Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình bạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.
Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao.
Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này... Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các bạn cùng chơi thì bật cười.
Bỗng dưng có một tiếng nói to "Cho tôi chơi với!" Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười.
Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.
Tuy bây giờ đã học cấp II nhưng kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.
Trong cuộc đời mỗi người ai cũng có biết bao kỉ niệm đẹp, đối với tôi kỉ niệm đẹp đẽ nhất là 1 pha được pentakill.
Hôm đấy là trận đầu tiên tôi chơi sát thủ và lúc đó tôi cầm butterfy sau khi ăn sạch rừng tôi bắt đầu đi gank đang đi tôi gặp một mớ lính ngon lành nên dừng chân để ăn, ăn xong tôi đã có đủ tiền để mua món đồ đầu tiên và lúc đó đường rồng đang có giao tranh rất gay cấn tôi liền xuống giúp và thật may mắn đã ăn được chiến công đầu nhờ chiêu đột kích và chiêu phóng kiếm team tôi thì bị mất hai mạng bởi violet, do hai bên đã thiệt hại quá nhiều nên chúng tôi đành bỏ lại rồng mà rút lui . Biến về xong tôi lại chăm chỉ đi ăn sạch quái rừng và đám lính, chúng tôi đợi team rồi sau đó đi ăn rồng lần này có vẻ gay cấn bời vì team bạn có lợi thế lớn do có tướng khóng chế team tôi cũng có khống chế nhưng không bằng team bạn lần này quả thật khó đánh tôi bị bắn như đúng rồi bởi violet liền núp trong bụi rậm ấn hồi máu cũng chả thấm vào đâu đị biến về nhưng team vẫn còn đang giao tranh ác liệt nên tôi lại lao ra dùng đột kích sau đó dùng bạt kiếm và phóng kiếm 1 mạng quá ngon do nội tại nên tôi lại nhảy vào tiếp vâng double kill lúc đó team tôi gọi như là sắp lên bảng đếm số hết triệu vân lại còn lao ra tuy lên bảng đếm số nhưng trước khi chết triệu vân đã khiến team bạn sắp hết máu nên tôi dùng vét mắng thần chưởng thật may là lúc đó team bạn chưa ai hồi sinh nên pentakill đã thuộc về tôi sau đó chúng tôi biến về và cả team đẩy trụ đường giữa, kết quả team tôi đã thắng.
Dù bây giờ đã có nhiều sát thủ mới nhưng tôi khuyên các bạn rằng butterfy vẫn rất mạnh và rất thích hợp dùng trong thời đại xạ thủ
1giới thiệu về trải nhiệm mink đang muốn kể
2: liệt kê thời gian khi gặp cho đến bây giờ và liệt kê những j mà đáng nhớ nhất giữ em với bạn ấy
3: rút ra bài học đáng nhớ j về tình bạn ấy? Có trân trọng nó hay ko? Bây h như thế nào nhưng đó là một tình bạn đẹp đối với em
1)Mở bài:
- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).
Thân bài:
- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).
Kết bài:
Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.
2)
Mở bài: Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện.
- Mẹ đi vắng, giao việc nhà.
- Bạn đến rủ đi chơi.
Thân bài:
a. Tâm trạng của em trước lời mời mọc
- Vui mừng, háo hức muốn đi ngay với bạn vì đây là cuộc đi chơi rất lí thú, có nhiều bạn tham gia.
- Lo lắng vì công việc nhà làm chưa xong, đồ đạc còn bề bộn.
- Đắn đo cân nhắc có nên đi hay không? Vì nếu đi việc nhà còn lại mẹ sẽ về làm (mẹ đã cực nhọc, lại mệt mỏi làm kiếm tiền nuôi em).
- Không đi chơi thì bỏ lỡ cơ hội vui chơi thỏa thích cùng bạn bè (miêu tả cảnh vui chơi).
- Quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa, trả lời với bạn là không đi.
- Nhìn bạn giận dỗi ra về mà lòng tiếc rẻ nhưng quyết định vẫn không đi.
b. Tâm trạng sau khi làm xong công việc
- Nhà cửa sạch sẽ, tươm tất.
- Nhìn ngôi nhà gọn gàng, ngăn nắp, lòng vui sướng, phấn khởi.
- Sung sướng vì mình đã chiến thắng bản thân.
- Cha mẹ rất tự hào về em.
Kết bài: Nêu suy nghĩ và cảm nghĩ của bản thân.
Mình kể về người thân nha bạn
Bài làm
"Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết".
Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.
Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la cửa người mẹ dành cho những đứa con.
Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người.
Tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng mẹ
Sao ko có kể về bạn thân đi, sao ko có tả ông già ăn xin!!!!!
Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.
Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:
- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!
Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.
Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.
Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.
Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.
Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:
- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!
Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.
Đúng là có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?
"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.
Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.
Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...
Mỗi khi đi đâu xa, vắng mẹ, hoặc khi mẹ đi công tác ngồi một mình, nhiều lúc lòng tôi cứ nao nao hống trải. Nhớ đến mẹ, tôi không làm sao quên được những gì mẹ đã hi sinh cho riêng tôi.
Năm vào học lớp sáu, tôi là một đứa trẻ ốm yếu, mỗi ngày đến trường phải có mẹ đưa đón, nhưng hôm ấy bỗng dưng trời đổ mưa thật to kéo dài mấy giờ. Từ gian hàng, mẹ chạy đến trường để đón tôi. Cái áo mưa chỉ đủ để che cho một người, mẹ dứt khoát để cho tôi che. Mẹ nói: ‘Mẹ dầm mưa quen rồi’; tôi ngây thơ che áo mưa mà không chút ngập ngừng, về đến nhà, trời đã tối sầm thế mà cơn mưa chiều nay vẫn chưa tạnh. Nó kéo dài ghê thật!
Bữa cơm chiều hơi muộn của gia đình tôi được bắt đầu thật vắng vẻ chỉ có tôi và mẹ. Bởi vì cha tôi bận công tác nơi xa. Ngồi ăn cơm với mẹ, trông mẹ có vẻ mệt mỏi. Thấy mặt tôi buồn buồn, mẹ tôi bảo: ‘Con cứ ăn đi, mẹ chỉ hơi mệt thôi’.
Và ngày hôm sau mẹ không đến trường đón tôi nhưmọi khi. Tôi đi nhanh một mạch về nhà thì hay tin mẹ tôi bị cảm nặng phải nằm viện. Tôi cuống cuồng chạy vào bệnh viện, nhìn gương mặt mẹ mệt mỏi, xanh xao, tôi thấy lòng mình đau nhói. Suốt mấy ngày mẹ nằm viện, tôi luôn ngồi cạnh mẹ cho đến khi mẹ được xuất viện.
Câu chuyện diễn ra chỉ có vậy, nhưng đối với tôi là cả một kỉ niệm về tình mẹ cao quý. Tôi không còn cho mẹ đón tôi nữa, tự tôi đến trường và đi về. Làm sao tôi có thể quên được hình ảnh mẹ tôi ngày hôm ấy? Mình mẹ trớt sũng, khuôn mặt mệt mỏi của mẹ xanh lợt, cặp môi hồng là thế mà nay tím ngắt. Chắc là mẹ lạnh lắm phải không hả mẹ? Càng nhớ đến những hình ảnh ấy, tôi càng khắc sâu câu ca dao: ‘… Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra’. Cho đến bây giờ thời gian dù có qua đi nhưng kỉ niệm của tôi về mẹ không phôi pha. Đối với tôi, mẹ là tất cả, là sự sống của đời tôi. Và làm sao thì có thể quên được hình ảnh mẹ tôi lướt thướt trong mưa.
Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao mẹ già.
Đối với tôi, mẹ chính là nguồn ánh sáng diệu kỳ. Sau hôm đó, tôi dường như thấu hiểu thêm công ơn của mẹ, cũng như hiểu được rằng tôi phải cố gắng giúp đỡ mẹ nhiều hơn. Gia đình có vai trò thật quan trọng, và đối với tôi cũng vậy. Trong gia đình, người mà tôi yêu thương nhất chính là mẹ.
Mẹ tôi là một người phụ nữ giản dị. Nhưng mẹ đã dành cho tôi những sự hy sinh thật phi thường. Bố mẹ chia tay khi tôi còn rất nhỏ. Tôi sống cùng với mẹ. Mẹ vừa phải làm mẹ, vừa phải làm bố. Nhờ có tình yêu thương vô bờ của mẹ đã lấp đầy khoảng trống tình cảm của bố.
Còn nhớ tuần trước, tôi đến nhà Hồng - cô bạn thân cùng lớp chơi. Do quá mải chơi nên khi về đến nhà thì trời đã tối. Tôi nghĩ thầm trong lòng rằng kiểu gì khi về đến nhà mẹ cũng mắng. Nhưng khi tôi về đến nơi, bước vào nhà lại thấy thật yên tĩnh, chỉ nhìn thấy trên bàn là cơm canh nóng hổi, mà không thấy mẹ đâu. Tôi ăn cơm xong mà lòng đầy lo âu. Tôi lén vào phòng của mẹ, thì nhìn thấy mẹ đang nằm trên giường. Tôi khẽ gọi: “Mẹ ơi!” nhưng không thấy tiếng trả lời. Cảm thấy lo lắng, tôi chạy đến bên giường, khi chạm vào người mẹ thì thấy nóng bừng. Có lẽ mẹ đã bị sốt.
Bỗng nhiên tôi cảm thấy sợ hãi, xen lẫn cả sự ân hận. Tôi tự trách mình mải chơi, trong khi mẹ thì phải làm việc vất vả, lại bị ốm mà vẫn cố gắng nấu cơm cho tôi. Tự trấn an bản thân, tôi nhanh chóng chạy đi lấy khăn mặt lạnh đắp lên trán mẹ. Rồi còn nấu một ít cháo ăn liền và mua thuốc cho mẹ. Một lúc sau, có vẻ đã khá hơn, mẹ tỉnh dậy. Tôi thuyết phục mẹ ăn cháo và uống thuốc. Mẹ vừa ăn vừa mỉm cười nhìn tôi. Xong xuôi, tôi nhìn mẹ, rồi ôm lấy mẹ và bật khóc nức nở: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ chỉ ôm tôi vào lòng rồi nhẹ nhàng nói: “Không sao đâu! Nín đi con!”.
Sáng hôm sau, mẹ đã khỏe hẳn và có thể đi làm bình thường. Nhưng nhờ có trải nghiệm hôm qua mà tôi mới biết mẹ đã vất vả vì tôi như thế nào. Tôi thầm nhắc nhở bản thân phải cố gắng học tập hơn, giúp đỡ mẹ nhiều hơn để mẹ khỏi lo lắng, vất vả.
Tham khảo nhé
Có cuộc sống nào mà không có kỉ niệm? Có tuổi thơ nào mà không có những cảm xúc trong trẻo? Cuộc sống của tôi, tuồi thơ của tôi đã thật sự tồn tại theo đúng nghĩa của nó: những kỉ niệm khó phai và những cảm xúc hồn nhiên bé bỏng. Những điều tuyệt vời đó đối với tôi quý giá đến nỗi khó có thứ gì thay thế được và người đã giúp tôi cảm nhận được điều đó chính là mẹ.
Những kỉ niệm tuổi thơ của hai mẹ con tôi tuy thật đơn giản nhưng đó chính là những thứ mà tôi luôn thấy đẹp nhất trong cuộc sống này cũng như mẹ là người mà tôi luôn yêu nhất trong lòng và có lẽ sẽ chẳng bao giờ thay đổi!
Cuộc sống của tôi từ trước giờ được chăm chút rất kĩ lưỡng. Từng chút, từng chút một, tôi đều được chăm sóc thận trọng đến nỗi có những lúc tôi thấy thật chán nản khi không được làm những gì mình thích. Mọi người trong nhà quan tâm đến tôi bằng cách cung cấp cho tôi những vật chất đầy đủ nhất có thể và bắt ép tôi làm những điều mà họ nghĩ là tốt cho tôi mặc dù tôi cảm thấy rằng có vẻ tốt hơn nếu không làm điều đó; mẹ tôi thì khác, mẹ tôi quan tâm đến tôi bằng những thứ vô hình nhưng quý giá hơn những vật chất tôi có gấp ngàn lần, mẹ không ép uổng tôi làm những điều mẹ thích, mặc khác mẹ phân tích cho tôi hiểu từng khía cạnh của vấn đề để tôi cảm nhận và chọn cách thực hiện mà tôi cho là đúng nhất. Mẹ dạy tôi cách làm người từ lúc tôi con bé, đúng theo câu nói của ông bà xưa “ Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”, từ đó đến nay, tôi đã học được rất nhiều điều từ mẹ. Những thứ mẹ dạy tôi rất phong phú: ngoài kiến thức giáo khoa là việc chăm sóc, yêu quý chính bản thân mình một cách đúng đắn; trân trọng những thứ mà mình đang có; đối nhân xử thế ở đời sao cho phải,… Từng điều, từng điều một đều nhẹ nhàng đi vào tâm trí của tôi và in sâu trong ấy bằng cách dạy đặc biệt của mẹ. Xen kẽ vào từng điều mẹ dạy là những kỉ niệm tuổi thơ trong trẻo mà mẹ mang đến cho tôi như muốn tô thêm nhiều màu sắc cho nhịp sống nhàm chán này. Từng kỉ niệm của hai mẹ con tôi rất mộc mạc đơn giản có nhiều khi nó rất nhỏ bé như hạt cát nhưng đó chính là những thứ mà lòng tôi cất giữ cẩn thận nhất.
Mẹ tôi luôn cố gắng cho tôi cảm nhận hết được những điều thú vị của tuổi thơ và trân trọng chúng. Tuổi thơ của mẹ là những tháng ngày tự học, tự chơi, tự lo tất cả cho bản thân và cả mấy đứa em vì hồi đó ngoại tôi có đông con lại bận buôn bán nên không có thời gian chăm sóc con cái. Có những lúc mẹ phải tự xin đi học rồi dẫn em đi học ké nhưng mẹ hồi đó học rất giỏi và tham gia hoạt động phong trào rất nhiều. Mấy năm liền mẹ làm liên đội trưởng, có những lúc mẹ đi tham dự Đại hội cháu ngoan bác Hồ ở xa nhà mà bà ngoại vẫn không hề hay biết, mẹ phải tự lo cho mình. Nhưng mẹ nói rằng hồi ấy tuy vậy nhưng rất vui vì mẹ có được tuổi thơ thật sự khi cứ chiều về là lại đi tắm sông, bắt cá, chơi đùa cùng lũ bạn, về nhà thì phụ ngoại và lo học hành, cũng nhờ thế nên mẹ hình thành được tính tự lập từ rất nhỏ. Còn tôi bây giờ quá đầy đủ và được chăm sóc cẩn thận nhưng những kỉ niệm tuổi thơ thì rất mơ hồ và tẻ nhạt, chúng chỉ là những kí ức sáng đến trường, chiều thì đi học thêm, nếu không có mẹ mang cho tôi màu sắc sinh động trong cuộc sống, giúp tôi biết dung hòa giữa học và chơi, giữa những kiến thức cho tương lai và kỉ niệm tuổi thơ trong sáng thì chắc cuộc sống của tôi không được như thế này.
Những món đồ chơi mẹ cho tôi không phải những con búp bê, những món đồ chơi bằng nhựa có sẵn bán đầy trong siêu thị dù mẹ có đủ khả năng mua những thứ ấy mà là những chiếc vỏ sò, vỏ ốc, những chiếc lá,… đơn giản. Mẹ dạy tôi biết sáng tạo qua những thứ đồ chơi ấy.Nhờ mẹ tôi tìm ra cách lấy vỏ sò làm nồi, niêu, xoong, chảo và cả chén, đũa nhỏ xíu trắng muốt mà mẹ con tôi đùa rằng chúng nó được làm từ chất liệu bền và đẹp nhất thế giới này để mẹ con tôi chơi nấu ăn; tôi biết nhặt những chiếc lá xếp thành bất cứ gì tôi muốn chẳng hạn như chú cào cào nhỏ xinh hay chiếc nón bé tẹo duyên dáng để mẹ con tôi có thể chơi bán hàng; tôi thấy được sự hấp dẫn khi tự mình làm món đồ chơi tôi thích và nghĩ ra. Tôi biết được rằng những thứ đơn giản quanh ta cũng là những thứ cần thiết và thú vị mà đôi khi ta không hiểu hết được giá trị của nó, cũng giống như mẹ tôi- bằng những cách đơn giản mẹ quan tâm đến tôi nhưng ẩn sâu trong đó là những tình cảm chan chứa mà có khi cả đời cũng chẵng hiểu hết được.
Những chuyến đi chơi mẹ thưởng cho tôi sau những lần tôi làm tốt nhiệm vụ hay những lần tôi thấy mệt mỏi không phải là những chuyến du lịch sang trọng ở nơi xa lạ mà là những chuyến đi thăm cánh đồng xanh mướt bất tận, thăm con sông hiền hòa của quê hương. Mẹ muốn từ đó, tôi sẽ yêu quê hương sâu sắc hơn, cảm nhận được quê hương thật vĩ đại, sẵn sàng dang tay đón những đứa con thân yêu bất kể chúng thành đạt hay thất bại, hạnh phúc hay buồn phiền trong cuộc sống. Và mẹ biết không, sau những lần ấy chẵng những con thấy được điều mẹ muốn con hiểu mà con còn nhận ra mẹ của con thật vĩ đại và bao la như một quê hương trong lòng con vậy!
Hôm trước, lớp tôi có đề Tập làm văn: Thuyết minh cách làm diều, tôi thật sự không biết phải làm bài đó như thế nào vì trước giờ tôi có được tiếp xúc với cánh diều đâu! Tôi hỏi mẹ, mẹ đã giải thích tỉ mỉ cho tôi hết những điều cần thiết mà tôi có thể đưa vào bài viết. Xong, mẹ nhẹ nhàng nhìn tôi bằng ánh mắt cảm thương, mẹ vừa động viên vừa dụ khị tôi rằng nếu cố gắng làm tốt bài đó thì mẹ sẽ thưởng cho tôi một chuyến thả diều bằng chính con diều tôi tự làm. Vậy đó, phần thưởng của mẹ đơn giản vậy thôi nhưng nó đủ có sức hấp dẫn cho tôi có động lực mạnh mẽ để làm tốt bài văn. Tôi cố viết bài văn thật hay bằng tất cả những hiểu biết mẹ cho tôi và bằng tất cả những cảm xúc khao khát mãnh liệt của tôi với cánh diều. Nhưng tiết rằng, lần ấy, bài văn của tôi không được điểm tốt vì những gì mà tôi biết về cánh diều quá ít để có thể làm bài văn hoàn chỉnh, tôi cảm thấy rất buồn và có lỗi với mẹ. Mẹ đến, an ủi tôi, mẹ nói rằng đó không phải là lỗi của tôi và mẹ vẫn sẽ cho tôi đi thả diều, mẹ mong rằng từ chuyến đi đó, tôi sẽ hiểu biết hơn về những món đồ chơi mộc mạc nhưng rất quan trọng với tuổi thơ của bất cứ đứa trẻ nào mà đại diện trong đó là cánh diều.
Mẹ tôi là thế, rất đơn giản nhưng cũng thật sâu sắc. Mẹ là người giúp tôi yêu hơn cuộc sống này và từ đó tôi nhận ra rằng: người mà tôi nhất trên cuộc đời chỉ có thể là mẹ. Mẹ và những kỉ niệm tuổi thơ mẹ đã cho, tôi sẽ mãi cất giữ sâu trong đáy lòng. Tôi yêu mẹ lắm, mỗi sáng thức dậy, điều tôi muốn hét thật to lên đầu tiên nhất không gì khác ngoài câu: CON YÊU MẸ LẮM, MẸ ƠI!
Tôi đã đến với cuộc đời này, yên tĩnh và lặng lẽ, chỉ có gia đình và người thân biết về sự ra đời đó. Nhưng dường như vì cái sự quá ư là nhẹ nhàng đó mà tôi đã không biết quý trọng cái giây phút mà mình đã được sinh ra như thế nào. Mẹ tôi, 1 người phụ nữ, nuôi dạy, chăm sóc con cái, lo việc nội trợ và thiêng liêng hơn là sinh ra và nuôi dưỡng các anh chị em chúng tôi nên người. Tôi biết điều đó vì chị gái tôi luôn nói với tôi như thế: “Mẹ đã vất vả rất nhiều để sinh ra mấy chị em mình,…”.
Tôi luôn nhớ, và không quên. Tôi dám khẳng định là như thế!
Nhưng dường như việc đi ra đời, tiếp xúc và bương chải với nó quá nhiều mà khiến tôi phần nào quên đi cái câu nhắc nhở ấy. Quên đi cái sự vất vả ấy. Và 1 đứa học sinh cấp 3 như tôi, đủ lớn, đủ suy nghĩ để có thể biết được công ơn của ba mẹ. Nhưng tôi đã quên, trong giây phút ấy.
Tôi được học thế nào là trung thực ở trường, trung thực giúp cho con người ta tiến bộ hơn, có được rất nhiều thứ tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng phần nào tôi cũng đã hiểu được, nó được nhiều và cũng mất nhiều lắm qua những lời mà hôm đó tôi đã nói với mẹ. Mẹ là người tôi nghĩ là người phụ nữ trung hậu nhưng quá “ngang”. Tôi muốn mẹ hiểu được rằng, con cái và cha mẹ cần phải hiểu nhau, chứ không phải là mẹ nói gì, con cái nghe ấy.
Với cái suy nghĩ đó mà tôi đã ngang miệng cãi lại mẹ khi mẹ nói những điều mà tôi cho là mẹ sai hoàn toàn. Đừng vội cho là tôi sai khi cho rằng mẹ sai, trong tình huống ấy, tôi không thể nào nghĩ rằng mẹ đúng. Sai và thật sự sai!. Rồi sau cái ngày ấy, mẹ và tôi dường như cách biệt nhau 1 khoảng cách, xa vời vô cùng mặc dù đang chung 1 nhà.
Tôi không hề nghĩ rằng mình sẽ xin lỗi mẹ, vì mình đã sai. Có thể đó là ngang bướng, nhưng mẹ ạ, con không muốn mẹ con mình cứ mãi không hiểu nhau, nếu như không có cái ngày ấy.
Nhưng bây giờ, con muốn xin lỗi mẹ, vì … con đã ngang bưỡng cãi lại mẹ. Con xin lỗi mẹ vì mẹ là mẹ của con, con đã sai vì con cãi mẹ, nhưng mẹ ạ, con mong mẹ cũng sẽ hiểu cho con.