Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi đã đến với cuộc đời này, yên tĩnh và lặng lẽ, chỉ có gia đình và người thân biết về sự ra đời đó. Nhưng dường như vì cái sự quá ư là nhẹ nhàng đó mà tôi đã không biết quý trọng cái giây phút mà mình đã được sinh ra như thế nào. Mẹ tôi, 1 người phụ nữ, nuôi dạy, chăm sóc con cái, lo việc nội trợ và thiêng liêng hơn là sinh ra và nuôi dưỡng các anh chị em chúng tôi nên người. Tôi biết điều đó vì chị gái tôi luôn nói với tôi như thế: “Mẹ đã vất vả rất nhiều để sinh ra mấy chị em mình,…”.
Tôi luôn nhớ, và không quên. Tôi dám khẳng định là như thế!
Nhưng dường như việc đi ra đời, tiếp xúc và bương chải với nó quá nhiều mà khiến tôi phần nào quên đi cái câu nhắc nhở ấy. Quên đi cái sự vất vả ấy. Và 1 đứa học sinh cấp 3 như tôi, đủ lớn, đủ suy nghĩ để có thể biết được công ơn của ba mẹ. Nhưng tôi đã quên, trong giây phút ấy.
Tôi được học thế nào là trung thực ở trường, trung thực giúp cho con người ta tiến bộ hơn, có được rất nhiều thứ tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng phần nào tôi cũng đã hiểu được, nó được nhiều và cũng mất nhiều lắm qua những lời mà hôm đó tôi đã nói với mẹ. Mẹ là người tôi nghĩ là người phụ nữ trung hậu nhưng quá “ngang”. Tôi muốn mẹ hiểu được rằng, con cái và cha mẹ cần phải hiểu nhau, chứ không phải là mẹ nói gì, con cái nghe ấy.
Với cái suy nghĩ đó mà tôi đã ngang miệng cãi lại mẹ khi mẹ nói những điều mà tôi cho là mẹ sai hoàn toàn. Đừng vội cho là tôi sai khi cho rằng mẹ sai, trong tình huống ấy, tôi không thể nào nghĩ rằng mẹ đúng. Sai và thật sự sai!. Rồi sau cái ngày ấy, mẹ và tôi dường như cách biệt nhau 1 khoảng cách, xa vời vô cùng mặc dù đang chung 1 nhà.
Tôi không hề nghĩ rằng mình sẽ xin lỗi mẹ, vì mình đã sai. Có thể đó là ngang bướng, nhưng mẹ ạ, con không muốn mẹ con mình cứ mãi không hiểu nhau, nếu như không có cái ngày ấy.
Nhưng bây giờ, con muốn xin lỗi mẹ, vì … con đã ngang bưỡng cãi lại mẹ. Con xin lỗi mẹ vì mẹ là mẹ của con, con đã sai vì con cãi mẹ, nhưng mẹ ạ, con mong mẹ cũng sẽ hiểu cho con.
Bài làm
Trong cả cuộc đời mình, con người ta đã gặp và kết bạn với hàng trăm người. Những mối quan hệ ấy là sợi dây gắn kết con người trong xã hội lại với nhau. Nhưng dù có hàng trăm, hàng nghìn sợi dây liên kết xã hội như thế, con người ta vẫn không thể từ bỏ gia đình - cái nôi nuôi dưỡng ta và những điều bình dị nhất.
Từ trước đến giờ tôi vẫn luôn là một đứa con ngoan của bố mẹ, một người chị tốt của thằng em trai, là học trò cưng của thầy cô giáo và là hình mẫu được dùng để bố mẹ lũ bạn mang ra dạy dỗ chúng. Nhưng chẳng ai biết, cuộc sống của tôi thật sự chỉ xoay quanh việc đi học và về nhà. Tôi không có bạn thân, không có những buổi tụ tập, hẹn hò lê la phố xá với lũ bạn như học sinh khác. Tan trường tôi sẽ trở về nhà để học bài và chơi với thằng em trai. Có lẽ vì thế mà tôi cũng không được trải nghiệm nhiều thứ. Những kỉ niệm thời cấp hai và cả học trò của tôi chỉ là những giờ lên lớp, những buổi đi học thêm. Chỉ là học và học.
Năm tôi học lớp 9, bài vở nặng hơn rất nhiều. Thời gian tôi đến trường và ở các lớp học thêm còn nhiều hơn thời gian tôi ở nhà. Đầu óc tôi luôn trong tình trạng căng như dây đàn. Tôi đã bắt đầu học với cường độ cao từ hè năm lớp 8. Vì bố mẹ và mọi người đều tin rằng tôi chắc chắn sẽ đỗ vào chuyên Anh của trường chuyên thành phố.
Càng đến ngày thi, tôi lại càng thấy căng thẳng và mệt mỏi. Những con số, những tờ đề cứ thế cuốn lấy tôi. Tôi bắt đầu cảm thấy sợ hãi. Tôi sợ mỗi buổi sáng thức dậy tôi sẽ phải tiếp tục quay cuồng với đống bài vở và những lớp học nối tiếp nhau. Tôi sợ phải ngồi lì hàng giờ trong căn phòng kín với tiếng điều hòa ro ro mát lạnh để cắm đầu vào những con số. Tôi sợ những bữa ăn vộ vã trên đường khi đi từ lớp học này đến lớp học khác. Tôi sợ tiếng mở cửa của gia sư mỗi buổi tối. Tôi sợ những câu hỏi quan tâm của cha mẹ, về tình hình học tập của tôi bây giờ. Tất cả những hứng thú của tôi cho việc học đều bị năm học này phá hỏng hết rồi. Tôi không còn học vì thích thú, vì đam vmee và muốn tìm hiểu nữa. Tôi học vì tôi phải học. Tôi học vì bố mẹ tôi muốn thế. Chỉ đơn giản là thế thôi. Tôi thấy mệt mỏi vô cùng.
Một tháng trước ngày thi, tôi khủng hoảng thực sự. Bài vở càng lúc càng nhiều. Thời gian ngủ của tôi cũng không không cón nhiều nữa. Tôi gầy đi trông thấy. Bố mẹ cũng lo lắng, nhìn tôi và bảo:
- Mệt quá thì thôi con ạ. Nghỉ ngơi đi!
Những ngày gần thi, bố mẹ tôi tự nhiên không còn quá áp lực với tôi về việc điểm số, trường thi nữa. Bố mẹ nhẹ nhàng và nhắc nhở tôi nghỉ ngơi nhiều hơn. Có lẽ thấy việc học của tôi vất vả và áp lực quá nên bố mẹ không muốn gây thêm áp lực cho tôi nữa. Những ngày cuối cùng, tôi dồn hết sức để ôn tập và bước vào phòng thi thật tự tin. Thật may mắn, năm tôi thi, trường chuyên của thành phố cho phép học sinh có thể đăng kí thi hai chuyên một lúc. Tức là tôi vừa có thể thi chuyên Anh, vừa thi chuyên Văn như tôi mong muốn.
Hôm tôi đi thi là một ngày trời nắng nóng. Cái nắng hè gay gắt đổ xuống khiến mặt đường bốc lên từng đợt hơi nóng thật khó chịu. Tôi thi môn Văn vào buổi sáng, Toán vào buổi chiểu và hai môn chuyên sẽ thi vào ngày hôm sau. Tôi làm bài các môn đều ổn, kể cả hai môn chuyên. Ra khỏi phòng thi, bố mẹ và em trai tôi đã chờ sẵn. Khuôn mặt mọi người đều lo lắng. Mẹ nhìn thấy tôi, đi nhanh đến hỏi:
- Có mệt không con? Làm bài thế nào?
- Ổn mẹ ạ! - tôi đáp
Mẹ tôi mỉm cười thật tươi, lấy chiếc khăn trong túi lau mồ hôi trên trán cho tôi. Chúng tôi lên xe trở về nhà. Kết thúc những tháng ngày ôn thi căng thẳng và vất vả. Tôi trở về nhà với tâm lí thật thoải mái. Mẹ đưa cho tôi một tờ kế hoạch. Đó là kế hoạch mẹ đã chuẩn bị từ trước, khi thấy tôi quay cuồng với lịch học, ôn. Tôi nhìn bản kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ của mẹ, thấy mắt mình cay cay. Tôi là một con bé nhút nhát. Mẹ cũng biết cuộc sống của tôi thực đơn giản. Chỉ đi học rồi về nhà. Có lẽ bố mẹ lo lắng tôi không có bạn. Tôi sẽ buồn. Nhưng quả thực, bố mẹ không biết, chỉ cần có mọi người là đủ.
Lúc nhận kết quả thi, tôi đủ điểm đỗ cả hai chuyên, cả lớp chọn của trường. Đó là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực suốt một năm qua của tôi. Không cần tôi báo, chắc bố mẹ cũng đã biết rồi. Vì bố mẹ còn hồi hộp hơn tôi nhiều lần. Tôi thấy bố mẹ xem kết quả với một khuôn mặt mãn nguyện. Nụ cười của mẹ lúc này thật hạnh phúc. Tôi còn để ý thấy trong bữa tối, mẹ len lén lau nước mắt. Tôi biết mọi cố gắng của mình lúc này đều xứng đáng. Bữa tối gia đình thật đơn giản. Nhưng ai cũng cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Thằng em trai gắp cho tôi một miếng sườn và bảo:
- Cho chị Bống, chị giỏi. Em cũng muốn học giỏi như chị!
- Bin còn giỏi hơn chị cơ - tôi cười, xoa đầu nó.
Gia đình là điều quan trọng nhất đối với tôi. Bởi lẽ, ở đó bố mẹ sẽ yêu tôi vô điều kiện. Mọi người sẽ chăm sóc và lo lắng cho tôi mỗi khi tôi mệt mỏi. Và quan trọng nhất, gia đình sẽ không bao giờ quay lưng và bỏ tôi lại một mình.
Ai cũng có thể mắc lỗi, thậm chí rất nhiều lần. Nhưng không phải lần mắc lỗi nào cũng để lại như dâu ấn của một kỷ niệm buồn trong đời. Tôi nói vậy chẳng hiểu có đúng với các bạn không chứ đối với tôi đấy là một sự thật. Chắc các bạn đều biết, bọn con gái chúng tôi đều sợ bị đòn, nhất là khi bố đánh. Đau một phần, còn phần nữa là vì xấu hổ với bạn bè. Thế mà, chỉ vì tôi, ví tính tham ăn của tôi mà chị tôi đã bị đòn oan giữa ban ngày, trước mặt bạn bè đây. Đây là một kỷ niệm buồn. Rồi sau này lớn lên, chắc tôi cũng chẳng bao giờ quên chuyện này.
Hôm đó, mẹ tôi đi vắng ở nhà chỉ có ba bố con. Sau bữa cơm trưa, bố tôi ra sông giặt giũ. Chị Phương chuẩn bị đi học, còn tôi lấy chổi quét nhà. Quét đến chân tủ, thấy gói thuốc bắc của mẹ để đó, tôi bỗng nảy ra một ý và gọi giật giọng:
- Chị Phương ơi, trong gói thuốc kia có quế đấy. Hôm trước mẹ giở ra em đã nhìn thấy mà. Chị em mình lấy ra ăn đi! Bố không biết đâu!
- Chị không lấy được, chị phải chuẩn bị đi học đây!
Nhưng tôi vốn là đứa đã thèm cái gì thì phải ăn bằng được, nên cứ một mực nài ép chị Phương. Tôi xăm xăm cầm gói thuốc ra dúi vào tay chị:
- Chị lấy cho em một miếng vậy!
Không còn cách nào khác, chị Phương mở gói thuốc bắc, lấy ra một miếng quế và bẻ làm hai. Chị đưa tôi một nửa và chị cầm một nửa.
Thấy vậy tôi không chịu. Trong nhà, tôi là út nên mỗi lần tôi gây “áp lực” với ai, người đó đều phải nhịn. Chị Phương thì không bao giờ bắt tôi được điều gì rồi. Ngay cả bốmẹ tôi, khi tôi muốn làm gì thì lắm lúc cũng phải chịu. Vì thế, thấy chị Phương đưa cho mình có nửa miếng quế, tôi nói:
- Sao phần của em ít thế?
- Em xem, miếng ấy to gấp hai miếng của chị còn gì? Ăn nhiều sâu răng đấy!
Nói rồi chị bẻ thêm cho tôi một mẩu nữa, nhưng tôi vẫn thấy phần của mình chưa đủ. Tôi không chịu, miệng phụng phịu định khóc. Thấy vậy, chị dúi tất cả phần quế của chị vào tay tôi rồi bực tức nói:
- Thôi này, mày ăn cả đi, tao chẳng thèm! Từ nay trở đi tao không thèm chơi với đứa ăn tham nữa. Chạy ra ngoài kia mà ăn để tao chuẩn bị đi học!
Nghe chị nói thế, tôi òa khóc. Tôi nói:
- Em đi mách bốlà chị lấy trộm quế đây! Nào... nào...
Thế là tôi chạy đi mách bố thật. Nghe tôi mách vậy, bốtôi rất tức giận. Vừa bưng chậu quần áo về tới sân, bố tôi đã quát ầm lên:
- Cái Phương đâu rồi, hư thật đấy! Sao dám giở gói thuốc của mẹ ra để lấy quế ăn hả?
Tôi tưởng bố chỉ mắng thế rồi thôi. Nào ngờ, bố rút ngay cái roi ở góc cửa, mặt đầy tức giận:
- Nằm ngay xuống giường kia! Nằm xuống!
Nghe tiêng bố quát, đứng ngoài tự nhiên tôi cũng thấy sợ run người. Bố đánh chị Phương thật rồi. Tôi vội mếu máo:
- Chị Phương Ơi trốn đi, trốn đi không bố đánh chết đấy!
Nhưng chị Phương không chạy. Chị từ từ nằm xuống giường. Tiếng roi vút đen đét vào người chị. Cứ mỗi lần tiếng roi vung lên rồi quất xuống khiến tôi giật thót cả người. Chắc chị đau lắm!
Đúng lúc đó, các bạn cùng lớp đến gọi chị Phương đi học. Thấy chị đang nằm úp đít trên giường bị đòn, cả đám sợ xanh mặt, đứng như trời trồng. Đứa nào, đứa nấy nhìn nhau im thin thít không dám ho he nửa lời.
Sau đó đám bạn cứ lảng dần, tảng lờ như không biết. Phần vì đám bạn chị chẳng biết làm gì khi thấy cảnh tượng trên, phần vì tránh cho chị Phương khỏi xấu hổ.
Một lát sau, tôi nghe trong nhà có tiếng chị Phương mếu máo:
- Con xin lỗi bố, lần sau con không dám ăn trộm quế nữa ạ!
Cuối cùng bốtôi cũng tha cho chị Phương. Chị cầm vội lấy chiếc cặp rồi bước ra sân. Chị vừa đi vừa thút thít khóc. Chị đưa tay lên lau nước mắt. Tôi hối hận quá. Chỉ vì tính tham ăn và nhõng nhẽo của mình mà chị bị đòn oan. Lỗi do mình mà để chị phải đứng ra chịu cả. Tôi vội chạy theo chị:
- Chị Phương ơi! Chị Phương! Em biết lỗi của mình rồi!
Chị Phương im lặng bước đi và không nói gì.
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi.
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.
Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi
Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi
Đề bài: Lập dàn ý cho đề bài: Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
Gợi ý:
Mở bài:
- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).
Thân bài:
- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).
Kết bài:
Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.
Tham khảo bài làm
Cơn gió lành lạnh khẽ len lõi vào người tôi. Cái cảm giác nhớ một người là như vậy sao. Cuộc dời quả thật có nhiều chuyện đáng buồn. Khi tôi nhận ra giá tri của những người xung quanh thì dường như nó đã muộn. Có lẽ những kỷ niện cuối cùng của tôi và bạn sẽ chỉ còn trong quá khứ, sẽ để lại cho tôi những nỗi nhớ mỗi đêm dài.
Có thể nói vậy trong tất cả chúng ta ai cũng có bạn của mình tìm một người bạn thì rất dễ dàng nhưng tìm được người hiểu mình thì lại khó, tôi đã từng có cái cảm giác là được hạnh phúc khi được ở bên người bạn mà tôi quý mến nhất. Thế nhưng mà giờ đây tôi đã làm cho người ấy ko còn bên tôi nữa rồi. Kể cũng lâu zùi nhỉ : tôi thật sự hối hận vì những gì tôi đã làm đối với người bạn bé bỏng nhỏ nhắn. Tình ban của tôi bắt đầu từ lúc trên đường đến trường, người bạn đó đã giúp tôi một người xa lạ hiểu ra nhiềi điều. Dáng người nhỏ bé, mái tóc dài thế mà phải bán từng tấm vé số để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống hằng ngày, trong khi tuổi của cô bé ấy là phải cắp sách đến trường, được sống trong sự đùm bọc iu thương. Cô bé ấy lại là người đầu tiên dạy cho tôi bik cách quý trọng đồng tiền là như nào. Ngày qua ngày tình bạn lớn dần theo thời gian, ăn cùng ăn, vui cùng vui.... Bỗng dưng một ngày, chúng tôi hẹn nhau hôm đó gặp nhau thế nhưng mà người bạn ấy lại thất hứa với tôi, hôm sau cô ấy đến xin lỗi rất nhiều nhưng tôi ko gnhe lời giải thích từ cô ấy. Thế là từ hôm đó tôi ra đi và trở về chỉ một mình. Vài nàgy sau tôi nhận được tin, có một cô gái bán vé số đã qua đời vì bị sốt nặng nhưng ko vào viện, người ta nói rằng trước khi mất cô bé ấy cứ luôn miệng tha lỗi cho tớ đi mà! Nghe tớ.. giải thích một lần đi.. đừng jận tớ nha.... Cjỉ vì lý do thế cơ đấy mà tôi làm cho ngừơi pạn của mình phải rơi nước mắt, lại ko yên tâm, chỉ vì lòng ít kỷ mà tôi đã mất đi người quan trọng nhất. Tôi cố kìm nước mắt lại, đó chỉ là tin đồn mọi người sai rồi cô ấy chỉ đi đến một nơi thật xa thật xa thôi cô ấy chưa chết đâu. Làm sao để có thể trở về như ngày xưa, ngày chúng ta cùng nhau vui đùa, biết bao nhiêu là niền vui lẫn nỗi bùn hòa vào nhau. Tôi sai rồi! Trả lời tôi đi? tại sao bạn nằm đó lặng thinh ko nói gì, sao bạn ko ngồi dậy đùa giỡn với tôi như ngày nào. Mưa thì có bao giờ nhớ nắng nhưng sao xa bạn tôi lại nhớ thế này? không có bạn tôi biết phải làm sao với cụôc dống phức tạp, ai là người sẽ chìa tay ra giúp tp6i những lúc khó khăn như pạn đã từng làm. Tại sao giữa chúng ta giờ lại có một khỏang trống vô cùng xa xôi và lớn lao đến thế? Nó ko còn nằn trong tầm với của hai ta nữa zùi. Tớ rất muốn dc nghe lời cậu nói. Lời của người bạn mà tớ yêu thương nhất. Giờ tớ xin cậu tha thứ cho tớ ....
Tớ hứa với cậu tớ sẽ vượt qua mọi vấp ngã của cuộc đời, tớ sẽ sống thay cả phần của cậu. Đối với tớ, bạn vẫn là bạn, tình bạn của chúng ta se tồn tại mãi dẫu nhân gisn muôn màu đổi thay. Bài viết: Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
Đối với một sô" bạn trong lớp, sinh nhật là dịp để vui chơi liên hoan vui vẻ, tưng bừng. Thỉnh thoảng tôi cũng có dịp đi dự những buổi sinh nhật như vậy. Nhưng với tôi, sinh nhật chỉ khác ngày thường ở chỗ tôi được mẹ chiêu đãi vài món khoái khẩu. Tôi cũng không lấy đó làm buồn vì tôi biết điều kiện kinh tế nhà mình còn eo hẹp. Bô" mẹ tôi chỉ làm công nhân của xí nghiệp rau quả nên chi tiêu trong gia đình phải hết sức tiết kiệm mới đủ cho tôi ăn học. Vậy mà một lần, trong dịp sinh nhật lần thứ 12 của tôi, bô" mẹ đã dành tặng tôi món quà bất ngờ khiến tôi rất ngạc nhiên, xúc động.
Sinh nhật tôi vào sát dịp hè nên chẳng mấy ai để ý. Mọi người dều phải tập trung ôn thi, làm bài thi học kì nên mấy vụ chơi bời đều bị dẹp sang một bên. Chỉ có mấy đứa bạn thân là nhớ mang máng. Chúng nó đòi tôi phải khao một chầu chè thập cẩm thì mới tặng quà. Đúng là một lũ háu ăn láu cá. Vào buổi sáng ngày sinh nhật, tôi mồ ***** bằng sứ mà tôi nuôi suốt một năm qua. Dù thời gian nuôi dài nhưng nó chẳng béo là mấy vì tôi ít khi có tiền. Đếm đi đếm lại, tôi thấy cũng đủ để khao các bạn chè. Tôi chào bố mẹ rồi vui vẻ đến trường. Sau khi làm xong bài thi môn Địa lí, chúng tôi được về sớm. Cả bọn kéo nhau ra hàng chè gần cổng trường liên hoan rôm rả. Tôi nhận được một số món quà xinh xắn bao gồm cả truyện, cặp tóc, bít-tất... Buồn cười nhất là hai đôi bít-tất vì sinh nhật tôi vào mùa hè, có ai đi bít-tất đâu. Nhưng người tặng bảo là mua cho tôi từ dịp đại hạ giá, bây giờ mới tặng. Cả lũ lại cười nghiêng ngả. Tôi tung tăng về nhà, tay xách túi quà, miệng cười hớn hở khi nghĩ tới món sườn rán và gà hấp lá chanh mà mẹ sẽ làm để mừng sinh nhật tôi. Đúng như vậy, về đến cửa, tôi đã ngửi thấy mùi thức ăn thơm lừng. Chà chà, cả nhà đã về đông đủ bên mâm cơm ngon lành. Tôi chào bố mẹ rồi tót vào nhà tắm thay quần áo, rửa chân tay. Khi tôi bước ra, bô" mẹ vẫn chưa ngồi vào bàn mà dang đứng nhìn tôi rất lạ. Tôi ngạc nhien không hiểu chuyện gì, định hỏi cả nhà chờ khách nào thì bô" mẹ đã bước đến bên tôi, vui vẻ nói: — Bô" mẹ tặng con món quà nhân ngày sinh nhật. Chúc con học giỏi, ngoan ngoãn, khỏe mạnh. Nói rồi bố mẹ dẫn tôi vào góc học tập của mình. Trời ơi! Tôi không tin vào mắt mình. Một dàn vi tính mới tinh đặt trên chiếc bàn chuyên dùng để máy. Cạnh đó là tấm bưu thiếp ghi dòng chữ: “Mừng sinh nhật con yêu”. Tôi vui sướng bất ngờ đến nghẹt thở. Lâu lắm rồi tôi mới được tặng quà, mà lại được tặng một món quà giá trị đến như vậy. Tôi nhìn bố mẹ, lắp bắp hỏi: — Bô" mẹ tặng con ạ? Tại sao...? - Tôi không biết nói gì nữa trước ánh mắt yêu thương âu yếm của bô" mẹ. - Con không thích à? — Bô" hỏi đùa. - Dạ, con thích lắm ạ! Nhưng bố mẹ làm gì có tiền mà mua vật đắt như vậy? Mẹ tủm tỉm cười: — Con thích là được rồi. Bô" mẹ sẽ cô" gắng làm việc để con có điều kiện học tập tôt nhất mà. Thôi vào ăn cơm đi! Cả nhà tôi vui vẻ bên mâm cơm nóng sốt, tôi chén sạch suất của mình một cách ngon lành. Qua câu chuyện kể, tôi biết bô" mẹ đã dành dụm từ lâu để mua quà cho tôi vì biết tôi rất muốn có máy vi tính để học tập. Bạn bè tôi đều có cả, chỉ mình tôi là chưa có thôi. Nhân dịp có tiền thưởng, bô" mẹ đã quyết định dành tặng tôi món quà bất ngờ này. Bô" mẹ yêu tôi biết bao! Tôi nhớ lại những ngày bô" mẹ đi làm tăng ca về, người mệt mỏi mà vẫn vào bếp làm lụng, dọn dẹp nhà cửa trong khi tôi chỉ biết học thôi, chẳng đỡ bô" mẹ việc gì. Càng nghĩ tôi càng thây mình phải cô" gắng học tập hơn nữa để xứng đáng với tình yêu, với sự chăm sóc của bô" mẹ. Những lúc rảnh rỗi, tôi cùng chị giúp bố mẹ việc nhà. Nhờ chiếc máy vi tính ấy, tôi đã tham gia kì thi Tin học trẻ không chuyên và đạt giải ba cấp Quận. Đó là món quà tôi tặng bô" mẹ để tỏ lòng biết ơn vô bờ bến của tôi. Đã hai năm trôi qua, giờ tôi đã học lớp 8, chiếc máy vi tính vẫn luôn là người bạn tin cậy giúp tôi học tập. Từ món quà bát ngờ này, tôi thêm hiểu, thêm kính yêu bố mẹ — những người luôn hết lòng vì con cái. Bố mẹ ơi! Con yêu bô" mẹ rất nhiều!
Bài I
Tôi đã đến với cuộc đời này, yên tĩnh và lặng lẽ, chỉ có gia đình và người thân biết về sự ra đời đó. Nhưng dường như vì cái sự quá ư là nhẹ nhàng đó mà tôi đã không biết quý trọng cái giây phút mà mình đã được sinh ra như thế nào. Mẹ tôi, 1 người phụ nữ, nuôi dạy, chăm sóc con cái, lo việc nội trợ và thiêng liêng hơn là sinh ra và nuôi dưỡng các anh chị em chúng tôi nên người. Tôi biết điều đó vì chị gái tôi luôn nói với tôi như thế: “Mẹ đã vất vả rất nhiều để sinh ra mấy chị em mình,…”.
Tôi luôn nhớ, và không quên. Tôi dám khẳng định là như thế!
Nhưng dường như việc đi ra đời, tiếp xúc và bương chải với nó quá nhiều mà khiến tôi phần nào quên đi cái câu nhắc nhở ấy. Quên đi cái sự vất vả ấy. Và 1 đứa học sinh cấp 3 như tôi, đủ lớn, đủ suy nghĩ để có thể biết được công ơn của ba mẹ. Nhưng tôi đã quên, trong giây phút ấy.
Tôi được học thế nào là trung thực ở trường, trung thực giúp cho con người ta tiến bộ hơn, có được rất nhiều thứ tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng phần nào tôi cũng đã hiểu được, nó được nhiều và cũng mất nhiều lắm qua những lời mà hôm đó tôi đã nói với mẹ. Mẹ là người tôi nghĩ là người phụ nữ trung hậu nhưng quá “ngang”. Tôi muốn mẹ hiểu được rằng, con cái và cha mẹ cần phải hiểu nhau, chứ không phải là mẹ nói gì, con cái nghe ấy.
Với cái suy nghĩ đó mà tôi đã ngang miệng cãi lại mẹ khi mẹ nói những điều mà tôi cho là mẹ sai hoàn toàn. Đừng vội cho là tôi sai khi cho rằng mẹ sai, trong tình huống ấy, tôi không thể nào nghĩ rằng mẹ đúng. Sai và thật sự sai!. Rồi sau cái ngày ấy, mẹ và tôi dường như cách biệt nhau 1 khoảng cách, xa vời vô cùng mặc dù đang chung 1 nhà.
Tôi không hề nghĩ rằng mình sẽ xin lỗi mẹ, vì mình đã sai. Có thể đó là ngang bướng, nhưng mẹ ạ, con không muốn mẹ con mình cứ mãi không hiểu nhau, nếu như không có cái ngày ấy.
Nhưng bây giờ, con muốn xin lỗi mẹ, vì … con đã ngang bưỡng cãi lại mẹ. Con xin lỗi mẹ vì mẹ là mẹ của con, con đã sai vì con cãi mẹ, nhưng mẹ ạ, con mong mẹ cũng sẽ hiểu cho con
Bài IINăm học vừa qua, do đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc nên em được đi nghỉ mát ở Nha Trang bốn ngày. Từ sáng sớm cho đến chiều tối, em cùng các bạn tắm biển, leo núi, ngồi trên canô lướt sóng tới thăm các đảo. Cuộc du ngoạn rất vui vẻ và thú vị. Tối đến, lúc mọi người ngủ say thì em lại thao thức nhớ mẹ – người mẹ hiền từ và yêu quý. Mỗi lần nhớ mẹ, kỉ niệm về một cơn mưa lại hiện lên trong kí ức của em…
Dạo ấy, ba em đi công tác xa nhà nên ngày ngày mẹ phải đến trường đón em sau giờ tan học. Một buổi trưa, trời bỗng đổ mưa to và kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Từ cơ quan, mẹ hối hả đạp xe tới trường. Thấy em đang đứng nép dưới cổng, mẹ vội cởi áo mưa trùm cho em và bảo: – Con khoác áo vào đi cho khỏi ướt. Nhận ra vẻ băn khoăn của em, mẹ an ủi: – Đừng lo con ạ! Mưa chắc cũng sắp tạnh rồi! Mẹ khoẻ hơn con, có ướt một chút cũng chẳng sao.
Mưa vẫn nặng hạt, nước chảy tràn trên mặt đường, tuôn ồ ồ xuống các miệng cống. Trên đường vắng xe cộ và người qua lại. Trong các hiên nhà, người trú mưa chen chúc. Mẹ em vẫn gò lưng đạp xe trong mưa. Em thương mẹ quá mà chẳng biết làm sao.
Về đến nhà, mẹ vội thay quần áo rồi lo nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Em cũng giúp mẹ một tay. Đến bữa, mẹ có vẻ mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Em động viên: – Mẹ cố ăn bát cơm cho khoẻ! Mẹ gượng cười: – Chắc không sao đâu con! Mẹ chỉ thấy khó chịu một chút thôi. Rồi mẹ uống một viên thuốc cảm và đi nghỉ. Đến chiều, mẹ vẫn đi làm như thường lệ.
Đêm ấy, mẹ lên cơn sốt. Em bối rối chẳng biết phải làm thế nào nên chạy sang nhờ bác An hàng xóm đưa mẹ đi bệnh viện. Bác sĩ khám bệnh rồi nói rằng mẹ bị viêm phổi cấp tính do bị cảm lạnh. Em đặt tay lên trán mẹ, trán mẹ nóng như lửa. Đôi môi mẹ khô se, hơi thở mệt nhọc, khó khăn. Em thương mẹ quá, nước mắt cứ rưng rưng. Bác An lấy chiếc khăn lạnh đặt lên trán mẹ. Hai bác cháu cùng cô y tá trực thức bên mẹ suốt đêm. Mẹ được tiêm mấy mũi thuốc, đến gần sáng, cơn sốt hạ dần.
Mẹ vẫy em lại gần rồi ra hiệu bảo mở cửa sổ. Những tia nắng sớm rọi vào làm sáng cả căn phòng. Nét mặt mẹ tươi trở lại.
Lần ấy, mẹ phải nằm bệnh viện mất năm hôm. Ngày ngày, bác An thay mẹ đến trường đón em. Chiều nào em cũng vào bệnh viện thăm mẹ. Hai mẹ con ngồi trên chiếc ghế đá kê dưới gốc cây bàng, nhỏ to tâm sự. Mẹ vuốt tóc em và khuyên: – Đừng vì mẹ bệnh mà xao nhãng việc học hành, con nhé! Ngày mai, mẹ sẽ về với con. Em ngả đầu vào vai mẹ như ngày còn thơ bé…
Hôm mẹ về nhà, thấy nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, mẹ vui lòng lắm. Mẹ khen em: – Con gái mẹ giỏi quá! Em thầm mong mai sau sẽ trở thành một người phụ nữ hiền dịu, đảm đang như mẹ.
Từ độ ấy, em càng cố gắng chăm ngoan, học giỏi để đền đáp phần nào công ơn của mẹ. Mẹ ơi! Đúng như lời một bài hát: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối nguồn ngọt ngào… Lời hát nặng ân tình ấy sẽ theo con suốt cuộc đời mẹ ạ!
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ – Bài số 3
Có cuộc sống nào mà không có kỉ niệm? Có tuổi thơ nào mà không có những cảm xúc trong trẻo? Cuộc sống của tôi, tuồi thơ của tôi đã thật sự tồn tại theo đúng nghĩa của nó: những kỉ niệm khó phai và những cảm xúc hồn nhiên bé bỏng. Những điều tuyệt vời đó đối với tôi quý giá đến nỗi khó có thứ gì thay thế được và người đã giúp tôi cảm nhận được điều đó chính là mẹ.
Những kỉ niệm tuổi thơ của hai mẹ con tôi tuy thật đơn giản nhưng đó chính là những thứ mà tôi luôn thấy đẹp nhất trong cuộc sống này cũng như mẹ là người mà tôi luôn yêu nhất trong lòng và có lẽ sẽ chẳng bao giờ thay đổi!
Cuộc sống của tôi từ trước giờ được chăm chút rất kĩ lưỡng. Từng chút, từng chút một, tôi đều được chăm sóc thận trọng đến nỗi có những lúc tôi thấy thật chán nản khi không được làm những gì mình thích. Mọi người trong nhà quan tâm đến tôi bằng cách cung cấp cho tôi những vật chất đầy đủ nhất có thể và bắt ép tôi làm những điều mà họ nghĩ là tốt cho tôi mặc dù tôi cảm thấy rằng có vẻ tốt hơn nếu không làm điều đó; mẹ tôi thì khác, mẹ tôi quan tâm đến tôi bằng những thứ vô hình nhưng quý giá hơn những vật chất tôi có gấp ngàn lần, mẹ không ép uổng tôi làm những điều mẹ thích, mặc khác mẹ phân tích cho tôi hiểu từng khía cạnh của vấn đề để tôi cảm nhận và chọn cách thực hiện mà tôi cho là đúng nhất. Mẹ dạy tôi cách làm người từ lúc tôi con bé, đúng theo câu nói của ông bà xưa “ Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”, từ đó đến nay, tôi đã học được rất nhiều điều từ mẹ. Những thứ mẹ dạy tôi rất phong phú: ngoài kiến thức giáo khoa là việc chăm sóc, yêu quý chính bản thân mình một cách đúng đắn; trân trọng những thứ mà mình đang có; đối nhân xử thế ở đời sao cho phải,… Từng điều, từng điều một đều nhẹ nhàng đi vào tâm trí của tôi và in sâu trong ấy bằng cách dạy đặc biệt của mẹ. Xen kẽ vào từng điều mẹ dạy là những kỉ niệm tuổi thơ trong trẻo mà mẹ mang đến cho tôi như muốn tô thêm nhiều màu sắc cho nhịp sống nhàm chán này. Từng kỉ niệm của hai mẹ con tôi rất mộc mạc đơn giản có nhiều khi nó rất nhỏ bé như hạt cát nhưng đó chính là những thứ mà lòng tôi cất giữ cẩn thận nhất.
Mẹ tôi luôn cố gắng cho tôi cảm nhận hết được những điều thú vị của tuổi thơ và trân trọng chúng. Tuổi thơ của mẹ là những tháng ngày tự học, tự chơi, tự lo tất cả cho bản thân và cả mấy đứa em vì hồi đó ngoại tôi có đông con lại bận buôn bán nên không có thời gian chăm sóc con cái. Có những lúc mẹ phải tự xin đi học rồi dẫn em đi học ké nhưng mẹ hồi đó học rất giỏi và tham gia hoạt động phong trào rất nhiều. Mấy năm liền mẹ làm liên đội trưởng, có những lúc mẹ đi tham dự Đại hội cháu ngoan bác Hồ ở xa nhà mà bà ngoại vẫn không hề hay biết, mẹ phải tự lo cho mình. Nhưng mẹ nói rằng hồi ấy tuy vậy nhưng rất vui vì mẹ có được tuổi thơ thật sự khi cứ chiều về là lại đi tắm sông, bắt cá, chơi đùa cùng lũ bạn, về nhà thì phụ ngoại và lo học hành, cũng nhờ thế nên mẹ hình thành được tính tự lập từ rất nhỏ. Còn tôi bây giờ quá đầy đủ và được chăm sóc cẩn thận nhưng những kỉ niệm tuổi thơ thì rất mơ hồ và tẻ nhạt, chúng chỉ là những kí ức sáng đến trường, chiều thì đi học thêm, nếu không có mẹ mang cho tôi màu sắc sinh động trong cuộc sống, giúp tôi biết dung hòa giữa học và chơi, giữa những kiến thức cho tương lai và kỉ niệm tuổi thơ trong sáng thì chắc cuộc sống của tôi không được như thế này.
Những món đồ chơi mẹ cho tôi không phải những con búp bê, những món đồ chơi bằng nhựa có sẵn bán đầy trong siêu thị dù mẹ có đủ khả năng mua những thứ ấy mà là những chiếc vỏ sò, vỏ ốc, những chiếc lá,… đơn giản. Mẹ dạy tôi biết sáng tạo qua những thứ đồ chơi ấy.Nhờ mẹ tôi tìm ra cách lấy vỏ sò làm nồi, niêu, xoong, chảo và cả chén, đũa nhỏ xíu trắng muốt mà mẹ con tôi đùa rằng chúng nó được làm từ chất liệu bền và đẹp nhất thế giới này để mẹ con tôi chơi nấu ăn; tôi biết nhặt những chiếc lá xếp thành bất cứ gì tôi muốn chẳng hạn như chú cào cào nhỏ xinh hay chiếc nón bé tẹo duyên dáng để mẹ con tôi có thể chơi bán hàng; tôi thấy được sự hấp dẫn khi tự mình làm món đồ chơi tôi thích và nghĩ ra. Tôi biết được rằng những thứ đơn giản quanh ta cũng là những thứ cần thiết và thú vị mà đôi khi ta không hiểu hết được giá trị của nó, cũng giống như mẹ tôi- bằng những cách đơn giản mẹ quan tâm đến tôi nhưng ẩn sâu trong đó là những tình cảm chan chứa mà có khi cả đời cũng chẵng hiểu hết được.
Những chuyến đi chơi mẹ thưởng cho tôi sau những lần tôi làm tốt nhiệm vụ hay những lần tôi thấy mệt mỏi không phải là những chuyến du lịch sang trọng ở nơi xa lạ mà là những chuyến đi thăm cánh đồng xanh mướt bất tận, thăm con sông hiền hòa của quê hương. Mẹ muốn từ đó, tôi sẽ yêu quê hương sâu sắc hơn, cảm nhận được quê hương thật vĩ đại, sẵn sàng dang tay đón những đứa con thân yêu bất kể chúng thành đạt hay thất bại, hạnh phúc hay buồn phiền trong cuộc sống. Và mẹ biết không, sau những lần ấy chẵng những con thấy được điều mẹ muốn con hiểu mà con còn nhận ra mẹ của con thật vĩ đại và bao la như một quê hương trong lòng con vậy!
Hôm trước, lớp tôi có đề Tập làm văn: Thuyết minh cách làm diều, tôi thật sự không biết phải làm bài đó như thế nào vì trước giờ tôi có được tiếp xúc với cánh diều đâu! Tôi hỏi mẹ, mẹ đã giải thích tỉ mỉ cho tôi hết những điều cần thiết mà tôi có thể đưa vào bài viết. Xong, mẹ nhẹ nhàng nhìn tôi bằng ánh mắt cảm thương, mẹ vừa động viên vừa dụ khị tôi rằng nếu cố gắng làm tốt bài đó thì mẹ sẽ thưởng cho tôi một chuyến thả diều bằng chính con diều tôi tự làm. Vậy đó, phần thưởng của mẹ đơn giản vậy thôi nhưng nó đủ có sức hấp dẫn cho tôi có động lực mạnh mẽ để làm tốt bài văn. Tôi cố viết bài văn thật hay bằng tất cả những hiểu biết mẹ cho tôi và bằng tất cả những cảm xúc khao khát mãnh liệt của tôi với cánh diều. Nhưng tiết rằng, lần ấy, bài văn của tôi không được điểm tốt vì những gì mà tôi biết về cánh diều quá ít để có thể làm bài văn hoàn chỉnh, tôi cảm thấy rất buồn và có lỗi với mẹ. Mẹ đến, an ủi tôi, mẹ nói rằng đó không phải là lỗi của tôi và mẹ vẫn sẽ cho tôi đi thả diều, mẹ mong rằng từ chuyến đi đó, tôi sẽ hiểu biết hơn về những món đồ chơi mộc mạc nhưng rất quan trọng với tuổi thơ của bất cứ đứa trẻ nào mà đại diện trong đó là cánh diều.
Mẹ tôi là thế, rất đơn giản nhưng cũng thật sâu sắc. Mẹ là người giúp tôi yêu hơn cuộc sống này và từ đó tôi nhận ra rằng: người mà tôi nhất trên cuộc đời chỉ có thể là mẹ. Mẹ và những kỉ niệm tuổi thơ mẹ đã cho, tôi sẽ mãi cất giữ sâu trong đáy lòng. Tôi yêu mẹ lắm, mỗi sáng thức dậy, điều tôi muốn hét thật to lên đầu tiên nhất không gì khác ngoài câu: CON YÊU MẸ LẮM, MẸ ƠI!
Tick cho mk nha
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ – Bài số 4
Trong ngôi nhà nhỏ bé và xinh xinh của gia đình em. Em yêu tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ, mẹ là người gắn bó với em, yêu thương em nhất và là người sống mãi trong lòng em.
Từ khi mới sinh ra em đã được mẹ chăm sóc và nuông chiều như một bông hoa nhỏ. Mỗi lần em bị điểm kém mẹ không la rầy mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Khi em được điểm cao, mẹ nhẹ nhàng vuốt tóc và khen:” Con gái của mẹ giỏi lắm, mẹ rất tự hào về con”. Đôi mắt mẹ ánh lên niềm vui và niềm hạnh phúc.
Mẹ là một người phụ nữ đảm đang và hết lòng vì gia đình, mẹ không quản ngại chuyện thức khuya dậy sớm để lo cho con cái. Em vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình với mẹ, những ngày đầu chập chững tập đi mỗi lần em ngã mẹ lại ôm em vào lòng. Như một chú chim non tập bay, mẹ khích lệ em:” Con giỏi lắm”. Rồi những trưa hè nắng nôi bên chiếc võng đung đưa mẹ ru em ngủ, câu hát ngày nào sao mà trầm ấm và ngọt ngào như thế. Mẹ tranh thủ những buổi chiều giúp em luyện chữ và dạy em học, mẹ thường ra những câu đố để hai mẹ con cùng giải. Để em dễ thuộc bài mẹ đọc thơ:” O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội nón, Ơ thì mang râu” cách học của mẹ đã giúp em dễ thuộc bài. Khi em lớn lên và bước vào lớp một mẹ vẫn luôn sát cánh bên em, dù ngày mưa hay ngày nắng mẹ vẫn đưa em đến trường.
Mặc dù được cưng chiều nhưng mẹ vẫn rèn cho em nếp sống tự giác, gọn gàng, ngăn nắp. Mẹ bảo con gái phải biết giữ ý giữ tứ, phải biết trông trước trông sau, mẹ còn dạy em phải biết yeu thương người khác, biết giúp đỡ nhưng người có hoàn cảnh khó khăn. Lời mẹ dạy em luôn ghi nhớ và không bao giờ quên. Mẹ dạy em rất nhiều việc: rửa được chén, quét được nhà, nấu được cơm. Nếu ai đã được thưởng thức những món ăn mẹ nấu thì phải thốt lên rằng:” Thật tuyệt vời!”. Nhưng những món ăn đó không chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chứa đựng những tình cảm mà mẹ đã dành cho em và cho gia đình.
Em đã từng thắc mắc tại sao mẹ lại giỏi như vậy. Một đêm em đã hỏi bố điều đó, bố nói rằng mẹ đã từng là một học sinh giỏi của trường. Nhưng vì công việc của bố tiến triển nên mọi việc do bố đảm nhiệm còn mẹ thì ở nhà để lo cho gia đình. Em xúc động khi nghe thấy điều đó, mẹ đã từ bỏ ước mơ của mình để lo cho gia đình êm ấm. Em thấy thương mẹ quá.
Em nhớ nhất là kỉ niệm mẹ chăm sóc em những ngày đau ốm. Một buổi chiều em đi học về, mưa ào ào đổ xuống làm người em ướt hết tối hôm đó cơn sốt ập đến, người em thì nóng bừng bừng còn chân tay thì lạnh run. Em nói với mẹ:” Mẹ ơi con lạnh lắm”. Mẹ sờ trán em và bảo:” Không sao đâu con bị sốt đấy”. Rồi mẹ lấy nước mát đắp vào chiếc khăn bông và đắp lên trán em. Mẹ ghé ly nước vào miệng và cho em uống thuốc:” Ngày mai con sẽ khỏi ngay ấy mà”. Ngày hôm sau, em thấy mẹ vẫn ngồi cạnh và nắm chặt lấy tay em, em thấy thương mẹ quá.
Em rất yêu quý mẹ, em xin hứa sẽ học thật tốt để làm mẹ vui và không phụ lòng của mẹ. Mẹ kính yêu ơi! Con rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con và nuôi nấng con thành người. Con sẽ nhớ hình ảnh và nụ cười dịu dạng của mẹ. Mẹ là người sống mãi trong lòng con.
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ – Bài số 5
Mỗi khi đi đâu xa, vắng mẹ, hoặc khi mẹ đi công tác ngồi một mình, nhiều lúc lòng tôi cứ nao nao hống trải. Nhớ đến mẹ, tôi không làm sao quên được những gì mẹ đã hi sinh cho riêng tôi.
Năm vào học lớp sáu, tôi là một đứa trẻ ốm yếu, mỗi ngày đến trường phải có mẹ đưa đón, nhưng hôm ấy bỗng dưng trời đổ mưa thật to kéo dài mấy giờ. Từ gian hàng, mẹ chạy đến trường để đón tôi. Cái áo mưa chỉ đủ để che cho một người, mẹ dứt khoát để cho tôi che. Mẹ nói: ‘Mẹ dầm mưa quen rồi’; tôi ngây thơ che áo mưa mà không chút ngập ngừng, về đến nhà, trời đã tối sầm thế mà cơn mưa chiều nay vẫn chưa tạnh. Nó kéo dài ghê thật!
Bữa cơm chiều hơi muộn của gia đình tôi được bắt đầu thật vắng vẻ chỉ có tôi và mẹ. Bởi vì cha tôi bận công tác nơi xa. Ngồi ăn cơm với mẹ, trông mẹ có vẻ mệt mỏi. Thấy mặt tôi buồn buồn, mẹ tôi bảo: ‘Con cứ ăn đi, mẹ chỉ hơi mệt thôi’.
Và ngày hôm sau mẹ không đến trường đón tôi nhưmọi khi. Tôi đi nhanh một mạch về nhà thì hay tin mẹ tôi bị cảm nặng phải nằm viện. Tôi cuống cuồng chạy vào bệnh viện, nhìn gương mặt mẹ mệt mỏi, xanh xao, tôi thấy lòng mình đau nhói. Suốt mấy ngày mẹ nằm viện, tôi luôn ngồi cạnh mẹ cho đến khi mẹ được xuất viện.
Câu chuyện diễn ra chỉ có vậy, nhưng đối với tôi là cả một kỉ niệm về tình mẹ cao quý. Tôi không còn cho mẹ đón tôi nữa, tự tôi đến trường và đi về. Làm sao tôi có thể quên được hình ảnh mẹ tôi ngày hôm ấy? Mình mẹ trớt sũng, khuôn mặt mệt mỏi của mẹ xanh lợt, cặp môi hồng là thế mà nay tím ngắt. Chắc là mẹ lạnh lắm phải không hả mẹ? Càng nhớ đến những hình ảnh ấy, tôi càng khắc sâu câu ca dao: ‘… Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra’. Cho đến bây giờ thời gian dù có qua đi nhưng kỉ niệm của tôi về mẹ không phôi pha. Đối với tôi, mẹ là tất cả, là sự sống của đời tôi. Và làm sao thì có thể quên được hình ảnh mẹ tôi lướt thướt trong mưa.
Tick típ nha