GIÚP MÌNH BÀI VĂN TẢ CON RỒNG MÌNH NGHĨ MÃI K...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 9 2016

Trước tiên bn giải thích:
- Bình đẳng giới là gì? ( là nam và nữ có vai trò ngang nhau,được tạo điều kện và cơ hội phát triển năng lực như nhau,có quyền hưởng thụ như nhau về mặt kinh, tế văn hóa. xã hội......)
- Ý nghĩa: + xóa bỏ tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ xưa nay
                  +Nâng cao vai trò cũng như sự đóng góp của nữ giới trong sự phát triển kinh tế xã hội,chăm sóc gia đình
                  + Góp phần làm cho đất nước phát triển,xã hội văn minh
( có thể dẫn chứng những hình tượng phụ nữ thành đạt trong lĩnh vực kinh tế,chính trị...trong những vai trò mà trước kia chỉ có nam giới đảm trách..)
- Bên cạnh những ý nghĩa thiết thực mang lai thì vấn đề bình đẳng giới cũng tạo nên những mặt trái:
                 + Tuy nói là " bình đẳng giới" nhưng không có nghĩa là cả hai gới đều có thể làm được việc của nhau,có những công việc đặc thù riêng của mỗi giới.Tuy nhiên một số phụ nữ lạm dụng quan điểm này,muốn thể hiện mình,không hoàn thành trách nhiệm người mẹ ,người vợ,chuyển nó sang cho chồng gây mất hạnh phúc gia đình.
                + một số khác tự cho rằng không cần đàn ôgn trong gia đình vì tự mình có thể đảm nhận hết gây mất cân bằng xã hội ( một số tình trạng như bà mẹ đơn thân...)
               + Đàn ông lợi dụng "bình đẳng giới" để bóc lột phụ nữ về sức lao động....
- Thể hiện quan điểm của bản thân: Đây là một quan điểm cực kì tiến bộ,cần phát huy hơn nữa và có cách nhìn nhận đúng đắn về nó
-Vai trò của mỗi cá nhân nói chung,thế hệ trẻ nói riêng với việc xây dựng xã hội bình đẳng giới. 

nhớ kèm dẫn chứng nha bn 

11 tháng 11 2016

Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là đỉnh cao sáng tác của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu bởi nó biểu hiện cao độ nhất, sâu sắc nhất tư tưởng yêu nước thương dân của ông. Với lòng cảm thương và khâm phục chân thành, nhà thơ đã xây dựng nên một tượng đài nghệ thuật bất hủ về người anh hùng nghĩa sĩ nông dân trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Có thể nói bài Văn tế là khúc ca bi tráng ca ngợi người nghĩa sĩ nông dân đã xả thân vì sự tồn vong của đất nước.

 

Vẻ đẹp đầu tiên ở họ là tinh thần tự nguyện đánh giặc, vốn là những người dân ấp dân lân, quanh năm cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó nên họ biết thân phận nhỏ bé, hèn mọn của mình trong xã hội. Việc lớn nhất mà họ phải lo là làm sao đóng thuế đóng sưu cho đủ. Việc nước non là của vua chúa và triều đình phong kiến ở tận trên cao. Nay quân xâm lược gieo rắc tanh hôi đã ba năm mà mặt mũi quan quân chẳng thấy đâu. Triều đình chia rẽ năm bè bảy mối chỉ có vài người chủ chiến, còn phần lớn là hèn nhát chạy dài trước tàu to súng lớn của thực dân Pháp.

Cảnh tượng ấy khiến tầng lớp dân đen con đỏ không thể bịt mắt làm ngơ. Lòng yêu nước hun đúc từ nghìn xưa sôi sục trong huyết quản, thôi thúc họ tự nguyện đứng lên đánh giặc:
 
Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
 
Không cần đợi lệnh trên, họ xung phong làm công việc cực kì trọng đại, cực kì khó khăn nguy hiểm là đoạn kình, bộ hổ (chém cá kình, bắt hổ), tức là đánh lại quân giặc hung dữ và mạnh hơn mình gấp trăm lần.
 
Vẻ đẹp thứ hai của họ là tinh thần dũng cảm, dù biết trước là sẽ hi sinh nhưng không hề nao núng, vẫn một lòng ra sức, ra tay, dâng sinh mạng của mình cho đất nước. Tinh thần quyết chiến ấy đẹp biết bao nhiêu, cao cả biết bao nhiêu khi họ chỉ là những nông dân lam lũ, nghèo khổ nơi xóm ấp, tự ghép mình vào đội ngũ để xông ra chiến trường đánh giặc:
 
Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ.
Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố.
 
Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.
 
Có nghĩa là người nông dân từ mái tranh nghèo xông thẳng ra chiến trường mà không hề được luyện tập mảy may. Tinh thần sẵn sàng ấy lại càng thêm lớn lao và đáng khâm phục khi ta nhìn vào vũ khí trong tay họ.
 
Trang bị lớn nhất, đầy đủ nhất của họ chính là nhiệt thành yêu nước và tinh thần trượng nghĩa đặc biệt của người dân Nam Bộ; chứ rơm con cúi, lưỡi dao phay, ngọn tầm vông… toàn những vật dụng vơ vội ở xó bếp, góc vườn mà đem đối chọi với vũ khí hiện đại của quân thù thì cái sắc bén, cái sức giết giặc của nó chỉ là ở trái tim, ở dũng khí của người nghĩa sĩ. Chao ôi vẻ đẹp của họ ở đây thật hào hùng, nhưng bên cạnh sự hào hùng là nỗi đau, nỗi thương đến rơi nước mắt!
 
Chúng ta hãy đọc kĩ những dòng nhà thơ Nguyễn Đinh Chiểu miêu tả người nghĩa sĩ nông dân vào trận. Bao nhiêu lời văn là bấy nhiêu chất hùng ca hừng hực khí phách, rực lửa chiến đấu của một trận đánh oanh liệt và dữ dội:
 
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
 
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tậu sắt tàu đồng súng nổ.
 
Vẻ đẹp thứ ba này quả là tuyệt vời! Người nghĩa sĩ nông dân cực nhọc, nghèo khó, hèn mọn đã hiện lên thành một hình tượng anh hùng kì vĩ, lồng lộng giữa chiến trường. Hình tượng lớn lao, mãnh liệt ấy làm chủ trận chiến, áp đảo tất cả. Lưỡi dao phay, ngọn tầm vông của họ đâm ngang, chém ngược, tung hoành, hiên ngang nơi trận địa, khiến quân giặc hồn kinh phách lạc. Tiếng thét căm thù vang trời của họ át cả tiếng tàu thiếc tàu đồng súng nổ. Sức mạnh diệu kì của lòng yêu nước đã biến những vũ khí thô sơ thành sắc bén và lợi hại không ngờ. Rơm con cúi, lưỡi dao phay cũng đốt xong nhà dạy đạo, cũng chém rớt đầu quan hai giặc. Trong một đoạn văn mà tác giả sử dụng rất nhiều động từ, cụm động từ miêu tả hành động mãnh liệt, hào khí bừng bừng của nghĩa sĩ. Trước khí thế dũng mãnh ấy, quân giặc hung dữ với súng lớn, tàu thiếc tàu đồng phải hoảng sợ, kinh hoàng và trở nên nhỏ bé đến thảm hại. Có thể nói hình tượng người nghĩa sĩ nông dân sừng sững nổi bật trên nền trời đầy khói lửa của chiến trường giống như một tượng đài kì vĩ, để lại dấu ấn không bao giờ phai mờ trong lòng người kính phục và hâm mộ.
 
Cảm xúc chủ đạo của bài Văn tế là cảm xúc bi tráng. Lời văn rắn rỏi, nhịp điệu mạnh mẽ, sục sôi, dồn dập, âm hưởng hào hùng. Nghệ thuật đối đã phát huy tối đa hiệu quả của nó… Tất cả hợp thành một thiên anh hùng ca hào hùng, phấn khích, tuyệt diệu, có giá trị muôn đời. Ngòi bút tả thực sắc sảo của tác giả hoàn toàn xứng đáng với hành động vì nước quên thân, với tư tưởng yêu nước cực kì lớn lao trong hành động tự nguyện đứng lên giết giặc cứu nước, bảo vệ giang sơn tổ tiên để lại của các nghĩa sĩ nông dân.
 
Gần ba chục nghĩa sĩ hi sinh trong cuộc chiến đấu ác liệt và không cân sức. Cái chết bi tráng của họ khiến cho trời đất, con người, cây cỏ thảy đều thương tiếc:
 
Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ.

 

Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ.
 
Đoái sông cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ.
 
Người hi sinh vì non nước, đồng bào; hỏi làm sao không xúc động tới đồng bào, non nước?!

Bằng lòng mến yêu, cảm phục chân thành, bằng nước mắt và tiếng khóc thống thiết của bản thân nói riêng và của nhân dân nói chung, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết nên tác phẩm có một không hai trong nền văn học của nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc được đánh giá như một tấm bia, một cái mốc, một tượng đài vinh quang về người nông dân Nam Bộ yêu nước, muôn thuở sáng ngời.

13 tháng 11 2016

Dân tộc Việt Nam đã trải qua bốn nghìn năm với bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, người nông dân cũng đứng lên chống giặc. Trong văn học, phải đến thế kỉ XIX khi Nguyễn Đình Chiểu - một nhà nho yêu nước dùng con mắng yêu thương và kính phục để viết nên “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” thì hình ảnh người nông dân mới thực sự xuất hiện. Đó là hình tượng đẹp, rất đỗi chân thực và đầy chất bi tráng, vừa hào hùng, vừa đau thương trong cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do của đất nước.

Những người nông dân ấy, họ sinh ra đâu phải để làm chàng Gióng Phù Đổng, Lê Lợi, Quang Trung… Họ chỉ là những con người quanh năm khoác trên mình màu áo nâu của đất, bình dị và lam lũ. Nhưng họ xuất hiện trong khung cảnh bão táp của thời đại:

Hỡi ôi!

Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ

Họ đâu đã quen nghi tiếng súng. Âm thanh ấy đã phá tan cuộc sống bình lặng của họ. Một cuộc sống từ sáng đến tối bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, một cuộc sống chật vật với những lo toan nghèo khó. Cái nghèo đã làm họ thật nhỏ bé suốt ngày “cui cút làm ăn”.. Chỉ một câu văn, cụ Đồ Chiểu đã vẽ nên vòng đời luẩn quẩn không lối thoát của người dân Việt, người “dân ấp dân lân” Nam Bộ, bắt đầu với cui cút, vật lộn làm ăn để cuối cùng vẫn kết thúc trong nghèo khó. Đằng sau luỹ tre làng ấy, họ biết sao được những “cung ngựa”, “trường nhung”.. trong cái nhìn của họ chỉ có “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Đến việc cuốc, việc cày, bừa, khiên đã quá quen thuộc thì giờ tập khiên, tập súng.. thật lạ lẫm.

Những tưởng họ mãi cam chịu như thế. Nhưng không, khi quân xâm lược đã xâm chiếm đất nước, chúng đang giày xéo lên từng mảnh ruống, từng đám đất quê hương ruột thịt của họ. Giờ đây, trong những “lo toan” không chỉ có đói nghèo mà còn là những thấp thỏm, lo âu:

“Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa…”

Thấy “mùi tinh chiên vấy vá” không thể chống mắt đứng nhìn, không thể ngồi yên mà đợi. Triều đình đã “bỏ rơi” họ, nhưng làm sao ngăn được tình yêu đất nước nồng nàn ở họ. Bọn xâm lăng kia đã cướp đi những gì máu thịt của họ, chúng phá vỡ giấc bình yêu nơi thôn quê, làm sao không căm cho được. Nỗi uất hận đển tột cùng ấy đã biến những con người nhỏ bé tầm thường thành chàng Gióng khổng lồ trong cổ tích. Khi Tổ quốc lầm than, họ không ngần ngại chung vai góp sức. Lòng yêu nước đã biến thành lòng căm thù giặc đến sôi sục:

“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan.

Ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ

Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắng đuổi hươu

Hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó”

Lòng yêu Tổ quốc tha thiết xuất phát từ trái tim đã khiên họ trở nên đẹp đẽ, lấp lánh… Dòng máu Lạc Hồng cuộn chảy trong người cùng với cơn giận của lòng yêu nước mạnh hơn yếu hèn, mạnh hơn cái chết. Khát vọng đánh giặc, khát vọng chiến đấu, khát vọng bảo vệ mảnh đất quê hương đã thôi thúc họ, mặc việc “đợi tập rèn”, “ban võ nghệ”, “bày bố binh thư”, không màng tới trên mình chỉ có “một manh áo vải”. Các chàng Gióng của thế kỉ XIX đã đến, “đạp rào lướt tới”, coi giặc cũng như không.

Hỡi ôi, “một manh áo vải”, “một ngọn tầm vông”, chỉ có “lưỡi dao phay”, “rơm con cúi”, liệu có thể thắng được “tàu chiến tàu đồng”,” đạn nhỏ đạn to”. Đó là bi kịch của nghĩa sĩ Cần Giuộc hay chăng là tấn bi kịch của thời kì nghiệt ngã ấy. Họ là nông dân nhưng lại làm kinh ngạc cả chiến trường. Phải chăng cũng vì lẽ đó mà bản hùng ca đã cất lên trong tiếng nấc lòng. Có thể trận mạc đã vĩnh viễn cướp đi cuộc sống của họ, nhưng tinh thần xả thân vì nghĩa đã bù đắp cho sự thiếu hụt về lực lường, chênh lệch với kẻ thù

“Chi nhọc quan quản Gióng trống kì trống giục…. súng nổ”

Hình tượng của người nghĩa sĩ áo vải được khắc nổi trên cảnh u ám khói bom ấy: những âm thanh vang động . Những người nghĩa sĩ áo vải đã trở thành đấng anh hùng của một thời kì đáng nhớ. Trong tư thế quật cường ấy , lấp lánh chân dung của những con người gánh trên vai vận mệnh của non sông. Họ biết rằng mình chỉ là vô danh trong dân tộc anh hùng nhưng điều cao cả nhất họ để lại là triết lí sống phù hợp đến muôn đời:

“Thà thác mà đặng câu định khái, về theo tổ phụ cũng vinh, hơn còn mà c chịu chữ đầu Tây ở với man di rất khổ”

Tinh thần ấy, ý đồng chívẫn chói lòa trong mỗi người dân Cần Giuộc. Sống để chịu nô lệ, tay sai của Tây thì thà một lần chiến đấu hết mình mà đem vinh quang cho dân tộc.

“Ôi thôi thôi!”

Một tiếng khóc đầy ai oán, tiếng khóc đến quặn lòng, tiếng khóc để tiễn biệt những người con Cần Giuộc mãi mãi nằm lại trên mảnh đất quê hương. Họ ngã xuống nới chiến trường khói lửa. Vẫn còn đó nghiệp nước chưa thành, thấp thoáng nơi đây bóng mẹ già với ngọn đèn le lói trong đêm

“Đau đơn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều! Vợ yếu chạy tìm chống, cơn bóng xế dật dờ trứơc ngõ”

Người tử sĩ đã về chốn thiên cổ để lại giữa trần gian mẹ già, vợ yếu, con thơ… Mai đây họ sẽ ra sao khi cái nghèo vẫn còn đeo đuổi, khi mà nợ nước trả chưa xong..

“Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo thương vì hai chữ thiên dân, cây hương nghĩa sĩ thắp đèn thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ”

Nguyễn Đình Chiểu đã bằng tấm lòng đồng cảm để nhìn thấy, nghe thấy và dựng nên một tượng đài hoành tráng mà mộc mạc, yêu thương. Xuyên suốt trong nền văn học nước nhà hình ảnh người nông dân đã được đề cập khá nhiều lần. Nhưng trước Đồ Chiều thì chưa một ai công khai vẽ lên và ngợi ca hình ảnh người anh hùng “chẳng qua là dân ấp dân lân mến nghĩa làm quân chiêu mộ”. Hơn thế nữa, việc thổi vào văn chương chất dân gian đã khiến “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của cụ trở thành áng văn vừa hào hùng, bi tráng mà cũng rất gần gũi, giản dị.

Cụ Đồ Chiểu chỉ là nhà thơ mù - “người hát rong của nhân dân”. Nhưng hình ảnh người nông dân khởi nghĩa trong bài văn tế đã cho ta cái nhìn về cả một thời đại. Tự hào thay những con người nhỏ bé nhưng vẫn hiên ngang trước thế lực bạo tàn. Tự hào thay những người dân, người lính, nghĩa sĩ vô danh trùng trùng điệp điệp ngã xuống để bảo vệ sự toàn vẹn cho non sống. Họ là bức tượng đài bất tử, lưu mãi tới muôn đời.

27 tháng 9 2016

MB : Giới thiệu tác giả ,tác phẩm

TB : 1. Cảm nhận về bài thơ Tự tình II của HXH ( bạn tham khảo trong sách )                      2. Thân phận của người phụ nữ trong xh xưa                                                              - Thường có cuộc đời bất hạnh, trớ trêu bi kịch khát khao tình yêu hạnh phúc nhưng k đc quyền quyết định hôn nhân , hạnh phúc của mk thành ra tình duyên dở lỡ phải qua nhiều lần đò, sống kiếp lấy chồng chung mà tình duyên vẫn chưa chọn.                                                                                                                               -  Đáng thương hơn cả là khi lâm vào bi kịch người phụ nữ k biết chia sẻ với ai mà phải ôm nỗi buồn sâu thẳm , mối sầu hận , đau thương xót xa , tội nghiệp.

3. Thân phận người phụ nữ trong xh ngày nay 

- Trong xh ngày nay thân phận người phụ nữ đã thay đổi nhiều , k còn tục lệ bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy , có quyền lựa chọn hôn nhân của mk                                        - trong xã hội bây giờ đã có quyền bình đẳng nam giới và nữ giới . Và người phụ nữ có quyền đứng lên tự do , lẽ phải cho mk, phần nào đó k phải chịu uất ức .

KB : Khẳng định lại vấn đề vuihahayeu 

( mk viết nếu có gì k phải thì cho xin ý kiến nhá ..!!!!haha)

3 tháng 10 2016

bn ơi viết giùm mk cái mở bài với kết bài đi bạn . thanks

 

12 tháng 8 2016
- Bố cục bài văn được chia làm 2 phần:
+ Phần 1:
* Từ đầu cho đến " cho đến thật kĩ"
* Nội dung: Nói về quang cảnh trong phủ chúa Trịnh
+ Phần 2:
* Đoạn còn lại
* Quá trình bắt mạch kê đơn và suy nghĩ của tác giả
12 tháng 8 2016

Chắc ko vậy bạn   

1 tháng 10 2016

Không đâu. Đó là vật lý : sửdụng dòng điện một chiều để thúc đẩy quá trình phản ứng 

10 tháng 12 2016

Nguyễn Tuân với những trang anh hùng dũng liệt hiện lên dưới một 1 lớp ngôn ngữ dân tộc thuần khiết và chuẩn mực, luôn cố gắng hết sức mình để làm sống dậy một thời quá khứ rực rỡ. Và dường như cảm thấy mình không đủ sức. Nguyễn Tuân kéo cả những nhân vật của mình theo khuynh hướng ấy. Đó là trường hợp của viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” (trong tập Vang bóng một thời).

Quản ngục: không phải là một anh hùng cao đẹp như Huấn Cao, lại càng không mang dáng vóc, tính cách của một tên đao phủ khát máu (Bữa rượu máu). Con người đó là một hình ảnh trung gian giữa cái đẹp và cái không đẹp. Dưới ngòi bút tài hoa của một bậc thầy về ngôn ngữ, hình ảnh trung gian ấy cũng mập mờ, không có ranh giới rõ rệt.

Thoạt nhiên, viên quản ngục có vẻ như là một con người cam chịu, yên phận và cũng chẳng có gì khác những kẻ cùng địa vị đương thời: “Chuyện triều đình quốc gia chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời". Cái khuôn khổ phong kiến, cái “phép nước” đã khiến quản ngục quen với việc nhận tù, giao tù, với "những mánh khóe hành hạ thường lệ”. Những lúc ấy, viên quản ngục cứ lạnh lùng như một cỏ may, ngoan ngoãn như một tên nô lệ trung thành với vai trò cùa mình.

Nhưng có ai ngờ, bên trong con người đó vẫn luôn tồn tại một mầm sống tươi xanh của cái đẹp. Cái mầm ấy bị đè bẹp nhưng vần khắc khoải sống như chờ đợi một lúc nào đó được vươn lên. Rồi thời điểm đó cũng đến. Huấn Cao, con người văn võ song toàn xuất hiện với “cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Quản ngục bắt đầu rơi vào một tâm trạng hết sức khó xử. Một sự đấu tranh âm thầm trở thành nét tiêu biểu cho quản ngục suốt truyện mà cũng chính là biểu hiện tiêu biểu cho quản ngục suốt truyện mà cùng chính là biểu hiện tiêu biểu cho tính “hướng nội” mỗi chúng ta thường bắt gặp trong tác phầm của Nguyễn Tuân.

http://loigiaihay.com/chu-nguoi-tu-tu-nguyen-tuan-e135.html

Cuối cùng thì niềm đam mê cái đẹp cũng đã chiến thắng. Tuy cái chiến thắng đó chưa phải là tuyệt đối nhưng vẫn đủ biến viên quản ngục thành một con người khác. “Bấy nhiêu âm thanh phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”, “Ngôi sao chính trị" dĩ nhiên là ám chỉ Huấn Cao. Còn “thanh âm phức tạp” ngầm chỉ ai? Con người ấy chính là quản ngục. Quản ngục muốn nâng niu cái đẹp nhưng lại sợ. Vì thế nên Nguyễn Tuân đã để cho nhân vật này hóa thân thành một cái gì đó vô hình, hư ảo. Chi tiết đó vừa bộc lộ nét mạnh của Vang bóng một thời lãng mạn và khao khát đánh thức cái đẹp, vừa để lộ thấp thoáng điểm yếu và sự yếu đuối của Nguyễn Tuân trong cái nhìn hoài vọng xa xôi. Nó khiến Nguyễn Tuân như tránh né, đem ông trời ra mà trách: '‘Ông trời nhiều khi chơi ác đem đày ải những cái thuần khiết giữa một đống cặn bã”.

Cũng từ ý niệm ấy, quản ngục nghĩ mình “chọn nhầm nghề mất rồi", Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp và đã tìm ra cái đẹp long lanh, mong manh giữa một vùng trời đen tối.

Việc miễn những mánh khóe hành hạ, biệt đãi những người tử tù, rồi bạo dạn xin chữ, một cách khéo léo từng chút từng chút gắn thêm nét đẹp vào con người quản ngục bởi vì: “Biết người tài, không phải là kẻ xấu". Mặc dù vậy khi đã biệt đãi, đã toan tính cách xin chữ, quản ngục vẫn còn sợ, vẫn dặn viên thơ lại nói với Huấn Cao: “Miễn là ngài giữ kín cho”. Một chi tiết nhỏ nhưng chắc là không thể thiếu. Một chi tiết vừa lãng mạn vừa hiện thực. Mến cái tài của Huấn Cao nhưng sợ “phép vua”. Phải tinh tế lắm. Nguyễn Tuân mới phát hiện ra điều đó. Phải tài hoa lắm Nguyễn Tuân mới thể hiện được điều đó. Nếu không viết về nỗi sợ ngấm ngầm thì là không thật, mà Nguyễn Tuân lại là con người luôn vươn tới cái đẹp, cái thật. Nếu viết quá nhiều thì sẽ làm ngắt quãng mạch chuyển biến đang cuồn cuộn, sôi sục trong nhân vật hình tượng.

Mến cái tài của Huấn Cao, khát khao “có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời”, đến lúc này, quản ngục dường như không còn là quản ngục mà là hóa thân của Nguyễn Tuân với nhịp tim và hơi thở dành trọn cho sự nâng niu cái đẹp. “Một buổi chiều lạnh, viên quản ngực tái nhặt người đi sau khi tiếp đọc công văn”. Không còn là thương tiếc, xót xa mà đã đạt đến đỉnh điểm của niềm đau xót, thẫn thờ. Việc nhận công văn, quản ngục biết trước nhưng vẫn thấy đột ngột, hụt hẫng. Thiên lương vừa sóng dậy trong một con người đã thúc giục quản ngục hành động. Một. hành động trái ngược với những gì quản ngục nói: “Ta biết rồi, việc quan ta đã có phép trước”.

Tình yêu cái đẹp đến đam mê đã đánh thức khí phách tiềm tàng nằm im suốt bao nhiêu năm.

Trong cảnh cho chữ hùng vĩ, có một chi tiết đáng nhớ: “Người tù viết xong một chữ viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẻm đánh dấu ô chữ đặt lên phiến lục ông”, “khúm núm” không phải chỉ vì nịnh bợ mà là vì cảm phục. Khi sự cảm phục lên đến đỉnh điểm cũng là lúc kết thúc truyện. “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Một nghệ thuật tài hoa, kết thúc truyện ở cao trào. Chính nghệ thuật độc đáo đó đã nêu bật cái đẹp toàn diện, toàn mỹ và rất đặc sắc của cả người xin chữ và người cho chữ.

Dọc theo suốt chiều dài của truyện, nhân vật quản ngục luôn tồn tại với một ý nghĩa nhất định. Quản ngục không chỉ là một hình tượng độc đáo mà còn là nhân vật hội đủ những đặc điểm chung nhất của Vang bóng một thời, của quan niệm và phong cách Nguyễn Tuân: lãng mạn mà vẫn hiện thực, là tiếng nói của thiên lương, của tinh thần dân tộc, là biểu hiện của sự “yêu mến và than tiếc những cái đã qua và có sức làm sống lại một thời xưa cũ”

Tham khảo nha , chúc bn hok tốt !

10 tháng 12 2016

thank you nhak hihi

 

6 tháng 5 2016

so sánh

-trẻ em như búp trên càn

-cô giáo như mẹ hiền

-những ngôi sao thức ngoài kia

chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

-bóng Bác cao lồng lộng 

ấm hơn ngọn lửa hồng

nhân hóa

-cái chàng Dế choắt người gầy gò lêu nghêu .

-trâu ơi ta bảo trâu này!

-cô mắt , cậu chân ,cậu tay , bác tai vì ghen tị vớ lão miệng nên đã không làm việc.

-gậy tre , chông tre chống lại sắt thép quân thù.

-tiếng kêu thảm thiết của những cây xanh trong rừng khiến ai cũng cảm thương. 

ẩn dụ

-thuyền về có nhớ bến chăng 

bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

-chỉ có thuyền mới hiểu

biển mênh mông nhường nào

chỉ có biển mới biết

thuyền đi đâu về đâu

-vẫn còn bao nhiêu nắng 

đã vơi dần cơn mưa

sấm cũng bớt bất ngờ

trên hàng cây đứng tuổi.

-trăm năm đành đành lỗi hẹn họ

cây đa bến cũ con đò khác đưa.

-ngày ngày mặt trời đi qua lăng

thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

hoán dụ

-vì sao? trái đất nặng ân tình 

nhắc mãi tên người hồ chí minh

-thân em như chẽn lúa đồng đồng

phất phơ dưới ngon nắng hồng ban mai.

-một cây làm chẳng nên non

ba cây chụm lại nên hòn núi cao

-áo nâu liền với áo xanh

nông thôn cùng với thị thành đứng lên

-ngày huế đổ máu 

chú hà nội về

mk đã tìm rất nhiều chỗ khác nhau đóoho

2 tháng 8 2016

I'm so sorry if I can't tick for you, but ...

There's a problem

1 tháng 2 2016

Nút Print Screen người ta thường dung để chụp màn hình máy tính á :)

2 tháng 2 2016

Thanks!ok

11 tháng 8 2016

Chỉ là gợi ý thôi:

 Bằng cách nói đối lập: “Thà >< còn hơn”, cách dùng hình ảnh gây ấn tượng mạnh “cháy vèo trong gió >< thối rữa trên cành”, nhà thơ Nga Xécgây Exênhin đã nêu ra một  lựa chọn dứt khoát: không thể sống mòn, sống thụ động.
 Phân tích, lấy dẫn chứng cụ thể minh họa cho những biểu hiện tích cực của lối sống đó.
- Sống chủ động, tích cực dũng cảm, tỏa sáng:
+ Là lối sống mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm, dám đấu tranh với cái xấu, tiêu cực... ngoài xã hội và trong chính mình.
+ Người dũng cảm dám đương đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống, biết đứng lên sau thất bại. Không chạy theo thời thượng, không chấp nhận cuộc sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.
- Sống “toàn tâm, toàn trí, toàn hồn” (Xuân Diệu), khẳng định cá tính, khẳng định sự tồn tại của mình bằng một sự nghiệp có ích.
Bình luận
- Sống dũng cảm không chỉ cần trong thời chiến tranh mà cả khi hoà bình, ngay với chính mình.
- Khẳng định cá tính song không phải là cách sống lập dị, khác thường.
- Sống toả sáng không đồng nghĩa với sống gấp, sống vội, đốt mình trong những cuộc vui thác loạn. Cần “sống chậm”, sống có ích.
- Không phải ai cũng có thể “cháy sáng” ở bề nổi dễ thấy. Chúng ta sống và cống hiến hết mình, dù lặng lẽ, đó cũng là một cách “cháy sáng” …(D/c)
- Phê phán những biểu hiện của lối sống “thối rữa trên cành”: sống mờ nhạt, bình quân chủ nghĩa.…
Rút ra bài học
- Đời người hữu hạn, do đó, mỗi con người cần biết quí trọng đời sống của chính mình. Đồng thời, phải biết lựa chọn lối sống tích cực, có ý nghĩa, để “không sống hoài, sống phí” những năm tháng của tuổi thanh xuân.
- Muốn toả sáng, con người phải có ước mơ, hoài bão và quyết tâm thực hiện hoài bão ấy. Biết hi sinh vì lợi ích chung: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu)…Có thể nói, cống hiến hết mình là cách toả sáng nhất.
Lối sống mà Xecgây Exênhin đưa ra vẫn là lời khuyên bổ ích cho thế hệ trẻ noi theo.