K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2018

Trong cuộc sống không phải ai cũng may mắn sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Không phải bạn nào cũng may mắn được vui vẻ tung tăng cắp sách đến trường. Có những bạn có hoàn cảnh vô cùng khó khăn , nhưng bạn rất giàu nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống. Bạn đó chính là Văn - bạn cùng học lớp con.

Văn năm nay bằng tuổi con. Dáng nhỏ. Da ngăm đen nhưng khuôn mặt tròn trịa và nổi hơn cả là đôi mắt tinh anh, sáng. Ngắm nhìn Văn ai cũng bảo Văn là con nhà có điều kiện . Áo quần bao giờ cũng ngay ngắn, phẳng phiu. Chiếc khăn quàng đỏ luôn đeo gọn gàng trên ve áo. Trông bạn thế mà đẹp trai. Nhưng Văn lại là học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt của lớp 6E Trường Trung học Cơ sở Kiền Bái con đấy. Bố Văn bỏ nhà đi khi bạn còn rất bé, do vậy Văn và mẹ bạn sống rất vất vả, mẹ phải đi làm xa để kiếm tiền nuôi Văn ăn học. Nghe bạn kể : " Lâu lắm rồi mẹ không về nhà. Có khi phải một vài năm mẹ mới về đấy, thương mẹ đi làm khó nhọc, mình đã cố gắng học tập để mai sau giúp mẹ đỡ phần nào vất vả."

Cũng vì mẹ đi làm xa, nên Văn ở cùng bà ngoại và hai bác. Hai bác hàng ngày đi làm đồng áng vất vả, mệt nhọc. Biết cuộc sống khó khăn như vậy, những khi ngoài giờ đi học Văn thường xuyên đỡ đần, giúp bà và hai bác. Ngoài giờ học, Văn làm công việc ở nhà như làm cỏ vườn, chăn bò ngoài bến, gặt lúa ngoài đồng Đò, đun nước, nấu cơm… có khi rảnh rỗi bạn đi nhặt phế liệu hay hđếm hương thuê ở ngoài xóm . Có khi bạn chở rau muống ra chợ Trịnh bán để kiếm tiền mua đồ dùng học tập.

Dù hoàn cảnh éo le, nhưng Văn vẫn ngày ngày tới trường, trừ những khi đau ốm phải nghỉ học, không nghe được bài giảng của thầy cô thì Văn sẽ nhờ các bạn trong lớp giảng lại bài để không bị chậm kiến thức. Vì việc nhà bận rộn nên có khi đun nước hay nhặt rau… Văn cũng đem sách ra ôn bài. Những thời gian để học con luôn cố gắng hoàn thành các bài tập thầy, cô giao về nhà. Nhà nghèo, Văn được bạn bè tặng cho bộ sách đã cũ hoặc là các anh chị cho có quyển còn thiếu, mỗi khi soạn bài Văn phải mượn sách của bạn để làm bài. Năm nay, Cô Nhung - Hiệu trưởng tặng bạn bộ sách mới, Văn rất vui và hứa với cô giữ gìn bộ sách ấy thật tốt.

Nhà bạn ở Đội 1 - xa trường học, mỗi khi bạn đi học bạn dậy sớm hơn, nếu là đi học ngày mưa thì đường càng khó đi thêm, con đường trở nên lầy lội và rất trơn, chiếc xe đạp cũ của bạn nhiều khi bị hỏng, Bạn lại đi bộ đoạn đường khá dài. Hôm đó, con cố đợi bạn cùng đi học cho vui, dù nhiều khó khăn như vậy con vẫn cố gắng học tập, ngày ngày tới trường.

Ở trường, Văn học giỏi môn Toán. Cô Huệ luôn khen bạn là nhanh nhẹn và thông minh. Bạn tốt bụng lắm. Thấy ai có chuyện gì bạn luôn hỏi han, giúp đỡ. Năm ngoái , trong buổi festival Tiếng Anh, chẳng may con bị ngã bong gân, đau nhiều lắm. Một mình Văn đã dìu con về nhà, bôi cao cho con. Với thầy cô, ông bà, người lớn tuổi Văn đều lễ phép vâng lời, sống hoà nhã hơn.

Văn đúng là tấm gương sáng cho con học tập. Cuối năm ngoái, bạn được cô Tổng phụ trách đè nghị khen thường danh hiệu :" Học sinh nghèo vượt khó " của trường con.

Con nghĩ rằng chúng con phải học hỏi bạn ấy nhiều, phải không mẹ?
24 tháng 8 2019

Mở bài:

  • Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.
  • Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.

Thân bài:

  • Kể những điểm nội bật về người bạn của em.
    • Hoàn cảnh gia đình.
    • Thành tích học tập.
    • Lối sống.
    • Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?
  • Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.
  • Học được điều gì khi chơi với người bạn đó?

Kết bài:

  • Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).
  • Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).

Trong cuộc sống, có rất nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn luôn biết vươn lên phấn đấu không ngừng được nhiều người ngưỡng mộ. Em đã từng nghe và đọc nhiều trên sách báo về tấm gương vượt khó trong học tập. Và mới đây, được tận mắt thấy mắt chứng kiến một tấm gương như thế em mới thấy càng thấy trân trọng và khâm phục người bạn ấy.

>> Xem thêm: Giải thích câu nói của Lê Nin học học nữa học mãi

Minh là một người bạn cùng lớp của em. Đầu năm học năm lớp bốn, bạn được chuyển vào lớp. Khi vừa bước vào và được cô giới thiệu, cả lớp em đã ồ lên xôn xao về bạn. Qua lời kể của cô thì cả lớp biết được bạn ở trong miền Nam mới chuyển ra Bắc học tập và sinh sống. Minh tuy cùng tuổi với chúng em nhưng bạn nhỏ con lắm, bạn có nước da ngăm ngăm, gương mặt hiền lành và nụ cười như tỏa nắng. Điều đáng buồn là từ khi sinh ra Minh đã không có tay trái, bạn chỉ có một cánh tay phải duy nhất mà thôi.

Từ khi trở thành một thành viên trong lớp, nhóm bạn cá biệt trong lớp thường hay chế giễu Minh vì chỉ có một tay, có bạn còn ác khẩu hơn khi nói Minh là dị nhân rồi hả hê cười vui sướng. Những lúc như vậy, em thấy bạn cúi gằm xuống bàn, đôi mắt buồn trĩu xuống thật tội nghiệp. Mặc dù thế, Minh không hề đôi co với các bạn xấu trong lớp vì giữ đoàn kết lớp học, bạn vẫn luôn hăng hái phát biểu trong giờ học xây dựng bài. Lần nào kiểm tra Minh cũng có số điểm cao gần nhất lớp.

Một ngày nọ không thấy Minh đi học, cô giáo gọi điện cho mẹ của Minh thì biết rằng mẹ Minh bị ốm, Minh nghỉ học để phụ mẹ bán trà đá vỉa hè. Cô giáo và các bạn đến thăm thì thấy Minh ngồi vỉa hè với gánh nước, nhiệt tình mời khách rồi nhanh tay dọn bàn ghế mỗi lân khách đứng dậy. Nhìn thấy cô và các bạn, Minh ngại ngùng quay mặt đi, còn cô thì ôm lấy Minh không nói được điều gì. Sau ngày hôm đó chúng em cùng cô đến thăm nơi Minh ở thì được biết bạn sống trong một căn phòng trọ thuê chật hẹp. Cô giáo đã xin nhà trường miễn học phí cho trường hợp khó khăn của bạn và giúp đỡ mẹ Minh.

Mẹ bạn khỏi ốm, Minh quay lại trường học với niềm vui và phấn khởi khi biết được miễn học phí. Minh vẫn hăng say học tập và chấp hành tốt mọi nội quy trường lớp. Bạn vươn lên học tốt và có số điểm cao nhất lớp, không những thế còn đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp thành phố. Cuối năm học Minh được nhà trường tặng danh hiệu học sinh nghèo vượt khó.

Em rất yêu mến và khâm phục nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập của Minh. Bạn chính là một tấm gương sáng để em noi theo

26 tháng 9 2019

Về trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc phường Hoà Minh - Quận Liên Chiểu, tôi được nghe những câu chuyện cảm động của các em học sinh nghèo, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn vươn lên học giỏi toàn diện.

Trong đó một em đã để lại ấn tượng cho tôi nhiều nhất là em Lê Hồng Ân, học lớp 6/3. Mặc dù gia đình em có hoàn cảnh rất khó khăn, một mình mẹ em phải bươn chải kiếm tiền nuôi hai chị em ăn học. Như cô Phan Thị Lệ, mẹ em tâm sự: "Nhà cửa và mọi thứ đồ đạc trong nhà đều do người thân mua cho.Tôi làm công nhân ở khu công nghiệp tiền lương rất ít, phải chi tiêu thật tiết kiệm mới có tiền để hai con ăn học. Nhiều khi em Ân phải nhịn ăn sáng để dành tiền mua dụng cụ học tập. Nhưng tôi hạnh phúc là có được một đứa con học giỏi và ngoan hiền đến như vậy."

Hoàn cảnh gia đình khó khăn là vậy nhưng em Ân trong sáu năm liền là học sinh giỏi toàn diện của trường. Và hằng năm em luôn được thành phố trao học bổng học sinh hiếu học, có tinh thần vượt khó trong học tập. Ngoài ra, em còn được nhận học bổng từ các Hội khuyến học Quận, công ty bia Huế, công ty nhà máy nhựa,...

Em không chỉ là một học sinh ngoan hiền, học giỏi mà còn là một HS tham gia rất năng nổ các hoạt động của trường giao phó. Như cô Tổng phụ trách Hệ Thị Mỹ Đức nhận xét: "Em là một liên đội trưởng xuất sắc nhất của trường Tiểu học Duy Tân. Đến lớp 6 em vừa là một lớp trưởng, vừa là một chi đội trưởng rất năng động, nhiệt tình. Và em là một học sinh có nhiều đóng góp trong những phong trào của đoàn trường".

Ân học giỏi toàn diện các môn, trong đó đáng biểu dương là em thi được giải ba học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 5. Ngoài ra, em còn có tố chất năng khiếu rất nhiều lĩnh vực như vẽ, đàn, sáng tạo dụng cụ học tập, các phong trào thể thao,... . Đặc biệt là phong trào thể thao em đã được giải nhì bóng bàn năm lớp 4, đến lớp 6 em được giải ba cấp quận.

Em đứng đầu trong việc làm báo tường của lớp với những hình vẽ rất đẹp và có ý nghĩa.

Là một học sinh giỏi và có phẩm chất đạo đức tốt nên em rất được các thầy cô giáo và bạn bè trong trường quý mến. Cô Phan Thị Mỹ Vân, chủ nhiệm lớp nhận xét: "Em là một học sinh rất ngoan hiền, học giỏi tất cả các môn. Và là học sinh có kết quả học tập trong học kì I năm học 2008- 2009 cao nhất trường (9,5). Ngoài ra, em còn là một lớp trưởng rất năng động, nhiệt tình vì vậy mà tôi rất yên tâm khi giao cho em công việc điều hành lớp". Mặt khác, em là một học sinh rất giàu lòng tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ những bạn học sinh yếu kém trong lớp vươn lên trong học tập. Như em Nguyễn Quang Đạt, bạn cùng lớp em đã khen ngợi: "Ân là một người bạn rất tốt, nhiệt tình giúp đỡ em trong học tập. Và từ việc học nhóm với Ân mà em đã tiến bộ hơn rất nhiều".

Ân là một học sinh không chỉ giỏi mà còn rất ham học và có tinh thần vượt khó. Ở trường, em là một học sinh giỏi, ngoan hiền được thầy cô bạn bè quý mến. Còn ở nhà em là một đứa con hết mực hiếu thảo, em luôn làm những công việc nhà khi mẹ đi vắng. Dù là còn nhỏ tuổi nhưng em nhận thức được hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của gia đình vì thế mà em đã ra sức nổ lực học tập. Và em đã bộc lộ ước mơ của mình: "Em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một kiến trúc sư, đáp ứng được lòng mong mỏi của gia đình, thầy cô và bạn bè. Và để mẹ em đỡ khổ và vất vả hơn."

Với khả năng học giỏi toàn diện và nổ lực "vượt lên trên hoàn cảnh" cùng với sự dạy bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể ... Tôi tin rằng Ân sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Tinh thần hiếu học và nghị lực vươn lên không ngừng của Ân thật đáng khâm phục. Đó là tấm gương sáng để cho các bạn học sinh noi theo...

21 tháng 12 2019

viết văn hay đoạn hả ????

21 tháng 12 2019

Trong tiểu đội nọ,có người lính bị tật nguyền ở chân,anh trở thành mục tiêu chọc ghẹo của đồng đội.Chẳng nói nhiều,anh chỉ buông một câu:Tôi đến đây để chiến đấu chứ không phải để thi chạy''

Câu nói của anh lính trẻ thể hiện sự tự tin vào bản thân chính mình. Anh đã cho mọi người hiểu rằng, đôi chân tật nguyền kia không làm anh trở nên mặc cảm, tự ti trong cuộc sống. Mà vượt lên tất cả lời chọc ghẹo, chê bai của mọi người, anh lính trẻ vẫn tự tin vào bản thân của mình, cảm thấy mình cũng có thể chiến đấu như bao người lành lặn khác.

12 tháng 9 2017

Trong xã hội ngày nay, sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội đã làm cho đời sống của người dân được cải thiện không chỉ về chất lượng cuộc sống vật chất mà nâng cao cả về đời sống tinh thần. Mỗi người trong xã hội đều có cơm no, áo mặc được cắp sách đến trường. Nhưng đó chỉ là số đông, vẫn còn đâu đó quanh đây rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh mà khi không quan tâm, để ý thì ta không hề hay biết. Trong lớp của em cũng có một bạn có hoàn cảnh khó khăn như vậy, đó là bạn Nam, tuy có một gia cảnh nghèo khó hơn những bạn khác trong lớp nhưng Nam lại là một tấm gương nghèo vượt khó, là một trong những người có lực học xuất sắc nhất lớp của em.

Lớp của em có hai mươi tám thành viên, chúng em đến từ nhiều nơi, nhiều địa phương khác nhau nên chúng em không thể hiểu hết về hoàn cảnh cụ thể cũng như cuộc sống của từng bạn. Tuy không hiểu hết về nhau nhưng lớp chúng em vô cùng đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Vì vậy mà khi biết nhà bạn Nam có hoàn cảnh khó khăn thì chúng em đều chung tay giúp đỡ cho cuộc sống của bạn. Ban đầu, lớp chúng em không hề hay biết nhà Nam nghèo, bởi bạn sống rất chân thành, nhiệt tình nhưng không bao giờ kể nể chuyện của gia đình mình.

12 tháng 9 2017

chút đừng ghét nhé

ông viết rất có cảm xúc hia nhưng tui cảm thấy nên thêm 1 chút nhá.

tới gia đình mình nên thêm:

EM mới chợt nhận ra ở nhiều khía cạnh khác, không chỉ nhìn bề ngòi mà đánh giá sự việc một cách dễ dàng, tất cả chỉ là vỏ bọc bên ngoài của nó thôi. Những người đục sống xug sướng hạnh phúc thì nơi đó cũng có những người khỏ sở , lo lắng cho gia đình, ngày đêm mệt mỏi, tại sao ta không san sẻ một phần để giúp họ trở nên có cuộc sống tốt hơn. BẠn ấy cứ như một tấm gướng để em noi theo. Dù có khổ sở nhưng chỉ cố gắng học hành sẽ có tương lai sáng rạng và thay đổi hoàn ảnh gia đình mình mà thôi.

27 tháng 9 2019

Tham khảo:

Về trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc phường Hoà Minh - Quận Liên Chiểu, tôi được nghe những câu chuyện cảm động của các em học sinh nghèo, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn vươn lên học giỏi toàn diện.

Trong đó một em đã để lại ấn tượng cho tôi nhiều nhất là em Lê Hồng Ân, học lớp 6/3. Mặc dù gia đình em có hoàn cảnh rất khó khăn, một mình mẹ em phải bươn chải kiếm tiền nuôi hai chị em ăn học. Như cô Phan Thị Lệ, mẹ em tâm sự: "Nhà cửa và mọi thứ đồ đạc trong nhà đều do người thân mua cho.Tôi làm công nhân ở khu công nghiệp tiền lương rất ít, phải chi tiêu thật tiết kiệm mới có tiền để hai con ăn học. Nhiều khi em Ân phải nhịn ăn sáng để dành tiền mua dụng cụ học tập. Nhưng tôi hạnh phúc là có được một đứa con học giỏi và ngoan hiền đến như vậy."

Hoàn cảnh gia đình khó khăn là vậy nhưng em Ân trong sáu năm liền là học sinh giỏi toàn diện của trường. Và hằng năm em luôn được thành phố trao học bổng học sinh hiếu học, có tinh thần vượt khó trong học tập. Ngoài ra, em còn được nhận học bổng từ các Hội khuyến học Quận, công ty bia Huế, công ty nhà máy nhựa,...

Em không chỉ là một học sinh ngoan hiền, học giỏi mà còn là một HS tham gia rất năng nổ các hoạt động của trường giao phó. Như cô Tổng phụ trách Hệ Thị Mỹ Đức nhận xét: "Em là một liên đội trưởng xuất sắc nhất của trường Tiểu học Duy Tân. Đến lớp 6 em vừa là một lớp trưởng, vừa là một chi đội trưởng rất năng động, nhiệt tình. Và em là một học sinh có nhiều đóng góp trong những phong trào của đoàn trường".

Ân học giỏi toàn diện các môn, trong đó đáng biểu dương là em thi được giải ba học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 5. Ngoài ra, em còn có tố chất năng khiếu rất nhiều lĩnh vực như vẽ, đàn, sáng tạo dụng cụ học tập, các phong trào thể thao,... . Đặc biệt là phong trào thể thao em đã được giải nhì bóng bàn năm lớp 4, đến lớp 6 em được giải ba cấp quận.

Em đứng đầu trong việc làm báo tường của lớp với những hình vẽ rất đẹp và có ý nghĩa.

Là một học sinh giỏi và có phẩm chất đạo đức tốt nên em rất được các thầy cô giáo và bạn bè trong trường quý mến. Cô Phan Thị Mỹ Vân, chủ nhiệm lớp nhận xét: "Em là một học sinh rất ngoan hiền, học giỏi tất cả các môn. Và là học sinh có kết quả học tập trong học kì I năm học 2008- 2009 cao nhất trường (9,5). Ngoài ra, em còn là một lớp trưởng rất năng động, nhiệt tình vì vậy mà tôi rất yên tâm khi giao cho em công việc điều hành lớp". Mặt khác, em là một học sinh rất giàu lòng tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ những bạn học sinh yếu kém trong lớp vươn lên trong học tập. Như em Nguyễn Quang Đạt, bạn cùng lớp em đã khen ngợi: "Ân là một người bạn rất tốt, nhiệt tình giúp đỡ em trong học tập. Và từ việc học nhóm với Ân mà em đã tiến bộ hơn rất nhiều".

Ân là một học sinh không chỉ giỏi mà còn rất ham học và có tinh thần vượt khó. Ở trường, em là một học sinh giỏi, ngoan hiền được thầy cô bạn bè quý mến. Còn ở nhà em là một đứa con hết mực hiếu thảo, em luôn làm những công việc nhà khi mẹ đi vắng. Dù là còn nhỏ tuổi nhưng em nhận thức được hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của gia đình vì thế mà em đã ra sức nổ lực học tập. Và em đã bộc lộ ước mơ của mình: "Em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một kiến trúc sư, đáp ứng được lòng mong mỏi của gia đình, thầy cô và bạn bè. Và để mẹ em đỡ khổ và vất vả hơn."

Với khả năng học giỏi toàn diện và nổ lực "vượt lên trên hoàn cảnh" cùng với sự dạy bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể ... Tôi tin rằng Ân sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Tinh thần hiếu học và nghị lực vươn lên không ngừng của Ân thật đáng khâm phục. Đó là tấm gương sáng để cho các bạn học sinh noi theo...

Chúc bạn học tốt!

27 tháng 9 2019

I. Mở bài: giới thiệu về một tấm gương vượt khó
Cuộc sống luôn tồn tại những mảnh dời bất hạnh, những khó khan vô bờ. có nhiều người đã lựa chọn cách từ bỏ, mặc kệ số phận, nhưng cũng có những người đối mặt với nó và vượt lên số phận. một người bạn tôi quen biết đã vượt lên số phận và làm điều mà nhiều người không tưởng. người đó là Kiên, bạn cùng lớp của tôi.

II. Thân bài: kể về một tấm gương vượt khó
1. Hoàn cảnh khó khan của bạn:

- Nhà Kiên có hai mẹ con, Kiên và mẹ, bố bạn ấy mất khi bạn ấy còn nhỏ
- Mẹ bạn đau ốm mà nhà lại nghèo khó
- Bạn ấy thì bị mất hai chân
- Bạn ấy và mẹ sống trong căn nhà lá lụp xụp cuối xóp
- Cuộc sống vô cùng khó khan
2. Bạn ấy đã vượt qua khó khan như thế nào:
- Mỗi ngày bạn ấy đều dậy sớm, phụ mẹ quán bún nhỏ của mẹ
- Kiên đến trường bằng xe lăn trên một con đường rất dài và vô cùng dốc
- Về nhà bạn ấy còn phụ mẹ rất nhiều việc
- Kiên là một học sinh giỏi nhiều năm, được thầy cô và bạn bè quý mến
- Bạn ấy còn tham gia nhiều cuộc thi học sinh giỏi cấp Tỉnh

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về người bạn
- E rất khâm phục nghị lwujc của Kiên
- Kiên là người giúp em có động lực tin vào cuộc sống này

9 tháng 9 2018

I. Mở bài: giới thiệu về một tấm gương vượt khó
Cuộc sống luôn tồn tại những mảnh dời bất hạnh, những khó khan vô bờ. có nhiều người đã lựa chọn cách từ bỏ, mặc kệ số phận, nhưng cũng có những người đối mặt với nó và vượt lên số phận. một người bạn tôi quen biết đã vượt lên số phận và làm điều mà nhiều người không tưởng. người đó là Kiên, bạn cùng lớp của tôi.

II. Thân bài: kể về một tấm gương vượt khó
1. Hoàn cảnh khó khan của bạn:

- Nhà Kiên có hai mẹ con, Kiên và mẹ, bố bạn ấy mất khi bạn ấy còn nhỏ
- Mẹ bạn đau ốm mà nhà lại nghèo khó
- Bạn ấy thì bị mất hai chân
- Bạn ấy và mẹ sống trong căn nhà lá lụp xụp cuối xóp
- Cuộc sống vô cùng khó khan
2. Bạn ấy đã vượt qua khó khan như thế nào:
- Mỗi ngày bạn ấy đều dậy sớm, phụ mẹ quán bún nhỏ của mẹ
- Kiên đến trường bằng xe lăn trên một con đường rất dài và vô cùng dốc
- Về nhà bạn ấy còn phụ mẹ rất nhiều việc
- Kiên là một học sinh giỏi nhiều năm, được thầy cô và bạn bè quý mến
- Bạn ấy còn tham gia nhiều cuộc thi học sinh giỏi cấp Tỉnh

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về người bạn
- E rất khâm phục nghị lwujc của Kiên
- Kiên là người giúp em có động lực tin vào cuộc sống này

27 tháng 9 2019

Tên cậu là Hoàng. Nhà rất nghèo. Bố cậu mất sớm khi cậu vừa tròn một tuổi. Giờ đây, cậu đã lên chín, bị liệt một chân từ lúc hai tuổi sau một cơn sốt bại liệt. Trông cậu thật đáng thương. Hoàng bị liệt nên không giúp được gì cho mẹ. Mọi công việc dường như đều đổ dồn lên đôi vai gầy guộc của người mẹ. Mẹ Hoàng đã nhiều lấn đưa Hoàng đến các nhà thương để chữa trị, nhưng vì tiền bạc quá ít ỏi, được một hai tuần lại phải đưa Hoàng về. Gia đình càng ngày càng túng thiếu. Nay đến cái ăn đã không được no nói gì đến ăn mặc. Quần áo Hoàng là những mảnh vụn chắp vá. Mẹ Hoàng đi làm tối ngày để kiếm tiền, Hoàng ở nhà một mình lê la từ nhà ra ngõ, từ ngõ vào nhà, người lấm lem bụi bặm, tóc tai bù xù, vàng hoe. Một hôm tôi nói với bố: “Con thấy Hoàng tội nghiệp quá bố ạ! Hoàng muốn đi học mà không có điều kiện. Có cách gì giúp Hoàng được không bố? Bố tôi bảo: “Bố sẽ viết đơn xin cho Hoàng đi học và mua cho Hoàng một cái nạng gỗ. Con sang với Hoàng, tập cho cậu ấy đi": Thế là lừ đó ngày nào tôi cũng sang bảo Hoàng tập luyện. Sau ba tháng Hoàng tự đi lại một mình với chiếc nạng. Đầu năm học mới Hoàng vào lớp Một. Hàng ngày đến lớp tôi thường mang hộ cặp sách cho cậu ấy. Cuối năm lớp ba, tôi chuyển trường theo gia đình về đây. Hoàng thường xuyên viết thư cho tôi thông báo tình hình học tập và sức khỏe của cậu ấy. Điều mừng nhất của tôi là Hoàng học giỏi và giúp đỡ được mẹ cậu ấy nhiều việc. Chuyện của Hoàng là thế đấy. Cho mãi đến giờ, tình bạn của chúng tôi, dù xa nhau, cách trở, vẫn đằm thắm như hồi nào. Tôi vui, vì đã làm được việc nghĩa ở đời “giúp đỡ một người tàn tật” vươn lên với cuộc sống đời thường.

3 tháng 10 2016

dàn ý:

Mở bài:

– Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

– Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

Thân bài:

– Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

– Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

– Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

– Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?

– Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

Kết bài:

– Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

– Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

2 tháng 8 2017

Sau những tháng ngày nghỉ hè xa cách, chúng con rất háo hức với buổi gặp mặt lớp đầu năm học chuẩn bị cho buổi khai giảng. Vừa đến trường, chúng con đã vội vàng đi tìm nhau để kể cho nhau nghe về kì nghỉ hè của mình và còn để nói chuyện vì nhớ nhau quá. Chính vì quá say mê "buôn" chuyện như thế mà chúng con đã gây ra một chuyện rất buồn cười trong trường: nhận nhầm lớp học.

Đúng tám giờ, Ban Giám hiệu nhà trường triệu tập cán bộ lớp các lớp để họp mặt và phổ biến một số thông báo đầu năm như phòng học của các lớp, lịch tập diễu hành, lịch khai giảng... Khi nghe tiếng loa gọi của thầy hiệu trưởng con cùng hai bạn lớp phó tiếc rẻ cuộc nói chuyện trong lớp, cứ chùng chình mãi rồi mới đi. Vừa đi chúng con vừa tranh thủ nói chuyện tiếp. Khi vào phòng họp, ba đứa chọn bàn cuối phòng rồi thì thầm kể chuyện và khúc khích cười với nhau. Cuộc họp tan, thầy hiệu trưởng cất tiếng hỏi lớn: "Các em đã nắm rõ những thông tin trên chưa?" ba đứa con giật mình, đáp có rất to hoà cùng tiếng trả lời của các bạn lớp khác. Khi chúng con về đến hàng của lớp dưới sân trường thì cũng là lúc thầy tổng phụ trách nhắc nhở các cán bộ lớp đưa lớp về phòng học như Ban giám hiệu đã phổ biến. Ba chúng con ngớ ra hỏi nhau: Phòng học lớp mình ở đâu? Từng lớp, từng lớp một đi về phòng học của lớp mình rất nhanh. Ba đứa con lo lắng nhìn nhau. Chẳng đứa nào dám đi hỏi lại vì sợ bị mắng. Phía dưới hàng đã có tiếng giục của các bạn: "Về lớp nhanh lên không nắng lớp trưởng ơi". May sao, ngay lúc ấy bạn Bình lớp phó gọi về phòng học, phòng nào trống thì đó là phòng của lớp. Ba đứa khấp khởi mừng chia nhau theo dõi các phòng học. Cuối cùng thấy dư ra hai phòng: một phòng nằm sát phòng thí nghiệm tầng hai, một phòng nằm ngay tầng một. Chúng con hội ý rất nhanh: phòng tầng hai có lẽ dùng để các thầy cô trao đổi sau khi làm thí nghiệm hoặc cho các lớp học lý thuyết trước khi thực hành. Vậy là chúng con đưa lớp về phòng học tầng một. Cả lớp đang lao xao ổn định chỗ ngồi thì bất ngờ thầy hiệu phó bước vào. Thầy nghiêm khắc nhìn cả lớp khiến chúng con thoáng giật mình. - Thầy không nghĩ là năm nay, số học sinh lưu ban của trường lại nhiều như vậy. Trời ơi. Chuyện gì thế này? Thầy là thầy hiệu phó phụ trách kỉ luật mới chuyển công tác về trường con. Có lẽ có nhầm lẫn gì đó ở đây. Con chưa kịp giơ tay hỏi thầy đã nhắc nhở. - Em áo xanh ngồi trật tự! Các em vô kỉ luật như vậy, bị lưu ban là điều thật dễ hiểu. Ngay lúc ấy, bỗng cô giáo chủ nhiệm lớp con thoáng ngoài cửa sổ Thầy hiệu phó bước ra ngoài. Lớp con, người thì ngơ ngác, người thì phá lên cười “Chắc thầy mới nên nhầm nhọt ấy mà!”. Nhiều người còn khúc khích “cá cược” xem thầy sẽ xử lí chuyện này thề nào để tránh bị “mắc cỡ”! Lát sau, thầy hiệu phó bước vào. Ánh mắt thầy nhìn lớp đã dịu đi nhưng giọng nói vẫn còn rất nghiêm: - Thầy rất tiếc đã trách lầm các em. Các em phần lớn đều là những học sinh ngoan, không phải là học sinh lưu ban như thầy lầm tưởng. Lớp con ồ lên cười. - Nhưng! Cả lớp lại nín thinh nghe thầy nói: - Đây là phòng dành cho Ban Giám hiệu trao đổi với học sinh lưu ban của trường về tình hình của em ấy trong năm học tới. Vào năm học, đây sẽ là phòng tiếp phụ huynh học sinh! Cán bộ lớp đâu? Ba đứa chúng con mặt tái mét nhìn nhau run run đứng dậy. Con lấy hết can đảm: - Thưa thầy, chúng em xin lỗi thầy ạ. Chúng em đưa lớp về nhầm phòng. Chúng em xin rút kinh nghiệm lần sau ạ... Có lẽ lúc ấy nhìn điệu bộ ba đứa chúng con đáng thương quá nên thầy phải hạ giọng để chúng con đỡ lo lắng: - Nhầm lẫn là chuyện bình thường các em ạ. Nhưng lần sau các em phải chú ý hơn kẻo lớp toàn học sinh khá giỏi lại bị mắng là lưu ban, là vô kỉ luật thì oan lắm! Chúng con gượng cười, cái cười méo xệch, vì vừa buồn cười lại vừa xấu hổ, lo lắng. Cả lớp lí nhí chào thầy rồi lục tục đi lên tầng hai. Thì ra khi nãy, cô chủ nhiệm lên lớp không thấy chúng con đâu liền hỏi các thầy cô khác thì được chỉ xuống phòng “học sinh lưu ban”. Nghe vậy, cô vội đi xuống ngay, e rằng giữa một thầy hiệu phó nghiêm khắc, thẳng thắn với một lớp học sinh hiếu động, nông nổi lại bị “đặt tiếng oan” sẽ “xảy ra chuyện”! Các bạn lớp khác nhìn qua cửa sổ chỉ trỏ lớp con rồi cười một cách. . khó hiểu. Buổi gặp mặt đầu năm kết thúc. Câu chuyện lan nhanh đi đến nỗi lúc tan trường, ai nhìn thấy ba đứa con cũng đùa: - Tớ nghe nói lãnh đạo lớp ấy đang đưa cả lớp tiến lên lưu ban hết à! Con cũng cười đáp lại nhưng trong lòng thì xấu hổ vô cùng. Chỉ vì ham nói chuyện riêng mà con đã làm lỡ chuyện của cả lớp lại còn khiến lớp bị trêu cười. Từ nay, con càng phải cố gắng là một lớp trướng mẫu mực, một học sinh gương mẫu để những thành tích của lớp và của con khiến mọi ngươì quên đi câu chuyện hôm nay...
13 tháng 9 2018

Có 1 cậu bé tên Tũn

Nhà cậu í tuy ko giàu lắm ( chỉ kiếm đc 1 tỷ 1 tháng thui)

Nhưng cậu ấy học rất giỏi... Mà còn đẹp trai nữa.

13 tháng 9 2018

lên chị google là có hết chị ấy bảo cho

24 tháng 9 2017

Vừa xong

Ngọc bích là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng bích đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, 7 chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều. Bạn Bích rất thông minh và hiếu học. Vì nhà nghèo, nên Bích phải phụ mẹ và bố bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng bích vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Bích luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những đứa bạn học yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Bích không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc,Bích lại tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Bích đi sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó và những bài tập làm văn . Đến lớp, Bích kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở gọn gàng , ngăn nắp … Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm cô giáo là rất hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục bạn hơn nữa . Bích vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Bích rất tận tâm với các bạn. Bạn em rất vui khi bạn bè tiến bộ, nhưng bạn lại buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình. Lòng kiên nhẫn đã giúp bạn Bích cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Bích kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Bích . Bích là 1 người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu. Bạn bè kể cả nam lẫn nữ đều mến và quý Bích . Cô giáo thường khen Bích có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹp của Bích mà chúng em cần học hỏi. Noi gương Bích , tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ. Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Bích CHÚC BẠN HỌC TỐT !yeu
4 tháng 10 2017

Ở trường , ở lớp có rất nhiều tấm gương sáng nhưng tấm gương tiêu biểu nhất mà mình thích là bạn Thu Hương . Thu Hương rất tốt bụng, giỏi về mọi mặt ; từ học tập cho đến phụ ba mẹ công việc nhà. 6 năm liềnThu Hương là lớp trưởng và đạt thành tích cao nhất trong học tập . Năm học lớp 3,,4,5 bạn đều thi Toán Violympic cấp tỉnh và thành tích xếp nhất khối.Về Tiếng Anh Hương cũng giỏi như Toán Hương đã từng đạt giải nhất cấp quốc gia và thâm gia rất nhiều về phong trào của trường. Ko những học giỏi mà Hương còn rất khéo tay.Bức tranh bảo vệ môi trường đã giúp Hương đạt thành thích hạng nhất Bạn nào thuộc nằm trong top yếu , tb Hương tận tình giảng tững môn và về đạo đức. Tóm lại Hương là 1 ng có đạo đức tốt về mọi mặt trog hocwj tập cũng vậy . Chúng ta hãy học tập tấm gương tốt từ bạn Nguyễn NGọc Thu Hương nhé !

27 tháng 9 2017

Về trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc phường Hoà Minh – Quận Liên Chiểu, tôi được nghe những câu chuyện cảm động của các em học sinh nghèo, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn vươn lên học giỏi toàn diện.

Trong đó một em đã để lại ấn tượng cho tôi nhiều nhất là em Lê Hồng Ân, học lớp 6/3. Mặc dù gia đình em có hoàn cảnh rất khó khăn, một mình mẹ em phải bươn chải kiếm tiền nuôi hai chị em ăn học. Như cô Phan Thị Lệ, mẹ em tâm sự: "Nhà cửa và mọi thứ đồ đạc trong nhà đều do người thân mua cho.Tôi làm công nhân ở khu công nghiệp tiền lương rất ít, phải chi tiêu thật tiết kiệm mới có tiền để hai con ăn học. Nhiều khi em Ân phải nhịn ăn sáng để dành tiền mua dụng cụ học tập. Nhưng tôi hạnh phúc là có được một đứa con học giỏi và ngoan hiền đến như vậy."

Hoàn cảnh gia đình khó khăn là vậy nhưng em Ân trong sáu năm liền là học sinh giỏi toàn diện của trường. Và hằng năm em luôn được thành phố trao học bổng học sinh hiếu học, có tinh thần vượt khó trong học tập. Ngoài ra, em còn được nhận học bổng từ các Hội khuyến học Quận, công ty bia Huế, công ty nhà máy nhựa,...

Em không chỉ là một học sinh ngoan hiền, học giỏi mà còn là một HS tham gia rất năng nổ các hoạt động của trường giao phó. Như cô Tổng phụ trách Hệ Thị Mỹ Đức nhận xét: "Em là một liên đội trưởng xuất sắc nhất của trường Tiểu học Duy Tân. Đến lớp 6 em vừa là một lớp trưởng, vừa là một chi đội trưởng rất năng động, nhiệt tình. Và em là một học sinh có nhiều đóng góp trong những phong trào của đoàn trường".

Ân học giỏi toàn diện các môn, trong đó đáng biểu dương là em thi được giải ba học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 5. Ngoài ra, em còn có tố chất năng khiếu rất nhiều lĩnh vực như vẽ, đàn, sáng tạo dụng cụ học tập, các phong trào thể thao,... . Đặc biệt là phong trào thể thao em đã được giải nhì bóng bàn năm lớp 4, đến lớp 6 em được giải ba cấp quận.

Em đứng đầu trong việc làm báo tường của lớp với những hình vẽ rất đẹp và có ý nghĩa.

Là một học sinh giỏi và có phẩm chất đạo đức tốt nên em rất được các thầy cô giáo và bạn bè trong trường quý mến. Cô Phan Thị Mỹ Vân, chủ nhiệm lớp nhận xét: "Em là một học sinh rất ngoan hiền, học giỏi tất cả các môn. Và là học sinh có kết quả học tập trong học kì I năm học 2008- 2009 cao nhất trường (9,5). Ngoài ra, em còn là một lớp trưởng rất năng động, nhiệt tình vì vậy mà tôi rất yên tâm khi giao cho em công việc điều hành lớp". Mặt khác, em là một học sinh rất giàu lòng tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ những bạn học sinh yếu kém trong lớp vươn lên trong học tập. Như em Nguyễn Quang Đạt, bạn cùng lớp em đã khen ngợi: "Ân là một người bạn rất tốt, nhiệt tình giúp đỡ em trong học tập. Và từ việc học nhóm với Ân mà em đã tiến bộ hơn rất nhiều".

Ân là một học sinh không chỉ giỏi mà còn rất ham học và có tinh thần vượt khó. Ở trường, em là một học sinh giỏi, ngoan hiền được thầy cô bạn bè quý mến. Còn ở nhà em là một đứa con hết mực hiếu thảo, em luôn làm những công việc nhà khi mẹ đi vắng. Dù là còn nhỏ tuổi nhưng em nhận thức được hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của gia đình vì thế mà em đã ra sức nổ lực học tập. Và em đã bộc lộ ước mơ của mình: "Em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một kiến trúc sư, đáp ứng được lòng mong mỏi của gia đình, thầy cô và bạn bè. Và để mẹ em đỡ khổ và vất vả hơn."

Với khả năng học giỏi toàn diện và nổ lực "vượt lên trên hoàn cảnh" cùng với sự dạy bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể ... Tôi tin rằng Ân sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Tinh thần hiếu học và nghị lực vươn lên không ngừng của Ân thật đáng khâm phục. Đó là tấm gương sáng để cho các bạn học sinh noi theo...