Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thường thì những ngày hai chín, ba mươi Tết, dù bận đến thế nào, những người phụ nữ cũng phải gội đầu để đón năm mới. Đó là những ngày có nhiều tóc rối cài lên mái nhà. Cả trước ngày rằm tháng giêng, mọi người chuẩn bị tắm gội sạch sẽ để lên chùa lễ Phật, ai chả phải gội đầu.
Và chỉ sau đó vài hôm, thế nào cũng có những bà hàng kẹo mầm đi thu nhặt những búi tóc rối ấy bằng cái nồi kẹo mầm, đổi kẹo cho trẻ con để lấy tóc rối.
Đó là những ngày hết Tết rồi. Trong mọi nhà chả còn một thứ bánh mứt, kẹo gì, bọn trẻ con chúng tôi mới mong những bà hàng kẹo mầm xuất hiện trên đường làng. Với tiếng rao: "Ai tóc rối đổi kẹo không nàỏ". Tiếng rao như một câu hỏi vu vơ cứ ngân dài trong những ngõ quê. Chắc người lớn chẳng ai để ý đến tiếng rao ấy. Nhưng bọn trẻ con chúng tôi thì cứ dỏng tai lên nghe, xem cái tiếng rao của bà hàng kẹo mầm đã gần đến ngõ nhà mình chưa. Và khi đã chắc chắn là bà hàng kẹo mầm đang đi về phía nhà mình rồi, anh em tôi bắc cái ghế đẩu trèo lên, đưa tay vào những khe tầu lá cọ moi ra những búi tóc rối. Chúng tôi gỡ gỡ búi tóc ra, vo lẫn vào nhau thành một nắm tưởng như to tướng trong lòng bàn tay, với hy vọng sẽ đổi được cái kẹo to.
Bọn trẻ ngồi vây quanh bà hàng kẹo mầm, vừa xem, vừa chờ đến lượt mình, mỗi thằng cầm một nắm tóc rối bù xù. Bà hàng kẹo đỗ quang gánh, mở cái mẹt đậy thúng ra, lấy nồi kẹo mầm và một nắm que tăm để lên mẹt. Tay phải bà ta thoăn thoắt véo kẹo, kéo dài sợi kẹo từ trong nồi ra như làm phép. Tay trái bà ta cầm cái que tăm, mỗi lần hai tay bà chập vào nhau là một đoạn của sợi kẹo lại dính vào đầu que tăm que bên trái. Những sợi kẹo nhỏ như tơ tằm, cứ chập vào lại kéo ra như người biểu diễn một điệu múa. Người xem đến hoa mắt không nhận ra hai tay bà hàng kẹo vừa xoay que tăm vừa dính sợi kẹo vào đầu que nữa. Bọn trẻ chúng tôi đứa nào cũng kêu rằng túm tóc của mình to, bà phải thêm kẹo. Bà hàng kẹo không bao giờ cãi lại bọn trẻ con, bà nhanh miệng làm vừa lòng bọn trẻ bằng cách càng kéo mỏng sợi kẹo ra và chập thêm vào đầu que tăm. Mỗi lần thêm như vậy, bà ta lại kèm thêm một câu nói: "Này to, này!... Này, nhiều này!...". Tay bà ta làm, miệng nói, cứ như người phù thủy bắt quyết và đọc thần chú. Bà hàng kẹo làm xong một que, đưa cho đứa nào bà cũng nói thêm một câu: "To nhớ!... Thích nhớ!" cùng với miệng cười tươi hơn cả cô đào đóng vai Thị Mầu.
Bà hàng kẹo làm rất nhanh, chỉ một lúc sau, hơn một chục đứa chúng tôi đứa nào cũng có trên tay một que kẹo. Những sợi kẹo xù trên đầu que tăm như một bối bòng bong. Trông thì to xù như một bông hoa mẫu đơn, tưởng có thể ăn suốt ngày cũng không hết được. Nhưng chỉ cần cho vào mồm ngậm lại, xoay một cái là những sợi kẹo tóp lại dính vào nhau, chỉ to bằng cái quả xoan hay cái hạt táo.
Và đúng như lời bà hàng kẹo nói câu: "Thích nhớ", đứa nào cũng thích thật. Kẹo ngọt mát, tưởng như chẳng có thứ mứt tết nào bằng. Và chúng tôi coi đây là ngày "Tết" của trẻ con xóm quê vậy. Bởi đứa nào cũng vui tíu tít. Chúng tôi đứng nhìn theo bà hàng kẹo gánh hàng đi ngõ khác. Tiếng bà ta lại ngân dài trên đường làng: "Ai tóc rối... đổi kẹo kh..ộ.ông? Nà..àọ.?". Câu hỏi vu vơ bay vào trong các ngõ. Và lại có những đứa trẻ chạy ra, tay mỗi đứa cầm một nắm tóc rối.
Đó là những kỷ niệm của một thời thơ ấu, của lớp người bây giờ đã bạc đầu cả rồi. Ai còn sống trong những làng quê, ai đã đi ra thành phố? Ai đã đi nước lạ, quê người? Cuộc sống náo nhiệt, sung túc, tràn trề bánh kẹo ngoại hôm nay, có ai nhớ về quê làng cái thuở lắng tai nghe tiếng rao ngọt ngào, câu hỏi vu vơ bay trong lối ngõ quê hương?
C1
Nếu ......thì
Tuy......Nhưng
Sở dĩ........là gì
Vì..............Nên
Hễ...............Thì
C2
Trong bài bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương không sử dụng chữ Hán Việt vì bà là chúa chữ Nôm chỉ mượn kiểu bài để viết.
Giống các bài thơ than thân.
C3
Các quan hệ từ trong đoạn đầu của văn bản Cổng trường mở ra theo thứ tự lần lượt sẽ là : của, còn, còn, với, của, và, như, những, như, của, như, cho.
a, tôi --> con cò ( dựa vào 2 câu nói trên để phân biệt )
b, tôi --> Thành ( dựa vào xác định nhân vật để biết )
a. Sự sắp xếp nội dung trong các phần trong văn bản cần sắp xếp hợp lý theo một bố cục, và chúng ta cần quan tâm tới bố cục bởi vì tạo nên sự thống nhất dễ hiểu, logic, và sự sắp xếp các đoạn các phần trong câu sẽ tạo nên một trật tự đúng và dễ hiểu.
b. - Chưa.
-chúng chưa được sắp xếp một cách hợp lý theo trật tự logic làm cho, những giá trị trong một tác phẩm cũng bị giảm đi bởi sự sắp xếp đó khiến người đọc khó quan sát và quan sát nhưng không hiểu được nội dung hiện thực phê phán trong tác phẩm.
- Các câu trên không hợp lý ở chỗ: nên đảo lộn lại trật tự các câu trong đoạn văn trên, nên trình bay ếch sống ở đâu trước hoàn cảnh sống của anh như thế nào, thứ 2 nên nói là vì hoàn cảnh sống như thế mà ếch huênh hoang nghênh ngáo, vì một trận bão mà ếch đã ra ngoài được và bị dẫm bẹp.
c. Phần mở bài từ đầu -> hiếu thảo như vậy
Phần thân bài từ tiếp theo -> trùm lên cảnh vật.
Phần kết bài là còn lại.
a) Bài thơ Rằm tháng giêng đc viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt .
Số chữ : mỗi dòng thơ có 7 chữ
Số dòng : mỗi bài có 4 dòng thơ
Hiệp vần : chữ cuối cùng của các dòng 1-2-4
Gieo vần : viên - thiên - thuyền
Ngắt nhịp : Toàn bài 4/3.
b) _ Thiên nhiên đc miêu tả trong thời gian , ko gian nào :
Rộng bao la: bởi sự mở ra đến vô biên của dòng sông và bầu trời. Tràn ngập ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chơ đầy trăng.
Tràn ngập ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất "Nguyệt chính viên": "trăng ngày rằm", hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong "rằm tháng giêng".
Tràn đầy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân, vạn vật căng nồng sự sống.
=> Dù là ban đêm nhưng cảnh vật ở đây vẫn phơi phới lồng lộng rất đẹp và đầy sức sống.
_ Ý nghĩa : thể hiện sự tràn đầy của sức xuân và sắc xuân, tạo cảm giác sức sống ấy đang ùn ùn trỗi dậy, đây là một mùa xuân đang ở trong trạng thái chuyển động lớn dần, lớn dần lên.
c)
c) - Lạc quan, tin tưởng vào ngày thắng lợi.
- Thao thức lo cho vận mệnh của dân tộc.
- Cảm nhận tinh tế, tài tình.
- Cảnh đêm rằm tháng giêng khoáng đạt, vằng vặc ánh trăng, tràn ngập sức xuân.
- Ung dung, vững vàng lãnh đạo kháng chiến.
d) Tình yêu thiên nhiên tha thiết, tư chất cất cách nghệ sĩ tuyệt vời.
Lòng yêu nước thiết tha, sâu nặng, hết lòng vì nước vì dân.
Phong thái ung dung, sự tài ba của nhà lãnh đạo kháng chiến.
Niềm lạc quan cách mạng, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Nhà lãnh đạo cách mạng và nhà thơ lớn thống nhất hoà hợp trong con người Hồ Chí Minh.
e) Nghệ thuật: điệp ngữ.
Thể hiện tỉnh cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và Phong thái ung dung ,tự tại, lạc quan.
Hai bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên pha chút hiện đại Đông Dương.
Sử dụng từ k đúng âm , đúng chính tả : k có
Sử dụng từ k đúng nghĩa : b , e
Sử dụng từ k đúng tính chất ngữ pháp của từ : c , g , h , k
Sử dụng từ k đúng sắc thái biểu cảm , k phù hp vs tình huống giao tiếp : k có
Lạm dụn từ địa phương , từ Hán Việt : a , d , i
Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà.Con sông quê luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi....". Câu hát của nhạc sĩ đó đã nói rất đúng tâm tư tình cảm của nhiều người, trong đó có cả em. Đúng vậy, quê em có một khúc sông nhỏ chảy qua, dịu dàng và thơ mộng, là nơi sinh hoạt của dân làng, là nơi tuổi thơ em đã gắn bó nhiều kỉ niệm. Nơi ấy đã trở thành biểu tượng của quê hương để mỗi lần đi xa, nhớ về quê là em lại da diết nhớ đến con sông nhỏ quê mình.
Dong sông quê em không biết bắt nguồn từ ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp xa xôi, đã đi qua bao ghềnh thác bao vách đá cheo leo trước khi về miền đồng bằng nhưng khi đi qua làng em nó chảy êm ả dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nghía mặt nước lặng lờ với làn nước trong xanh của nó. Bố em bảo sông là một nhánh của dòng Thu Bồn nhưng dân làng em vẫn thường gọi bằng cái tên vừa dân dã vừa thân thương: sông Tre làng. Có lẽ vì nơi đây dân làng trồng tre rất nhiều, kín cả một bãi sông, nên mới có tên gọi như thế.
Sông quê em không có vẻ đẹp to lớn hùng vĩ như những con sông em thường gặp trong những trang thơ, trang văn mà nó bé nhỏ hiền hòa với chiều rộng độ hơn vài chục mét. Nhiều lúc em say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông với hàng tre xanh hai bên bờ soi bóng xuống mặt sông êm đềm mát dịu rồi chợt nhớ đến những câu thơ của Tế Hanh viết về con sông quê mình:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng..."
Đôi lúc, từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi kinh ngạc nhìn thấy bóng mình soi trong làn nước trong vắt, lặng lờ. Trên mặt sông thỉnh thoảng có vài con thuyền của người dân chài cá xuất hiện làm cho dòng sông càng thêm thơ mộng gấp bội phần. Chiều chiều, các bè nứa, các bè gỗ và thuyền buôn lững lờ xuôi về bến sông Hoài tận phố cổ Hội An. Vang vọng trên mặt sông là những tiếng nói và giọng cười của những bà, những cô gái trẻ. Chẳng biết họ có chuyện gì mà vui thế. Em như chợt vui lây cùng với niềm vui bình dị hồn nhiên của họ.
Nhưng dòng sông cũng có lúc nổi giận như con người. Đó là vào những ngày mưa lũ. Nước trở nên mênh mang hung tợn lạ thường. Nó đục ngầu sủi bọt cuồn cuộn chảy cuốn theo bao rác rưởi và củi mục từ trên nguồn trôi về. Mặt nước dâng cao nhấn chìm cả chiếc cầu tre lắt lẻo mà dân làng em góp tre làm tạm để qua bên kia sông làm mùa. Trên bờ những ngọn tre oằn oại cả thân mình như giục dòng nước chảy nhanh hơn ra biển để tránh ngập lụt cho dân làng. Những ngày đó muốn qua bên kia sông, dân làng phải nhờ đến người chèo đò. Con đò mảnh như chiếc lá tre trôi xéo giữa dòng nước ùng ục réo sôi rồi mới cập bến như dự định. Có lẽ chính những ngày gian nan này càng làm em thêm quí thêm yêu quê hương mình. Em tin rằng rồi đây sẽ không còn những chuyến đò qua sông đầy nguy hiểm như thế mà sẽ có một chiếc cầu xi măng kiên cố cho dân làng qua lại bình thường trên sông lúc nào họ muốn
Nhưng cho dù hiền hòa hay hung dữ, dòng sông quê em vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.
Yêu biết bao dòng sông quê em! Yêu biết bao nơi ghi dấu những kỉ niệm của một thời thơ ấu còn nhiều gian nan khổ nhọc. Dòng sông như một người thân đã hiện hữu trong cuộc đời của em. Mai này dù có đi đâu xa em vẫn maĩ nhớ mãi yêu dòng sông nhỏ quê mình. Sông là tất cả tuổi thơ em!
Bn tham khảo nhé !!!
Trong cuộc đời mỗi người chúng ta ai cũng đã từng mắc lỗi.Tuy phạm lỗi nhưng quan trọng là chúng ta có biết nhận và sửa lỗi hay không.Tôi cũng đã từng chưa học bài.Dù đó chỉ là lỗi nhỏ nhưng nó vẫn để lại cho tôi biết bao sự ân hận,xấu hổ và cũng làm cho thầy cô,ba mẹ rất buồn và thất vọng về tôi.
Hôm ấy là ngày thứ hai nắng đẹp.Cuối tuần trước,chúng tôi có rất nhiều thời gian để làm bài và học bài cũ.Thế nhưng hôm thứ sáu phải học tân 5 tiết nên chúng tôi ai cũng cảm thấy mệt mỏi.Vừa về đến nhà,tôi đặt ngay cái cặp xuống đất ròi dán mắt vào máy vi tính từ sáng đến tối mịt,quên cả ăn cơm cùng gia đình.Chơi chán.tôi nghĩ:"Thứ hai ắt hẳn cô sẽ kiểm tra bài cũ.Thôi,bây giờ mình nên học bài thôi!"Tôi vừa lấy sách vở ra thì cái Lan-bạn hàng xóm của tôi sang rủ đi xem xiếc.Vì thích nên tôi bỏ học bài và đi theo cô bạn.Tối về tôi rất mệt và ngủ luôn đến sáng thứ bảy.Hôm đó,chị họ và bác tôi lên chơi.Tôi nói chuyện,đi chơi với chị rất vui vẻ.Khi bác và chị ra về cũng là lúc tối chủ nhật.Tôi mở sách ra học.Nhưng sao mắt tôi cứ díp lại thế này.Tôi nghĩ rằng cô giáo sẽ không gọi lên bảng vì tôi đã có rất nhiều điểm cao rồi mà.Thế là tôi yên tâm ngủ một mạch tới sáng
"Tùng tùng tùng"-tiếng trống bắt đầu tiết toấn của cô Lam đã vang lên.Khi cô vào lớp,tim tôi đập thình thịch.Cô lặng lẽ mở sổ điểm ra rồi liếc nhìn tên thằng Tùng,cái Mai.Bất ngờ,cô đóng sổ lại và nói:
-Hôm nay chúng ta sẽ kiểm tra 15' các con lấy giấy ra đi!
Sau khi nghe cô nói,tôi rất hoang mang và lo sợ.Cô bắt đầu chép đề lên bảng.Các bạn cặm cụi làm bài.Trong lớp không có tiếng gì ngoại trừ tiếng bút các bạn làm bài.Cuối giờ,tôi nộp cho cô tờ giấy trắng.
Rồi ngày hôm sau,cô trả bài,tôi bị điểm 2.Ngay cả thằng Hòang-người học dốt nhất lớp tôi còn được điểm 8 mà tôi là một học sinh giỏi sao chỉ đượ mỗi 2.Thấy tôi lần đầu bị điểm kém,cô gọi lên hỏi.Tôi bước từng bước nặng nè lên bục giảng.Cô hỏi:
-Con đã ôn bài cũ chưa?
Tôi lặng thinh trước câu hỏi của cô.Tôi lấy hết can đảm trả lời:
-Dạ,con chưa học bài!
Tôi nghĩ rằng cô và các bạn sẽ vô cùng thất vọng về tôi.Các bài kiểm tra trước tôi toàn được 9,10 mà.Cô lại ân cần:
-Lí do gì khiến một lớp trưởng gương mẫu như con lại chưa ôn bài và bị điểm kém vậy?
Sau khi nghe câu hỏi của cô,tôi cảm thấy rất xấu hổ và ân hận.Hai chữ"lớp trưởng"Sao xa vời quá!Trong đầu tôi hiện lên rất nhiều suy nghĩ:con ốm,con chưa học bài,con mải chơi,mẹ ốm nên con chưa học bài,...
Thế rồi tôi cũng quyết định nói thật với cô.Tôi kể hết mọi chuyện cho cô nghe.Nét mặt cô thoáng buồn!Chắc giờ cô thất vọng về mình lắm-tôi thầm nghĩ!Cô nói với tôi:
-Về nhà con nhớ ôn bài kĩ nha!
Tôi trả lời:
-Con cảm ơn cô ạ.Con hứa sẽ cham chỉ hơn
Cô mỉm cười:
-Lần sau cô gỡ điểm con nhé!
Tôi"vâng ạ"tồi chạy xe về nhà.Mẹ tôi đang ngồi khâu áo.ĐỨng ngoài cửa,tôi không biết nên nói với mẹ thế nào.Tôi buồn bã bước vào nhà.Mẹ niềm nở ra đón:
-Con yêu của mẹ hôm nay có được điểm nào không?
Người tôi run lẩy bẩy khi nghe câu hỏi của mẹ.Cuối cùng,tôi lấy hết can đảm,nói:
-Dạ,con bị điểm 2 ạ!
Mẹ tôi sửng sốt vì từ trước đến giờ lúc nào tôi cũng làm mẹ vui bởi số điểm của mình!Mẹ hỏi:
-Vì sao con lại bị điểm kém vậy?
Tôi im lặng hồi lâu rồi trả lời mẹ:
-Dạ,do con mải chơi.Con xin lỗi mẹ ạ!
Tôi nhận thấy mẹ buồn lắm!Chắc bây giờ mẹ đang thất vọng về tôi-Tôi nghĩ.Thế nhưng mẹ vẫn gắng mỉm cuời:
-Thôi,lần sau con gỡ điểm nhé!
Tôi vui vẻ nhưng vẫn thấy ân hận về việc làm của mình!
Tôi rất vui vì được mẹ và cô tha thứ.Sau sự việc này,tôi thấy mình cần chú ý đến việc học hơn.Dù có những cuộc chơi vui đến mấy thì tôi cũng phải học bài.Dù được mọi người tha lỗi nhưng đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy xấu hổ và ân hận.Tôi hứa sẽ chăm học hơn để mẹ có thể hãnh diện về tôi,thầy cô và bạn bè sẽ mến phục một lớp trưởng vừa gương mẫu,vừa học giỏi như tôi.Tôi sẽ không làm mọi người thất vọng thêm một lân nữa.
Tôi nhớ mãi hình ảnh mẹ gầy, ngồi bên cửa sổ, đôi mắt buồn như nhìn vô định vào chốn xa xôi. Đó là khi mẹ buồn vì tôi mắc lỗi.
Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình hạnh phúc. Bố tôi là bộ đội nên thường xuyên vắng nhà. Thế là mẹ tôi vừa là mẹ vừa là cha vừa là bạn của tôi. Mẹ chăm sóc chu đáo và dành tình yêu thương nhiều gấp bội những người mẹ bình thường như để bù đắp cho tôi sự thiếu thốn tình cảm của cha. Bố vắng nhà nên mẹ nuôi dạy tôi rất vất vả, vừa phải lo việc nhà mẹ còn lo công việc ở trường học. Mẹ tôi là cô giáo dạy văn. Mẹ lúc nào cũng mong tôi lên người, vững vàng ngay thẳng như cha. Vì thế, trước những lời nói dối của tôi, lòng mẹ đau đớn lắm, dường như bao hi vọng tin tưởng ở tôi bị tan vỡ…
Lần đó đi chợ cùng mẹ, tôi rất thích con búp bê bằng vải. Nó đẹp lắm nên giá hơi mắc. Tôi nghĩ với điều kiện của gia đình mình hiện nay chắc mẹ sẽ không đồng ý mua cho. Tôi buồn bã ra về mà không dám hỏi mẹ. về nhà, tưởng rằng tôi sẽ quên ngay nhưng hình ảnh con búp bê xinh xắn, đáng yêu ấy cứ chờn vờn trong suy nghĩ của tôi. Tôi còn năm mơ thấy nó ở bên tôi, nằm cạnh tôi khi ngủ nhưng lúc tỉnh dậy, tôi lại hoàn toàn thất vọng. Thế là tôi nghĩ cách để có được con búp bê ấy. Tôi có một con lợn đất đựng tiền tiết kiệm. Mỗi dịp Tết được tiền mừng tuổi hay được điểm mười mẹ thưởng, tôi đều gửi vào “ngân hàng” lợn đất. Đã được hơn một năm chắc chú lợn cũng mập mạp. Nghĩ vậy, tôi tìm cách lấy tiền từ trong đó ra, từng chút từng chút một để mẹ không nghi ngờ. Đến một ngày, tôi đã đủ số tiền để có thể mua em búp bê về. Tôi vui lắm, chạy ngay đến cửa hàng và hân hoan đón lấy em búp bê từ tay cô chủ. Em búp bê đã thật sự là bạn của tôi. Giấc mơ ngày nào đã thành hiện thực. Nhưng vì sợ mẹ biết nên tôi giấu em vào tủ quần áo, thỉnh thoảng mẹ vắng nhà tôi mới đem ra chơi.
Chiều hôm sau đi học về, tôi quyết định sẽ nhận lỗi với mẹ. Bước chân vào phòng, tôi bắt gặp hình ành dáng mẹ gầy, ngồi bên cửa sổ, đôi mắt buồn nhìn xa xăm như vào chốn vô định…Nhìn mẹ như vậy tôi suýt bật khóc. Bao nhiêu hồi hộp, sợ hãi trong tôi tan biến mất. Lúc này đây trong tôi chỉ còn tình yêu đối với mẹ và lòng dũng cảm mà thôi. Tôi tiến lại gần và gọi “Mẹ”. Mẹ đang khóc, lau vội nước mắt quay lại nhìn tôi. Mẹ kéo tôi lại gần, ôm tôi vào lòng và xoa đầu tôi như thuở bé. Tôi ôm chặt mẹ và không thể kìm nén cảm xúc của mình, tôi bật khóc “Mẹ ơi, con., con…. con xin lỗi mẹ. Con . Không để tôi nói hết câu, mẹ ngăn lại “Con yêu của mẹ. Con không phải nói gì nữa. Mẹ đã biết tất cả rồi. Con của mẹ mà mẹ không hiểu sao. Con nhận ra lỗi lầm của mình và sửa chữa là tốt rồi. Mẹ sẽ không cho ba con biết chuyện này đâu, để ba con yên tâm công tác. Vì đây là lần đầu nên mẹ con mình xí xoá nhé. Mẹ cũng thật buồn vì không thể lo đủ cho con…”. “Không! Mẹ ơi, biết thế nào là đủ ạ. Con chỉ cần tình yêu mẹ dành cho con thôi”. Hai mẹ con tôi ôm nhau thật chặt.
Lần đầu nói dối và cũng là lần đầu tôi làm mẹ đau khổ. Dáng mẹ buồn như đã khắc sâu vào tâm khảm tôi mà mỗi lần nhớ lại tôi thấy lòng mình đau nhói. Nhờ có mẹ, tôi đã xác định được mục tiêu của mình là phải sống vững vàng và ngay thẳng giống như cha của tôi.