Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1) Vùng nhiệt đới thường có số lượng loài đa dạng hơn rất nhiều so với vùng đới lạnh và hoang mạc do rừng mưa nhiệt đới có khí hậu ấm áp, ẩm cao quanh năm, lượng mưa lớn, rừng mưa nhiệt đới có đến 5 tầng thực vật, sự đa dạng phân tầng về thực vật dẫn đến sự phân tầng của động vật làm cho số lượng loài ở rừng mưa nhiệt đới là rất lớn.
Ngược lại vùng đới lạnh và hoang mạc có môi trường sống khắc nghiệt, do vậy số lượng các loài sinh vật ở đây ít hơn rất nhiều.
2) gấu, chim én, ếch, cóc
3) Trên các đồng cỏ nhiệt đới, thực vật hoà thảo (cỏ) phát triển rất phong phú, nên có nhiều loài động vật ăn cỏ sinh sống như: voi, sơn dương đầu bò, ngựa vằn, linh dương, bò... chính những động vật ăn cỏ này lại là mồi của các động vật ăn thịt như: sư tử, báo, linh miêu, đại bàng...
- Kí hiệu điểm: thường dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể như: các điểm dân cư, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các hải cảng,...
- Kí hiệu đường: Phương pháp này dùng để thể hiện cho các đối tượng phân bố theo tuyến rõ rệt trong không gian, như: ranh giới hành chính, đường giao thông, ranh giới rừng, ...
- Kí hiệu diện tích: Đây là phương pháp biểu thị cho những đối tượng không phân bố đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ tập trung ở những vùng nhất định, có diện tích lớn.Ví dụ: vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp.
Chúc em học tốt!
Bài tập 1: Tại sao người ta lại nói rằng: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?
Trả lời:
Người ta nói nội lực và ngoại lực đối nghịch nhau vì:
- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, thường làm cho bề mặt đất gồ ghề.
- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt đất, làm san bằng, hạ thấp địa hình.
Bài tập 2: Núi lửa đã gây tác hại nhiều cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống?
Trả lời:
Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có cư dân sinh sống?
Trả lời: Tác hại của núi lửa rất khủng khiếp, nhưng nhừng dung nham núi lửa sau khi bị phong hoá sẽ tạo thành loại đất tốt, thuận lợi cho sản xuất nồng nghiệp. Vì vậy, vẫn có sức hấp dẫn đối với cư dân quanh vùng về sản xuất nông nghiệp.
Ở Việt Nam, dung nham núi lừa bao phủ những miền rộng lớn ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Những khu vực này nhờ có đất đỏ ba dan rất màu mỡ thích hợp với việc trồng các cây công nghiệp như (cà phê, hồ tiêu, cao su,...), cây nông nghiệp (ngô, lạc, đỗ...) và trồng rừng nên cũng là nơi tập trung dân cư ở nước ta.
Bài tập 3: Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra?
Trả lời:
Để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra, con người đã:
- Tìm cách xây nhà chịu được những chấn động lớn.
- Lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm.
Bài 1:
Người ta nói nội lực và ngoại lực đối nghịch nhau vì:
- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, thường làm cho bề mặt đất gồ ghề.
- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt đất, làm san bằng, hạ thấp địa hình.
Bài 2:
Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có cư dân sinh sống?
Trả lời: Tác hại của núi lửa rất khủng khiếp, nhưng nhừng dung nham núi lửa sau khi bị phong hoá sẽ tạo thành loại đất tốt, thuận lợi cho sản xuất nồng nghiệp. Vì vậy, vẫn có sức hấp dẫn đối với cư dân quanh vùng về sản xuất nông nghiệp.
Ở Việt Nam, dung nham núi lừa bao phủ những miền rộng lớn ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Những khu vực này nhờ có đất đỏ ba dan rất màu mỡ thích hợp với việc trồng các cây công nghiệp như (cà phê, hồ tiêu, cao su,...), cây nông nghiệp (ngô, lạc, đỗ...) và trồng rừng nên cũng là nơi tập trung dân cư ở nước ta.
Bài 3:
Để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra, con người đã:
- Tìm cách xây nhà chịu được những chấn động lớn.
- Lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm.
1.
Trên TĐ có :
+) Lục địa Á- Âu
+) _______Phi
+) _______Bắc Mĩ
+)_______Nam Mĩ
+)_______Nam Cực
+)_______Ô-xtray - li - a
2.
Lục địa có diện tích lớn nhất là Á - Âu . Lục địa đó nằm ở cả hai nửa cầu
3.
Lục địa Ô-xtray - li -a có diện tích nhỏ nhất . Lục địa đó nằm ở Nửa cầu NAM
4.
Các lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam là lục địa Ô- xtray - li -a và lục địa Nam Cực
5.
Các lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc là lục địa Bắc Mĩ
Chúc bn hok tốt !
1) Có 6 lục địa: Á-ÂU; PHI; MĨ ; NAM MĨ; BẮC MĨ; Ô - XTRÂY - LI -A.
2) Lục địa lớn nhất là lục địa Á-ÂU. Nó nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc.
3) Lục địa nhỏ nhất là lục địa Ô - XTRÂY - LI - A. Nó nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam.
4) Gồm lục địa NAM MĨ; NAM CỰC; Ô - X TRÂY - LI - A
5) Gồm lục địa Á-ÂU; BẮC MĨ
1.hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên trái đất vì đường phân chia sáng tối ko trùng với trục trái đất
3.cấu tạo bên trong của trái đất gồm:lớp vỏ trái đất;lớp trung gian;lớp lõi.
lớp vỏ:dày 5-70km,có trạng thái rắn chắc,càng vào sâu nhiệt độ càng cao nhưng ko quá 1000độ c.
lớp trung gian:dày khoảng 3000km,có trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng,nhiệt độ 1500-4700 độ c.
lớp lõi:dày trên 3000km,có trạng thái từ lỏng->rắn.nhiệt độ cao nhất là 5000 độ c.
mình chỉ biết thế thôi
1.
Có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất là do:
- Trái Đất có dạng hình cầu, do đó Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.
- Mặt khác, Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
2.
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm vì:
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng của trục trên mặt phẳng quỹ đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời), làm cho Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
- Nửa cầu nào nghiêng về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì nóng; nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì lạnh trong năm.
3.
- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.
- Đặc điểm của từng lớp:
- Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc. Lớp vỏ trái đất rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhaụ có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
- Lớp trung gian: Có độ dày gần 3000km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C
- Lõi Trái đất: Có độ dày trên 3000km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 độ C.
Câu 5. Khí oxi chiếm bao nhiêu % trong các thành phần của không khí?
_ Khí oxygen chiếm 21% trong không khí.
Câu 6. Giới hạn của tầng đối lưu trong lớp vỏ khí là bao nhiêu km?
_ Từ 0 - 16km
Câu 7. Khối khí nóng được hình thành ở đâu?
_ Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
Câu 8. Vào ngày 22/12 Bắc Bán cầu đang là mùa gì?
_ Mùa lạnh
Câu 9. Đường chí tuyến Bắc nằm ở vĩ độ địa lý nào?
_ 23o27'B
Câu 10. Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày, đêm là do đâu?
_ Do Trái đất hình cầu và tự quay quanh trục.
Câu 11. Ở nửa cầu Nam, nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì vật thể chuyển động sẽ lệch về bên nào?
_ Bên trái.
_ Học tốt _
_ Wins _
Ngắn hạn có thể là tưới nước. Dài hạn có thể là đắp đập , tạo mương, trồng cây giữ nước.
Câu 1 :
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai địa điểm này là:
25 - 19 = 6 (oC)
Sự chênh lệch độ cao giữa hai địa điểm này là:
(6.100) : 0,6 = 1000 (m)
Câu 2 :
Nhắc đến biển người ta nghĩ ngay đến làn nước trong, xanh mát, được tha hồ vẫy vùng, được đón những cơn gió mát từ biển thổi vào mà xua tan đi cái oi bức, nóng nực của mùa hè. Chính vì vậy những chuyến du lịch biển vào mùa hè bao giờ cũng là lựa chọn hàng đầu được quan tâm và yêu thích nhất của nhiều du khách.
Câu 3 :
Bản thân em có thể thực hiện các biện pháp sau :
- Dùng các loại bóng đèn có công suất thấp.
- Tắt đèn khi không sử dụng.
- Di chuyển bằng các phương tiện công cộng thay vì xe hơi.
- Trồng nhiều cây xanh.
- Bớt giảm tiếng ồn, khói bụi từ các nhà máy, phương tiện giao thông,...
- Sử dụng túi nilon tự hủy thay vì túi nilon thường.
........
Í mình nhập lộn thật ra là Tin Học.
Chịu thôi