Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong những gia đình nông thôn, khi lúa thóc được quý trọng như vàng bạc sẽ thấy mọi người rất ghét chuột và nhà nào cũng nuôi mèo. Nhà em cũng vậy và không chỉ nuôi một con mà có đến ba con mèo.
Những con mèo của nhà em đều là giống mèo mướp, chúng có bộ lông màu xám nhạt pha chút màu đen và trắng. Trong số ba con mèo có một con mèo mẹ và hai con mèo con, tuy là mẹ con nhưng vì hai con mèo con đều đã trưởng thành nên nhìn ba mẹ con chúng to ngang bằng nhau. Mỗi con mèo chỉ khoảng hơn 2 ki-lô-gam, thân hình dài, những đôi chân khẳng khiu và chiếc đuôi dài. Chú mèo nào cũng có bộ lông dày và mềm mại như bông.
Phần đầu của con mèo có chiếc mũi là dễ thương nhất, chiếc mũi bé tí hồng hào và luôn ẩm ướt. Bộ ria dài cứng cáp cong xuống như chiếc cần câu cá, cái miệng bé xinh với những chiếc răng màu trắng li ti trông rất đáng yêu. Đôi tai của mèo nhỏ chỉ bằng hai ngón tay dựng đứng lên liên tục ngoe nguẩy để cảnh giác. Vũ khí tốt nhất của mèo chính là bộ móng vuốt chắc khỏe và sắc nhọn ở chân. Nhờ có bộ vuốt này mà chúng bắt chuột rất giỏi, thậm chí còn leo cây thoăn thoắt. Nhờ có ba con mèo mà nhà em chẳng có bóng dáng của chuột, đêm nào mẹ con chúng cũng đi săn lùng, ban ngày lại rủ nhau lên gác xép nằm cuộn vào nhau ngủ thật ngon lành.
Mặc dù biết lông mèo có thể gây dị ứng hoặc khiến em phải hắt xì nhiều lần nhưng em vẫn rất thích được ôm mèo vào lòng và sờ bộ lông của chúng. Thi thoảng em lại đem chúng đi tắm cho thơm tho sạch sẽ.
Ngay bên cạnh nhà em có một người phụ nữ sống độc thân một mình cô tên là Hồng Anh. Cô Hồng vốn là con gái của một gia đình giàu có nhưng ba mẹ không may qua đời để cô một mình trên thế gian với một căn biệt thự rộng lớn và nhiều tài sản có giá trị khác.
Cô Hồng là người tuy sống trong cảnh giàu có từ nhỏ nhưng lại có trái tim vô cùng nhân hậu. Cô thường yêu thương che chở cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Hiện tại cô đang nhận nuôi 5 người con nuôi, đều là những em bé lang thang cơ nhỡ được cô xin phép chính quyền địa phương mang về nhà mình chăm sóc và nhận làm con nuôi.
Cô Hồng còn đứng ra quyên góp tiền xây dựng cho ngôi chùa của làng em trở nên khang trang to đẹp hơn để khách thập phương khi tới vãn cảnh chùa có chốn nghỉ chân, có nơi ăn chốn ở cho những cụ già lang thang cơ nhỡ. Cô Hồng đã xây dựng một quỹ tình thương nhằm duy trì hoạt động của quỹ này và kêu gọi mọi người ủng hộ.
Cô Hồng đã dành toàn bộ thời gian và tâm huyết của mình vào việc chăm sóc những đứa cô nuôi. Ngoài thời gian làm việc tại công ty thì cô đều dành hết thời gian để chăm sóc các con của mình. Cho chúng ăn uống, rồi tắm giặt. Cô chăm sóc các con của mình vô cùng chu đáo thương yêu chúng như con ruột, toàn tâm toàn ý để nuôi dưỡng chúng tới mức quên đi hạnh phúc của cá nhân mình.
Em nhớ có lần người con trai út của cô bé Hoàng mới 5 tuổi bị sốt cao giữa đêm, rồi lên cơn co giật cô Hồng sợ quá một mình bế con chạy giữa đêm khuya tới bệnh viện gần nhất nơi em ở tới mức quên mang giày, làm chân cô bị chảy máu. Tới khi bé Hoàng qua cơn nguy kịch cô mới cảm thấy chân mình có gì ươn ướt hóa ra trong lúc cô Hồng chạy đã có mảnh thủy tinh chân cô nhưng cô vì lo lắng cho bé Hoàng mà quên đi cơn đau của mình, không màng gì tới sức khỏe của bản thân.
TL: Bạn có thể dựa vào bài của mình một tý chứ đừng có chép 100%
thế thì là cậu chỉ đạo à. việc gì phải làm cho câụ. caauh cứ như chúng mình rảnh lắm í . rảnh gì viết văn cho cậu
2, Nét trong sáng cao đẹp trong tâm hồn người Việt từ lâu đã thấm nhuần trong các câu ca dao tục ngữ như câu:
" trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn "
Bằng ngôn từ giản dị, bài ca đã làm nổi bật hình ảnh bông sen thơm ngát đang nở trên đầm bùn nước đọng. Hoa sen có vẻ đẹp tinh khiết như chính bản thân nó vậy. Hoa sen có nhiều cánh chụm lại với nhau xếp xen kẽ. Nhị sen màu vàng. Thân sen thẳng tắp trên mình lốm đốm nhưng chiếc gai nhỏ như một bộ áo giáp bảo vệ . Lá sen rất to và không thấm nước. còn nhớ những buổi chiều mưa tôi cùng lũ bạn xé lá sen ra làm áo mưa mới thấy vui làm sao! Hương sen không ngào ngạt nhưng lại khiến người ta nhớ rất lâu về nó. Mỗi bông sen chân chất như người lao động mang nét bình dị thôn quê. Đầm lầy càng u tối càng tôn lên vẻ đẹp của sen. Cuộc sống càng khó khăn càng khiến những người dân chát phác trở nên mạnh mẽ hơn. Là học sinh chúng ta hãy cố gắng cùng nhau học tập để trở thành một công dân có ích , một bông sen đẹp trong đầm nước lầy ~!
Ngày xưa ở vương quốc Đa-ghét-xtan có một ông vua nổi tiếng bạo ngược, cuộc sống của nhân dân hết sức lầm than. Trước thảm cảnh ấy, dân chúng đã phản ứng bằng cách truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Bài hát lọt đến tai vua. Ngài ra sức lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca ấy nhưng không tài nào bắt được. Cuối cùng nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong. Ba hôm sau, nhà vua bắt mỗi người phải hát cho vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác. Ai cũng hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng. Vua lệnh thả tất cả những người đã hát còn tống giam vào ngục tối ba nhà thơ kia. Ba tháng sau ngài cho giải họ tới và phán "Giờ thì các ngươi sẽ hát cho trẫm nghe chứ!" Một trong ba người, lập tức cất cao lời ca ca tụng nhà vua. Nhà thơ ấy được thả ra ngay. Còn hai người kia đưa đến giàn thiêu. Vị vua phán "Đây là cơ hội cuối cùng để cứu sống các ngươi”. Hãy hát lên. Một trong hai người vội cất tiếng hát ca ngợi nhà vua, và người ấy được tha ngay. Còn người cuối cùng vẫn im lặng. Nhà vua tức giận hét lên: Trói hắn lại! Nổi lửa lên! Mặc dù bị trói chặt vào giàn hỏa thiêu nhưng tiếng hát của nhà thơ vẫn cất lên vang vọng khắp nói vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca được lưu truyền khắp đất nước. Ngọn lửa bùng cháy dữ dội. Nhà vua bất ngờ thét to: "Dập tắt lửa đi! Cởi trói cho ông ta. Trẫm không thể mất nhà thơ chân chính độc nhất của dân tộc này!"
cho sườn thôi ok : A. Mở bài:
– Con người sinh ra đã mỗi người một hoàn cảnh, một số phận. Người được sinh ra trong gia đình giàu có, đủ cha đủ mẹ được hưởng nhiều tình yêu thương, hạnh phúc.
– Ngược lại có những người bị bỏ rơi không nơi nương tựa, ốm yếu.Tuy nhiên, trong cuộc sống khó khăn thiếu thốn, hoàn cảnh sống khắc nghiệt có rất nhiều số phận, con người đã biết vượt lên chính mình, chiến thắng cuộc sống nghiệt ngã để sống tốt đẹp hơn, để trở nên có ích và là tấm gương sáng cho nhiều người phải noi theo.
B. Thân bài:
1.Khái niệm
– Nghị lực sống là gì: Nghị lực sống chính là nội lực chứa bên trong mỗi con người chúng ta. Nó là động lực, ý chí kiến cho người có vượt qua những khó khăn thử thách hay không.
2.Biểu hiện
– Mở rộng một vài tấm gương về những người khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn nhưng biết vươn lên trong cuộc sống.
+ Chắc trong chúng ta không ai là không biết thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký người thiếu may mắn khi sinh ra đã mất hai tay. Nhưng thầy đã kiên trì rèn luyện mỗi ngày một chút rồi tới một ngày thầy có thể cầm nắm, viết mọi thứ thầy đều làm được nhờ đôi chân của mình. Thầy Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành tấm gương sáng về nghị lực sống vượt qua khó khăn, thử thách của số phận.
+Hay Nick Vujicic: một người khi sinh ra đã cụt hai tay hai chân, tưởng chừng như cuộc đời của anh đã chấm dứt tại đây nhưng không chính ý chí nghị lực đã đưa anh vượt qua nghiệt ngã của cuộc đời. Điều đầu tiên mà anh làm chính là tự vệ sinh cá nhân, ngoài ra anh còn chơi được các trò chơi vận động mạnh như: Tenis, bơi… và trở thành người truyền động lực cho nhiều người khuyết tật trên thế giới.
3.Vai trò
- Vượt qua được khó khăn, những khắc nghiệt của cuộc đời, làm chủ bản thân.
- Cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống và giá trị hơn
4. Phản đề
- Mở rộng trong xã hội có những người không có nghị lực, thiếu ý chiến chiến đấu vượt qua số phận. Những người đó khi gặp khó khăn họ sẵn sàng buông đời mình theo số phận, khó khăn khăn thử thách một chút là sẵn sàng sa ngã, bị cám dỗ, không chịu cố gắng để vượt lên số phận mà chỉ muốn được người khác giúp đỡ.
-Thói quen sống hưởng thụ dựa vào người khác đã ăn sâu bám rễ vào trong tư tưởng của các bạn này và khó có thể từ bỏ.
- Nhiều gia đình bố mẹ đã quá cưng chiều con cái dẫn tới làm cho những đứa trẻ mất dần đi nghị lực sống, khi có khó khăn chúng không thể tự giải quyết được mà phải tìm bố mẹ giúp đỡ.
C. Kết bài
- Liên hệ với bản thân rồi rút bài học cho mình. Chúng ta đang là những thế hệ trụ cột của đất nước trong tương lại, việc rèn luyện nghị lực sống là việc rất quan trọng cần thiết cho hành trang vào đời sau này của mỗi chúng ta. Nếu không có ý chí, không có nghị lực sống thì làm gì chúng ta cũng dễ thất bại bởi trên đời này không có con đường đi nào là toàn bằng phẳng cả.
- Muốn thành công, muốn tới vinh quang thì con đường đi lại càng trông gai thử thách, ở đó không có chỗ cho những kẻ thiếu ý chí, thiếu nghị lực vươn lên, thiếu nghị lực sống.
Bạn xem như vậy có phải hơi có chút không hay trong Văn mình không?
Trong cuộc sống xã hội.Những sinh mạng khi sinh ra mỗi người một cuộc sống,một ý nghĩ riêng của mình.Kẻ thì giàu sang,có ba có mẹ luôn yêu thương chăm sóc.Kẻ sinh ra từ đáy xã hội.luôn bị xa lánh khing thường,ốm yếu và không nơi nương tựa,phải sống tự lập từ nhỏ.Như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký,chắc hẳn không ai là không biết cái tên này.Ông là tấm gương sáng cho nghị lực vươn lên trong đời sống.
Từ nhỏ,Ký cũng là một đứa trẻ bình thường như bao người.Rồi một cơn bạo bệnh ập đến khiến Ký bị liệt cả hai tay.Ký bắt đầu sống một cuộc sống mà không có tay.Những công việc ấy sẽ trở lên nặng nhọc biết bao.
Thế rồi,chẳng bao lâu.Ký thấy mấy bạn nhỏ trong xóm cắp sách tới trường đi học,Ký thèm lắm.Em quyết định đến lớp để xin vào học.Sáng hôm ấy,cô giáo Cương,chủ nhiệm của lớp đang chuẩn bị giảng bài cho cả lớp thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa.Cô bước ra,dịu dàng hỏi em:"Em cần hỏi cô chuyện gì phải không?"Ký nhìn vào trong lớp thấy những ánh mắt nhìn mình,em khẽ nói:"Thưa cô,em muốn xin vào học ạ"
Cầm hai cánh tay mềm nhũn của Ký,cô bảo:"Khó lắm em ạ,để lớn thêm chút nữa xem sao"Dường như hiểu ý cô,em vừa chạy vừa khóc.Cả hôm ấy,hình ảnh cậu bé liệt ấy khiến cô cứ nghĩ về mãi.
Sau đó ít lâu,Ký được nhận vào học.Em vui lắm,cứ ngỡ học sẽ rất dễ.Nhưng đó là với các bạn bình thường nhưng khó với Ký.Còn Ký,em phải rất cố gắng rèn luyện,cùng với sự hỗ trợ của các bạn và cô giáo,Ký bắt đầu viết chữ đẹp hẳn lên.
Bạn xem giúp mình đoạn trên.Mình thấy văn mình hơi lố.
1.
Bài làm
Ngày xưa, không rõ vào thời nào, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin, thân thể gầy còm như que sậy, lại còn bị lở lói như người bị bệnh hủi. Đi đến đâu bà cũng bị xua đuổi.
May sao, bà gặp được hai mẹ con bà goá vừa đi chợ về. Hai mẹ con thương tình đưa cụ về nhà, lấy cơm cho ăn rồi nghỉ lại. Khuya hôm ấy, hai mẹ con bà goá chợt tỉnh dậy, thấy chỗ của bà lão ăn xin sáng rực lên. Một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con rụng rời kinh hãi, đành nằm im phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ không thấy giao long đâu. Trên giường vẫn là bà cụ ăn xin. Khi sửa soạn ra đi bà nói "vùng này sắp có lụt lớn, ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quang nhà mới tránh được nạn". Người mẹ liền hỏi: "Thưa cụ, vậy làm thế nào để cứu được mọi người khỏi chết chìm?" Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ làm đôi đưa cho hai mẹ con vỏ trấu và bảo: "Cái này sẽ giúp hai mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi cụ vụt biến mất.
Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên rất mạnh nhấn chìm tất cả trong biển nước. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là khô ráo. Hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu đặt xuống nước. Chúng biến thành hai chiếc thuyền để họ cứu người bị nạn. Ngày nay, chỗ đất bị sụt ấy là hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành hòn đảo giữa hồ. Người địa phương gọi là gò Bà Goá.
Qua câu chuyện trên em thấy hai mẹ con bà goá là người có tấm lòng thương người.
2.
ó những lỗi lầm có thể sửa chữa, nhưng tôi đã mắc phải một lỗi lầm không bao giờ sửa được. Tôi đã bị mất đi người thân yêu nhất của mình. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện đó để các bạn nghe và cùng rút kinh nghiệm:
Năm đó, tôi lên 9 tuổi, sống với mẹ và ông. Bố tôi di công tác xa nên ít khi về thăm nhà được. Ông tôi 96 tuổi rồi nên ông hay ốm vặt lắm.
Một buổi chiều, tôi nghe thấy ông nói với mẹ tôi:
- Bố khó thở quá!
Mẹ liền gọi tôi vào, dúi vào tay tôi tờ giấy ghi tên thuốc, nói:
- Con chạy đi mua loại thuốc này cho mẹ. Nhanh lên con nhé!
Tôi liền nhanh nhẹn đi ngay. Đường từ nhà tôi đến hiệu thuốc không xa nhưng lại qua một sân bóng rộng. Thấy tôi, bọn bạn gọi:
- An- đrây- ca ơi, vào đây chơi với chúng tớ đi!
Biết mình là một tiền đạo giỏi và nghĩ đây là cơ hội tốt nhất để thể hiện tài năng, tôi nhận lời ngay. Chơi rất vui nên tôi quên mất lời mẹ dặn. Mãi đến khi sút bóng vào lưới, nghe bọn bạn reo hò, tôi mới sực nhớ đến ông, liền ba chân bốn cẳng chạy đi mua thuốc.
Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt khi nhìn thấy mẹ đang khóc nấc lên. khi đó, tôi đã hiểu chuyện gì đang sảy ra. Tôi xà vào lòng mẹ, khóc:
- Mẹ ơi, chỉ vì con thích chơi bóng nên đã quên lời mẹ dặn, mua thuốc về chậm mà ông mất.
Nhưng mẹ lại an ủi tôi:
- Không, con không có lỗi gì cả. Ông già và yếu lắm rồi nên không thuốc nào cứu được ông đâu. Ông đã qua đời từ khi con vừa ra khỏi nhà.
Thế nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi dưới gốc cây táo trước nhà. Cây táo này được ông chăm sóc rất cẩn thận. Tôi thấy đêm đó thật tối và buồn quá. Thì ra, giờ đây, tôi đã mất đi người ông thân yêu, nghĩ vậy, tôi oà khóc.
Sau này, mãi đến khi trưởng thành, tôi vẫn luôn tự dằn vặt mình:
- Giá mình đừng mải chơi, mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa. Mình còn được nghe ông kể chuyện nhiều nữa.
Câu chuyện của tôi là thế đấy. Mong các bạn đừng ai mắc phải lỗi lầm lớn như tôi để phải ân hận suốt đời.
3.
Tôi là một người Pháp đang sinh sống, làm ăn ở Việt Nam và đã chứng kiến sự thành đạt một doanh nhân Việt Nam. Đó là câu chuyện của “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi. Bưởi sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mồ côi cha từ nhỏ, ngày ngày Bưởi phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong trên khắp các nẻo đường. Thấy Bưởi khôi ngô, nhà tư sản họ Bạch nhận làm con nuôi, đặt tên là Bạch Thái Bưởi và cho ăn học tử tế.
Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, ông đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ... và cố tìm ra hướng làm ăn mới.
Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ lấy tên là Bạch Thái Bưởi vào lúc những con tàu chở khách của người Hoa đã độc chiếm các tuyến đường sông miền Bắc. Ông cho người đến tận các bến tàu diễn thuyết, hô hào. Trên mỗi chiếc tàu, ông cho dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống, tiếp sức cho chủ tàu. Khi đổ ống ra, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho Bạch Thái Bưởi. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti ông có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,...
Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã có trong tay một sản nghiệp đồ sộ, được mọi người yêu mến, trân trọng gọi là: “Bậc anh hùng kinh tế - Vua tàu thuỷ".
Mâu thuẫn chủ yếu trong tác phẩm là mâu thuẫn giữa cô Tấm mồ côi, xinh đẹp, hiền lành với dì ghẻ và Cám ác độc, tàn nhẫn. Mâu thuẫn này phát triển từ thấp đến cao: ban đầu chỉ là những hơn thua về vật chất, tinh thần, sự ganh ghét mẹ ghẻ con chồng,…Khi đó, Tấm luôn là người nhường nhịn, chịu thua thiệt. Càng về sau mâu thuẫn chuyển thành sự đố kị, một mất một còn, tiêu diệt lẫn nhau. Đây là những mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền thời cổ nhưng trên hết là mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Mâu thuẫn này được tác giả dân gian giai quyết theo hướng thiện ác.
– Ý nghĩa những lần biến hóa của Tấm: dù bị mẹ con Cám tìm mọi cách tận diệt, Tấm vẫn tái sinh dưới các dạng thức khác nhau (chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị). Càng về sau, Tấm càng đấu tranh quyết liệt để giành lại sự sống. Qua những lần biến hóa, dân gian muốn khẳng định: cái thiện không bao giờ chịu khuất phục, chính nghĩa không bao giờ đầu hàng, cái thiện sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ lẽ phải và công lí. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất làm nên chiến thắng.
Sau bữa cơm tối, Hà - đứa em trai của tôi rủ tôi ra sân hóng mát, ngắm trăng sao. Hà học lớp Hai, sau tôi ba lớp. Bé rất thích nghe kể chuyện. Lần nào rỗi, bé cũng bắt tôi kể cho nghe những câu chuyện mà tôi đã học hoặc đã đọc được.
- Chị kể chuyện mà chị thích nhất cho em nghe đi!
Tôi ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:
- Ừ, để chị kể cho em câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân, được dân mến phục! Chuyện là thế này:
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền theo không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy xin quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chị mới thấy khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu họa cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt. Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra, Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ xông ra. Chúng đang hốt hoảng chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập làng xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.