Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn sắp xếp công việc hàng ngày là thời gian biểu và về vấn đề học tập
- Sắp xếp đầy đủ thời gian để cân bằng thời gian giúp cho mọi hoạt động: ăn học.....
- Sống và làm việc có kế hoạch là xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý.
-Yêu cầu: Quyết tâm thực hiện kế hoạch có chât lượng, kết quả cao.
Ý nghĩa:
- Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức.
- Đạt kết quả cao trong công việc.
- Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác.
TK
Khái niệm
Yêu cầu
Giới thiệu
Bác Hồ là người sống và làm việc có kế hoạch , quy củ
Đâu phải chỉ những người nổi tiếng, được thế giới kính nể, tôn trọng mới là những người tài giỏi, những người hoàn hảo hay xuất sắc, mà những người gần ta nhất cũng có thể là người giỏi, hiểu biết về một lĩnh vực nào đó. Chị Hà - chị hàng xóm của tôi là một người sống và làm việc theo kế hoạch nghiêm túc nhất. Mỗi tháng 1 lần, chị đều lập một bảng thời gian biểu cụ thể, sau đó rồi thay đổi kế hoạch hợp lí. Tất cả các việc sinh hoạt, học hành hàng ngày đều được chị thực hiện nghiêm túc, biết cách chỉnh sửa kế hoạch khi có việc đột xuất. Nhờ việc nghiêm túc thực hiện, làm việc có kế hoạch mà chị Hà là một học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, 11 năm liền là học sinh giỏi toàn diện, được mọi người xung quanh yêu quý, tôn trọng. Vì vậy, chúng ta cần sống và làm việc có kế hoạch để đạt được những kết quả cao nhất, tốt nhất.
Một số việc thể hiện thói quen không có kế hoạch:
- Không đặt báo thức.
- Làm việc nhà.
...
Một số việc thể hiện có kế hoạch.
- Làm bài tập.
- Ngủ sớm.
...
Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một chiến sĩ chân chính và cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường với việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Cho nên, ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành người Cán bộ, Đảng viên tốt, người công dân tốt trong xã hội.
Qua thực hiện cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã có nhiều tấm gương sáng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, những hành động và việc làm của họ rất đáng được trân trọng và nêu gương. Một trong những tấm gương điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Chi bộ trường THPT Châu Thành là thầy giáo Nguyễn Đình Lâm.
Học tập phong cách quần chúng, dân chủ của Bác trong cuộc sống cũng như trong công việc Thầy luôn tận tụy, hết lòng, không ngại khó khăn gian khổ, sống tiết kiệm, giản dị, không xa hoa, lãng phí. Đối với công việc dù ở cương vị nào: tổ trưởng bộ môn Toán hay một giáo viên Thầy cũng luôn gương mẫu đi đầu, làm việc một cách chu đáo, cẩn thận. Là tổ trưởng chuyên môn Thầy luôn thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp, không độc đoán áp đặt chủ quan. Cách làm việc của Thầy nhẹ nhàng nhưng hiệu quả công việc cao, được các giáo viên trong tổ tin tưởng, yêu quý. Trong công tác giảng dạy thầy có trình độ chuyên môn vững vàng, ý thức trách nhiệm cao. Những giờ giảng của thầy đã thực sự cuốn hút và tạo ra được không khí sôi nổi, hứng thú học tập cho học sinh. Tôi đã nghe rất nhiều học sinh kể về Thầy, các em quý Thầy không phải chỉ vì Thầy dạy hay mà hơn hết là tấm lòng, sự tậm tâm của Thầy dành cho các em. Một học sinh tâm sự: năm lớp 10 em học môn toán rất yếu, gần như mất căn bản nên em rất nản và buông xuôi nhưng khi được học với thầy Lâm, cách dạy của Thầy dễ hiểu, em lười và học yếu nhưng Thầy không trách mắng. Thầy luôn khuyến khích, động viên và giúp đỡ em. Chính sự gần gũi, quan tâm của Thầy đã làm cho em không còn mặc cảm. Kết quả học tâp của em ngày càng tiến bộ, từ một học sinh yếu em đã học khá môn toán. Em đã cảm động nói "Có được kết quả này em phải cảm ơn thầy Lâm rất nhiều". Ở Thầy với tấm lòng yêu nghề, tất cả vì học sinh thân yêu Thầy luôn gần gũi, thương yêu, quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo cho các em từng bước trên con đường học tập. Thầy luôn lắng nghe và đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng của học sinh, thẳng thắn chỉ ra những điều sai trái và hướng dẫn các em khắc phục những nhược điểm của mình. Bằng tấm lòng, tình cảm chân thành của mình thầy đã để lại những ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong lòng học sinh bao thế hệ. Em Nguyễn Tiến Đức dù đã ra trường rất lâu nhưng vẫn luôn nhớ về Thầy, không có điều kiện đến thăm Thầy thường xuyên nhưng mỗi lần gặp Tôi em luôn hỏi thăm về Thầy " Cô ơi thầy Lâm có khỏe không? Dạo này thầy có bồi dưỡng học sinh giỏi nữa không cô?..." Có lẽ đó chỉ là những lời hỏi thăm rất bình thường nhưng Tôi cảm nhận được tình cảm chân thành, sự quan tâm sâu sắc của em đối với Thầy, người thầy mà em yêu quý và luôn nhớ đến với tấm lòng kính trọng và ngưỡng mộ. Mới đây Đoàn trường phát động viết bài tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam có rất nhiều học sinh viết về Thầy. Thầy được các em yêu mến, tin tưởng, là người có uy tín và ảnh hưởng tích cực đến học sinh. Đó là niềm hạnh phúc to lớn của người giáo viên khi được học trò dành cho những tình cảm tri ân. Để đạt được điều đó không phải là dễ, nó đòi hỏi hội tụ ở người giáo viên nhiều phẩm chất. Đúng như lời của Xukhomlinxki "Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người." Thầy đã làm được điều đó.
Thầy không chỉ hoàn thành xuất sắc, có kết quả cao trong công việc mà trong quan hệ với đồng nghiệp Thầy rất thân thiện, cởi mở, luôn quan tâm, tận tình giúp đỡ anh chị em trong cơ quan. Tôi có nghe cô Bích Hòa kể lại một câu chuyện rất cảm động về Thầy. Đó là thời gian gia đình cô gặp biến cố, Thầy luôn hỏi thăm và động viên cô. Khi đó Công Đoàn nghành có một suất học bổng dành cho con em giáo viên trong trường, Thầy đã đề nghị tặng học bổng đó cho con cô Hòa. Giá trị học bổng không lớn về vật chất nhưng lại vô cùng có ý nghĩa về tinh thần vì đó là sự quan tâm, chia sẻ, sự ấm áp của tình đồng nghiệp.Thầy là thế luôn suy nghĩ rất chu đáo, hết lòng vì đồng nghiệp. Không chỉ vậy khi có giáo viên nào trong tổ bệnh hay có việc gia đình thì thầy sẵn sàng đi dạy thay hay làm thay việc cho giáo viên đó. Với những giáo viên trẻ mới ra trường còn bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy Thầy tận tình hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, Thầy thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Măc dù công việc rất bận rộn nhưng khi gia đình, người thân của đồng nghiệp có người ốm đau, hiếu, hỉ, ... thầy đều đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ và an ủi kịp thời. Với cương vị là khối trưởng chủ nhiệm khối 10 Thầy tận tình đi dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm, rút kinh nghiệm và đưa ra các cách giải quyết tình huống rất hay giúp ích cho các giáo viên rất nhiều trong công tác chủ nhiệm. Đồng nghiệp luôn gần gũi, yêu quý và kính trọng thầy. Mới đây Hội Đồng Sư Phạm nhà trường bỏ phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm Thầy vào chức Hiệu Phó nhà trường. Kết quả 100% lá phiếu tín nhiệm.
Trong các công việc, phong trào của nhà trường Thầy không nề hà, từ chối bất cứ việc gì , việc nào Thầy cũng luôn hết lòng. Cô Hiền nguyên chủ tịch công đoàn nhà trường kể lại khi cô tâm sự với thầy Lâm việc ban chấp hành công đoàn trường đang gặp khó khăn về nhân sự. Vì cô Hiền không làm Chủ tịch CĐ nữa, thầy Thái phó CTCĐ thì đi học nên ban chấp hành công đoàn có nhiều thay đổi, gặp nhiều khó khăn bởi đội ngũ trẻ còn chưa vững vàng, chưa có kinh nghiệm. Hiểu được tình hình đó Thầy đã không ngần ngại bày tỏ nguyện vọng để Thầy nhận nhiệm vụ trong ban chấp hành công đoàn. Việc làm của Thầy thể hiện tinh thần tự nguyện, trách nhiệm cao, không ngại khó, ngại khổ bởi công tác công đoàn là vô cùng vât vả, không chỉ đòi hỏi tâm huyết mà còn phải tốn nhiều thời gian, công sức. Mặc dù công việc của Thầy rất bận rộn nhưng trước những khó khăn của nhà trường Thầy không đứng ngoài cuộc, luôn gương mẫu đi đầu đúng với phương châm "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau".
Những việc làm của Thầy thể hiện sự tận tụy với công việc, sự thân thiện, gần gũi, tình yêu thương, sự quan tâm, sâu sát, trách nhiệm đối với học sinh và đồng nghiệp của mình Đây chính là phong cách quần chúng, dân chủ và nêu gương mà thầy đã học được từ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
-Sống, làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.
-Bác Hồ của chúng ta là 1 người sống có kế hoạch:
Bác chia những công việc nào làm trước, việc nào làm sau. Kết hợp 2 việc lại thành 1 việc như vừa học vừa làm việc. Ở nước ngoài, bác làm việc 1 cách chăm chỉ, ban ngày làm việc, buổi tối học tập hoặc tham gia mít tinh.
Theo em hiểu , làm việc và sống có kế hoạch sẽ thuận tiện hơn là khi không lập kế hoạch, lập kế hoạch cũng giúp tiết kiệm được thời gian , hoàn thành được công việc một cách tốt .
+ Kể một câu chuyện :
Ngay bản thân em , em luôn luôn lập kế hoạch cho bản thân . Khi lập em sẽ lập một cách dễ hiểu và hiệu quả nhất . Hồi trước , em vẫn luôn chủ quan rằng " Không cần lập kế hoạch mới giúp ích hơn là khi lập kế hoạch " . Nhưng suy nghĩ đó vẫn chưa hoàn toàn đúng , sau này khi đã hiểu biết hơn thì em đã nhận ra rằng " lập kế hoạch mới giúp em sử dụng thời gian hợp lí , không phải mất thời gian cho việc vô ích " .Thế rồi , việc lập kế hoạch của em đã thay đổi hết bản thân em , từ một cô nàng lười biếng , dùng thời giờ với việc vô ích . Mà giờ em đã sử dụng việc làm , thời gian hợp lí nhất .
=> Rút ra cho bản thân ; Lập kế hoạch mọi lúc mọi nơi , hết kế hoạch thì lại lập tiếp .Lập kế hoạch mới là việc tốt cho mọi người hay cả em . Con người sẽ không trở nên thành công khi không lập kế hoạch .
Các bạn có thể thấy , những người có địa vị cao trong xã hội là những người đã và vẫn đang lập kế hoạch cho bản thân từng ngày , tiếng tháng , từng phút , từng giây.
Hãy thử lập kế hoạch riêng cho bản thân nào!
Em học tập được:
- Rèn luyện ý chí, nghị lực
- Rèn luyện tính kỉ luật, kiên trì
- Phải biết tiết kiệm được quỹ thời gian
- Sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần hợp lí và khoa học
- Biết lên kế hoạch và điều chính kế hoạch khi cần thiết
- Quyết tâm vượt khó, kiến trì và sáng tạo thực hiện kế hoạch đề ra.
-Sống làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ , sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lý để mọi người biết thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, chất lượng.
Những yêu cầu
-Đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: rèn luyện, học tập, lao động , nghỉ ngơi giúp gia đình.
-Vượt khó, quyết tâm, kiên trì , sáng tạo thực hiện kế hoạch đã đề ra.
– Trách nhiệm của bản thân
+Vượt khó, kiên trì, sáng tạo.
+Cần biết làm việc có kế hoạch và biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết
+Đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: Học tập, lao động , nghĩ ngơi, rèn luyện thân thể, giúp đỡ gia đình và các hoạt động vui chơi giải trí khác…
+Có thể kham khảo ý kiến của bố mẹ
- Cách sử xứ lí các tình huống còn dựa vào tình huống đó như thế nào.
Sống, làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng
Tham khảo:
Sống, làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.
Sống và làm việc có kế hoạch sẽ mang lại lợi ích là : tiết kiệm thời gian , của cải , tiền bạc và công việc hoàn thành chu đáo hơn , tỉ mỉ, hiệu quả hơn
Bác hồ đó bạn
Bác Hồ