Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
sau khi ở quê về , em cảm thấy quê hương là 1 nơi ấm áp và chứa chan tình quê hương . Em rất yêu quý quê hương em
“Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày....” Những câu thơ thân thương ấy mỗi lần vang lên tôi lại thấy nhớ ông bà, nhớ lần về quê với bao kỉ niệm. Và lúc đó, tôi ước mình là một cánh diều để bay ngay về với quê hương.
Soạn bài tìm hiểu chung về văn miêu tả I. Thế nào là văn miêu tả? 1. Các tình huống - Tình huống 1: Muốn ông khách nhận ra được nhà em thì phải miêu tả những đặc điểm tính chất nổi bật của con đường đến nhà, căn nhà để cho người khách có thể quan sát, hình dung được và tìm được nhà. - Tình huống 2: Em phải miêu tả được những nét nổi bật phân biệt chiếc áo em định mua và những chiếc áo còn lại. - Tình huống 3: Người lực sĩ có những đặc điểm tính chất rất nổi bật về khả năng sức mạnh vì thế về hình thức cũng sẽ có những nét khác biệt so với người bình thường. Em hãy miêu tả nhận xét những nét hình thể và việc làm của người đó. - Nhận xét về văn bản miêu tả: Ghi nhớ trang 16. 2. - Đoạn văn miêu tả Dế Mèn: từ đầu đến “đứng đầu thiên hạ rồi”. - Đoạn văn miêu tả Dế Choắt: Từ “Cái chàng Dế Choắt” đến “nhiều ngách như hang tôi”. a. Hai đoạn văn trên giúp ta hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế rất tương phản. - Dế Mèn là chàng thanh niên cường tráng. - Dế Choắt là người yếu đuối bẩm sinh. b. Những hình ảnh và chi tiết. - Dế Mèn: đôi càng mẫn móng, những cái vuốt cứng đầu và nhọn hoắt: đôi cánh chấm đuôi; cả người phủ màu nâu bóng mỡ; ngứa chân đá anh Gọng Vó… - Dế Choắt: người gầy gò, dài lêu nghêu; cánh ngắn hở cả lưng, sường; càng bè bè; mặt ngẩn ngẩn ngơ ngơ, chỉ đào được cái hang nông… II. Luyện tập 1. Đoạn 1: - Tái hiện lại hình ảnh chàng Dế Mèn cường tráng. - Xem lại các chi tiết ở phần trên. Đoạn 2: - Tái hiện lại hình ảnh chú bé liên lạc. - Chi tiết: + Tổng thể: nhỏ loắt choắt. + Mang cái xắc xinh xinh. + Rất nhanh nhẹn và ngộ nghĩnh : chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh ; mũ ca lô đội lệch ; mồn huýt sáo vang lửng. + So sánh với : con chim chích nhảy trên đường vàng. Đoạn 3 : - Tái hiện quanh cảnh ao hồ. - Chi tiết : + Nước dâng trắng mênh mông ; nước đầy ; nước mới. + Cua cá tấp nập. + Nhiều loài chim kiếm mồi. + Tranh mồi cãi nhau om sòm. + Anh Cò gầy cả ngày chẳng có miếng nào. 2. Đề luyện tập a. Những đặc điểm nổi bật của mùa đông. - Bầu trời xám xịt, nặng nề. - Cảnh vật hoang tàn, vắng vẻ. - Gió lạnh buốt xương. - Đường lầy, ướt lép nhép. - Hoạt động đơn điệu của con người. - Người mặc đồ rét nên xù xì, chậm chạp. - …. b. Khuôn mặt mẹ cần chú ý : - Đẹp dịu hiền, thân quen, gần gũi. - Các chi tiết như tóc, mắt, miệng, má cần được miêu tả có nét đặc trưng không thể giông mẹ của bạn mìn được. Ví dụ : Tóc luôn búi cao để tiện việc gia đình ; mắt có quầng thâm bởi luôn thức khuya bận bịu, đặc biệt lúc em bị ốm đau ; miệng nhỏ luôn nở nụ cười ấm áp.
Ở bất cứ thời đại nào vấn đề nước sạch cũng hết sức quan trọng. Có thể bạn hay một ai đó đang nghĩ rằng nguồn nước tự nhiên là tài nguyên vô tận, nhưng bạn và người đó đã sai. Nước sạch là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, nếu tình trạng khai thác và sử dụng không hợp lý như hiện nay còn tiếp diễn thì một ngày không xa sẽ cạn kiệt nguồn nước. Khi đó con người sẽ đứng trước thảm họa không có nước sạch để duy trì sự sống.
Hiện nay, khi mà nhiều căn bệnh lạ, trong đó có bệnh ung thư đang hoành hành ở nhiều nơi, hệ lụy đáng sợ là hàng năm căn bệnh quái ác này đã cướp đi mạng sống của rất nhiều người, trong số đó không phân biệt già, trẻ, giới tính. Theo cảnh báo của ngành Y tế, thì bệnh ung thư có nguyên nhân cơ bản là do ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cảnh báo đó càng không thể xem thường khi đất nước cần có điều kiện để phát triển kinh tế, nhưng cũng chính vì đó mà vấn đề môi trường ngày càng nóng bỏng hơn. Đất nước hội nhập, kinh tế phát triển nhưng trên thực tế ý thức của con người vẫn chưa được nâng cao. Không phải riêng người dân, mà ngay cả thế hệ trẻ ngày nay vẫn còn nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước. Điều này đặt ra nhiều vấn đề không chỉ cho công tác quản lý nhà nước, mà còn cần sự thay đổi ở chính trong mỗi con người chúng ta.
Những năm trước đây huyện Văn Bàn được biết đến là địa phương có độ tán che phủ rừng lớn nhất tỉnh, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn, hệ sinh thái động thực vật phong phú, nguồn nước sạch dồi dào. Nhưng một số năm trở lại đây cùng với việc phát triển một số nhà máy thủy điện vừa và nhỏ là tình trạng phá rừng làm nương, khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép. Có cơ sở khai thác khoáng sản được Nhà nước cho phép nhưng lại không thực hiện đúng quy định về cam kết bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển, mà nhiều cơ sở hạ tầng với quy mô lớn được mọc lên, mật độ dân tăng lên nhanh chóng. Trong khi đó rác thải không được tập kết và xử lý đúng quy trình. Chính vì thế mà tài nguyên rừng, tài nguyên nước đã và đang dần cạn kiệt thay vào đó là tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên diện rộng với mức độ ảnh hưởng ngày càng tăng. Nếu tình trạng trên không được quan tâm giải quyết thì có lẽ những cánh rừng tự nhiên xanh ngút ngàn, những dòng suối Chăn, suối Nhù, suối Nậm Mả nước trong vắt giờ chỉ còn lại trong ký ức của mỗi người chúng ta.
Trước khi chưa quá muộn, Nhà nước, chính quyền các địa phương và mỗi người dân cần quan tâm tìm hiểu đâu là nguyên nhân? và giải pháp nào để góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước?
Về nguyên nhân: Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức của người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì nhiều tới tổ chức, cá nhân mình. Nhưng thực chất không phải như vậy! mà việc phá hoại môi trường của một tổ chức hay một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều tổ chức, nhiều người thì lại là rất lớn. Trách nhiệm bảo vệ môi trường có một phần là trách nhiệm của nhà nước nhưng đa phần lại là trách nhiệm của mỗi người dân.
Về giải pháp: Có nhiều giải pháp, song cần thiết thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể là. Thứ nhất, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương nhất thiết phải gắn với chiến lược bảo vệ môi trường. Thứ hai, Nhà nước cần có chế tài xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi phá hoại môi trường, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Thứ ba, tăng cường giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân bằng nhiều hình thức tuyên truyền. Trong đó trú trọng tính phù hợp, tính thực tiễn về nội dung và hình thức tuyên truyền cho từng loại đối tượng. Riêng đối tượng là học sinh, sinh viên cần đưa vào chương trình chính khóa kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch là quá trình lâu dài và nhiều khó khăn. Song, nếu có sự chung tay của nhà nước và cộng đồng toàn dân thì chắc chắn môi trường của chúng ta sẽ được cải thiện. Gần đây, quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai đã được thành lập, hy vọng đây sẽ là cơ sở để các huyện, thành phố trong toàn tỉnh có thêm cơ sở pháp lý và nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
O tren day sao ma gia khong nhin?Hu hu cai gi nua ?O ngay tren ma?Khong co mat a?
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ, đồi chè. đồng xanh ngào ngạt.
Nắng chói sông Lô, hò ô! tiếng hát
Chuyến phà rào rạt, Bến nước Bình ca
Quả thật vậy, thiên nhiên sông núi, con người VN rất đẹp! Thiên nhiên đẹp với những "rừng cọ", những "đồi chè", với những cánh "đồng xanh" bát ngát...Với thể thơ tự do đầy ngẫu hứng và điêu luyện, tác giả cho người đọc chiêm ngưỡng cả một bức tranh quê hương Việt Nam xinh đẹp, sống động! Và đó cũng là niềm kiêu hãnh của tác giả với sự tự hào, yêu mến tổ quôc khi đặt dấu chấm cảm cuối câu thứ nhất: " đẹp vô cùng tổ quôc ta ơi!", từ "ơi" cho thấy sự thân thương, thân thiết; coi đó như một phần máu thịt của ta....nghệ thuật dùng câu cảm thán đã bộc lộ tài năng thực sự của tác giả.
cái hay nữa là tác giả biết lựa chọn những hình ảnh rất...Việt nam, đó là những cảnh rất bình dị, gần gũi với mỗi người dân ta, từ nông thôn tới thị thành, từ anh kỷ sư tới bác nông dân...có lẻ ai cũng biết: rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt,
với tài dùng từ láy "ngào ngạt" nhà thơ như thổi hồn vào bức tranh thơ mọng ấy, bức tranh là một khung cảnh động với những hình ảnh và gam màu xanh của sự sống xen lẫn hương vị lan toả như đang vẫy chào chúng ta!
bức tranh đã đẹp, lại càng như đẹp hơn với nghệ thuật dùng động từ "chói" của tác giả khi đưa hình ảnh nắng vào đoạn thơ, thắp thêm ánh sáng cho bức tranh thêm hoàn hảo:
"nắng chói sông Lô...."...
cuối cùng cái vế thứ hai của non nước Việt Nam đẹp cũng xuất hiện trong bức tranh, đó là hình ảnh con người!
con người dù quanh năm vất quả lao động, song họ vẫn lạc quan yêu đời, vẫn mãi vang vọng lời ca dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào: trong lao động,cũng như trong chiến đấu...."hò ô tiếng hát".
câu kết đó là hình ảnh một chuyến phà băng băng rẽ sóng nơi bến nước BÌnh Ca cho thấy nghị lực vượt qua mọi thử thách, gian khổ của con người. dù hoàn cảnh nào cũng "ta đi tới". nghệ thuật dùng từ láy "rào rạt", một lần nữa cho thấy bức tranh đầy sống động,mềm mại, hài hoà, uyển chuyển...như một dãi lụa đào!
Đây là một bức hoạ đồng quê tuyệt vời, ở đó không chỉ có thiên nhiên đẹp mà con người cũng đẹp, quả thật là:
"có nơi đâu đẹp tuyệt vời,
như sông như núi như người Việt nam"!
Tôi yêu Việt Nam nhiều lắm!
soạn để thi hả pn
Dễ thôi
Nhưng mình lười viết lắm