K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2017

Ngày xưa, có một anh nông phu nhà rất nghèo, phải đi ở cho một phú ông. Phú ông tính rất keo kiệt. Đối với kẻ ăn người ở, hắn có rất nhiều mánh khóe để bòn công mà không phải trả thêm tiền. Trong nhà hắn có một cô con gái chưa gả chồng. Thấy anh đầy tớ tuổi đã lớn mà chưa có vợ, hắn vờ vịt:

- Cứ cố làm việc đi con ạ! Lão sẽ gả con gái cho!

Vốn tính thật thà nên khi nghe lời đường mật của chủ, anh chàng bỗng nuôi hy vọng làm rể phú ông. Từ đó, anh đổ sức ra làm việc không biết mệt. Trời chưa sáng anh đã lội bì bõm ở ngoài đồng; cho đến tận khuya vẫn còn trần lực xay lúa giã gạo, kéo trục, bện thừng, v.v... Bao nhiêu công việc của chủ giao, dù khó khăn nặng nhọc thế nào, anh cũng không từ chối.

Phú ông thấy mưu mình đắt thì mừng lắm. Đứa con gái của lão đời nào lão lại chịu gả cho hạng người như anh. Lão đã nhận lời gả cho con một nhà giàu ở làng bên cạnh vừa mang trầu cau đến chạm ngõ.

Song để giấu anh, lão bắt mọi người phải giữ kín. Còn anh, anh vẫn không nghi ngờ gì cả, vẫn quần quật làm việc và gửi gắm hy vọng vào ông chủ.

Lật đật mà ngày cưới của cô gái đã đến. Hôm ấy trong nhà phú ông người ta bày bàn dọn ghế, giết lợn mổ gà tấp nập. Để cho anh đầy tớ khỏi sinh sự lôi thôi làm lỡ cuộc vui của con mình, phú ông gọi anh đến và bảo:

- Con làm việc khá lắm, lão rất ưng ý. Hôm nay lão đã sửa soạn cỗ bàn rồi đây. Nhưng mà con cũng phải có gì làm sính lễ mới được. Ta không đòi tiền bạc ruộng vườn gì cả. Cứ lên rừng chọn cây tre nào có một trăm đốt chặt mang về đây, lão sẽ cho làm lễ thành hôn. Nếu không có thì lão gả cho người khác đấy!

Anh chàng đứng ngẩn người ra một lúc, nhưng sau đó người ta thấy anh cầm rựa cắm cúi ra đi. Lên rừng, anh cố tìm những bụi tre cao rồi lách vào mà chặt. Nhưng mỗi một cây tre ngả xuống là một lần anh thất vọng. Tre trông cao ngất ngưởng là thế nhưng nhiều lắm cũng chỉ đến bốn mươi đốt là cùng.

Tuy vậy, anh vẫn không chịu nản. Anh lại luồn vào những nơi hiểm hóc có những bụi tre già, và mặc cho gai tre tua tủa cào rách cả áo, toạc cả da, anh vẫn không bận tâm, chỉ mong có một cây tre trăm đốt để mang về làm lễ dâng lên bố vợ. Anh giơ cao rựa chặt lấy chặt để. Nhưng tất cả những cây ngả xuống, đếm đi đếm lại cũng chỉ hơn những cây trước chừng dăm bảy đốt là cùng. Buồn rầu quá đỗi, anh quẳng rựa xuống đất, ngồi khóc nức nở.

Tiếng khóc của anh vang động cả núi rừng. Nghe tiếng khóc, Bụt hiện lên trước mặt, hỏi:

- Con là ai? Cớ sao lại ngồi đây mà khóc?

Anh gạt nước mắt kể lể sự tình cho Bụt nghe. Nghe đoạn, Bụt bảo:

- Con đừng khóc nữa. Hãy đi chặt lấy một trăm đốt tre mang về đây cho ta.

Anh nông phu lập tức làm theo lời Bụt dặn. Nhưng khi mang đủ một trăm đốt tre về, thì anh lại khóc:

- Sao con lại khóc?

Anh trả lời Bụt:

- Phú ông bảo con chặt cây tre có một trăm đốt, chứ không phải chặt một trăm đốt tre!

Bụt yên ủi, rồi bày cho anh sắp một trăm đốt tre lại thành một hàng và hô mấy tiếng: - "Khắc nhập! Khắc nhập!". Anh làm theo lời thì màu nhiệm thay, khi mấy tiếng hô vừa phát ra, anh đã thấy tất cả các đốt tre dính vào nhau như là từ một cây sinh ra vậy. Hết sức mừng rỡ, anh vội chạy lại định mang tre về, nhưng dù lấy hết gân sức, cũng không tài nào đỡ lên vai và quay trở được. Loay hoay mãi, cuối cùng anh buông tre rồi ngồi phịch xuống đất khóc. Bụt lại hỏi:

- Làm sao con lại khóc nữa?

- Cây tre dài quá, anh đáp. Con không làm sao mà đưa về nổi.

Bụt lại bảo anh hô lên mấy tiếng: - "Khắc xuất! Khắc xuất!". Anh vừa hô xong thì cũng mầu nhiệm không kém gì lần trước, những đốt tre tự nhiên rời ra ngay. Anh mừng quá, hết lời cảm ơn Bụt, rồi xếp tre làm hai bó, quảy ra khỏi cửa rừng.

Anh về đến nhà, giữa lúc hai họ đang cỗ bàn linh đình, cô dâu chú rể sắp bước vào lễ cưới. Anh lẳng lặng đặt gánh tre giữa sân rồi gọi phú ông ra nhận sính lễ. Thấy các đốt tre, phú ông vội quát:

- Tao bảo mày chặt cho được một cây tre trăm đốt, chứ có phải chặt một trăm đốt tre đâu! Rõ ngớ ngẩn!

Chẳng nói chẳng rằng, anh nông phu luôn miệng hô: - "Khắc nhập! Khắc nhập!". Các đốt tre lần lượt chạy ra khỏi bó rồi dính vào nhau thành một cây cao ngất nghểu. Phú ông tức mình chạy lại định lay cây tre cho nó rời ra, nhưng những tiếng "khắc nhập" từ miệng anh hô có phép làm cả người phú ông bỗng dính liền vào cây tre như là một đốt nối thêm vào vậy. Phú ông kêu la ầm ỹ. Tiếng kêu oai oái làm cho hai họ hốt hoảng đổ ra sân. Chàng rể là người đầu tiên chạy đến định gỡ cho hố vợ, nhưng hai tiếng "khắc nhập" của anh nông phu lại làm cho người hắn dính liền vào cây và đội phú ông lên đầu. Đến lượt ông thông gia đến gỡ con ra cũng bị dính vào nốt. Tiếp đó, họ nhà trai nhà gái cứ mỗi người xông vào gỡ là một lần bị dính cứng vào tre. Trong khi mọi người sợ xanh cả mắt thì anh đầy tớ vẫn bình thản đứng ở góc sân để đợi phú ông trả lời. Cuối cùng, phú ông đành phải van lạy xin được thả ra và hứa sẽ gả con gái cho anh, không dám nuốt lời nữa.

Bấy giờ anh chàng bèn hô lên mấy tiếng: - "Khắc xuất! Khắc xuất!". Lập tức, phú ông và mọi người rời khỏi cây tre. Sau đó chàng rể cùng họ nhà trai cắp gói ra về. Còn anh nông phu từ đó được vợ như mong ước[1].

KHẢO DỊ

Tình tiết người dính vào tre lằng nhằng một lũ tương tự với tình tiết người dính vào ngỗng kéo nhau đi một đoàn của một truyện cổ tích Đức do Grim (Grimm) sưu tầm: Con ngỗng vàng. Đại khái có một chàng ngốc vào rừng đốn củi, nhờ chia bánh và rượu cho một ông tiên trá hình nên được ông cho một con ngỗng có bộ lông bằng vàng (Trước đó, hai người anh của chàng ngốc vì xấu bụng không chia bánh và rượu nên chỉ bị thương mà không được gì). Về đến quán nghỉ có ba cô gái con chủ quán lần lượt đến định nhổ trộm lông nhưng bị dính chặt vào ngỗng. Anh mang ngỗng đi, kéo theo cả ba cô. Cha xứ và những người khác đến gỡ hộ cũng bị dính vào thành một chuỗi dài. Đến kinh đô, một công chúa cả đời không cười, thấy thế thì cười ầm lên. Để cho chàng ngốc không lấy được công chúa như đã hứa trước đây (gả công chúa cho người nào làm cho nàng cười được), vua lần lượt bắt anh phải uống một hầm rượu, ăn một núi bánh, chế ra một con tàu đi được cả trên cạn lẫn dưới nước. Nhờ có ông tiên, anh đã giải quyết được cả ba việc, và sau đó được kết duyên với công chúa[2].

22 tháng 10 2017

hôm qua,em mơ được một bà tiên tặng cho 3 điều ước:

điều ước 1: có nhiều tiền

điều ước 2: thông minh nhất thế giới

điều ước 3:sống mãi không chết

22 tháng 10 2017

  Các bạn ạ! Ai mà chẳng có những giấc mơ. Mình có một giấc mơ rất đẹp muốn kể cho các bạn đây. Bây giờ mình sẽ kể cho các bạn nghe nhé!

     Một hôm, em đang đi học thì một làn gió nhè nhẹ thổi lên làn tóc em, làm em thiếp đi  lúc nào không biết. Trong giấc ngủ em mơ là em đang quét nhà thì thấy một bà tiên hiền từ, phúc hậu đi tới và nói:

     - Khen cho con ngoan ngoãn, chăm chỉ ta là tiên, ta sẽ cho con ba điều ước. Con muốn ước gì nào?

      Em lễ phép trả lời:

     - Điều ước thứ nhất con ước gia đình con sẽ luôn ấm cúng, hạnh phúc.

      Ngay lập tức, điều ước hiệu nghiệm. Em cùng bố mẹ ăn cơm và nói chuyện vui vẻ, ấm cúng. Chợt em nghĩ đến điều ước thứ hai và nói:

     - Điều ước thứ hai con ước mẹ con sẽ khỏi ốm.

     Điều ước thứ hai cũng được thực hiện. Mẹ em đã khỏi ốm nói cười vui vẻ. Và cuối cùng em nói điều ước thứ ba:

     - Điều ước cuối cùng con ước trên thế giới các bạn nhỏ đều được đi học không còn nghèo đói khổ đau nữa.

      Và cuối cùng em nhìn ra đường không còn những người ăn xin. Em rất vui vì đã ước những điều ước có ý nghĩa. Bỗng có  một bàn tay chạm nhẹ vào vai em nói:

      - Con à! Dậy đi con sao lại ngủ ngật thế này ? Chợt em bừng tỉnh giấc.

      Thật tiếc vì đó chỉ là giấc mơ nhưng em cũng rất vui vì mơ giấc mơ đẹp.

20 tháng 10 2017

mẹ em tên là ....Bố em tên là.....Gia đình em có 3 người em và bố mẹ của em.bố em làm công nhân.mẹ em là y tá

k cho mk nha

20 tháng 10 2017

Gia đình em có bốn người, gồm có: Bố em 37 tuổi, là kỹ sư Quản lý đất đai công tác tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mẹ em 35 tuổi là giáo viên và em 7 tuổi là học sinh lớp 2A trường Tiểu học Lĩnh Nam. Em có em trai 4 tuổi. Bố mẹ rất yêu thương hai anh em. Em rất yêu quý bố mẹ và thương em. Em rất vui được là một thành viên trong gia đình. Em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ.

 

3 tháng 3 2018

dài lắm sao mà viết nỗi ?

3 tháng 3 2018

Chuyến đi thăm cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và ngạc nhiên, thích thú trong chuyến đi ấy.

Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang sông Đáy hiền hoà, trong vắt rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, sau làn sương mờ, dãy Non Nước Tiện lên như một bức tranh phong cảnh. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe tiếng đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất “cờ lau dẹp loạn” này bao giờ. Tiếng cười nói trong xe tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những ánh mắt háo hức, xôn xao...

Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một vùng đất trũng lòng chảo, xung quanh bao bọc bó những dãy núi trùng điệp. Thiên nhiên khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước, vừa có núi non. Phong cảnh hữu tình biết mấy!

Đến Hoa Lư hôm nay, chúng em không còn được nhìn thấy cung điện nguy nga, những thành cao, hào sâu... nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời kì lịch sử oai hùng. Nào là nu Cột Cờ cao 200 mét như một chân đế khổng lổ để vua Đinh dựng cờ khởi nghĩa. Nào là ngòi Sào Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thuỷ quân ta luyện tập. Chúng em còn đi thăm hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Phải chăng đây là kho dự trữ, nguồn cung cấp lương thực cho quân đội của Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa?

Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững, mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian Cột đến làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không hết. Sân rồng còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thưở trước đã khéo léo khắc chạm trên mặt đá hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê, hình chim phượng cao quý và dũng mãnh tượng trưng cho uy quyền của nhà vua. Chúng em ngắm chiếc sập đá mà lòng thầm khâm phục bàn tay tài hoa của ông cha thuở trước.

Trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng đang ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đầu đội mũ bình thiên, bàn tay xoè rộng, đặt nhẹ trên gối vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, ở đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp nén hương tưởng niệm, chúng em vô cùng kính phục người anh hùng dân tộc đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt thuở xưa.

Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê ở phía bên trái khu di tích Vua Lê vận long bào, đội mũ miện vàng, ngang lưng đeo kiếm trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một người phụ nữ trông phúc hậu, đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ có một không hai trong lịch sử nước nhà. Bà đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh - Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều là những con người kiệt xuất, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Không có thời gian để leo núi, chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, phác nhanh vài nét kí hoạ. Nhiều bạn bàn bạc sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.

Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa bẻ được mấy bông lau để cắm làm cờ cho xe mình thêm khí thế. Đến thăm Hoa Lư, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài cho những cuộc trò chuyện của lớp em suốt những ngày sau đó.

Trong gia đình em người thân nhất với em là ba em. Ba em năm nay hơn bốn mươi tuổi. Ba là một người đàn ông có thể hình vạm vỡ, dáng người cao to. Tính tình ba rất hòa đồng, vui vẻ, luôn hết mực chăm cho con cái. Hằng ngày, cứ 7h ba lại dắt xe đi làm và 6h tối ba lại trở về nhà. Sau giờ ăn tối, ba xem thời sự rồi dậy chúng em học bài. Ba luôn ôn tồn giảng giải cho chúng em từng tí một, không cáu gắt, không nặng lời với bọn em bao giờ cả. Mỗi chúng em đều coi ba là hình mẫu lý tưởng để noi theo. Em yêu ba em lắm. Em hứa sẽ học tập thật tốt, để không phụ lòng mong mỏi của ba.

mik

19 tháng 2 2018

ai nhanh minh h cho

19 tháng 2 2018

ban nao nhanh tay minh h cho 

29 tháng 10 2020

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm!...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”

29 tháng 10 2020

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm!...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

10 tháng 4 2018

em hãy cố gắng chăm chỉ học tập đi

cho tui nha

23 tháng 11 2017

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

-  Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.