Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Chiều, tan học, tôi lại rảo bước trên con đường quen, nơi mà trước đây tôi và An – một người bạn thân thiết thuở nhỏ của tôi có bao nhiêu là kỉ niệm, vui có, buồn có. Nhưng có lẽ kỉ niệm về ngày An dạy tôi chạy xe đạp làm tôi nhớ mãi…
Ngày ấy, An sống cùng bà ngoại ở cạnh nhà tôi, bởi An là con gái nên chúng tôi cũng dễ dàng trở nên thân thiết với nhau. An là một cô bé rất đáng yêu, hay cười và hơn tôi rất nhiều điều khác. An có một làn da nâu với mái tóc ngắn so le khiến cô bé trở nên mạnh mẽ. Tôi yêu mến An ở sự mạnh mẽ – An chưa lần nào khóc!
Sáng nào cũng thế, An đều qua nhà tôi và rước tôi đi học. Không phải nhà tôi không có xe mà chỉ vì tôi không biết chạy xe đạp. Cứ như thế mà An chở tôi mấy năm liền. Cho đến những ngày cuối cấp 1, đó là ngày cuối tuần, tôi đứng trông mãi mà không thấy An đến. Thế là tôi bèn đi qua nhà An xem cô nàng có ngủ quên hay không. Đến nhà thì bà ngoại An bảo rằng An đã đi học rồi. Tôi bắt đầu thấy nóng rơ trong người. Và tôi đi bộ đến trường với sự giận dữ. Có lẽ lúc nhỏ tôi là cô bé được chìu chuộng nên tôi hay tỏ ra khó chịu khi có việc không vừa ý mình. Giờ nghĩ lại thấy mình thật quá đáng!!
Đến lớp, tôi tiến về An liền.
– An! Sao hồi sáng An không rước Chi? Để Chi đi bộ đau chân rồi nè!!
An vẫn điềm nhiên và nói với vẻ nghiêm khắc:
– Sau này An sẽ không chở Chi đi nữa đâu! Chi lớn rồi chứ còn bé gì đâu. Sáng mai An sẽ chỉ cho Chi chạy xe đạp!
An nói bấy nhiêu rồi đi ra ngoài, tôi cũng chả nói được điều gì. Sáng hôm sau, An bắt đầu tập cho tôi chạy xe. Tôi rất nhát nên khi leo lên xe, đạp được hai, ba vòng đã ngã. Cứ như thế, tôi không chịu được nữa, tôi bắt đầu khóc.
– Chi không tập nữa đâu, té đau lắm!!
– Té đau thì cứ khóc, khóc xong phải đứng lên mà tiếp tục. Nếu không sẽ thất bại mãi đấy.
Câu nói lúc này của An khiến tôi có thêm động lực, tôi bắt đầu luyện chạy xe đạp nhiều hơn… Va rồi tôi đã thành công. Hôm ấy tôi sang nhà An để khoe kết quả của mình. Thế nhưng, tôi đã rất bất ngờ khi biết rằng ba mẹ An đã rước An ra Hà Nội. Tôi như không tin vào sự thật nữa. Và đến bấy giờ tôi mới hiểu được câu nói của An " sẽ không chở Chi đi học nữa "… Tôi đứng lặng, nước mắt bỗng rơi.
Ngày hôm nay, tuy mỗi đứa đã mỗi nơi, nhưng tôi vẫn không sao quên được hình bóng của An. Tuy đó chỉ là một kỉ niệm nhỏ nhưng nó sẽ mãi mãi là một kỉ niệm – một khinh nghiệm sống trong đời tôi: "Té đau thì cứ khóc, khóc xong phải đứng lên mà tiếp tục". Giờ này nơi đâu đó, chắc An cũng đang nghĩ về tôi.
Dành tặng cho những người có bạn thân, những người trân trọng tình bạn mình đang có, dành tặng cậu " người bạn thân hiện tại của tớ"!
Thỉnh thoảng trên dòng đời cứ nghe loáng thoáng đâu đấy người đời lừa nhau, bạn bè lừa nhau, vợ chồng lừa nhau khiến bỗng tôi quên mất niềm tin vào những người bên cạnh mình. Tôi sợ hãi và đề phòng. Tôi chia sẻ nửa vời và nụ cười không hết cỡ. Thế mà tôi đã may mắn gặp người bạn khiến tôi tin " ừ, ít ra cần bỏ niềm tin vào tình bạn này nhỉ?"
Chúng tôi ngồi cùng bàn thời cấp 3, ngêu ngao chung những câu hát, cười những điều người ngoài không hiểu, nói những điều chỉ cả hai biết. Tình bạn của chúng tôi đi từ sự run rẩy khi thầy gọi một đứa lên bảng, đứa phía dưới loay hoay tìm đáp án đến những tràn cười chẳng thể to hơn vì sự ngố tàu của một ai đó. Những năm tháng ngồi cùng bàn đến băng ghế trên chuyến xe buýt kể những mẩu chuyện trên trời dưới đất mãi không ngưng Cứ thế chúng tôi ngây ngô bước vào đời. Từ thời cóc ổi mía ghim chất đầy ngăn cặp đến lúc thành những cô sinh viên lạ lẫm nơi xứ người.
Khoảng cách dành cho tình yêu có thể xa, nhưng với những người bạn ta cho là tri kỷ khoảng cách chẳng thể là gì. Trường đại học của chúng tôi cách hàng trăm cây số, nơi những người bạn mới không còn là của chung, nơi những câu chuyện hàng ngày bỗng chốc thưa dần. Vậy mà tình bạn cứ thế chẳng sợ phai, tôi kể về người bạn chung lớp mới quen, cô ấy thao thao về thầy giáo mới. Những cái tên cứ ngỡ chẳng là người quen hoá ra được nhắc đến với vai trò " ừ tao quen đứa đấy". Cô ấy loay hoay vì sao lại nổi nốt mụn trên trán, tôi than thầm hôm qua mới bị trầy da.
Tôi kể với cô ấy về những người tôi mới quen, nơi tôi vừa đi qua và món ăn tôi mới vừa thử. Cô ấy nhiệt tình, hào hứng như nơi tôi đi qua cô ấy cũng vừa bước tới, món tôi mới ăn cô ấy đã nếm rồi. Có những ngày ở thành phố xa lạ, đi dạo trên con phố và thầm ước mong có người bạn ấy ở đây. Chúng ta sẽ cùng nhau la hét trên đoạn đường vắng, mò mẫm tìm con đường mới với sự khoái chí tìm ra cửa hàng mình yêu thích. Cùng nhau nhìn lén gã trai đẹp và bàn về khuôn mặt của anh ấy. Có những lúc như thế cảm thấy tình bạn thật diệu kỳ.
Tình bạn đôi lúc ích kỷ không khác tình yêu, sợ người bạn của mình có thêm những người bạn mới và rồi mình bị lạc lõng giữa vòng vây với cái gọi người bạn cũ. Thế mà, năm tháng đã đi xa rất nhiều ngày đầu gặp nhau chúng tôi vẫn nhìn nhau cười hỉ hả
Một người bạn thân không hẳn là người bạn tốt mà đơn giản người bạn ấy rất hiểu mình. Có đôi lần nghe một ai đó nói:" Tôi không có bạn thân" - vừa nghe cảm thấy thật oách như nhân vật lạnh lùng nào đó bước ra từ câu truyện. Nhưng họ chẳng biết rằng có ít nhất một người bạn thân tuyệt vời đến thế nào.
Bạn bè đôi khi sợ hãi cảm giác cô bạn của mình rồi một ngày sẽ có người yêu, liệu những tin nhắn của chúng ta có thưa dần để dành thời gian cho người khác. Và thời gian cũng đi qua và chúng ta biết rằng có những điều nói ra anh người yêu không hiểu và tình bạn lại tiếp tục thể hiện vị trí của nó.
Một người bạn hiểu bạn là người sẵn sàng ngồi nghe bạn kể câu chuyện với lời lẽ rời rạc trong nhiều tiếng đồng hồ, là người đồng tình với những quyết định của bạn, là người dẫu tò mò rất nhiều điều về bạn nhưng khi bạn không muốn nói họ sẽ không hỏi gì. Là người sẵn sàng cùng bạn chạy xe giữa cơn mưa to hàng chục cây số hò hét hát những bài ca mưa rơi và bẻ nhau miếng bánh mà "phần của tao phải nhiều hơn mày nhé", là người cảm thấy hạnh phúc vì bạn của mình được trải qua cuộc tình với tình tiết như phim hàn quốc và im lặng khi thấy cô ấy chia tay.
Tình bạn không chỉ là tình cảm bạn bè mà nó vượt xa hơn thế nữa. Bạn bè là đồng minh, đồng đội, là người có rất nhiều điều " đồng" với mình. Và chúng ta sẽ lại cùng nhau " đồng hành" trên đoạn đường phía trước nữa nhé!
Truyện ngắn Lão Hạc là một trong những thành công của Nam Cao trong việc xây dựng những hình tượng người nông dân Việt Nam sống dưới ách thống trị nặng nề trong xã hội thực dân nửa phong kiến, những con người phải sống một cuộc đời đầy đau khổ nhưng vẫn mang một vẻ đẹp tâm hồn thật cao quý. Nếu lão Hạc là hình tượng nhân vật gây xúc động bởi tình phụ tử thiêng liêng và nhân cách cao thượng thì ông giáo cũng là điểm sáng về tình thương người, về cách nhìn đầy cảm thông trân trọng đối với người nông dân nghèo đói đương thời.
Trước hết, ta thấy nhân vật “tôi" trong tác phẩm là một người trí thức nghèo. Nghề giáo trong xã hội ấy thường bị thất nghiệp. Mọi mơ ước, lí tưởng, mọi nhiệt tình sôi nổi của tuổi trẻ đành bỏ dở và phai nhạt dần. Kể cả những cuốn sách quý giá ông giáo cũng đành bán đi để chữa bệnh cho con. Ông giáo, do đó, rất cảm thông với nỗi đau xót của lão Hạc… ông tâm sự như muốn nói với người bạn đồng cảnh ngộ: “Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão qúy con chó Vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi!"
Từ kinh nghiệm, từ nỗi đau bản thân, ông giáo dễ dàng thông cảm với lão Hạc. Ông thấy được phẩm chất cao quý của lão Hạc và rất trân trọng lão Hạc. Ông đã nhận xét nếu không hiểu sâu tâm hồn phẩm chất của họ, ta chỉ thấy họ ngu dốt, gàn dở, xấu xa! Ngược lại, đã hiểu và yêu quý lão Hạc, ông giáo ngầm giúp đỡ lão Hạc đến nỗi vợ của ông phàn nàn trách cứ. Đó là thời buổi cái đói khổ và cái chết chóc đang rình rập bất cứ ai! Hiểu nhau ở tinh thần, thể hiện bằng hành động giúp đỡ cụ thể, điều đó rõ là tình cảm sâu xa, nhân hậu.
Tuy nhiên, cả một xã hội đang bị cảnh chết đói đe dọa, có người còn giữ được đạo đức nhân cách, có người phải trộm cắp để sống. Vì vậy, thấy lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, ông giáo lầm tưởng lão Hạc cũng từ bỏ nhân cách, đói nghèo đến liều lĩnh rồi. Dù vậy, ông giáo cũng suy nghĩ rất nhân hậu: Lão Hạc lại nối gót Binh Tư làm nghề bắt trộm chó để sống, lẽ nào một con người hiền lành chất phác như vậy mà giờ đây lại có ý nghĩ và hành động xấu xa đến nhu thế? Vừa kính nể về nhân cách, vừa thương vì hoàn cảnh túng cùng, ông giáo cảm thấy buồn trước sự suy thoái đạo đức. Đến lúc nghe và thấy cái chết thảm khốc vì ăn bả chó của lão Hạc, ông giáo chợt nhận ra: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Thật vậy, cuộc đời chưa hẳn đáng buồn vì lão Hạc vẫn là con người có đạo đức, có nhân cách cao quý, lão Hạc vẫn xứng đáng với niềm tin của ông, lão chưa mất nhân phẩm vì miếng cơm manh áo! Chưa hẳn đáng buồn, vì lão Hạc vẫn là con người có đạo đức, có nhân cách cao quý, lão Hạc vẫn xứng đáng với niềm tin cậy của ông, lão chưa mất nhân phẩm vì miếng cơm manh áo! Nhưng đời đáng buồn theo nghĩa khác: Ông giáo buồn vì con người mà ông đang yêu mến, quý trọng ấy lại nghèo đến nỗi không có cái ăn để tồn tại trên cõi đời này. Cuộc đời con người lương thiện lại bi thảm đến thế? Vậy thì chân lí “ở hiền gặp lành” còn tồn tại nữa chăng?
Đối với lão Hạc, còn quý gì hơn lời hứa thực hiện điều ông trăn trối: Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão… cái vườn mà lão nhất định không chịu bán đi một sào”. Ta như nghe ông giáo đang thề nguyện trước vong linh người đã khuất, ta tin rằng ông sẽ làm tròn lời hứa với lão Hạc.
Truyện Lão Hạc đã cho ta thấy xã hội đương thời có nhiều cảnh bi thương, dồn con người lương thiện vào đường cùng không giúp được, không cưu mang nổi nhau để cuối cùng phải tự kết liễu đời mình một cách thảm thương. Ý nghĩa tố cáo của truyện thật sâu sắc!
Tóm lại, ông giáo là người trí thức, không may mắn trong xã hội đương thời nhưng vẫn có tấm lòng nhân hậu đáng quý, có cái nhìn sâu sắc để cảm thông chia sẻ và quý trọng một người chất phác thật thà như lão Hạc. Biết bao người có lòng nhân hậu mà không giúp nhau vượt qua bi kịch của cuộc sống! Qua ông giáo, ta hiểu cái nhìn cảm thông tin tưởng của Nam Cao đối với nhân cách đáng quý: dù đó là trí thức hay nông dân thì quan hệ giữa họ vẫn là tri kỉ, họ có thể kỉ thác những điều hệ trọng, thiêng liêng nhất đời mình.
MB: Trong cuộc đòi mỗi con ng̀, ai ai cx đều có ñ kỉ niệm vui buồn khó quên, riêng đối vs em, kỉ niệm mà luôn khắc ghi trong lòng đó là ...vs con mèo nhà em
KB: Dù đã xảy ra lâu rồi no e vẫn ko thể nào quên đc̣ kỉ niệm hồi đó, nó nhu đã ăn sâu vào trong tái tim em, ko thể phai nhòa
I. MỞ BÀI
- Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát "Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt
tay đến trường,... "
- Ngày đầu tiên đi học luôn là ngày để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta.
II.THÂN BÀI
Cảm xúc, tâm trạng cúa tôi trong đêm trước khi ngày mai đi học
- Chộn rộn, háo hức đến lạ.
- Chuẩn bị đầy đủ quần áo, cặp sách,... sần sàng cho ngày mai đi học.
- Lo lắng, trằn trọc, khó ngủ.
- Đã đi ngủ sớm nhưng vẫn không chợp mắt được vì mải lo nghĩ đến ngày mai sẽ ra sao?
2. Ngày dầu tiên đen trường.
- Trên đường đến trường
- Sau khi mặc đồng phục, cả nhà chụp một tấm hình làm ki niệm “Ngày đầu tiên tôi đi học”.
- Mẹ dắt tay tôi đi học với tất cả sự háo hức. tràn đầy niềm vui.
- Con đường quen thuộc sao mà hôm nay bỗng nhiên thấy cái gì cũng lạ lẫm.Con đường, hàng cây, tiếng chim hót, đường phố xe cộ đông đúc qua lại,.. tất cả đều lạ lẫm
- Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy cùng cỏ nhiều bạn giống mình, cũng lần đầu tiên đến trường với biết bao điều thú vị.
2.Khi tới trường
Đứng trước cổng trường: cổng trường to lớn, hàng cây thật đẹp, bảng tên trường rất to và nghe sao thật hay... tôi như bị choáng ngợp.
Mẹ dắt tôi vào trường, còn tôi trong lòng xiết bao hồi hộp, lo lắng.
- Bước vào sân trường: sàn trường thật rộng lớn, từng dãy phòng họ khang
trang, đẹp đẽ khiển tôi thật thích thú.
- Xếp hàng: mẹ buông tay tỏi và bao tôi vào xếp hàng với các bạn theo sự
điều động của nhà trường.
- Cảm xúc cùa tôi lúc này mắt rơm rớm nước mắt vì lo sự mẹ sẽ bỏ mình, bấu
víu lấy áo mẹ không rời,...
- Mẹ tôi dịu dàng khuyên tôi phải mạnh dạn hơn.
3. Trong giờ học
- Cô chủ nhiệm dắt cả lớp lên phòng học.Tôi vần cố ngoái nhìn xem mẹ có còn đứng trong sân trường không ? Tôi không thấy, lòng lại càng hồi hộp hơn nhưng tự nhủ sẽ mạnh mẽ hơn.
- Bước lên phòng học, tôi và các bạn rất ngạc nhiên vì phòng học quá đẹp.
- Phòng học đẹp là vì:sơn phết màu sắc rất đẹp đẽ, từng cái bàn cái ghế được xếp gọn gàng, ngàn nắp. Trên các bức tường được trang trí hình ảnh dễ thương bắt mắt.
- Chúng tôi bước vào bài học đầu tiên trong cuộc đời mình.
- Cô giảng bài thật hay. Lời giảng du dương, trong treo, ngọt ngào đưa chúng tôi đến với sự thú vị của từng bài học.
- Sau tiết học, tôi cảm thấy thật thích thú và hạnh phúc khi được đi học. Được cô giáo yêu thương, được làm quen bạn bè mới. Ôi thích thú làm sao!
d.Giờ ra về
- Vừa bước chân xuống cầu thang, tôi đã nhìn thấy mẹ mình.
- Tôi vui mừng chạy đến, hôn lên má mẹ.
- Mẹ hỏi tôi nhiều điều về lớp học, về cô giáo, về bài học ngày hôm nay. Tôi kể
mẹ nghe mọi việc.
- Thấy tôi vui khi đi học về, mẹ cũng thấy hạnh phúc.
III. KẾT BÀI
- Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của tôi là thế đó.
- Biết bao cảm xúc xen lẫn vào nhau khiến tôi nhớ mãi.
Tối qua trong lúc phụ mẹ chuẩn bị bữa tối, em đang xới cơm thì không may tuột tay làm vỡ bát. Sợ mẹ biết em đã cố tình dấu nó đi. Nhưng sau đó đã bị bố mẹ phát hiện và đã mắng em Bố mẹ luôn nghĩ em là một đứa con ngoan luôn biết nghe lời, chưa bao giờ phải khiến bố mẹ bận tâm. Nhưng thật sự là em không cố ý làm vợ cái bát đó, chỉ là do lỡ tay thôi mà! Đó là suy nghĩ của em lúc bị bố mẹ mắng, sau khi ngồi bình tĩnh suy ngẫm lại thì em thấy thật sự mình rất có lỗi.truyện là:" Chiều hôm đó em cũng chỉ có ý nghĩ là muốn giúp đỡ mẹ thôi vì mẹ đã vất vả đi làm cả ngày rùi mà tối về lại còn phải thổi cơm, làm thức ăn cho cả nhà nữa thì sẽ rất vất vả. Em vẫn còn bé , còng đang đi học nên không giúp được mẹ nhiều chỉ nghĩ đơn giản rằng nếu mình tự biết xới cơm thì bố mẹ ma biết sẽ vui và tự hào lắm. Nghĩ vậy nên em vừa lấy bát vừa xới nhưng không may là bát cơm nong quá khiến em tuột tay và làm vỡ nó. Thấy vậy, em vội nhặt hết mảnh sứ len, lấy chổi quét lau chùi cẩn thận.Cho hết mảnh sứ vào túi bóng buộc kỹ rồi cẩn thận để dưới bàn ăn. Cò chỗ cơm bị đổ em cũng cho vào túi buộc lại vứt vào thùng rác. Cứ đinh ninh rằng bố mẹ sẽ không phát hiện ra đâu. ngồi vào bàn ăn , trước khi xới cơm mẹ có hỏi em rằng cái bát sứ của mẹ mới mua ở đâu em có thấy không nhưng em đã thản nhiên coi như không biết mà trả lời mẹ. Bựa cơm gần kết thúc thì không may bố em đã đá phải những mảnh thủy tinh dưới gậm bàn, chỷ máu. mọi người đều ngó xuống bàn thì thấy có túi bóng đựng mảnh bát vỡ. Em giun lắm nhưng đã cố gắng tự chấn an tinh thần mình. tự rưng mẹ đập tay vào vai em và nói có phải con làm vợ cái bát đó của mẹ rồi vứt xuông bàn không? Thật sự em rất mún nói là có , em không thể nói ra được điều đó vì sợ bị bố mẹ mắng nên đã nói không phải. Nhưng không ngờ bố mẹ đã đoán ra . Đúng như em nói , bố mẹ đã mắng em rằng tại sao con lại làm thế , con có biết là minh hư lắm không , mẹ luôn luôn tin tưởng và đạt hết niềm hi vọng vào con nhưng tại sao con lại làm vậy . Mẹ không tránh mắng con vì con làm vợ cái bát của mẹ mà là vì con đã làm sai mà không biết tự nhận lỗi. Lúc đầu mẹ cũng có hỏi con nhưng tại sao con không trả lời mẹ rồi vừa nãy khi bố đá phải nó mẹ hỏi mà con vẫn không nhận. Trong đầu mình lúc đó chỉ có một suy nghĩ rằng tại sao mẹ lại không hiểu cho mình , mình chỉ muốn giúp mẹ thôi. Tại sao vậy? Em đã rất giận bố mẹ nên cũng chẳng giải thích gì hết cả mà chạy thẳng vào phòng . Em đã chợt nhân ra rằng mình đã sai thật rồi . Dáng lẽ mình phải biết nhận lỗi trước những việc mình làm sai chứ tại sao lai không giám thú nhận. Bố mẹ nói đúng em nên biết tự nhận lỗ để rồi có thể sửa chứ không nên làm ra vẻ không biết như vậy. làm thế là nói dối đối với một học sinh thì không nên nói dối bởi nó ảnh hưởng rất lớn đén nhân cách của chính mình sau này. Rồi người ta sẽ nói những điều không hay về bố mẹ mình rằng con nhà vô giáo dục hay con nhà mất dạy. Đúng em cần phải sửa chữa . Em sẽ xin lỗi bố mẹ hứa không tái phạm nữa và sẽ giải thích cho bố mẹ hiểu tại sao minh lại làm vỡ bát chứ không được im lặng như vậy. Chỉ mong sao bố mẹ bỏ qua và tha lội cho em. Qua lần mắc lỗi này em sẽ rút kinh nghiệm và sẽ không bao giờ làm điều gì khiến bố mẹ phải bận tâm hay phiền lòng nữa. Vì tuy đó chỉ là một lỗi lầm nhỏ thôi nhưng nó có thể ảnh hưởng rất lớn đén tương lai sau này của em.
Đề 2:
Tuổi thơ của ai cũng có nhiều kỉ niệm và thường khi nghĩ lại người ta thường nhớ về những kỉ niệm gây ấn tượng nhất. Và tôi cũng vậy, mỗi lần theo mẹ ra chợ, được mẹ mua cho những quả roi ngọt lịm, trong tôi lại hiện lên một kỉ niệm cũ đáng nhớ, đó chính là kỉ niệm về một lần nghịch ngợm của hai anh em.
Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Những khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng, chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờ lau trắng xoá. Những lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc xé lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay trên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ thấy chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bỗng nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng. Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt nhìn lên và lắc đầu: "Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùngt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chìm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đúng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: "Anh có đau không"? Anh gượng cười, nói: "Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm". Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân...
Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: "Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ". Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.
Đề 1:
Bài làm
Mỗi người chúng ta sinh ra đều có một người mẹ. Đó là người mang nặng đẻ đau, chăm lo và nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành. Mẹ của em cũng như bao người mẹ khác, đều rất yêu thương con cái. Em rất yêu mẹ của em.
Mẹ năm nay đã gần 45 tuổi, mái đầu mẹ đã bắt đầu có những sợi tóc màu bạc. Mỗi lần ngồi cạnh mẹ, mẹ lại bảo nhổ cho mẹ những sợi tóc đó. Người ta bảo với em rằng đó là dấu hiệu của tuổi già. Mà em thì không muốn mẹ già đi chút nào.
Gương mặt mẹ tròn, làn da bị sạm vì rám năng. Suốt ngày mẹ em làm việc đồng áng từ sáng đến tối nên mẹ không trắng như nhiều người khác. Nhưng em vẫn thích sờ vào má mẹ khi nằm ngủ. Vì em nhận ra sự nhọc nhằn, vất vả của mẹ. Đôi măt của mẹ em hiền lắm, mẹ cười mà mắt cũng biết cười.
Kể về người mẹ yêu quý của em-Văn lớp 3
Mẹ chăm sóc cho hai chị em rất cẩn thận, mỗi sáng mẹ đều chuẩn bị cơm canh rất ngon cho em và ba ăn. Mẹ bảo bữa sáng quan trọng nhất nên không được bỏ bữa. Khi chúng em đến trường, mẹ còn không quên chuẩn bị khẩu trang cũng như nước uống bỏ vào túi. Mẹ luôn là người phụ nữ chu đáo như vậy.
Mỗi khi chị em em đi học, mẹ ở nhà dọn dẹp rất ngăn nắp, vừa làm việc đồng vừa làm việc nhà nhưng chưa bao giờ mẹ than mệt mỏi. Mẹ bảo là người mẹ, người vợ thì cần phải đảm đang mới được nhiều người yêu quý.
Mẹ thường hay tết tóc cho em mỗi khi em đến trường. Mẹ bảo rằng phải gọn gàng, sạch sẽ thì mới có thể học hành giỏi giang được.
Mỗi khi chúng em bị ốm nét mặt mẹ lo lắng chạy vạy khắp nơi để mua thuốc, nấu cháu cho hai chị em. Nhìn mẹ lúc ấy mà em thương quá, chỉ muốn mình nhanh khỏi để mẹ đỡ vất vả.
Cuối tuần mẹ hay dẫn hai chị em đến thăm ông bà nội. Mẹ dọn dẹp, nấu cơm tươm tất cho cả nhà cùng ăn. Bà nội yêu quý mẹ lắm, vì mẹ vừa hiền vừa đảm dang. Hàng xóm xung quanh em cũng rất yêu quý mẹ, vì mẹ hay giúp đỡ người khác.
Mẹ em là một người phụ nữ tuyệt vời. Em rất yêu quý mẹ và mong mẹ luôn khỏe mạnh để sống mãi với em.
Đó là một ngày đầy ý nghĩa đối với tôi. Một ngày tôi không thể quên. Cáu chuyện như sau:
Hôm đó, ba mẹ tôi được nghỉ nên đưa chị em tôi về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức. Không biết dạo này ông bà thế nào? Gặp tôi chắc ông bà mừng phải biết Bên đường, những hàng tre xanh ngắt. Xa xa, những bác nông dân đang làm đồng. Đi thêm một đoạn nữa, lấp ló sau bụi cây bàng già là ngôi nhà cổ xưa của ông bà tôi. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, tíu tít chào hỏi. Tôi nhanh chóng cất đồ rồi chạy ra sân chơi với bọn trẻ con. Chơi được một lúc thì chán, chúng tôi cùng thi nhau nghĩ ra những trò chơi mới. Chợt có đứa nói: "Chị Thuỳ Anh bày trò chơi trên thành phố cho bọn em chơi đi". Tôi nghĩ một lúc rồi nói với lũ trẻ: "Chúng ta chơi trò trêu gà đi". Bọn trẻ có vẻ không hài lòng. Tôi bực mình: "Đứa nào không chơi thì cút". Nghe thế, chúng sợ sệt vội hò nhau chia thành hai phe chơi trò đuổi bắt gà. Thấy chúng tôi chơi trò này, bà cũng không hài lòng, bảo: "Thôi, các cháu chơi trò khác đi, gà nhà ta dạo này yếu lắm". Nghe thấy thế, tôi bực mình cả với bà và bảo chúng cứ chơi tiếp. Một lúc sau, tôi thấy một chú gà nằm lăn ra đất. Tôi tưởng nó ngủ, hoá ra không phải, vì mệt quá, nó đã chết. Tôi sợ hãi cùng bọn trẻ đi tìm một cái hộp chôn chú gà xuống đất. Sau đó, ai về nhà nấy, coi như không có chuyện gì. Buổi tối, khi ăn cơm, ông tôi nói với cả nhà: "Nhà mình bị mất một con gà. Không hiểu nó chết ở đâu hay ai bắt mất?". Tôi im lặng coi như không Ịbiết. Ăn cơm xong, tôi cùng chị chuẩn bị đồ đạc để mai về thành phố sớm. Đêm đó, tôi ngủ không yên. Sáng sớm, bà vào đánh thức chị em tôi dậy. Ông bà và bọn trẻ con tiễn chị em tôi ra tận đầu làng. Tôi thấy hối hận quá. Tôi quay lại ôm chầm lấy bạ: "Cháu xin lỗi, lần sau cháu sẽ nghe lời bà". Ông bà xoa đầu tôi, mim cười: "Cháu biết nhận lỗi thế là tốt. Thôi về đi kẻo muộn". Tôi như trút được một gánh nặng, chào ông bà và chay ra xe.
Sau chuyện đó, tôi hiểu rằng cần phải lắng nghe những gì người lớn khuyên bảo, cần phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.
Chuyện xảy ra vào một mùa hè cách đây khoảng hai năm. Khi đó mẹ tôi là bác sĩ quân y, suốt ngày bận rộn việc cơ quan và gia đình. Hôm đó, nhìn thấy mẹ đi làm về, tôi chạy ra chào mẹ rồi chạy vội vào góc học tập đê đọc nốt quyên truyện tranh Co-nan. Một lát sau, tôi nghe tiếng mẹ gọi dưới nhà:
– Trang ơi, xuống quét nhà hộ mẹ đi con.
– Con đang bận mẹ ơi. – Tôi nói, mắt vẫn không rời quyển truyện.
Mẹ đột ngột bước vào phòng tôi, khuôn mặt đầy vẻ mệt mỏi:
– Sao con không quét nhà hộ mẹ mà vẫn ngồi đây đọc truyện?
Tôi phụng phịu cất quyển truyện vào ngăn bàn, lê bước xuống nhà, cầm lấy cây chổi vung tứ tung cho xong. Đồ bị rơi xuống đất tôi cũng chẳng thèm nhặt lên. Mặt tôi cau có, giận dữ. Căn phòng khách gọn ghẽ, đẹp đẽ của mẹ dưới bàn tay tôi đã bừa bộn như một bãi chiến trường. Mẹ nhẹ nhàng bảo:
– Con nhẹ tay thôi không hư hết đồ đạc bây giờ.
Sự bực bội trong tôi chợt bùng lên. Tôi ném cái chổi xuống đất, hét vào mặt mẹ:
– Thế con phải làm thế nào. Nếu mẹ không vừa ý thì mẹ tự đi mà dọn lấy.
Mẹ sững sờ nhìn tôi, vì đây là lần đầu tiên tôi cãi mẹ, sau mẹ buồn rầu nói:
– Nếu con không muốn làm thì thôi, từ giờ mẹ sẽ không nhờ con nữa.
Mặc dù biết là mình có lỗi nhưng tôi vẫn chạy lên phòng, khoá cửa lại, ngồi vào bàn. Tôi lấy sách vở ra nhưng không làm nổi một bài nào. Hình ảnh mẹ với đôi mắt ngấn nước luôn hiện ra. Tôi đã hỗn láo với mẹ.
Trong bữa cơm buổi tối, bố hỏi vì sao tôi đã hỗn láo với mẹ, tôi không trả lời được. Sự hối hận làm tôi bật khóc. Lỗi của tôi đối với mẹ là không thể chấp nhận được. Tôi muốn xin lỗi mẹ nhưng không dám.
Đêm hôm ấy, mẹ tôi phải đi cấp cứu. Bác sĩ nói mẹ bị cảm nặng và kiệt súc. Nhìn mẹ xanh xao nằm trên giường bệnh, tôi hối hận vô cùng. Phải chăng lúc đó tôi cố giúp mẹ việc nhà thì mẹ đâu đến nỗi? Tôi nắm lấy bàn tay xương xương, gầy gầy của mẹ, nghẹn ngào nói trong nước mắt: "Mẹ ơi, con có lỗi với mẹ, mẹ hãy tha thứ cho con nhé!".
Đã hai năm trôi qua nhưng tôi không quên được ngày hôm ấy. Giờ tôi đã là nữ sinh lớp sáu, đã trưởng thành hơn và biết giúp mẹ nhiều việc nhà. Tói tự nhủ với lòng mình, sẽ không bao giờ được phép lặp lại lỗi lầm như thế nữa. Bởi vì, bạn biết không, nếu như chúng ta đối xử không tốt với những người thân yêu ruột thịt của mình, chúng ta sẽ cảm thấy cắn rứt và tội lỗi.
k nha
Học tốt
cái này bạn phải tự viết sẽ hay hơn cop mạng đó