Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc,...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2016
  • Bài thơ "Tre Việt Nam" được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng.
  • Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại "chuyện ngày xưa" trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam: 

"Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh"

  • Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt: 

"Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi"

  • Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu... tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất về phẩm chất của con người Việt Nam: 

"Ở đâu tre cũng xanh tươi
Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu"

  • Ý khái quát: Chọn hình tượng cây tre làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất, vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, đoạn thơ đã thể hiện hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động của cây tre mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam...
31 tháng 8 2016

"Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu!"

   Sau khi đọc xong bài thơ " Tre xanh " cảm nhận ban đầu của em là những lũy tre xanh, tre gắn bó với con người VN từ rất đời nay rồi. Tre gắn bó với người nông dân gắn bó với những đứa trẻ. Tre gắn các đôi trai gái với nhau, tre gắn bó từ lúc thuở bé đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Tre xanh là biểu tượng sức mạnh của dân tộc VN. Đi đâu ta cũng thấy những hàng tre xanh mướt. Nhưng tre ở làng quê bao giờ cũng đẹp nhất, tre phủ bóng sân đình. Tre đẹp lắm, đẹp đến mức người nào đến thăm VN cũng phải đến những làng quê với cánh đồng lúa chín với cây đa có tự lâu đời. Truyện  Thánh Gióng ai cũng đã nghe qua tre cùng dân đánh giặc cùng dân giữ nước. Tre xanh của Nguyễn Du là một tác phẩm hay và mang một ý nghĩa sâu sắc. 

Tre còn là biểu tượng những đức tính tốt của người Việt. Nét đẹp người con gái nông thôn ngồi bên những lũy tre xanh, em thấy hình ảnh đó là một vẻ đẹp tự nhiên của người VN. Tre chỉ đẹp khi ở bên cạnh người VN

 Trẻ với em là người bạn gắn bó từ thuở bé. Trẻ chơi với em, em cùng em tới trường. Em yêu lũy tre trường em, nó đẹp và mang những ý nghĩa đẹp đẽ của người VN.  

Trong câu thơ trên có các từ chỉ hình tượng :

- Gầy guộc, mong manh => từ tượng hình gợi tả dáng vóc của người.

- Kham khổ, cần cù => từ tượng hình gợi tả trạng thái của con người.

hk_ tốt

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:Tre xanh xanh tự bao giờ?Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanhThân gầy guộc, lá mong manhMà sao nên lũy nên thành tre ơi?Ở đâu tre cũng xanh tươiCho dù đất sỏi đất vôi bạc màuCó gì đâu, có gì đâuMỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiềuRễ siêng không ngại đất nghèoTre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cùVươn mình trong gió tre đuCây kham...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

(Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

Câu 1: Câu thơ nào miêu tả cây tre?

Câu 2: Hai câu thơ sau nói lên đặc điểm gì của cây tre?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

Câu 3: Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau:

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Câu 4: Từ hình ảnh của cây tre trong đoạn thơ trên, anh (chị) hãy cho biết tác giả nói về những phẩm chất gì của dân tộc Việt Nam?

Ai lm giúp mik vs mik đang cần gấp í

0
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở bên dưới: Tre xanh Xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa...đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu! Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở bên dưới:

Tre xanh

Xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa...đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu!

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đua

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm....

​ (Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên.

Câu 2: Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ:

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Câu 3: Hình tượng cây tre trong hai dòng thơ in đậm mang đến cho em cảm nhận gì về vẻ đẹp của con người Việt Nam?

Câu 4: Nêu cảm nhận của em về hai dòng thơ: (Trình bày bằng 1 đoạn văn 7-10 dòng)

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm....

0
bài thơ cây tre học lớp 3 ai còn nhớ ? Tre xanh Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru...
Đọc tiếp

bài thơ cây tre học lớp 3 ai còn nhớ ?

Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con

Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu

Mai sau,
Mai sau,
Mai sau...
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh

2
21 tháng 2 2019

https://hoc24.vn/vip/hamy_2005

21 tháng 2 2019

@ngonhuminh @Huy Hùng @Trúc Nguyên @Học 24h @DragonBall Super

28 tháng 6 2019

Tham khảo:

b,

Cây tre là một trong những loài cây quen thuộc đối với đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân Việt Nam. Không chỉ vậy, từ vai trò, công dụng cũng như đặc tính tốt đẹp của cây tre là tre đã trở thành một biểu tượng cho lòng dũng cảm, sự kiên cường, bất khuất của nhân dân, con người Việt Nam. Viết về biểu tượng cây tre, nhà thơ Nguyễn Duy đã viết nên những dòng thơ gây xúc động đến người đọc, đó chính là bài thơ Tre Việt Nam.

Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa...đã có bờ tre xanh
Mở đầu bài thơ, tác giả Nguyễn Duy đã thể hiện sự băn khoăn chưa có lời giải đáp về nguồn gốc cũng như thời điểm xuất hiện của cây tre. Trong những câu chuyện của bà, trong những lời ca dao đầy thiết tha của mẹ,hẳn trong chúng ta ai cũng từng biết đến cây tre. Nhưng, cây tre ra đời như thế nào, có xuất xứ ra sao thì không ai biết, chỉ biết một cách mơ hồ, ước lượng rằng tre ra đời từ rất lâu rồi. Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy thể hiện sự cảm than “Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh”.
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu
Cây tre là loài cây có thân nhỏ, mọc thẳng, một cây tre trưởng thành có thể cao từ năm đến bảy mét. Lá tre mỏng và dài. Từ những đặc điểm của cây tre, tác giả Nguyễn Duy thể hiện sự xúc động khi hình dáng mỏng manh của cây tre vẫn vươn lên tươi tốt, vẫn có thể thành luỹ, nên thành. Tre có thể sống ở mọi địa hình, ngay cả đất đai cằn cỗi là sỏi đá tre vẫn vươn lên xanh tốt “Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu”. Từ đặc tính sinh sôi mạnh mẽ, mãnh liệt của cây tre, tác giả gợi cho người đọc hình dung về chính con người Việt Nam, đó chính là những người có khả năng thích nghi cao, có khả năng chinh phục những hoàn cảnh khó khăn để sinh tồn, phát triển.

28 tháng 6 2019

a) __Thamkhao__

Bài thơ " ngắm trăng" là bài thơ được trích trong "Nhật kí trong tù" của Hồ chí minh. Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả khi trong cảnh ngục tù tối tăm. Trong đó, hai câu thơ cuối là hai câu thơ thể hiện rõ chất nghệ sĩ hòa quyện với chất chiến sĩ cách mạng của Bác. Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn ánh trăng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù không thể ngăn cách được người tù và vầng trăng. Máu và bạo lực không thể nào dìm được hân lý vì người tù cách mạng đây là một thi sĩ, chiến sĩ vĩ đại. Câu cuối nói về vầng trăng. Trăng được nhân hóa có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư, trở thành một người bạn tri âm, tri kỉ đến chốn ngục tù tăm tối thăm bác. Trăng và Bác tri ngộ "đối diện đàm tâm" thông nhau qua ánh mắt. Hai câu cuối được cấu trúc đăng đối nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, chất nghệ sĩ hòa quyện trong Bá

28 tháng 7 2018

Cây tre đã trở thành biểu tượng về người dân Việt Nam với bao đức tính quí báu như cần cù, siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó. Tre cũng như con người: ham sống, sống mạnh mẽ, lạc quan yêu đời. Tre được nhân hoá: tre đu, tre hát ru, tre yêu nhiều.., không đứng khuất mình... Lời thơ nhuần nhị, hồn nhiên, hình ảnh hàm nghĩa gợi cho ta nhiều liên tưởng thấm thìa: Vươn mình trong gió tre đu, Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành. Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh, Tre xanh không khuất đứng mình bóng râm. Có trời xanh nên mới có tre xanh. Cũng như nhân dân ta giàu chí khí, có tinh thần tự lập tự cường nên tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Câu thơ vừa có hình ảnh rất thơ lại vừa có chất trí tuệ, khẳng định một tâm thế cao quí của dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử. Dù thế nào, tre vẫn bốn mùa xanh tươi.

4 tháng 11 2017

a+b)Sức sống của tre xanh vượt qua biết bao nhiêu là sự nghèo khổ. Đất đá kia bạc màu không dưỡng chất nhưng tre vẫn xanh tươi vì rễ kia siêng tìm nguồn dinh dưỡng. Cho nên đất có nghèo thì tre vẫn xanh tốt mà thôi. Và khi ấy tre vẫn vươn mình đu đưa theo những ngọn gió, tre in mình lên những khoảng trời xanh tôn lên vẻ đẹp thanh bình của làng quê Việt Nam. Và cứ như thế tre xanh Việt Nam cao vút trên nền trời và không bao giờ đứng khuất bóng râm của một loài cây nào khác bởi chính tre cũng cao lắm rồi. Trước mắt ta Nguyễn Duy đã vẽ lên một bức tranh tre xanh cao vút trên nền trời xanh, cái màu xanh của tre hòa quyện với cái màu xanh của bầu trời , tre đu mình theo gió tạo nên một cảnh sắc bình yên vốn có của nước ta. Và qua những hình ảnh ấy Nguyễn Duy muốn nói đến phẩm chất của con người. Đó là phẩm chất của con người Việt Nam, chúng ta tuy nhỏ bé hiền lành thế nhưng cho dù nghèo đói cũng không chịu đứng bóng râm của ai, không chịu luồn cúi mà sống ngay thẳng đôi chân bước đi, đôi tay kia tìm việc để lo cho cuộc sống. Sự cần cù đối với nhân dân ta là một đức tính không thể thiếu.

Câu 1: Tác giả dùng mấy trường từ vựng trong bài thơ sau? Đó là những trường từ vựng nào? "Áo đỏ em đi giữa phố đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng. Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro em biết không?" Câu 2: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu sau: a)" Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không...
Đọc tiếp

Câu 1: Tác giả dùng mấy trường từ vựng trong bài thơ sau? Đó là những trường từ vựng nào?

"Áo đỏ em đi giữa phố đông

Cây xanh như cũng ánh theo hồng.

Em đi lửa cháy trong bao mắt

Anh đứng thành tro em biết không?"

Câu 2: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu sau:

a)" Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. "

b)" Sáng hôm sau, Xiu thức giấc sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ, cô bắt gặp cặp mắt mở to, vô cảm của Giôn-xi nhìn trân trân vào tấm rèm xanh nơi cửa sổ. "

Câu 3: Xác định và nêu giá trị nghệ thuật của việc sử dụng từ tượng hình, tượng thanh trong câu sau:

"Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi"

Câu 4:Phân tích cái hay trong việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

"Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người"

3
6 tháng 11 2017

Câu 1 :


Tác giả sử dụng 2 trường từ vựng
+ Trường từ vựng về màu sắc :đỏ, hồng, xanh
+ Trường từ vựng về lửa :lưa , cháy, tro

6 tháng 11 2017

Bài 2
a, từ tượng hình: nghiêng ngả, lay động
từ tượng thanh: rì rào
b, từ tượng hình: vô cảm, xanh

Câu 1: Tác giả dùng mấy trường từ vựng trong bài thơ sau? Đó là những trường từ vựng nào? "Áo đỏ em đi giữa phố đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng. Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro em biết không?" Câu 2: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu sau: a)" Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không...
Đọc tiếp

Câu 1: Tác giả dùng mấy trường từ vựng trong bài thơ sau? Đó là những trường từ vựng nào?

"Áo đỏ em đi giữa phố đông

Cây xanh như cũng ánh theo hồng.

Em đi lửa cháy trong bao mắt

Anh đứng thành tro em biết không?"

Câu 2: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu sau:

a)" Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. "

b)" Sáng hôm sau, Xiu thức giấc sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ, cô bắt gặp cặp mắt mở to, vô cảm của Giôn-xi nhìn trân trân vào tấm rèm xanh nơi cửa sổ. "

Câu 3: Xác định và nêu giá trị nghệ thuật của việc sử dụng từ tượng hình, tượng thanh trong câu sau:

"Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi"

Câu 4:Phân tích cái hay trong việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

"Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người"

2
6 tháng 11 2017

Câu 1 :
tác giả sử dụng 2 trường từ vựng
+trường từ vựng về màu sắc :đỏ, hồng, xanh
+trường từ vựng về lửa :lửa , cháy, tro

6 tháng 11 2017

Bài 2
a, từ tượng hình: nghiêng ngả, lay động
từ tượng thanh: rì rào
b, từ tượng hình: vô cảm, xanh