K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2016

1. Luân Đôn
2.Sydney
3.Thành phố Amsterdam, Hà Lan
4.Paris, Pháp
5.Berlin , Đức 

25 tháng 4 2016

1. Thành phố London, Anh

2. Thành phố Amsterdam, Hà Lan

3. Thành phố Paris, Pháp

4. Thành phố Berlin, Đức

5. Thành phố Prague, Cộng hòa Séc

21 tháng 4 2016

1. Cấu trúc của khí quyển
Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển thành năm tầng :
a) Tầng đối lưu
Tầng đối lưu nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày không đồng nhất: ở Xích đạo 16 km, còn ở cực chỉ khoảng 8 km. Không khí trong tầng này chuyển động chủ yếu theo chiều thẳng đứng.
Tầng đối lưu tập trung tới 80% khối lượng không khí của khí quyển, 3/4 lượng hơi nước (từ 4 trở xuống) và các phần tử tro bụi, muôi, vi sinh vật... Chúng hấp thụ một phần bức xạ mặt trời, nhờ ; mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh ; đồng thời còn là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước ngưng lại xung quanh thành sương mù, mây, mưa... Các phần tử vật chất rắn này càng lên cao càng ít, cũng là nguyên nhân làm cho nhiệt độ ở tầng này giảm theo độ cao.
b) Tầng bình lưu
Tầng bình lưu, không khí khô và chuyển động thành luồng ngang, tầng này tập trung phần lớn ôdôn. nhất là ớ độ cao từ 22 - 25 km. Do tia mặt trời đốt nóng trực tiếp và ôdôn hấp thụ bức xạ mặt trời nên nhiệt độ ở tầng bình lưu tăng lên đến +10°c.
c) Tầng giữa
Tầng khí quyển giữa từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới 75 - 80 km. Ở tầng này nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -700C đến - 800C ở đỉnh tầng.
d) Tầng ion (tầng nhiệt)
Ở đây không khí hết sức loãng, nhưng lại chứa nhiều ion là những hạt rất nhỏ mang điện tích âm hoặc dương nên có tác dụng phản hồi những sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên.
e) Tầng ngoài
Tầng khí quyển ngoài chủ yếu là khí hêli vả hiđrô, không khí ở tầng này rất loãng.


 
21 tháng 4 2016

2. Các khu du lịch nổi tiếng của nước ta:

  • Vịnh Hạ Long
  • Chùa Thiên Mụ
  • Hồ Hoàn Kiếm
  • Hội An
  • Phú Quốc
  • Ruộng bậc thang Sa Pa
  • Mũi Né
  • Đồng bằng Sông Cửu Long
  • Địa đạo Củ Chi
  • Nha Trang

 

2 tháng 5 2016

Mô tả quá trình tạo thành mây mưa
- Trả lời : Mưa rơi xuống , bốc hơi -> Gặp lạnh , ngưng tụ tạo thành mây -> mưa .
*/Trên bề mặt trái đất lượng mưa được phân bố như thế nào?
1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

- Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam
- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình) ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam
- Mưa càng ít khi càng về hai cực Bắc và Nam

2. Lượng mưa không đều do ảnh hưởng của đại dương

Mưa nhiều hay ít tuỳ thuộc vào vị trí gần đại dương hay xa đại dương và dòng biển nóng hay dòng biển lạnh chảy ven bờ.

óng thần (tiếng Nhật: 津波 tsunami) là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm
thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Hậu quả tai hại của sóng thần có thể ở mức cực lớn.
Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng, nguyên nhân gây ra sóng biển chủ yếu do gió. Sóng thần là sóngthường có chiều cao khoảng 20-40m, có tốc độ truyền ngang đạt tới 400 – 800km/h.
12 tháng 9 2016

mình camon huhu mình làm r 

 

30 tháng 3 2016

mk biết vài nơi hà:

Vd: hồ thủy điện Hòa Bình, hồ thủy điện Sơn La, hồ thủy điện Trị An,...... nhiều lắmhihi

30 tháng 3 2016

Các hồ thuỷ điện nổi tiếng ở nước ta: hồ thuỷ điện Hoà Bình, hồ thuỷ điện Thác Bà, hồ thuỷ điện Yali, hồ thuỷ điện Đa Nhim, hồ thuỷ điện Hàm Thuận, hồ thuỷ điện Đa Mi, hồ thuỷ điện Thác Mơ, hồ thuỷ điện Trị An, ...

5 tháng 4 2017

a. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

- Ôn đới hải dương:

Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC , mưa quanh năm ( Khoảng 800-1000 mm/năm) , nhìn chung là ẩm ướt.

- Ôn đới lục địa :

Mùa đông lạnh ,khô , mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè . Càng vào sâu trong lục địa , tính chất lục địa càng tăng : Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0o

b. Ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.

- Ôn đới lục địa :

Mùa đông lạnh,khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè. Nên mùa hè ẩm ướt.

- Khí hậu địa trung hải :

Mùa hè nóng,khô, mùa thu đông không lạnh và có mưa.

27 tháng 4 2016

tra google nha bn cho nhanh chứ mk viết thì oải lém!!!ok

28 tháng 4 2016

trời đát mình nhác tra nên mới hỏi các bn chứ!bucminhlimdimhum

22 tháng 4 2016

tick nua duoc ko

22 tháng 4 2016

1. 

a. Khí hậu:
- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới;
+ Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: KH ôn đới hải dương.
+ Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới lục địa.
- Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: KH địa trung hải.
- Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới.
* Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.
b . Sông ngòi:
- Mạng lưới dày đặc, lượng nước dồi dào.
- Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng dài trong mùa đông, nhất là vùng cửa sông.
- Một số sông lớn, quan trọng: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ, Đni-ep.
c.  Thực vật:T hãm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa: (Mối quan hệ giữa khí hậu và sự phân bố thực vật)
+  Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới Hải dương: Rừng lá rộng (sồi, dẻ...)
+ Vùng nội địa có khí hậu ôn đới lục địa: Rừng lá kim (thông, tùng...)
+ Ven biển Địa Trung Hải có khí hậu địa trung hải: Rừng lá cứng.
+ Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa: Thảo nguyên.
2. Đặc điểm môi trường ôn đới lục địa:
- Phân bố: Khu vực Đông Âu.
- Khí hậu: Đông lạnh, khô, có tuyết rơi; hè nóng có mưa, biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm dưới 500mm.
- Sông ngòi: Nhiều nước vào mùa xuân, hè; mùa đông đóng băng.
​- Thực vật: Thay đổi từ Bắc – Nam: đồng rêu -> rừng lá kim -> rừng hỗn giao -> rừng lá rộng -> thảo nguyên -> nửa hoang mạc; rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế.
Đặc điểm môi trường địa trung hải:
- Phân bố: Nam Âu - ven Địa Trung Hải.
​- Khí hậu: Mùa đông không lạnh, có mưa nhiều;  mùa hè nóng, khô.
- Sông ngòi: Ngắn, dốc, nhiều nước vào mùa thu, đông. Mùa hạ ít nước.
​- Thực vật: Rừng thưa với cây lá cứng và cây bụi gai phát triển quanh năm.
3. - Là nơi tiến hành công nghiệp hoá sớm nhất thế giới.
- Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng, chất lượng cao.
- Các ngành công nghiệp được chú trọng phát triển: luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,...
- Sản xuất được phân bố khá tập trung.
- Những năm 80 của thế kỉ XX, nhiều ngành công nghiệp truyền thống đã giảm sút.
- Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại được xây dựng ở các trung tâm công nghệ cao. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không.ị.Nhờ liên kết với các viện nghiên cứu và các trường đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm luôn thay đổi với yêu cầu thị trường.
4. Đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Âu: Địa hình băng hà cổ rất phổ biến trên bán đảo Xcăn-đi-na-vi bờ biển dạng fio (Nauy); hồ, đầm (Phần Lan); Aixơlen có nhiều núi lửa và suối nước nóng.
Có sự khác biệt về khí hậu giữa phía tây và phía đông dãy Xcan-đi-na-vi do :
Dãy Xcan-đi-na-vi chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đã ngăn chặn ảnh hưởng của gió tây ôn đới và dòng biển nóng bắc Đại Tây dương, làm cho khí hậu phía tây dãy Xcan-đi-na-vi  ấm và ẩm hơn phía đông.
5. Sự phát triển kinh tế của Bắc Âu:
–  Các nước Bắc Âu có mức sống cao dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để phát triển kinh tế đạt hiệu quả.
–  Ba thế mạnh của các nước Bắc Âu là biển, rừng, thuỷ điện.
6. - Đặc điểm địa hình của khu vực Tây và Trung Âu: Khu vực Tây và Trung Âu gồm ba miền địa hình miền đồng bằng ở phía Bắc, miền núi già ở giữa và miền núi trẻ ở phía Nam.
7. Đặc điểm sự phát triển công nghiệp của Tây và Trung Âu:
- Có nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới: Anh, Pháp, Đức.
- Nhiều ngành công nghiệp hiện đại (cơ khí chính xác, điện tử..) và truyền thống (dệt, luyện kim, may mặc, hàng tiêu dùng...).
- Nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới: Rua,...
à Nền công nghiệp phát triển đa dạng, năng suất cao nhất châu Âu.
- Nhiều hải cảng lớn quan trọng nhưa Rốt-téc-đam,...
15 tháng 4 2016

thanh hóa, vinh ( nghệ an), huế, đà nẵng, quy nhơn!

25 tháng 3 2016

Đông Nam Bộ có nhiều địa danh về lịch sử và văn hoá : nhà Bè, bến Sài Gòn, toà thánh Tây Ninh, dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo,…