Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé:
Trong gia đình nhà họ Vương có hai cô con gái đến tuổi cập kê, cô nào cũng xinh đẹp bội phần. Thúy Vân là em gái, có vẻ đẹp thật phúc hậu: khuôn mặt đầy đặn như vầng trăng đêm rằm, lông mày nở nang cân đối như đôi râu ngài, lời nói đoan trang, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong trẻo như ngọc ngà, mái tóc dầy mượt mà như làn mây, nước da trắng ngần như tuyết. Vẻ đẹp của nàng đầy khả ái, phúc hậu, khiến thiên nhiên cảm mến và nhường nhịn cho nàng. So với em gái, Thúy Kiều về cả tài cả sắc có lẽ đều là phần hơn. Nàng có đôi mắt diễm lệ, long lanh, trong trẻo như làn nước mùa thu. Đôi lông mày thanh tú, yểu điệu như dáng núi mùi xuân. Ở nàng toát lên vẻ đẹp đầy quyến rũ và sắc sảo, rực rỡ và đầy cuốn hút, vượt ra khỏi mọi khuôn mẫu của thiên nhiên, khiến cho thiên nhiên cũng đố kị, tức tối mà "hờn", mà "ghen" với nàng. Về tài năng, Kiều đều thông thạo. Nàng thông minh bẩm sinh, có tài làm thơ vẽ “pha nghề ca hát đủ mùi”, tài đàn “ăn đứt”, âm luật giỏi đến mức “làu bậc”, còn sáng tác nhạc “một thiên bạc mệnh”- chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sắc đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp giữa sắc tài và tình. Đó quả là người con gái tuyệt sắc giai nhân và có tài năng thiên bẩm đáng trân trọng.
Tham khảo:
Trong gia đình nhà họ Vương có hai cô con gái đến tuổi cập kê, cô nào cũng xinh đẹp bội phần. Thúy Vân là em gái, có vẻ đẹp thật phúc hậu: khuôn mặt đầy đặn như vầng trăng đêm rằm, lông mày nở nang cân đối như đôi râu ngài, lời nói đoan trang, nụ cười đẹp như hoa như ngọc, mái tóc đầy mượt như mây, nước da trắng ngần như tuyết. Vẻ đẹp của nàng sánh với những gì đẹp đẽ nhất trong thiên nhiên, đến trăng – hoa - tuyết - ngọc cũng phải thua, phải nhường. So với em gái, Thúy Kiều có vẻ đẹp mặn mà hơn và tài sắc vẹn toàn. Đôi mắt Thúy Kiều so sánh với làn nước mùa thu trong sáng, long lanh ; vẻ đẹp của đôi lông mày như nét núi yểu điệu mùa xuân; và nhấn mạnh đó là một vẻ đẹp khiến những loài cây hoa đẹp của phải tị nạnh, hờn ghen, một vẻ đẹp khiến nghiêng nước nghiêng thành. Về tài năng, Kiều đều thông thạo. Đó quả là người con gái tuyệt sắc giai nhân và có tài năng thiên bẩm đáng trân trọng.
Em tham khảo:
Chỉ với “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã đánh bật mọi tên tuổi trên thi đàn văn học trung đại Việt Nam. Từ đó trở thành đại thi hào của dân tộc. Trong tuyệt tác văn học này, dường như mỗi câu mỗi từ đều để lại trong lòng người đọc nhiều cảm phục khôn tả. Nhưng có lẽ nhắc đến “Đoan trường tân thanh”, ai đó đều có những cảm nhận khác nhau về vẻ đẹp thiên thần của chị em Thúy Vân, Thúy Kiều qua miêu tả tài tình của nhà thơ. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” chỉ bao gồm 24 câu thơ lục bát nhưng đã khái quát được sắc đẹp, tài năng và đức hạnh của chị em họ Vương.
Ở phần đầu tiền của “Truyện Kiều” – Gặp gỡ và đính ước, sau phẩn giới thiêu về gia cảnh của gia đình Thúy Kiều, tác giả đã nói về vẻ đẹp của chị em Kiều , Vân dưới bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển. Bằng tấm lòng trân trọng, ngợi ca, Nguyễn Du sử dụng những hình ảnh thiên nhiên để gợi, tả, khắc hoạ vẻ đẹp chị em Thuý Kiều thành những tuyệt sắc giai nhân.
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.”
Bốn câu thơ mà bao quát toàn bộ vẻ đẹp của chị em Kiều, từ Hán Việt “tố nga” vốn được dùng để chỉ những người con gái đẹp tinh tế đã được tác giả đưa vào trong thơ để gọi Kiều và Vân. Hai chị em được ví von có cốt cách thanh cao như hoa mai, có tâm hồn trong sáng như tuyết trắng. Mỗi người có vẻ đẹp riêng và đều đẹp một cách toàn diện. Từ cái nhìn bao quát ấy, nhà thơ đi miêu tả từng người. Bốn câu thơ tiếp theo được viết ra bởi hàng loạt bút pháp nghệ thuật, ước lệ tượng trưng, liệt kê, nhân hoá để miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân : tròn đầy, trang trọng, quý phái, phúc hậu.
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười , ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Đó là vẻ đẹp có sự hòa hợp với tự nhiên, như ngầm dự báo trước tương lai êm ấm, bình lặng trong cuộc đời nàng.
Khi người đọc đang mài mê chiêm ngưỡng cái đẹp mà cả thiên nhiên cũng phải nhún nhường của Vân thì vẫn không khỏi thắc mắc, vì sao Nguyễn Du lại tả về em trước khi tả chị? Bốn câu thơ tiếp sau nữa đã trả lời cho câu hỏi đó của người đọc:
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn,
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Đây hoàn toàn là chủ ý của tác giả, thủ pháp đòn bẩy, tả khách hình chủ, tả Thuý Vân trước rồi mới tả Thuý Kiều. Vân đã đẹp, Kiều càng muôn phần đẹp hơn. Nói về Vân để làm bật lên Kiều. Thuý Kiều lại có nhan sắc “ sắc sảo mặn mà”. Kiều “sắc sảo” về trí tuệ, “mặn mà” về tâm hồn. Đặc biệt, vẻ đẹp ấy thể hiện qua đôi mắt “làn thu thuỷ nét xuân sơn”. Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, đôi mắt Kiều trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân. Vân đã đẹp là thế mà Kiều còn nổi trội hơn, vượt lên trên Vân cả về sắc, về tài và chiều sâu tâm hồn. Nếu vẻ đẹp của Thuý Vân được thiên nhiên tạo hoá sẵn sàng nhường nhịn thì với Thuý Kiều, vẻ đẹp ấy lấn át cả thiên nhiên, khiến cho thiên nhiên ấy phải đố kị, ghen ghét.
Đã khoác trên mình dung nhan nghiêng nước nghiêng thành, Kiều lại mang cả cái tài năng của nàng cũng may ra mới có người sánh được, Nguyễn Du viết:
“Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai,
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoạ, đủ mùi ca ngâm”
Thúy Kiều là một người đẹp về sắc, tài vì nhiều ngón nghề cầm, kỳ, thi, họa và tình thì sâu đến mức có thể sáng tác một thiên “Bạc mệnh”. Thuý Kiều thông minh do thiên bẩm nên tất cả những môn nghệ thuật: thi hoạ, ca ngâm, nàng đều rất điêu luyện, đặc biệt là tài gảy đàn: “Cung thương làu bậc ngũ âm”. Nàng không chỉ giỏi về âm luật mà còn biết sáng tác, kỹ thuật thanh nhạc cũng với cái tình thăm thẳm đã làm cho bao người nghe khúc “Bạc mệnh” phải rơi lệ.
Con người Thúy Kiều hội tụ cả sắc, tài và tình. Cái nào cũng ở mức hơn người ấy báo hiệu một số phận đầy trắc trở, éo le. Bởi vì, “Chữ tài liền với chữ tai một vần”.
Kết thúc đoạn miêu tả về nhan sắc, tài năng và đức hạnh của hai “tố nga” nhà họ Vương là hai câu thơ viết về lối sinh hoạt gia giáo, nề nếp, tránh xa những chuyện thị phi ong bướm ngoài đời của họ.
“Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Dưới ngòi bút của Nguyễn Du, chị em Thúy Kiều hiện lên trong tưởng tượng của người đọc là những trang tuyệt sắc giai nhân. Đồng thời cũng là những dự báo về số phận của từng người, bật lên sau những ý thơ là cảm hứng nhân đạo sâu sắc. Đó cũng là một nét đặc trưng xuyên suốt “Truyện Kiều”.
Trl:
“Truyện Kiểu” được coi là kiệt tác số một của đại thi hào Nguyễn Du, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới, mà một tác phẩm kết tinh những gì đặc sắc nhất về cả nội dung và nghệ thuật. Mỗi đoạn trích trong “Truyện Kiều” đều được nhà thơ chăm chút, mỗi nhân vật đều hiện lên một cách hết sức sinh động. “Chị em Thúy Kiều” cũng là một đoạn trích như thế.
Mở đầu đoạn trích là phần giới thiệu cả hai chị em Vân – Kiều:
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Hai người con gái đẹp ấy, có cốt cách thanh cao như mai, tâm hồn trong trắng như tuyết. Mỗi người có một vẻ đẹp riêng, nhưng đều là vẻ đẹp “mười phân vẹn mười”, vô cùng hoàn hảo, đẹp đẽ.
Thúy Vân được xuất hiện trước với vẻ đẹp phúc hậu, cao sang, quý phái:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp trang trọng tuyệt vời, với khuôn mặt đầy đặn như ánh trăng rằm, tiếng nói tiếng cười như hoa như ngọc, tóc mượt như mây, da trắng hơn tuyết. Vẻ đẹp của nàng khiến cho thiên nhiên phải e thẹn cúi mình, phải “thua”, phải “nhường” một cách tình nguyện. Nàng được tạo hóa ban cho một vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, báo hiệu một cuộc sống yên ổn, bình an, không song gió về sau.
Tại sao cô em lại được xuất hiện trước cả chị? Có lẽ đó là dụng ý của Nguyễn Du, cô em đã đẹp đẽ như thế, thì cô chị – nhân vật chính của truyện còn có thể đẹp hơn nữa không? Ngay từ khi bắt đầu nói về Kiều, đại thi hào đã nói:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Thúy Vân đã đẹp đến hoa nhường nguyệt thẹn, vậy mà Thúy Kiều lại còn đẹp hơn, cả về tài lẫn sắc. Không chỉ thế, đó còn là một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà chứ không đoan trang, phúc hậu như Thúy Vân.
Đặc biệt, ở Thúy Kiều, Nguyễn Du chỉ đặc tả đôi mắt – cửa sổ tâm hồn của người con gái ấy:
“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Đôi mắt nàng trong như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Trong làn song mắt ấy, là cả một tâm hồn đa sầu, đa cảm. Kiều có một vẻ đẹp khiến cho hoa “ghen”, liễu “hờn”, Tạo hóa đã cho nàng vẻ đẹp, nhưng cũng mang đến cho nàng cả sự ghen ghét của người đời. Cuộc đời của nàng, sẽ là một đoạn đời không yên ổn.
Ở Thúy Vân, người ta chỉ có từ nhan sắc mà suy đoán về tài năng, bởi Nguyễn Du không hề nhắc đến. Nhưng ông lại nói rất kĩ về tài hồ cầm của Thúy Kiều:
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ ầm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân”
Không chỉ là một người con gái đẹp, Kiều còn là một người thông minh, đa tài. Có thể nói, đến Thúy Kiều, người đọc mới thấm thía được vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” của nàng. Tuy nhiên, ẩn trong vẻ đẹp hoàn mỹ ấy, là một tâm hồn đa sầu đa cảm. Có lẽ nàng đã cảm nhận được số phận long đong của mình rồi, nên đã sáng tác cung đàn “Bạc mệnh” khiến ai nghe cũng phải thương cảm. Và đúng như nàng dự đoán, cuộc đời bình an của nàng không kéo dài được bao lâu nữa, bởi “Chữ tài liền với chữ tai” một vần, người con gái ấy sẽ phải sống một cuộc đời gian truân trắc trở.
Ở cuối đoạn trích, Nguyễn Du khái quát lại về hai chị em nhà Vân – Kiều và hoàn cảnh sống của họ:
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Bốn câu thơ đã nói lên hoàn cảnh sống của hai cô gái ấy. Họ được dạy dỗ vô cùng chu đáo, là những cô gái con nhà gia giáo, với phẩm hạnh trong trắng, cao quý.
Chỉ với hai mươi bốn câu thơ và bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã làm hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp mỹ miều của hai chị em Thúy Vân – Thúy Kiều và ẩn trong đó là những tình cảm, những dự đoán của ông về cuộc đời, số phận của hai cô gái ấy. Hãy cũng dõi theo những bước chân của hai người ấy trên nẻo đường còn nhiều chông gai.
Mink ko biết có đúng ko nữa!~Tham khảo nha!~
Bài làm
Nhà viên ngoại họ Vương có ba người con : Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quang, trong đó hai người con gái đầu lòng xinh đẹp, yêu kiều và đều đang ở độ tuổi thanh xuân. Nhân dịp Tết thanh minh, ba chị em Kiều rủ nhau đi chơi xuân với tâm trạng háo hức.
Thanh minh diễn ra trong tháng ba, tháng cuối của mình xuân. Những ai yêu mùa xuân sẽ cảm thấy sao xuân qua nhanh thế nhưng vẻ đẹp của xuân không mau tàn, sắc xuân vẫn rực rỡ dù là đang ở tháng ba. Ngày Thanh minh, tiết trời ấm áp, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời rộng bao la, mang theo cái hơi ấm của mùa xuân. Ẩn nấp dưới không gian đầy khoáng đạt, trong trẻo, những tia sáng tuyệt đẹp, diệu kì của mùa xuân như đang tỏa ánh hào quang rực rỡ bao trùm vạn vật. Dù mùa xuân đã trôi qua hơn sáu mươi ngày nhưng ánh sáng ấy vẫn tỏa một màu tươi sáng, ấm áp đến lạ kỳ. Trên nền không gian ấy, nổi bật lên một bức họa tuyệt đẹp về những thảm cỏ non xanh tươi, được mẹ thiên nhiên ban tặng một sức sống mãnh liệt. Màu xanhh óng ả, mỡ màng như đang vận động, cựa quậy để tuôn trào sức sống vào bầu trời xanh thẳm, rộng đến khôn cùng. Những thảm cỏ nối tiếp nhau , trải rộng đến tận chân trời, nối liền mặt đất với bầu trời, cùng hòa hợp để tận hưởng cái không khí tươi vui của mùa xuân. Sắc xanh của bầu trời và sắcc xanh của cỏ cây tạo một bức tranh xuân ngọt ngào, rực rỡ sắc màu. Trong không gian rộng lớn ấy, điểm suốt một màu trắng thuần khiết của những bông hoa lê rung rinh trước gió. Đó là sắc trắng – sức sống của mùa xuân khiến con người như thấy được mầm sống đang cựa quậy, bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài. Màu trắng là biểu tượng của sự tinh khôi, trong trẻo, nếu thiếu đi nó thì mùa xuân sẽ không còn cái thanh mát, dịu nhẹ như trước. Màu trắng ấy lại tô điểm cho bức tranh xuân. Sự hòa quyện giữa xanh và trắng khiến cho bức tranh như được mở ra với chiều cao của bầu trời, chiều rộng của những bãi cỏ xanh và được thu gần trên một cành hoa lê mới nở. Trước một cảnh đẹp nên thơ ấy, lòng người sao không khỏi xao xuyến. Vừa đi vừa ngắm cảnh, Thúy Kiều chợt nhớ thơ xưa có nhắc đến hình ảnh này:
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
Nhưng nàng thấy nếu bỏ qua sắc màu của cảnh vật thì không thể thấy được sắc thần của mùa xuân thật tươi đẹp, âm hưởng du dương của mùa xuân, sức xuân thiên nhiên như gọi dậy sức xuân của lòng người.
Ba chị em Thúy Kiều cũng hòa vào dòng mình đi lễ, trảy hội với trang phục thật đẹp. Trong tiết thanh minh, mọi người đi tảo mộ, viếng và sửa sang phần mộ của người thân và tham dự hội đạp thanh - tức là đi chơi xuân ở chốn đồng quê. Không khí đông vui, rộn ràng như thêm phần náo nhiệt khi đoàn người trảy hội đều là những “tài tử giai nhân” ,nam thanh nữ tú. Trên con đường nhỏ, ngựa xe đi lại tấp nập, ai cũng muốn trong tiết trời xuân ấm áp dành thời gian để nhớ về tiên nhân, tri ân những công lao của người đã khuất. Những nén hương được thắp lên, những thoi vàng, tiền giấy được rắc ra như những cây cầu nối liền giữa âm và dương để nhắc nhở con cháu không bao giờ được quên quá khứ, nguồn cội của mình. Đó là một nét sinh hoạt mang tính truyền thống của người Á Đông.
Thời gian trôi đi, mặt trời dần ngả về phía tây, hoàng hôn đã bảng lảng khắp đất trời. Chị em Thúy Kiều cùng nhau trở về nhà. Ánh nắng hồng ban mai của buổi sáng đã nhường chỗ cho những tia sáng yếu ớt để lại trên những cành cây muôn vệt nắng mờ. Ba chị em bước đi thật chậm, nhẹ nhàng, thướt tha, yêu kiều như vẫn còn luyến tiếc cho một ngày du xuân. Trong buổi hoàng hôn, thay cho sự rộn ràng, nhộn nhịp của ban ngày là một không khí bình yên, êm ả đến nao lòng. Họ bước đi trên con đường men theo một dòng suối nhỏ, uốn mình như dải lụa. Cuối ghềnh là một cây cầu vắt ngang như một nét thơ tạc vào đất trời.
Khung cảnh chiều xuân man mác một nỗi u buồn, nhuốm một chút nhạt phai. Thúy Kiều thấy lòng mình xôn xao, tĩnh lặng lại trong những suy nghĩ, lòng cảm thấy nao nao như có dự cảm một chuyện sắp xảy ra trong chuyến du xuân này... Để rồi trước mắt nàng là mộ Đạm Tiên, nghe kể số phận của một người kỹ nữ sắc nước hương trời thế mà lúc mất đi lại không ai thương nhớ, nấm mộ hiện ra thật tiêu điều " rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh"Kiều đã khóc thương cảm cho con người tài hoa bạc mệnh Cuộc du xuân với nàng không chỉ đơn giản là ngắm nhìn đất trời, thu vào lòng mình cái tình với thiên nhiên mà còn là mở lòng ra đón lấy những cung bậc cảm xúc trong sáng khi gặp gỡ Kim Trọng - phong tư tài mạo tót vời, dù đã quyến luyến ngay cái nhìn đầu tiên nhưng tình trong như đã mặt ngoài còn e.
Thúy Vân nắm tay Kiều nói với sự háo hức, vô tư:
- Lễ hội vui quá, năm sau chúng ta lại tham dự nha chị!
Chuyến du xuân đã để lại trong lòng chị em Thúy Kiều nhất là Kiều biết bao cảm xúc về cảnh đẹp, về tình người...
Chúc bạn học tốt!~Tích giùm mink nha!~
Bài làm
Nhanh thật! Hôm nay đã là tiết Thanh minh rồi. Thời gian cứ trôi đi nhanh như con thoi, thoắt một cái đã qua hai tháng, giờ đã là tháng thứ ba – tháng cuối cùng của mùa xuân. Chao ôi! Phong cảnh mùa xuân tháng ba thật là đẹp biết bao! Chung quanh chỉ toàn màu xanh non của cỏ bao phủ cả mặt đất. Màu xanh ấy dường như trải dài vô tận, xa tít tận chân trời kia cũng chỉ ngợp một màu xanh đó mà thôi. Điểm lên trên cái nền xanh tươi ấy là màu trắng tinh khôi của hoa lê. Sự kết hợp hài hòa của hai màu sắc tuyệt vời ấy càng làm cho bức tranh phong cảnh mùa xuân thêm phần sinh động, rạng rỡ và đầy sức sống. Hôm nay là lễ tảo mộ, mọi người khắp nơi đều đổ về đây để chăm lo phần mộ tổ tiên nhà mình. Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan cũng hòa vào dòng người đi lễ. Thật là một phong cảnh rộn rã, náo nhiệt. Đủ các tầng lớp xã hội có mặt ở đây, từ các tài tử giai nhân cho đến những người dân bình thường.
Theo hầu, quần áo sặc sỡ, tất cả đã tạo nên một ngày hội tưng bừng đầy màu sắc. Mọi người, kẻ thì rẫy cỏ, người thì đắp lại mộ, tô lại bia, nhộn nhip hết cả lên. Tảo mộ xong thì cùng nhau đốt tiền vàng, thoi vàng, tro tiền gặp gió bay tứ tung khắp nơi. Mọi người thì cùng nhau thắp hương cho phần mộ tổ tiên của nhau. Chiều xuống, khi mặt trời đã ngả về tây, mọi người lũ lượt kéo nhau ra về. Ba chị em nhà Kiều cũng nắm tay nhau thơ thẩn bước trên con đường tràn đầy ráng chiều. Phong cảnh sao mà êm dịu, yên bình đến thế, chỉ nghe tiếng chim hót và tiếng suối kêu róc rách đâu đây. Ba chị em yên lặng tận hưởng cảm giác thanh bình của buổi chiều tà, lòng nao nao nuối tiếc ngày hội rộn ràng của mùa xuân. Xa xa, có cây cầu nhỏ bác ngang qua ghềnh. Một ngày yên bình đã qua..
k mk nhé
Bài làm
Trong đoạn trích "Chị Em Thúy Kiều" củ Nguyễn Du, Kiều hiện là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của Kiều được tác giả sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn", hoa, liễu để miêu tả mộ tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp ấy được đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. Hình ảnh ước lệ "làn thu thủy" là làn nước mùa thu gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh và linh hoạt. Còn "nét xuân sơn" có nghĩa là nét núi mùa xuân, tôn lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung. Vẻ đẹp của Kiều không chỉ dừng lại ở đó, câu thơ "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" cũng là hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp mĩ lệ của Kiều, vẻ đẹp hoàn mĩ và sắc sảo ấy có sức quyến rũ lạ lùng, khiến cho thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Đồng thời, qua chi tiết này, Nguyễn Du cũng ngầm báo hiệu số phận của Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Không chỉ mang một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Cái tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm, kì, thi họa. Đặc biệt nhất, tài đàn của nàng đã trở thành sở trường, năng khiếu vượt lên trên mọi người. Ở đây, tác giả đã đặc tả cái tài của Kiều để gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết, buồn thương, nói lên tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được vẻ đẹp hoàn mĩ và cái tài của Kiều mà còn dự báo trước được tương lai của nhân vật.
# Học tốt #
Bài làm
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất Truyện Kiều, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm trong phần gia biến và lưu lạc của Truyện Kiều. Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, Thúy Kiều đã bị hắn lừa bán vào lầu xanh của Tú Bà, do kiên quyết không chấp nhận cuộc sống ô nhục chốn lầu xanh, Tú Bà đã quyết định cho Thúy Kiều ra sống ở lầu Ngưng Bích:
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”
Thông qua câu thơ đầu tiên, ta có thể xác định được vị trí và điểm nhìn của nàng Kiều, đó chính là trước lầu Ngưng Bích, đứng trông ra núi non hùng vĩ, không gian mở đầy rộng lớn, mênh mông trái ngược hoàn toàn với lầu Ngưng Bích. “Khóa xuân” ở đây ta có thể hiểu đó là một không gian khép kín, nơi có thể buộc chặt tự do, khóa chặt tuổi xuân của nàng Kiều. Mở ra trước tầm mắt của Kiều là vẻ non xa tấm của ánh trăng gần ở chung. Cảnh vật như ẩn như hiện, như xa mà như gần, không gian rộng lớn, hùng vĩ nhưng lại hoang vắng, tịch mịch đến rợn người “Bốn bề bát ngát xa trông”.
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ”
Từ khi sống ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều luôn tự suy ngẫm, dằn vặt về bản thân cũng như đau khổ trước những biến cố đã xảy ra với bản thân mình, thường trực trong nàng là tâm trạng xấu hổ buồn tủi trước sự ô nhục mà bản thân đã trải qua, cùng với đó là nỗi nhớ nhung da diết với chàng Kim. Thúy Kiều nhớ về lời thề nguyền dưới ánh trăng năm nào. Khi quyết định phá vỡ lời thề, Thúy Kiều vẫn chưa có cơ hội gặp lại chàng Kim để nói lời từ biệt, do vậy mà nàng luôn đau đáu trong lòng sự day dứt, đau khổ khi nghĩ về chàng Kim vẫn không hề hay biết mà chờ đợi nàng trong vô vọng.
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy năng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
Cùng với nỗi nhớ chàng Kim là nỗi nhớ hướng về cha mẹ. Thúy Kiều đau xót khi nghĩ về cha mẹ đã lớn tuổi nhưng ngày ngày vẫn tựa cửa đợi con “Xót người tựa cửa hôm mai”. Nàng đau khổ khi không thể ở bên chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi về già, không thể thực hiện bổn phận, trách nhiệm của một người con, quạt cho cha mẹ khi trời nóng, hay sưởi ấm chăn cho cha mẹ khi trời trở lạnh. Hình ảnh Sân Lai là một điển tích trong văn học cổ Trung Quốc, nói về người con có hiểu là Lai Tử người nước Sở thời xuân thu, tuy đã già những vẫn còn nhảy múa ở ngoài sân cho cha mẹ vui lòng. Mượn hình ảnh Lai Từ vừa thể hiện được sự day dứt của Thúy Kiều vừa thể hiện tấm lòng hiếu thảo của nàng đối với cha mẹ.
“Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Dù trong hoàn cảnh đau khổ nhất, Thúy Kiều cũng nghĩ về người khác trước khi nghĩ về bản thân mình. Đau khổ với những nỗi nhớ để khi quay về với thực tại thì nàng lại xót xa nhận ra sự bẽ bàng, đau khổ của bản thân. Như Nguyễn Du từng viết trong Truyện Kiều “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, như đồng cảm với tâm trạng của nàng Kiều, cảnh vật cũng thấm đượm sự u buồn, không những thế nó còn dự báo về tương lai đầy bão tố của nàng trước mắt. Đó là hình ảnh ngọn nước mới xa, hình ảnh cánh hoa nổi trôi, là ngọn cỏ rầu rầu, là màu xanh của chân mây nhưng lại không gợi ra được sự sống.
Như vậy, qua đoạn trích Kiều ở lầu NGưng Bích ta có thể thấy được tài năng hơn người của Nguyễn Du trong việc khắc họa nội tâm nhân vật cùng với đó là bút pháp tả cảnh ngụ tình bậc thầy của ông.
# Học tốt #
hững câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi dập của nhân vật Thúy Kiều.
Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi dập của nhân vật Thúy Kiều.
Chị em Thúy Kiều đi chơi trong tiết thanh minh tháng ba. Bức tranh thiên nhiên tinh khôi, giàu sức sống với gam màu xanh của cỏ tới tận chân trời, điểm xuyết vào nền xanh đó là hình ảnh của những bông hoa lê trắng ngần. Chị em Thúy Kiều hòa mình vào dòng người đi hội nhộn nhịp, nô nức. Đến chiều, khi mặt trời xế đằng tây, chị em Thúy Kiều cùng nhau ra về, họ đi dọc theo con suối nhỏ chạy quanh co, đi qua dòng suối có chiếc cầu nhỏ bắc ngang. Cảnh vật dường như nhuốm màu tâm trạng bâng khuâng, tiếc nuối của con người khi tan hội.
Em tham khảo:
Vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều đã được Nguyễn Du khắc họa rõ nét qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Trước hết, tác giả đưa ra giới thiệu cùng nhận định về hai chị em qua ước lệ mai, tuyết để khẳng định vẻ đẹp chung ở họ cũng như vẻ đẹp riêng qua cụm từ "mỗi người một vẻ". Hai người thiếu nữ xinh đẹp được Nguyễn Du vô cùng yêu thương. Về nhan sắc, Vân được nói đến với sự sang trọng, phúc hậu. Đặc tả vẻ đẹp của Vân, nhà thơ chú ý đến gương mặt tròn đầy, nụ cười cùng giọng nói đoan trang, mái tóc mềm mượt, làn da trắng. Tất cả cái đẹp ở Vân đều là kết tinh của thiên nhiên đất trời nên nàng được những hoa, tuyết yêu quý và sẵn sàng đứng sau cái đẹp của nàng với sự ngưỡng vọng. Bút pháp ước lệ đã giúp nhà thơ vẽ lên bức tranh người con gái xinh đẹp độ xuân thì làm xuyến xao cả thiên nhiên và lòng người. Ấy vậy mà nhan sắc ấy vẫn chưa sánh bằng nàng Kiều. Miêu tả tường tận cái đẹp của Vân, nhà thơ dùng thủ pháp đòn bẩy để tôn lên tài sắc ở Kiều. Với những từ như "càng, hơn" ta thấy được cái ưu ái tột cùng mà tác giả nói về Kiều. Đặc biệt, chân dung Kiều chỉ được gợi qua đôi mắt, lông mày nhưng đã đủ khiến ta hiểu về cái đẹp này. Trong thế đối sánh với thiên nhiên, thay vì hài hòa thì Kiều bị đố kí, ghen ghét và hờn giận. Bởi lẽ vẻ đẹp của nàng đã vượt quá quy chuẩn thông thường lại cộng thêm tài năng cầm kì thi họa thì người con gái ấy mấy ai sáng bằng. Ngòi bút ước lệ cùng thành ngữ "nghiêng nước nghiêng thành" giúp ta hiểu được nét đẹp toàn diện ở Kiều. Nhưng bức tranh hai người thiếu nữ đẹp không nhằm ngợi ca hay nói về sự yêu quý khôn cùng của tác giả, đó là bức tranh số phận của hai người con gái. Một bên là những ềm đềm, hạnh phúc vì hài hòa với tự nhiên, còn một bên là những muôn phần đắng cay mà những vần thơ tiếp của nhà thơ sẽ cho ta thấy điều đó.
Tham Khảo
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân”
Thuý Kiều, Thuý Vân là hai ả tố nga, hai cô con gái đầu lòng của Vương Viên Ngoại, Thuý Kiều là chị Thuý Vân là em.
“Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Với bút pháp ước lệ tượng trưng kết hợp với phép ẩn dụ, câu thơ đã gợi tả vẻ đẹp toàn mĩ của hai chị em Kiều. Hai nàng nhận ra với dáng vẻ thanh cao, duyên dáng như hoa mai, tâm hồn trong trắng như tuyết. Cả hai chị em đều sở hữu sắc đẹp tuyệt trần, hoàn hảo mười phân vẹn mười khôn một chút khiếm quyết nhưng mỗi người lại có một vẻ riêng nổi bật, hấp dẫn dành cho hai chị em Kiều.
cảm ơn ạ