K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I.Nội dung ôn tập:
1. Giới hạn ôn tập:
a. Phần văn bản: ôn nội dung và nghệ thuật của các văn bản:
+ “Tôi đi học” – Thanh Tịnh
+ “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng.
b. phần tiếng Việt: kiến thức TV học kì II lớp 7
- Câu rút gọn, đặc biệt
- Câu đơn mở rộng thành phần.
- Các biện pháp tu từ nghệ thuật.
2. Cấu trúc đề kiểm tra:
Phần I: Câu hỏi đọc hiểu: có thể có các dạng:
1. xác định nội dung đoạn văn;
2. xác định và trình bày hiệu quả biện pháp tu từ;
3. giải thích, phân tích ý nghĩa của một từ ngữ hoặc chi tiết;
4. xác định ngôi kể; xác định phương thức biểu đạt,…
5. Đoạn văn NLVH liên quan tới 2 văn bản: “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ”: + Phần
Phần II: Đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng nửa trang giấy) về vấn đề giáo dục, tình
mẫu tử.
II. Bài tập tham khảo:
Bài tập 1: Những kỷ niệm của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Tôi đi học” được nhà
văn diễn tả theo trình tự nào? Tóm tắt trình tự diễn biến tâm trạng đó.
Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và trả lơi câu hỏi:
“Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng
thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là
vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề
quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự
nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật.”
1.Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
2. Nội dung chính của đoạn văn là gì?
3. Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.
4. So sánh tâm trạng của nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên với đoạn trích sau: “Nhưng
lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái

đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng
lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.”
5. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 9 câu để làm rõ sự thay đổi về tâm trạng của nhân vật
tôi trong 2 đoạn văn trích trên trong đó có sử dụng một câu đơn mở rộng thành phần
(gạch chân, chú thích).
Bài tập 3: Tìm và nêu tác dụng những hình ảnh so sánh có trong văn bản “Tôi đi học”
Bài tập 4: Hãy kể tên một văn bản đã học trong chương trình cũng ghi lại cảm xúc về ngày
đầu tiên đi học, ghi rõ tên tác giả.
Bài tập 5: Cho đoạn văn sau:
“Cô tôi vẫn tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong
ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bong
đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta
thương tình toan gọi hỏi xem xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che…
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. Giá những cổ
tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ
lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”

(Sách giáo khoa Ngữ văn 8– tập 1)

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
2. Em hiểu thế nào về thể loại hồi ký? Nội dung hồi ký được trích trên là gì?
3. Đọc đoạn trích, em hình dung ra sao về tình cảnh của nhân vật chú bé Hồng?
4. “Cười rất kịch” là gì? Thông qua cách miêu tả của tác giả, nhân vật bà cô hiện lên là
người như thế nào?
5. Nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong câu văn “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ
tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà
nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”
6. Cho câu chủ đề: “Qua đoạn trích, tác giả đã diễn tả tình yêu thương mãnh liệt của
chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh”.
Hãy viết tiếp 8 – 10 câu để hoàn thành đoạn văn ngắn triển khai chủ đề trên, trong do
có sử dụng một trường từ vựng diễn tả tâm trạng. (gạch chân –chú thích)
Bài tập 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy
giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác như cô tôi nhắc lại lời người họ nội
của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật
màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái

hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên
đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm
áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi
thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 8 – Tập 1)

Câu 1: Văn bản “Trong lòng mẹ” trích hồi ký “Những ngày thơ ấu” do ai sáng tác?
Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về tác giả đó.
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy gợi tả hình ảnh trong việc
thể hiện tâm trạng của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ.
Câu 3: Xác định cụm chủ vị dùng để mở rộng câu trong câu văn in đậm.
Câu 4: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 9
câu, làm sáng tỏ tâm trạng sung sướng, hạnh phúc của nhân vật “tôi” khi được gặp lại
mẹ trong đó có sử dụng một trợ từ (gạch chân, chú thích)
Câu 5: Trong chương trình Ngữ văn 7, cũng có một văn bản ca ngợi tình yêu thương và
sự hi sinh của mẹ dành cho con. Ghi lại tên văn bản và tác giả đó.

2
19 tháng 9 2021

giúp mình với mình cần gấp 12:00 ngày 19/9 xong mình cho 10 tick

19 tháng 9 2021

Bạn tách câu hỏi ra chứ để nhiều vậy ko trl nổi đâu, mà chỉ đăng những cái bạn thật sự cần thôi nhé!

II. THỰC HÀNH:1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:​“Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng​ Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi ?​ Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi !​ Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ.“​( Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh )Câu 1: Từ đoạn thơ trên em nhớ đến bài thơ nào của Tế Hanh trong chương trình Ngữ Văn 8? Nếu xuất xứ bài thơ vừa tìm. Câu 2: Chép...
Đọc tiếp

II. THỰC HÀNH:

1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
 Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi ?
 Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi !
 Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ.“
( Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh )
Câu 1: Từ đoạn thơ trên em nhớ đến bài thơ nào của Tế Hanh trong chương trình Ngữ Văn 8? Nếu xuất xứ bài thơ vừa tìm. 
Câu 2: Chép lại nguyên văn 4 câu thơ cuối bài thơ vừa tìm và cho biết nội dung chính? 
Câu 3: Xác định 1 phép tu từ trong khổ thơ vừa chép? 
Câu 4: Cho biết kiểu câu, chức năng của câu thơ in đậm? 

2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc. Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/ AIDS, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm”
                                              (Trích bài 13 sách DGCD lớp 8, trang 35 )

Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gi?
Câu 2: Đoạn văn sử dụng kiểu câu gì? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu ấy?
Câu 3: Từ đoạn văn trên em rút ra bài học gì cho bản thân? Hãy viết từ 4 đến 6 câu trình bày suy nghĩ của em về bài học đó.

3
11 tháng 4 2020

Bài 1:

1. Quê hương - Tế Hanh.

- Xuất xứ: trích trong tập Nghẹn ngào (1919).

2. 

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Tình cảm đối với quê hương được Tế Hanh trực tiếp thể hiện qua khổ thơ cuối này, nổi bật hơn cả là nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của tác giả. Đó là một nỗi nhớ không hề chung chung mà hết sức cụ thể, sâu sắc.

3. Liệt kê

4. 

- Nỗi nhớ độc đáo ở chỗ:

+ Có hình hài “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”.

+ Có hương vị “mùi nồng mặn”, nó đã trở thành một ám ảnh da diết.

11 tháng 4 2020

Bài 2: 

1. Nghị luận

2. Đoạn văn sử dụng câu trần thuật đơn có từ "là".

3. Bài học: tránh xa những tệ nạn xã hội.

LUYỆN TẬP BÀI NHỚ RỪNGBÀI TẬP SỐ 1Cho câu thơ:“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêungắn gọn hiểu biết của em về tác giả.Câu 2: Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình - con hổ - trong bàithơ.Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thânphận và tâm trạng của con hổ...
Đọc tiếp

LUYỆN TẬP BÀI NHỚ RỪNG

BÀI TẬP SỐ 1
Cho câu thơ:
“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêu
ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả.
Câu 2: Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình - con hổ - trong bài
thơ.
Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thân
phận và tâm trạng của con hổ được thể hiện qua khổ thơ nói trên.

BÀI TẬP SỐ 2
Cho câu thơ:
“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối”
Câu 1: Chép 9 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép kiểu câu (phân theo mục đích nói) nào
được sử dụng chủ yếu? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn
hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.
Câu 3: Câu thơ:"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?" xét theo mục đích nói
thuộc những kiểu câu gì?
Câu 4: Viết đoạn văn 15 câu trình bày theo cách diễn dịch làm rõ ý của câu chủ
đề sau “Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi nhớ tiếc khôn
nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. ”

2
15 tháng 4 2020

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Thế Lữ - Nhớ rừng

Mạch cảm xúc: hiện tại - quá khứ - hiện tại

15 tháng 4 2020

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Câu nghi vấn

“…Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. (1) Thật là chốn tụ hộitrọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vươngmuôn đời. (2)Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. (3) Các khanhnghĩ thế nào? (4).(Theo Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr.49)1. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào, của ai? Nêu hoàn...
Đọc tiếp

“…Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. (1) Thật là chốn tụ hội
trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương
muôn đời. (2)
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. (3) Các khanh
nghĩ thế nào? (4).

(Theo Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr.49)
1. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của
văn bản đó.
2. Giải nghĩa từ “thắng địa” trong câu văn số (1). Tác giả dùng từ “thắng địa” để
chỉ địa danh nào? Việc lựa chọn “đất ấy” để “định chỗ ở” thể hiện mong muốn,
khát vọng gì của tác giả?
3. Xét theo mục đích nói, câu văn số (4) trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu nào?
Vì sao kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng kiểu câu này?
4. Một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã học ở chương trình Ngữ văn 8 cũng
có câu thơ sử dụng kiểu câu theo mục đích nói được nhắc tới ở câu hỏi số 3. Hãy
chép lại chính xác câu thơ đó và cho biết tên bài thơ.

 

 

mn giúp mk vs ! sắp nộp r , ai bít câu nào thì giúp ạ , ko cần trả lời hết đâu :(((

2
14 tháng 4 2020

1. Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn.

2. Thắng địa: chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp.

Thắng địa chỉ mảnh đất Đại La - Thăng Long

-> Mong muốn được dời đô về đó.

4. Câu nghi vấn - Thể hiện sự tôn trọng, chưng cầu ý kiến quần thần.

20 tháng 4 2020

cảm ơn ạ

“…Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. (1) Thật là chốn tụ hộitrọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vươngmuôn đời. (2)Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. (3) Các khanhnghĩ thế nào? (4).(Theo Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr.49)1. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào, của ai? Nêu hoàn...
Đọc tiếp

“…Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. (1) Thật là chốn tụ hội
trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương
muôn đời. (2)
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. (3) Các khanh
nghĩ thế nào? (4).

(Theo Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr.49)
1. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của
văn bản đó.
2. Giải nghĩa từ “thắng địa” trong câu văn số (1). Tác giả dùng từ “thắng địa” để
chỉ địa danh nào? Việc lựa chọn “đất ấy” để “định chỗ ở” thể hiện mong muốn,
khát vọng gì của tác giả?
3. Xét theo mục đích nói, câu văn số (4) trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu nào?
Vì sao kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng kiểu câu này?
4. Một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã học ở chương trình Ngữ văn 8 cũng
có câu thơ sử dụng kiểu câu theo mục đích nói được nhắc tới ở câu hỏi số 3. Hãy
chép lại chính xác câu thơ đó và cho biết tên bài thơ.

 

 

mn giúp mk vs ! sắp nộp r , ai bít câu nào thì giúp ạ , ko cần trả lời hết đâu :(((

4
12 tháng 4 2020

1. những câu văn trên được trích từ van bản "Chiếu dời đô", của Lí Công Uẩn.Hoàn cảnh ra đời :năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất [1010], Lí Công Uẩn viết bài chieus bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư [nay thuộc tỉnh Ninh Bình] ra thành Đại La [tức Hà Nội ngày nay].

2. Thắng địa :chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp.

   -Tác giả dùng từ thắng địa để chỉ thành Đại La [nay là thủ đô Hà Nội].

  -Việc lựa chon 'đất ấy" để "định chỗ ở" thể hiện khát vọng và niềm tin vào sự thái bình, thịnh trị của đất nước.

3. Xét theo mục đích nói, câu văn số 4 trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu nghi vấn.

  -Tác giả sử dụng kieur câu này vì cách kết thúc này mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm với mệnh lệnh của vua với thần dân. Đồng thời thể hiên rằng nguyện vọng dời đô của nhà vua phù hợp với nguyện vọng của thần dân.

12 tháng 4 2020

một người chở hai chuyến xe,mổi chuyến chở 2 thùng hàng,mỗi thùng cân nặng 1919 kg .Hỏi người đó chở số ki_lô_gam

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Tôi chỉ quan niệm được một cách đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh. Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Tôi chỉ quan niệm được một cách đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh. Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông; một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan; một mỏ đá ư, tôi xem xét các khoáng sản. Bất cứ nơi đâu tôi thích, tôi lưu lại đấy. Hễ lúc nào tôi thấy chán, tôi bỏ đi luôn. Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm.

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? tác giả là ai?
b. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.
c. Nội dung của đoạn văn trên.
d. Qua đoạn văn trên em hiểu gì về con người tác giả?

3
31 tháng 3 2020

a. Đi bộ ngao du - Ru-xô.

b. Nghị luận

c. Đi bộ ngao du ta có thể tùy theo ý muốn, ngắm nhìn những gì mình thích.

d. Con người tác giả ưa tự do, khám phá.

1 tháng 4 2020

a. Đoạn trích từ: Đi bộ ngao du, tác giả: Ru-xo

b. PTBĐ: nghị luận

c. Nội dung của văn bản: Đi bộ ngao du có thể đi đâu tùy ý muốn, ngắm nhìn những nơi mình thích

d. Tác giả là con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.

I.VĂN BẢN (8 câu)Câu 1 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.Câu 2: Nêu một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?Câu 3: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản...
Đọc tiếp

I.VĂN BẢN (8 câu)

Câu 1 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.

Câu 2: Nêu một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?

Câu 3: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng?

Câu 4: ***** vàng có ý nghĩa nhiều mặt đối với Lão Hạc. Theo em, ý nghĩa nào là quan trọng nhất đối với Lão Hạc?

Câu 5: Qua văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” hãy chỉ ra những phương diện gây tác hại của bao bì ni lông?

Câu 6: Em hãy nêu trình tự diễn tả những kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả Thanh Tịnh trong đoạn trích “ Tôi đi học”?

Câu 7: Vì sao nói “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác của cụ Bơ-men?

Câu 8 : Qua bài thơ“ Đập đá ở Côn Lôn” em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Châu Trinh ?

II. TIẾNG VIỆT (9 câu)

Câu 1: Hãy nêu khái niệm và tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh?Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 2 : Thế nào là trường từ vựng? Tìm 4 từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc?

Câu 3 : Thế nào là trợ từ? Xác định và nêu tác dụng của trợ từ được sử dụng trong câu văn : Chính các cháu đã giúp Lan học tập tốt.

Câu 4 : Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong 2 câu thơ sau ?

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.

Câu 5: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 6: Tình thái từ là gì ?

- Cho câu sau đây: Con muốn đọc cuốn truyện tranh kia cơ!

Trong câu trên, tác dụng của thành phần tình thái từ là gì ?

Câu 7: - Em hiểu thế nào là nói quá?

- Tác dụng của phép nói quá trong 2 câu sau là gì ?

“...Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non...”

( Hồ Xuân Hương)

Câu 8 :

- Thế nào là câu ghép.

- Phân tích cụm chủ- vị trong câu văn sau và cho biết có phải là câu ghép không ?

“Hôm nay, trời rất trong lành và nắng rất ấm áp.”

Câu 9 : - Thế nào là thán từ ?

- Thán từ trong câu dười đây bộc lộ cảm xúc gì ?

Trời ơi ! Sao bạn lại đến đúng lúc thế ?

III. TẬP LÀM VĂN (5 đề).

Đề 1: Em hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi mà em thích.

Đề 2: Em hãy kể lại những kỉ niệm sâu sắc của ngày đầu tiên đi học.

Đề 3: Thuyết minh về một loài động vật có ích đối với con người.

Đề 4: Hãy giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em.

3
30 tháng 11 2016

bucminhbucminhbucminhLàm ơn giúp mk vs nha các bneoeoeoeoeoeoMk sắp thi HK rùikhocroikhocroikhocroiMơn các bn nhìu lém

1 tháng 12 2016

câu 7 bài 1

- mơ ước cả đời của cụ Bơ-men

- làm Xiu khỏi bệnh

-đánh đổi cuộc đời của cụ Bơ mem

-chiếc lá giống thật khiến Xiu và Gioon xi không nhận ra

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

                   Tặng 5 tick cho bạn giúp đỡ mk (nhờ người khác)!!!!

                  Mong nhận được sự giúp đỡ từ các bạn~~~Cảm ơn!!!

0
Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0