Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
MB:Ngày em còn bé, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ em lại thì thầm kể cho em nghe một câu chuyện cổ tích, mẹ kể bằng trí nhớ của mẹ nên những câu chuyện ấy nó như thêm lung linh, huyền ảo, nó không diễn ra đều đều, mà đôi khi nó còn được tạo thêm những tình tiết mới, những nhân vật mới, nhưng vẫn không làm mất đi nội dung của nó. Em rất thích cách kể chuyện của mẹ, thích trí tưởng tượng của mình như cũng đang bay bổng trong thế giới cổ tích ấy, và hôm nay trí tưởng tượng ấy đã bay từ quá khứ, từ truyền thuyết về hiện tại.
KB:Nhưng hàng năm, khi tập trung thêm được lực lượng, Thủy Tinh lại dâng nước lên mong đánh bại được Sơn Tinh, trong khi đó mỗi năm con người lại cũng góp tay với Thủy Tinh tàn phá thiên nhiên, tàn phá những cánh rừng phòng hộ, hủy hoại bầu khí quyển… Nếu con người vẫn chưa có ý thức được sự cần thiết của việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của mình, biết đâu có ngày Thủy Tinh sẽ thắng?
Mình chọn truyện TRUYỀN THUYẾT Thánh Gióng
Mở bài :
Truyện lấy bối cảnh thời Hùng Vương thứ 18 kén rể. Ông có một cô con gái tên gọi Mỵ Nương có nghĩa là '' duyên dáng, xinh đẹp '', yêu quý như thánh nữ. Văn hóa của người Việt thời đại này nói riêng và phong kiến nói chung vẫn chưa hoàn chỉnh (thậm chí chưa có Nho giáo). Ông mở hội kén rể và có 2 chàng trai nổi bật nhất: Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh là sơn thần núi Tản Viên, còn Thủy Tinh là chúa thủy cung, với tài năng ngang ngửa nhau. Điều này Vua Hùng không thể chọn ai, đành lựa chọn cuộc thi giữa 2 người, ai đem đầy đủ sính lễ đến nhanh hơn sẽ là phò mã.
Kết bài :
Từ đó, khi phục hồi sức mạnh như cũ, Thủy Tinh cứ hàng năm lại dâng nước và kéo quân tấn công Sơn Tinh, gây ngập lụt vùng dân sinh sống. Nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua trận. Phe Sơn Tinh cũng chịu nhiều tổn thất (chủ yếu là người dân) để ngăn lũ lụt, nhưng vẫn đẩy lùi buộc Thủy Tinh rút quân về.
Năm nay là năm thứ 10 tôi đã xa trường. Hôm nay tôi về ngôi trường thân yêu của tôi sau 10 năm không gặp lại. Đứng dưới gốc cây phượng đỏ, tôi lại nhớ những lần cùng nhau ôn bài ở đó, cùng vui đùa dưới cây phượng. Nhớ cái ghế đá mà tôi ngồi đó ngủ gật đến khi tỉnh dậy tôi chạy vội vào lớp và phải nghe tiếng quát của thầy, hôm nào cũng vậy chỉ có một câu : "Sao em đi học muộn". Nhớ màu ngôi trường ngày xưa là màu vàng vàng, giờ được thay lớp sơn bằng màu trắng tinh. Đang nghĩ lại thời xưa, bỗng ai đấy vỗ vai tôi, nói :
- Duy đó sao ?
- E..em chào thầy - Tôi ấp úng
Thì ra là thầy Hùng. Người đã dạy tôi môn sinh hồi còn ở ngôi trường này. Bây giờ tóc thầy đã bạc trắng, mái tóc đen ngày xưa không còn nữa. Cặp kính sát mũi. Râu thầy đã mọc.
- Về thăm trường sao?
- Vâng ! - Tôi cười đỏ mặt
Thầy nói tiếp :
- Dạo này sao rồi ?
- Em vẫn khỏe ạ - Tôi nói tự tin hơn
Thầy cười :
- Dạo này thanh niên rồi đấy nhỉ ? Còn ngủ gật nữa không?
- D.. dạ - tôi đỏ mặt hết cỡ
- Thôi thầy phải đi dạy sinh đây kẻo muộn giờ ! - Thầy nói
- V..vâng ạ ! - Tôi vẫn còn ngập ngừng
Dưới ánh nắng chói của buổi trưa, tôi ước gì được trở lại hồi còn là một cậu học sinh.
1. Mở bài:
Cần thơ, ngày...tháng ...năm...
Bạn...
2. Thân bài:
a) Những lí do thăm hỏi đầu thư.
- Lí do viết thư (tưởng tượng: VD: Soạn vỡ thấy tấm hình lớp chụp chung....)
b) Nội dung thư:
- Giới thiệu tên trường? (Tưởng tượng đến trường vào thời điểm nào? Lí do đến trường)
- Miêu tả con đường đến trường (so sánh lúc trước và bây giờ? Thay đổi như thế nào? Cảm xúc?)
- Miêu tả các phòng lớp (Phòng vi tính? Phòng TN? Dụng cụ, thiết bị đổi khác ra sao?...). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội...(So sánh )
- Miêu tả khoảng sân trường? (so sánh xưa và nay)? Những băng ghế? gốc bàng, hàng phượng (Còn như xưa ? đã già hay đã trồng cây khác?)
- Miêu tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa? Nêu cảm xúc? Thầy cô? Bạn bè?
- Gặp lại thầy cô? Thầy cô cũ còn không? Thầy cô mới như thế nào? (Vui vẻ?). Thầy hiệu trưởng về hưu hay đã mất?
- Găp lại thầy cô chủ nhiệm lớp 9A...? Cô thay đổi ra sao? Nhưng vẫn còn những nét gì? (Giọng nói? Ánh mắt? Khuông mặt lộ vẻ xúc động?)
- Cô trò nhắc lại kỉ niệm cách đây 20 năm:
- Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình một số bạn học? Về công việc của mình?
- Tâm trạng cô ra sao?
- Tình cảm em như thế nào?
3. Kết luận:
- Cuối thư: Thăm hỏi sức khoẻ và chúc bạn?
- Lời chào.
Ngày xửa ngày xưa, tại một làng nọ, có tới năm ông thầy bói cùng hành nghề. Thầy thì đông, người xem thì ít nên thầy chẳng mấy khi bận rộn.Một hôm nhân buổi hàng họ ế ẩm, các thầy rủ nhau về sớm. Đi đường thầy nào cũng phàn nàn, từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa biết hình thù con voi nó thế nào. Về tới gốc đa đầu làng, đang ngồi tán gẫu, bỗngcác thầy nghe người đi chợ về kháo nhau có con voi đi qua. Băn khoăn một lúc, các thầy bàn nhau góp tiền chi viên quản tượng để được một lần xem con voi nó thế nào.Khi voi đứng lại, năm thầy đều tiến lại gần. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy lại sờ chân, thầy lại sờ đuôi. Được một lúc, năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau.Thầy sờ vòi nhanh nhảu nói trước :Ôi giời ! Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa.Thầy nói sai bét rồi, thầy sờ ngà lên tiếng.Nó chần chẫn như cái đòn cànThầy sờ ta đứng ngay cạnh vội tiếp lời.Các thầy nói thế nào ấy chứ, tôi thấy nó bè bè như cái quạt thóc.Các thầy nói đều không đúng cả ! Thầy sờ chân đứng chống gậy vuốt râu.Tôi thấy nó sùng sững như cái cột đình.Thôi các thầy đừng cãi nhau nữa ! Thầy sờ đuôi vội can.Thực tế nó tun tủn như cái chổi sể cùn.Mỗi thầy một ý chẳng thầy nào dám vác mặt ra ngoài chợ, đi đâu các thầy cũng bị ngưởi ta chế giễu : Đến đánh giá một con vật còn không đúng thì bói toán ai dám tin. Thế là từ đó dân gian mới có thành ngữ thầy bói xem voi để chỉ những kẻ xem xét sự vật hiện tượng nhưng chỉ nhìn từ một phía mà thôi
Một chàng trai đang gặp nhiều khó khăn, anh bị tổn thương và trở nên mất niềm tin vào cuộc sống. Anh đến hỏi một ông già thông thái.
Nghe kể xong, ông chẳng nói lời nào mà chỉ im lặng đặt chiếc nồi lên bếp, đổ vào nồi một ít nước và cho vào một củ cà rốt, một cục muối và một quả trứng. Sau khi đun sôi, ông mở nắp và trầm ngâm im lặng nhìn anh ta.
Sau một hồi ông bắt đầu nói:
- Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng là sau đó mọi việc sẽ như thế nào?
Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng khi bỏ vào nước là tan, củ cà rốt cứng cáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi. Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi qua nước sôi nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn.
Tham khảo:
Dàn bài Kể chuyện lần đầu được đi chơi xa - Mẫu 2
I. Mở bài: giới thiệu chuyến đi chơi xa
Năm học vừa rồi em được thành tích tốt trong học tập nên ba mẹ thưởng cho em một chuyến đi chơi xa. Em rất phấn khởi và hứng thú cho chuyến đi của mình. em đã chọn một chuyến đi Đà Lạt thơ mộng, em đã được nghe nhiều về nơi này nhưng chưa 1 lần đặt chân đến. Em đã có một chuyến đi thật thú vị và bổ ích.
II. Thân bài: kể về chuyến đi xa
1. Cảnh dọc đường:
- Trên đường đi rất nhiều cây lá
- Hai bên đường rậm rạp
- Những đường đèo quanh co và uốn khúc
- Em đi trên những vực đều sâu thẳm
- Mọi người trên xe nói chuyện rôm rả, có những người say xe nên đã ngủ thiếp đi
- Tâm trạng em lúc đó rất hồi hộp và chờ mong.
2. Khi đến nơi:
- Trước mắt em là muôn vàng cảnh đẹp và hoa lá
- Bầu trời se lạnh và nên thơ
- Một thành phố rất đáng để đến
- Em đã ở lại chơi 1 tuần và đi khám phá khắp Đà Lạt: vườn hóa, thác, hồ Xuân Hương,….
- Con người ở đây rất hiền hòa và tận tình
3. Lúc ra về:
- Kết thúc 1 tuần em lại về
- Tâm trạng luyến tiết và không muốn rời xa
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi xa
- Em cảm thấy rất vui
- Em sẽ đến đây vào một ngày không xa
Tham khảo
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử thật tàn nhẫn với em. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi bảo:
– Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo:
– Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo:
– Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.
Thầy sờ chân cãi:
– Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.
Thầy sờ đuôi lại nói:
– Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau chảy máu.