báo cáo mãi rồi cũng thế cả thôi... Nói khách quan, những năm gần đây ở những cuộc họp liên quan tới giáo dục, cụm từ “dạy làm người” được nhắc đến nhiều gấp năm, bảy lần trước đây. Sáng kiến đổi mới dạy đạo đức, công trình nghiên cứu thay đổi cách dạy giáo dục công dân, giáo dục pháp luật cũng nhiều hơn trước... Nhưng sao tình trạng xuống cấp về nhân cách, đạo đức của lớp trẻ vẫn gia tăng?”. Một vị khác cho rằng “chẳng cần thiết kế chương trình phức tạp, tốn kém, dạy đạo đức cho học sinh chỉ cần kể chuyện. Thầy cứ lên lớp kể những câu chuyện khác nhau lấy từ đời sống, những câu chuyện nhân văn, những câu chuyện đau lòng, đáng tiếc và cái giá phải trả cho sai lầm, những câu chuyện khiến học sinh phải suy nghĩ, tranh luận, bày tỏ ý kiến riêng... Thế là dạy đạo đức. Dạy thế học sinh sẽ hứng thú, sẽ quan tâm hơn, sẽ ngấm!”. Gật gù, nhiều người tán thưởng.

Nhưng một nhà nghiên cứu khác ở Viện Nghiên cứu giáo dục chia sẻ băn khoăn: “Nói thì dễ, nhưng làm khó lắm. Trẻ con còn bé thì nghe thầy cô nhưng lớn hơn sẽ ít nghe, ít tin hơn, học sinh ở lứa tuổi 15-17 thì bỏ ngoài tai những gì thầy cô nói”. Minh chứng cho băn khoăn này, một báo cáo tham luận tại hội thảo trên cũng đưa ra kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam cho biết “tỉ lệ học sinh tiểu học nói dối cha mẹ là 22%, THCS là 50% còn THPT là 64%”.

Nhưng điều này thật khó “đổ tội” hết cho môn đạo đức, giáo dục công dân trong nhà trường. Vì môn học “hàn lâm, khó hiểu”, cách dạy học “đơn điệu, tẻ nhạt” chỉ không giúp học sinh biết sống tốt hơn chứ không phải thủ phạm làm trẻ hư đi. Những thói xấu, những hành vi tiêu cực từ chính người lớn trong gia đình, nhà trường, ngoài xã hội mới là nguyên nhân cốt lõi khiến lớp trẻ hoang mang, mất điểm tựa nuôi dưỡng niềm tin vào sự tốt đẹp trong cuộc sống. Điều đó cũng khiến các em khó thấm được những bài học đạo đức.

Tôi từng chứng kiến một bà mẹ mắng con thậm tệ khi cậu bé lơ ngơ không chịu chen ngang dòng người đang xếp hàng để mua xăng. Còn trong một hiệu bán sách giáo khoa đầu năm học mới, một bà mẹ khác ra sức đẩy con chen vào giữa hàng người. Đứa bé phản ứng: “Mình phải xếp hàng chứ mẹ?”. Bà mẹ gắt: “Ngu thế, xếp thì đến bao giờ?”. Đó chỉ mới là chuyện xếp hàng, một chuyện nhỏ trong vô vàn chuyện xảy ra trong đời sống.

Nếu mỗi câu chuyện đời sống là một bài học về đạo đức thì những bài học như trên sẽ ngấm vào những đứa trẻ, khiến chúng quen với những hành vi thiếu văn hóa, vị kỷ, không biết sẻ chia, trách nhiệm với cộng đồng. TS Phạm Mạnh Hà, khoa tâm lý Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), kể với tôi anh từng vất vả với một ca tư vấn tâm lý khi em học sinh quyết “đòi chết”. Cô bé kể cha mẹ ly hôn, mẹ không ngớt lời kể tội cha “ác như con thú” nhưng mẹ cũng ngang nhiên cặp bồ, sống buông thả trước mặt con. Đã thế lại suốt ngày mắng mỏ, hà khắc, đòi hỏi con phải “sống tốt”.

Những bài học đạo đức trong nhà trường sẽ trôi tuột nếu hằng ngày lớp trẻ vẫn thấy người lớn dối trá, thiếu đạo đức...

14 tháng 6 2018

Giáo dục luôn đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của một con người, tuy nhiên, đó lại là một chặng đường dài khó khăn đòi hỏi sự kiên trì và lòng tận tâm. Trẻ em như trang giấy trắng, nếu không được định hướng đúng đắn, các em dễ sa vào lối sống và suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc. Mỗi lần đối diện với những trường hợp đó, tôi đều không khỏi cảm thấy đau lòng, vì vậy bản thân tôi đã luôn cố gắng hết sức tìm cách giúp đỡ các em. Và cũng chính mỗi lần giúp đỡ các em, tôi lại tự rút ra được những bài học quý giá cho riêng mình. Trong tất cả những câu chuyện mà tôi đã từng trải qua, đọng lại trong lòng tôi nhiều trăn trở và hạnh phúc nhất vẫn là câu chuyện về cậu học trò Duy Phương, một học sinh cá biệt sau thời gian nỗ lực thay đổi đã trở thành con ngoan trò giỏi và vươn lên học tập tốt trong lớp chủ nhiệm của tôi.

Những ngày đầu gặp Duy Phương, ấn tượng ghi lại trong tôi là hình ảnh cậu học trò nhỏ con, gầy nhom nhưng lại vô cùng ngổ ngáo. Duy Phương mặc chiếc áo sơ mi đã ngả màu, áo quần luộm thuộm, chân đi đôi dép sứt quai loẹt xoẹt, mặt mũi lúc nào cũng đầy những vết lem luốc, tay chân đen nhẻm. Đặc biệt, Duy Phương thường bày trò quậy phá và liên tục gây gỗ đánh nhau trong lớp khiến các bạn đều ngại tiếp xúc, và chính bản thân Phương cũng không thích tiếp xúc với các bạn. Không những thế, mỗi giờ trả bài hay kiểm tra em đều không thuộc, tập vở thì quên trước quên sau, giáo viên khó mà giữ tập trung được cho tiết học vì em còn hay làm việc riêng trong lớp.

Tình trạng tiêu cực cứ thế kéo dài, cho đến một hôm, Phương đã xô xát với một bạn nữ chỉ vì bạn ấy đã cầm nhầm sách của em. Lúc ấy, tôi thật sự rất bức xúc, tôi không thể nào khoanh tay đứng nhìn học sinh của tôi có lối cư xử như thế mãi được, tôi nhất định phải kỷ luật em thật nghiêm. Nghĩ bụng vậy, ngày hôm sau, tôi đến tận nhà Phương để được gặp trực tiếp bố mẹ em, với hi vọng có thể cùng nhau tìm ra hướng giải quyết vấn đề…

Trước mắt tôi hiện ra một con hẻm nhỏ quanh co, sâu hút vào trong, xa xa phía cuối đường là một căn nhà nhỏ lúp xúp. Bước xuống xe, tôi ngờ ngợ tiến lại gõ cửa. “Xoảng”, tiếng chén vỡ từ phía sau nhà làm tôi giật thót, tiếp đó là tiếng chửi rủa của một người đàn ông trung niên, chuyện gì đang xảy ra? Tôi chưa kịp định thần thì thấy có bóng người từ trong nhà bước lại gần, là Phương. Hé cánh cửa gỗ, Phương đưa ánh mắt nâu còn ngân ngấn nước nhìn tôi, lần đầu tiên tôi mới nhìn sâu vào đôi mắt màu nâu sẫm ấy, mới cảm nhận được thăm thẳm trong đó biết bao nhiêu là nỗi niềm. Ánh mắt em lúc này không phải là ánh mắt nghịch ngợm như mọi ngày, cũng không phải là ánh mắt hồn nhiên vô tư của trẻ con, mà đó là ánh mắt chứa đầy tuyệt vọng, ánh mắt như cầu cứu, ánh mắt làm cho người ta ngay lập tức muốn nắm lấy tay em, bước vào cảm nhận câu chuyện nhỏ của riêng em… Bỗng nhiên em chạy đến ghì chặt lấy tôi, run rẫy, rồi khóc tức tưởi, tưởng chừng như chỉ cần một chút chịu đựng nữa thôi, là cậu bé ấy sẽ vỡ oà lên mất. Khoảnh khắc đó cho tới bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được.

3 tháng 1 2024

Có nhận định cho rằng " Gia đình là bến đỗ bình yên " và quả đúng như vậy . Nhưng như thế nào là gia đình ? Không phải ai cũng hiểu được sự cao cả và thiêng liêng của hai tiếng gia đình . Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm , quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống . Quan trọng hơn cả gia đình là tổ ấm và là nơi quay về của mỗi người . Mỗi khi gặp chuyện gì buồn bực , lo lắng , thất bại , cáu giận và kể cả lúc bạn vui chúng ta vẫn có thể về nhà và cảm thấy gia đình mình bình yên hơn tất thảy . Gia đình chính là điểm tựa cho chúng ta mỗi khi mệt mỏi hay vấp ngã trong cuộc sống . Nhờ có nơi gọi là gia đình mà mỗi lúc ngã đau , ta đều cảm nhận được hơi ấm , sự cảm thông và vỗ về . Nhưng trái ngược lại với nhưng mái ấm hạnh phúc như vậy , lại có những gia đình tràn ngập tiếng cãi vã , đánh nhau và sự bất hòa giữa các thành viên . Chắc chắn rồi , những gia đình như vậy không thể làm điểm tựa cho những người con được và đôi khi lại là sự căng thẳng, áp lực to lớn khi đối mặt với hai chữ gia đình . Thử hỏi xem , căn nhà mà tràn ngập bóng tối , không có sự chia sẻ cho nhau thì làm sao mà làm nơi yên bình và nơi hạnh phúc viên mãn đối với mọi thành viên trong nhà được ? Vậy để làm sao gia đình phát huy tốt nhất được vai trò và trọng trách của nó ? Đó là các thành viên trong gia đình , từng người phải biết vun vén và tạo tiếng cười cho mái ấm nhỏ này . Chúng ta thể hiện tình cảm cho nhau có thể bằng nhiều cách. Các con thì cố gắng học thật giỏi , bố mẹ đi làm về thì đấm bóp hoặc rót nước cho họ . Bố mẹ thì hãy cố gắng dành nhiều thời gian hơn cho các con , cuối tuần đưa các con đi chơi , đi về quê sau một tuần học tập và làm việc mệt mỏi . Dành nhiều thời gian và cảm xúc cho nhau thì làm gì có chuyện gia đình đổ bể hay cãi vã. Qua đây , chúng ta có thể thấy rõ sự quan trọng và thiêng liêng của gia đình . Vậy nên hãy trân trọng, giữ gìn , bảo vệ giả trị , niềm tin , hạnh phúc của mái ấm nhỏ này bởi không phải ai cũng may mắn có nơi điểm tựa ấm áp được gọi là gia đình . Có như vậy mới có nơi cho chúng ta trở về mỗi lần yếu lòng và đơn giản là khi chúng ta nhớ về nơi đó - gia đình .

tick cho mih nha

5 tháng 3 2024

Hết lô bà già nghèo khổ giữa trời đông cô đơn

 

 

22 tháng 2 2018

-Trước đây, trẻ em ở Cô Tô thất học nhiều nhưng do sự quan tâm của gia đình , nhà trường và toàn xã hội , hiện nay tất cả trẻ em trong huyện đến tuổi đi học đều được đến trường.Ngoài ra, hội khuyến học của huyện và Ban đại diện cha mẹ đều đến từng nhà để vận động các gia đình cho trẻ con đến trường học.Học sinh của các nhà thương binh liệt sĩ , gia đình có hoàn cảnh khó khăn đều được nhân dân quyên góp tiền. Học sinh ở đảo xa đến nội trú tại trường huyện được hỗ trợ mỗi tháng 50 000đ.Các trường học đều được xây dựng khang trang. Nhờ có nhiều sự giúp đỡ ở Cô Tô đã có phong trào thi đua học tập sôi nổi và chất lượng học tập ngày càng nâng cao.

MÌNH TRẢ LỜI GỘP HAI Ý LẠI VỚI NHAU LUÔN RỒI!CHÚC BẠN HỌC GIỎI VÀ CỐ GẮNG TRONG HỌC TẬP NHIỀU HƠN NỮA NHÉ!!  

22 tháng 2 2019

Quản lý môn Ngữ Văn giúp em với

28 tháng 8 2019

mih làm đc câu 2 ko làm đc câu 1

29 tháng 8 2019

1. thế giới động vật xung quanh chúng ta vô cùng đa dạng, phong phú. Chúng đa dạng về loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống. Động vật phân bố ở các môi trường như: nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên không và ở ngay vùng cực lạnh giá quanh năm.

2.Sống dưới nước: tôm, cua, ốc, cá,.....

   Sống trên cạn: chó, mèo, sư tử, hổ,...

   Sống trông cơ thể con người: giun kim, giun đũa, sán lá máu, sán dây

                                                                                            ~Hok tốt~ 

12 tháng 10 2018

 Nước rất cần cho các hoạt động sống của cây, giúp cho cây trao đổi chất. Nhu cầu của nước cũng khác nhau tùy vào loại cây và thời kì phát triển của cây và điều kiện sống.
- Muối khoáng cũng rất cần cho quá trình phát triển của cây và cần nhiều loại khác nhau: muối đạm, muối kali, muối lân,... Nhu cầu muối khoáng cũng thay đổi tùy vào loài cây và thời kì phát triển của cây. kb nha

12 tháng 10 2018

*   Nước: nước rất cần cho các hoạt động sống của cây. Cây thiếu nước các quá trình trao đổi chất có thể bị ngừng trệ và cây chết. Nhu cầu nước của cây luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào các loài cây, các thời kì phát triển của cây và điều kiện sống (nhất là thời tiết).

*   Muối khoáng: muối khoáng cũng rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây cần nhiều loại muối khoáng khác nhau (muối đạm, muối lân. muối kali). Nhu cầu muối khoáng của cây cũng thay đổi tùy thuộc vào các loài cây và các thời kì phát triển của cây Ví dụ, cây lấy quả lấv hạt (lúa, ngô, cà chua...) cần nhiều phôtpho và nỉtơ, cây trồng lấy thân lá (các loại rau. đay. gai..) cần nhiều đạm và cây trồng lấy củ (khoai lang, củ cải, cà rốt...) thì cần nhiều kali...

6 tháng 12 2018

1. Đặc điểm của lớp vỏ TĐ là :

  • Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)
  • Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.
  • Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau
6 tháng 12 2018

1. Vai trò đối với đời sống con người :

Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

7 tháng 12 2018

1.Đặc điểm:

Độ dàyTrạng tháiNhiệt độ
Từ 5 km đến 70 kmRắn chắcCàng xuống sâu 
nhiệt độ càng cao, 
nhưng tối đa chỉ 
tới 1000°C

-Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất . Lớp này rất mỏng , chỉ chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất , nhưng lại có vai trò rất quan trọng . Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như : không khí , sinh vật , ... và là nơi sinh sống , hoạt động xã hội loài người .

-Vỏ Trái Đất dc cấu tạo do 1 số địa mảng nằm kề nhau .

- Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

2. Dung nham nóng chảy trào lên mặt đất, với lượng lớn, tốc độ nhanh, phủ trên diện rộng, có thể hủy diệt các vật thể sống. biến cải môi trường sống vùng ảnh hưởng của núi lửa. Phủ lấp làm hư hại các công trình xây dựng giao thông, thủy lợi…, cũng như các tài sản khác do con người tạo ra. Gây cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái, hủy diệt, chí ít làm suy giảm tài nguyên sinh học vùng ảnh hưởng, có thể làm tăng tính nhạy cảm đối với các tai biến xói mòn đất lũ lụt, lũ quét, trượt lở đất v.v…Thảm họa sóng thần : Các vụ núi lửa hoạt động ở vùng biển có thể tạo ra những con sóng cao khủng khiếp, gọi là sóng thần. Ô nhiễm môi trường: Một lượng tro bụi lớn được phun ra trong một vụ phun núi lửa gây ra ô nhiếm môi trường, ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của con người và động vật, làm ô nhiễm nguồn nước và làm bẩn rau quả. 
Tác hại đến khí hậu và tầng ozone: Khi hơi nước (được phun ra trong một vụ núi lửa hoạt động) kết tụ lại, mưa lớn dẫn đến lụt lội có thể xảy ra. Tác hại đến khí hậu và tầng ozone: Khi hơi nước (được phun ra trong một vụ núi lửa hoạt động) kết tụ lại, mưa lớn dẫn đến lụt lội có thể xảy ra. Ngoài ra, người ta cho rằng lượng khí giàu lưu huỳnh được phun ra và tích tụ lại trong bầu khí quyển hàng năm trời cũng góp phần làm thủng tầng ozone ở tầng bình lưu. Khi những đám tro bụi độc bay lên, chúng sẽ ion hóa không khí, gây ra bão điện. Tuy nhiên: Dung nham khi bị phân hủy sẽ tạo thành loại đất đỏ rất phì nhiêu, thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp nên quanh núi dân cư vẫn đông đúc và tạo ra suối nước nóng, cột nước nóng ( có nhiều chất rắn hoà tan)...

3. 

Núi trẻNúi già
-Thấp 
-Dáng mềm 
-Bị bào mòn nhiều 
-Sườn thoải 
-Thung lũng rộng 
-Được hình thành cách 
đây hàng trăm triệu năm .
-Cao 
-Lớn 
-Ít bị bào mòn 
-Đỉnh nhọn 
-Sườn dốc 
-Thung lũng hẹp và sâu 
-Được hình thành cách đây hàng chục triệu năm
 

Tham khảo
Vai trò của gia đình trong đời sống con người là một vai trò quan trọng. Gia đình là nơi sẽ luôn bảo vệ và an ủi ta. Gia đình cũng là nơi sẽ luôn cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta trong cuộc sống. Gia đình là nơi bình yên trước giông bão, là điểm tựa cho chúng ta khi mệt mỏi.Gia đình, nơi chứa chan tình yêu thương, nơi có những con người cũng huyết thống, cùng chảy chung dòng máu với bạn đều đang ở đó. Gia đình luôn đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc sống của con người.

cái này lại ngắn wá Hiền ơi:D

5 tháng 5 2020

Ta là Lạc Long Quân, vốn thuộc nòi Rồng, con trai của Thần Long Nữ. Gia tộc ta định cư hàng ngàn năm nay tại vùng đất Lạc Việt phì nhiêu. Sinh ra, ta đã mang mình rồng, có sức khoẻ vô địch và biết rất nhiều phép lạ. Họ hàng nhà rồng của ta vốn quen sống dưới nước nên chỉ thỉnh thoảng mới lên trên mặt đất. Mỗi khi lên cạn, là thường dùng phép thần thông của mình để diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thương đời sống của nhân dân còn cực khổ, ta bèn dạy họ trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, ta lại về thủy cung báo hiếu với Thần Long Nữ - mẫu hậu của mình. Chỉ khi có việc cần ta mới hiện lên.

Vào một ngày đẹp trời, trong khi đang đi thăm thú dân tình, ta gặp một người con gái xinh đẹp tuyệt trần đang dạo bước gần cung điện Long Trang. Hỏi ra mới biết nàng tên gọi Âu Cơ, thuộc dòng họ Thần Nông sinh sống ở vùng núi cao phương Bắc. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng tìm đến thăm. Sau nhiêu lần trò chuyện, ta và nàng đem lòng thương mến nhau rồi chúng ta kết duyên vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

Ta hạnh phúc vô cùng khi ít lâu sau Âu Cơ mang thai. Sau chín tháng mười ngày, thật kì lạ, nàng sinh ra một bọc trăm trứng. Kì lạ hơn nữa, trăm trứng nở ra một trăm chú bé con bụ bẫm, trắng trẻo, hồng hào. Trông chúng mới đáng yêu làm sao. Bởi ta là giống Rồng, vợ ta - nàng Âu Cơ lại là giống Tiên nên những đứa con của chúng ta sinh ra không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô và đứa con nào cũng có sức khoẻ như ta. Từ khi có đàn con khoẻ mạnh, xinh đẹp, cuộc sống của vợ chồng ta ngày càng hạnh phúc và vui vẻ. Cung điện lúc nào cũng rộn rã tiếng, cười nói, nô đùa của bọn trẻ. Thế nhưng không hiểu sao trong lòng ta luôn cảm thấy một nỗi trống trải không yên. Đó là nỗi niềm nhớ sông, nhớ nước, nhớ quê hương...da diết. Nỗi nhớ cứ ngày một trào dâng trong lòng ta. Cuối cùng, không thể sống mãi trong nỗi nhớ nhung được nữa, ta đành từ biệt người vợ yêu và đàn con để trở về thuỷ cung. Thật tội nghiệp! Âu Cơ phải ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ đợi mong ta quay về. Ta biết nàng buồn tủi cho phận mình lắm! Nhưng ta cũng không thể sống mãi trên cạn được. Ta vốn nòi Rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng Tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau khó mà ăn ở cùng nhau lâu dài được. Cuối cùng, sau bao ngày trăn trở nghĩ suy, ta quyết định nói hết tâm ý của ta cho nàng. Hiểu được suy nghĩ và những khó khăn của ta, Âu Cơ đồng ý đưa năm mươi con lên núi. Năm mươi người con còn lại theo ta xuống biển. Tuy xa cách nhưng khi có việc vẫn giúp đỡ lẫn nhau, không bao giờ quên lời hẹn ước.

Với tài năng và sức mạnh của thần, người con trưởng của ta theo mẹ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Trong triều đình có tướng văn, tướng võ. Những đứa cháu của ta sinh ra trai thì gọi là lang, gái thì gọi là Mị Nương. Con cháu ta thay phiên nhau đời đời cai quản đất Phong Châu. Hiệu Vùng Vương được giữ đến 18 đời. Cứ cha truyền con nối không hề thay đổi.

Dù sống xa sông cách núi nhưng con cháu của ta luôn tự nhắc nhở nhau biết mình đều là con Rồng, cháu Tiên, phải thương yêu, giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn, làm cho nước nhà ngày càng thêm phồn vinh, hùng cường.