Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ...trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.Đó là phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc mà nhà văn đã phát hiên để trân trọng, nâng niu, gìn giữ. Đó cũng là sự am hiểu và lòng yêu mến của tác giả đối với quê hương đất nước qua tình yêu sâu sắc 1 đặc sản của Hà Nội.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Câu hỏi của kudo shinichi - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến
Đây nha bạn!
Phải chăng sự ích kỉ của người lớn đã dẫn đến bi kịch cho những đứa trẻ khi mà chúng đang cần sự chăm sóc yêu thương, khi mà ở tuổi chúng những dấu ấn đầu đời như vậy đối với những tâm hồn còn quá non nớt dường như là 1 vết thương quá khủng khiếp, đau đớn và thương tâm, những vết thương ấy sẽ hằn sâu trong tâm thức đứa trẻ đến khi chúng trưởng thành như 1 bóng ma quái ác của định mệnh luôn đè nặng lên chúng. Rồi những cái cây non ấy sẽ phát triển ra sao đây trên cái mảnh đất khô cằn tình thương? Đó là câu hỏi nhức nhối, tiếng chuông cảnh tỉnh của nhà văn dành cho các bậc phụ huynh. Ta còn nhận thấy, ở 2 đứa trẻ ấy dù chúng còn rất nhỏ tuổi đã sớm biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, dành cho nhau những tình cảm thiêng liêng đặc biệt, trong sáng và đầy nhân hậu của tình anh em, những điều mà các bậc làm cha làm mẹ còn ko có. Sự li dị của bố và mẹ chính là sự tan nát của 1 gia đình gây tổn thương, là 1 cái sốc quá lớn với những tâm hồn vốn giàu tình cảm rất cần được yêu thương như Thành và Thuỷ. Cuộc chia tay cảu 2 con búp bê là 1 hình tượng ẩn dụ, nó là sự phản chiếu bi kịch của 1 hiện tượng đang phổ biến trong xã hội hiện nay: những cuộc li dị tan vỡ gia đình. Chính người lớn với những mâu thuẫn ko đáng có của bản thân đã gây ra nỗi đau cho những đứa con của mình. Đây là 1 tác phẩm mang tính thời sự nóng hổi, cách thể hiện rất hiện đại của nhà văn Khánh Hoài về 1 vấn đề trong xã hội hiện nay, nhà văn đã thâm nhập vào những con người cụ thể chứ ko còn là cái tôi công dân - chiến sĩ mang tầm vóc lớn phản ánh những vấn đề lớn lao như những tác phẩm thời kháng chiến, nhưng "cuộc chia tay của những con búp bê" vẫn thập sự mang tính nhân văn sâu sắc, gây cảm động đến từng đầu dây thần kinh trong người đọc.
Thành thấy kinh ngạc vì: cuộc sống của mọi người, thiên nhiên vẫn bình thường, yên ả, tươi đẹp trong khi Thành và Thủy phải chịu cảnh mất mát, đổ vỡ. Thành phải chia tay với đứa em gái nhỏ, tâm hồn em như đang nổi gioongbaox. Tâm lí của Thành được tác giả mô tả rất chính xác, hợp với cảnh ngộ , làm tăng thêm nỗi buồn thẳm, trạng thái thất vọng, bơ vơ của nhân vật.
hok tốt
1 Thánh Gióng thuộc kiểu văn bản tự sự.
Vì các sự việc trong truyện Thánh Gióng đã được sắp xếp trình bày theo một trật tự, sự sắp xếp các sự việc theo trật tự trước sau này chính là phương thức tự sự của truyện.
Truyện đc kể theo ngôi thứ3
Cách kể này giúp người kể có
thể kể chuyện một cách linh hoạt, tư do
những gì diễn ra với nhân vật.
2.Bạn có thể tham khảo
Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay nâng niu của mẹ. Mẹ là người che chở, đùm bọc, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của các con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời. Nếu đứa con nào đó vô tình hay cố ý chà đạp lên tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời.
Người bố khuyên con bằng lời lẽ chí tình: Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bô sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.
Câu 1 : ( không chắc )
Tĩnh dạ tứ
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Xa ngắm thác núi Lư
Câu 2 :
Thành phố tháng tư (thơ, in chung với Lê Thị Kim, 1984)
Trước vòng chung kết (truyện dài, 1984)
Cú phạt đền (truyện ngắn, 1985)
Đầu xuân ra sông giặt áo (thơ, 1986)
Trò chơi lãng mạn của tình yêu (tập truyện, 1987)
Chuyện cổ tích dành cho người lớn (tập truyện, 1987)
Bàn có năm chỗ ngồi (truyện dài, 1987)
Còn chút gì để nhớ (truyện dài, 1988)
Bí mật của một võ sĩ (tập truyện, 1989)
Cô gái đến từ hôm qua (truyện dài, 1989)
Chú bé rắc rối (truyện dài, 1989)
Nữ sinh (truyện dài, 1989)
Thiên thần nhỏ của tôi (truyện dài, 1990)
Phòng trọ ba người (truyện dài, 1990)
Mắt biếc (truyện dài, 1990)
Thằng quỷ nhỏ (truyện dài, 1990)
Hoa hồng xứ khác (truyện dài, 1991)
Hạ đỏ (truyện dài, 1991)
Bong bóng lên trời (truyện dài, 1991)
Bồ câu không đưa thư (truyện dài, 1993)
Những chàng trai xấu tính (truyện dài, 1993)
Tứ tuyệt cho nàng (thơ, 1994)
Lễ hội của đêm đen (thơ, 1994)
Trại hoa Vàng (truyện dài, 1994)
Út Quyên và tôi (tập truyện ngắn, 1995)
Đi qua hoa cúc (truyện dài, 1995)
Buổi chiều Windows (truyện dài, 1995)
Quán Gò đi lên (truyện dài, 4/12/1999)
Những cô em gái (truyện dài, 7/5/2000)
Ngôi trường mọi khi (truyện dài, 2001)
Kính vạn hoa (bộ truyện 54 tập, 1995-2002: 45 tập, 9 tập viết thêm sau)
Chuyện xứ Lang Biang (bộ truyện 4 phần, 2004-2006)
Tôi là Bêtô (truyện, 4/4/2007)
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (truyện, 1/2008)
Đảo mộng mơ (truyện, 21/10/2009)
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (truyện dài, 24/10/2010)
Lá nằm trong lá (truyện dài, 24/9/2011)
Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ (truyện dài, 6/2012)
Sương khói quê nhà (tạp văn, 2012)
Người Quảng đi ăn mì Quảng (tạp văn, 2012)
Ngồi khóc trên cây (truyện dài, 27/6/2013)
Thương nhớ Trà Long (tạp văn 2014)
Chúc một ngày tốt lành (truyện dài, 6/3/2014)
Bảy bước tới mùa hè (truyện dài, 1/3/2015)
Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng (truyện dài, 28/2/2016)
Ngày xưa có một chuyện tình (truyện dài, 18/09/2016)
Cây chuối non đi giày xanh (truyện dài, 7/1/2018)
Cảm ơn người lớn (truyện dài, 17/11/2018)
Nội dung, ý nghĩa : < nhiều này ai nêu >
Câu 3
1 .Ai Cập
2 .Libya
3 .Tunisia
4 .Algeria
5. Maroc
6 .Tây Sahara
7. Sudan
8. Nam Phi
9. Lesotho
10. Swaziland
11. Botswana
12. Namibia
13. Ethiopia
14. Eritrea
15. Nam Sudan
Câu 4 :
Thủ đô Hy Lạp : A-ten
Câu 5 :
Tên chính quy :
Tống Bình,Đại La ;La Thành,Long Đỗ,Thăng Long, Đông Đô,Đông Quan,Đông Kinh,Bắc Thành
Hà Nội còn có nhiều các tên gọi không chính thức khác, chủ yếu xuất hiện trong văn thơ và dân gian: Trường An hay Tràng An (lấy theo tên gọi của kinh đô của Trung Quốc thời kỳ nhà Hán và nhà Đường); Phượng Thành hay Phụng Thành (trong bài phú của Nguyễn Giản Thanh); Long Thành, Long Biên, Kẻ Chợ (trong dân gian); Thượng Kinh, Kinh Kỳ, Hà Thành, Hoàng Diệu, ngay sau Cách mạng tháng Tám - 1945, đôi khi trong các báo chí của Việt Nam sử dụng tên này để chỉ Hà Nội.
Câu 6 ; < cái ngoặc là chỉ thời gian trị vì >
1. Gia Long hoàng đế (1802 – 1819) -Nguyễn Ánh
2. Minh Mệnh hoàng đế (1820 – 1840)
3. Thiệu Trị hoàng đế (1841 – 1847)
4. Tự Đức hoàng đế (1848 – 1883)
5. Dục Đức (làm vua ba ngày)
6. Hiệp Hòa (6.1883-11.1883)
7. Kiến Phúc (12.1883-8.1884)
8. Hàm Nghi (8.1884-8.1885)
9. Đồng Khánh (10.1885-12.1888)
10. Thành Thái (1.1889-7.1907)
11. Duy Tân (1907-1916)
12. Khải Định (1916-1925)
13. Vị hoàng đế cuối cùng Bảo Đại (1926-1945)
_Minh ngụy_
I- Truyện “Làng” – Kim Lân:
1- Truyện ngắn “Làng” đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân sở dĩ hấp dẫn người đọc từ đầu đến cuối, nhân vật ông Hai sở dĩ trở nên thân quý với người đọc, chính là vì tác giả đã sáng tạo ra được một tình huống truyện đặc sắc , Tình huống truyện đã làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước ở người nông dân. Đó là tình huống ông Hai tình cờ nghe được tin dân làng Chợ Dầu yêu quý của ông đã trở thành Việt gian theo Pháp, phản lại kháng chiến, phản lại Cụ Hồ.
Tình huống này xét về mặt hiện thực rất hợp lý; về mặt nghệ thuật nó tạo nên một cái nút thắt của câu chuyện. Tình huống bất ngờ ấy đã khiến ông Hai đau xót, tủi hổ, day dứt trong sự xung đột giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, mà tình cảm nào cũng tha thiết, mạnh mẽ. Đặt nhân vật vào tình huống ấy, tác giả đã làm bộc lộ sâu sắc cả hai tình cảm nói trên ở nhân vật và cho thấy lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến đã chi phối và thống nhất mọi tình cảm khác trong con người Việt Nam thời kỳ kháng chiến.