Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án B
Pin quang điện biến đổi trực tiếp từ quang năng thành điện năng
Ý C và D là giống nhau về bản chất (năng lượng electron thu được bằng năng lượng photon chiếu đến)
Bạn lưu ý rằng electron có thể nằm trên hoặc dưới bề mặt kim loại, nếu nó nằm dưới bề mặt kim loại thì nó cần năng lượng để đi lên trên và bứt ra khỏi bề mặt kim loại đó. Năng lượng e bị mất chính là tổng của hai năng lượng này.
Do đó, để electron có động năng cực đại thì nó phải nằm ở bề mặt kim loại, khi đó năng lượng mất đi là nhỏ nhất.
Khi nói hiện tượng quang điện thì hiểu là quang điện ngoài, với hiện tượng quang điện ngoài thì năng lượng để giải phóng e khỏi bề mặt kim loại gọi là công thoát.
Năng lượng giải phóng e khỏi liên kết bán dẫn cùng bản chất với công thoát trong hiện tượng quang điện (ngoài)
Do vậy, năng lượng phô tôn \(\ge\) năng lượng giải phóng e khỏi liên kết chất bán dẫn.
Công thoát > năng lượng giải phóng e khỏi liên kết bán dẫn được hiểu là: công thoát trong hiện tượng quang điện ngoài > công thoát của hiện tượng quang điện trong.
Khoảng thời gian liên tiếp giữa hai lần điện trường bằng năng lượng từ trường là \(\frac{T}{4}= \frac{\pi\sqrt{LC}}{2}.\).
Hệ thức Anh -xtanh trong hiện tượng quang điện
\(hf = A_1+W_{đ1}.(1)\)
\(hf = A_2+W_{đ2}.(2)\)
Ta có \(A_1 = \frac{hc}{\lambda_{01}}; A_2 = \frac{hc}{\lambda_{02}}\)
\( \lambda_{02} = 2\lambda_{01}=> A_1 = 2A_2. \)
Trừ vế với vế của phương trình (1) cho phương trình (2) ta có
=> \(0= A_1-A_2+W_{đ 1}-W_{đ 2}.\)
=> \(W_{đ2}=( A_1-A_2)+W_{đ1} = A_2+W_{đ1}\)
Mà \(A_2 >0\) => \(W_{đ2} > W_{đ1}\).
Ta chọn phương án C là bởi vì : Khi kích thích hơi Na thì nó sẽ phát ra photon (sẽ có bước sóng nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy). Khi qua máy quang phổ sẽ cho ta quang phổ vạch phát xạ. Nó gồm các vạch sáng đơn lẻ, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối. Như vậy ta có thể thấy là năng lượng bên trong Na là các giá trị không liên tục rồi nha
Đáp án A