Mọi người giúp e tìm...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2021

Em nên chia bài này ra làm 2, 3 nhé vì liền một lúc 4 đoạn như vậy mng sẽ nản hoặc khó để làm em nhé!

2 tháng 10 2021

Dạ vâng ạ

6 tháng 9 2016

Đầu theo ý bạn là bộ phận cơ thể hả? 
Mắt, mũi, miệng, tai, trán...

6 tháng 9 2016

Từ "đầu" thuộc trường bộ phận cơ thể, trường vị trí ( phía đầu).

27 tháng 8 2017
Đoạn văn chị Dậu đánh nhau với cai lệ tiêu biểu cho ngòi bút và phong cách của Ngô Tất Tố. Tình thế hiểm nguy xuất hiện khi anh Dậu vừa “run rẩy cất bát cháo anh mới kề vào miệng” thì cả lũ tay sai ác ôn đã “sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng” (cụm từ láy “sầm sập” có sức diễn tả trạng thái vừa nặng nề vừa nhanh chóng, vừa đe dọa vừa tiến công). Đã thế, chúng còn được trang bị đầy đủ những thứ vũ khí chuyên dụng cho việc đánh người (roi song, tay thước); cho việc trói người (dây thừng). Nhân vật đại diện cho quyền uy ra oai đầu tiên và hắn cũng là người có quyền hành to nhất ở đấy. Đó là cai lệ. - Trước hết là nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Nhân vật cai lệ được miêu tả bằng cách cho hắn lộ rõ bản chất ngay từ đầu, từ điệu bộ, cử chỉ, hành động đến lời nói... Hắn không che giấu bản chất tay sai của mình và sử dụng nó để trấn áp, đe dọa những người dân hiền lành thấp cổ bé họng. Hắn đánh, hắn trói... hắn là con người — công cụ. Ớ con người hắn không có chỗ cho tình người hay nói cách khác hắn đã mất hết tính người. Hắn ra oai bằng cách “gõ đầu roi xuống đất”, bằng cách “thét” với “giọng khàn khàn”. Cách miêu tả ở đây cho thấy sự lố bịch của con người này, bởi vì “gõ xuống đất” thì có dùng sức mạnh bao nhiêu đi chăng nữa, tiếng vang cũng không lớn, nhưng với hắn thì phải “gõ” chứ không thể nào khác được. Cái “giọng khàn khàn” của hắn thì dù có “thét” hay “gào”, “rống” đi chăng nữa thì âm vực cũng không thoát ra khỏi cái “khàn khàn” (hệ quả của việc hắn đã “hút nhiều xái cũ” — sự việc cho thấy địa vị tay sai thấp hèn của hắn) nhưng hắn vẫn “thét”. Sự tác oai tác quái của hắn chưa dừng ở đó. Hắn còn “trợn ngược hai mắt”, “hắn quát”, hắn “hằm hè”, hắn ăn nói cục cằn thô lỗ theo kiểu những tay đầu gấu vô học: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?”. Đã thế, hắn không chỉ nói mà còn kèm theo hành động: “Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch”, rồi “sấn đến trói anh Dậu”. Hắn hành động như một con thú say mồi: “tát vào mặt chị Dậu một cái bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu”. Thậm chí khi bị quật ngã “chỏng quèo” thì hắn “vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu”. Một đoạn văn ngắn nhưng tràn ngập âm thanh của đe dọa, của khủng bố, của chết chóc, được khắc họa bằng các hình ảnh thính giác, hình ảnh thị giác, làm nổi bật nhân vật cai lệ — một tên tay sai khát máu, một kẻ chuyên ức hiếp người lành. Hắn là hiện thân cho loại người — công cụ, loại nô lệ tuyết đối trung thành với chủ. Chính tính chất nô lệ, công cụ này đã loại bỏ tính người ra khỏi con người hắn. + Hình tượng chị Dậu cũng là một thành công của tiểu thuyết Tắt đènnói chung và của đoạn trích Tức nước vỡbờ nói riêng. Chị Dậu được miêu tả theo quá trình phản ứng (đối với cai lệ và bọn tay sai nhà lí trưởng) từ thấp đến cao, từ nhún nhường đến dữ dội, quyết liệt, phù hợp với đặc điểm tâm lí và tính cách nhân vật. Sự đối lập giữa hai nhân vật chị Dậu V^L cai lệ thể hiện qua sự khác biệt về động cơ hành động. Đối với chị Dậu, mọi phản ứng chống trả đều xuất phát từ tình yêu chồng thương con, đều gắn với con người; còn đối với tên cai lệ, hắn hành động theo bản năng công cụ. Khi phân trần với cai lệ và đám người nhà lí trưởng, giọng chị Dậu “run run” nhưng không phải là run sợ mà là một cách thế hiện sự mềm mỏng, nhẹ nhàng. Tiếp đó, chị “vẫn thiết tha” van nài (“Xin ông trông lại”), thậm chí khi tên cai lệ chạy “sầm sập tới chỗ anh Dậu” thì sắc của chị biến đối, chị “xám mặt” “chạy đến đỡ tay hắn”. Cách xưng hô cho đến lúc này vẫn là cách xưng hô nhún nhường, vẫn là sự van xin: “Cháu van ông, nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho”. Nhưng sự van xin đó là vô ích trước một công cụ nô lệ không chút tính người. Tên cai lệ vẫn “sấn đến”. Các động từ chỉ hành động của cai lệ (“giật phắt”, “chạy sầm sập”, “sấn đến”,....) diễn tả sự thô bạo đến cùng cực của hắn. Vì thế, chị Dậu không còn nhún nhường hay phân trần nữa mà chị đấu lí. Quan hệ xưng hô cũng thay đổi: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Đến lúc này, tính chất công cụ của tên cai lệ càng lộ rõ hơn bao giờ hết. Và cao trào của xung đột được tái hiện bằng sự chuyển đổi bất ngờ của chị Dậu cả về thái độ lẫn hành động: “Chị Dậu nghiến hai hàm răng: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Sự chuyển đổi cách xưng hô trong đoạn văn này hết sức thú vị và đầy kịch tính. Ban đầu, chị Dậu hạ mình (gọi cai lệ là ôngxưng cháu, van xin: “cháu van ông”) sau đó đến quan hệ đồng đẳng (tôi - ông) và cuối cùng là hạ thấp triệt để đối thủ (bà - mày). Thái độ của chị Dậu rất quyết liệt và điều đó càng thể hiện rõ qua hành động “túm lấy cổ” cai lệ “ấn dúi ra cửa”. Tên tay sai - công cụ, nô lệ - bị quật ngã. Cai lệ - công cụ tay sai ở cấp huyện và đồng thời với hắn, tên “người nhà lí trưởng” - tay sai cấp làng - cũng bị đánh gục: “hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”. Trong khoảnh khắc, quyền uy của chê độ thuộc địa nửa phong kiến đã bị “người đàn bà lực điền”, “bị chị chồng con mọn” cho đo ván không chỉ bằng sức lực mà còn bằng cả sự thức tỉnh khởi nguồn từ sự uất ức bị dồn nén, chất chứa, sự tủi nhục cực khổ khi phải đứt ruột bán con, bán chó để lo cho đủ một suất SƯU cho chồng. Chị Dậu sẵn sàng chấp nhận điều tồi tệ nhất: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”. - Cách miêu tả linh hoạt thông qua sự quan sát tinh tường và sự sắp xếp khéo léo các tình tiết, sự kiện. Các sắp xếp, bố trí chi tiết, sự kiện, hành động dồn dập tạo ra sự căng thẳng, kịch tính. Một bên là những tên đàn ông được trang bị vũ khí đủ để tạo khả năng sát thương và một bên là người đàn bà tay không, chồng ốm, con thơ; một bên là quyền uy thống trị một bên là sự khốn cùng do SƯU cao thuế nặng. Không gian xảy ra sự kiện là khoảng sân trước nhà anh Dậu — một không gian hẹp, không gian dồn đẩy, thời gian diễn ra sự kiện cũng rất ngắn nhưng số nhân vật thì khá nhiều và thuộc hai phía đối kháng nhau. Bao trùm lên đó là âm thanh của trống, của tù và, của không khí ngột ngạt đau khổ trong mùa SƯU thuế. - Ngôn ngữ của các nhân vật phù hợp với tâm lí, tính cách của từng người. Nhân vật nào thì có kiểu ngôn ngữ đó. Với một nhân vật, ngôn ngữ cũng bộc lộ những thái độ, trạng thái tình cảm khác nhau: cách nói của chị Dậu khi nói với bà lão láng giềng hay với chồng, khác khi nói với tên cai lệ, và khi nói với tên cai lệ cũng có sự thay đổi cách nói, cách dùng từ, cách xưng hô theo diễn biến của câu chuyện. Vì thế, “Cái đoạn chị Dậu đánh với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”

27 tháng 8 2017

Cảm ơn nhiều ạ

vui

18 tháng 9 2021

Phân biệt ngôn ngữ tác giả với ngôn ngữ nhân vật có nghĩa là: Tình huống có chứa lời thoại và chỉ sự kiện chính của nhân vật trong bài. Còn ngôn ngữ nhân vật là chỉ ta tình huống có chứa lời thoại và chỉ ra sự kiện chính của lời Tác giả (Ngô Tất Tố) kể chuyện. Mn giúp mình với nhé<333.


 

 

19 tháng 9 2021

Cách làm nha bạn: chắc thế =)))

Chỉ ra các tình huống có trong đoạn trích và phân biệt ngôn ngữ tác giả với ngôn ngữ nhân vật

Tình huống trong đoạn trích:

-        Anh Dậu bệnh người như cái xác chết,chị Dậu cố chăm sóc chồng.

-        Bọn tay sai kéo vào , thái độ hách dịch mỉa mai, bạo ngược.

-        Chi Dậu van xin, chúng không tha, cuối cùng chị liều mạng khán cự lại.

Ngôn ngữ tác giả:

-        Anh Dậu bệnh người như cái xác chết,chị Dậu cố chăm sóc chồng.

-        Bọn tay sai kéo vào , thái độ hách dịch mỉa mai, bạo ngược.

Ngôn ngữ nhân vật:

-        Chi Dậu van xin, chúng không tha, cuối cùng chị liều mạng khán cự lại.

6 tháng 10 2017

Cái này bạn lên mạng tham khảo nhé ! Văn fai tự động não :)) Thi mới nhớ đc

7 tháng 10 2017

Bài 1:

Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.
Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3,4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.

Chuyến về thăm quê của em
Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.
Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm “cây nhà lá vườn”: cá kho, thịt luộc cùng canh chua - toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoiaf vườn và ngủ đi lúc nào không hay.
Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: “Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé”.

1 tháng 9 2016

 Mỗi người trong chúng ta ai cũng có ước mơ cho dù là nhỏ bé hay vĩ đại thì những ước mơ ấy đều đáng quý, đáng trân trọng bởi đó là trụ cột tinh thần, là sức mạnh vô hình tạo động lực cho chúng ta vươn lên để đạt đến điều ta mong muốn, hướng đến ngày mai đầy hy vọng. Song đã bao giờ chúng ta tự hỏi  chúng ta đang mong chờ, khao khát những điều tuyệt vời, điều ta chưa có mà vô tình quên đi những điều giản đơn xung quanh? Tôi cũng như những người khác đã và đang ước mơ tha thiết những điều tôi chưa đạt được. Khi còn bé, tôi say sưa với cuốn truyện cổ tích và ước gì một ngày nào đó mình sẽ được biến thành một nàng công chúa xinh đẹp, một cô tiên với bao phép lạ kỳ hay có được lâu đài đầy ắp bánh kẹo. Lớp Năm, tôi bắt đầu tìm đọc về những học sinh đạt giải trong các kì thi quốc gia và ước mơ mình được như họ. Lớn hơn, nói chính xác là lúc tôi bắt đầu đọc sách “Hạt giống tâm hồn” về chuyên đề “Từ những điều bình dị”, tôi bỗng nhận ra rằng: tại sao tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ làm gì đó để ba mẹ tôi vui sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao ý nghĩ làm cách nào để chị em tôi không còn cãi nhau vì những điều vụn vặt chưa từng xuất hiện trong suy nghĩ của tôi? Cuốn sách ấy như thước phim quay chậm khiến tôi để tâm hơn những điều đơn giản, được trải nghiệm cảm xúc với từng mẩu truyện nhỏ về những con người bình dị, tinh thần vượt lên, niềm tin chiến thắng…

Mỗi khi gấp cuốn sách “Hạt giống tâm hồn” lại, lòng tôi như vẫn còn bao dư ba về các số phận, những con người với hoàn cảnh khác nhau, những lời khuyên, câu ngạn ngữ vô giá… “Hạt giống tâm hồn” như thước phim quay chậm khiến tôi có cơ hội nhìn lại bản thân, hoàn thiện bản thân hơn. Nó khiến tôi nhìn lại cuộc sống trên nhiều phương diện. Tôi như trưởng thành hơn, ít cáu gắt với ba mẹ khi bị mắng hay giận dỗi lúc không vừa ý việc gì bởi tôi biết cuộc đời là hữu hạn mà tình yêu gia đình dành cho tôi là vô hạn, tôi biết đứng lên sau thất bại bởi tôi biết rằng tôi sẽ không thể thành công vào mai sau nếu chỉ nghĩ đến thất bại hôm nay… “Hạt giống tâm hồn” như chính cái tên của nó, gieo vào lòng người đọc những hạt giống và rồi để họ tự nhận thức, cảm nhận và tự gieo trồng theo cách của họ. Tôi mong sẽ ngày càng nhiều người tìm đọc đến “Hạt giống tâm hồn” như tôi và gieo trồng những hạnh phúc giản đơn trong tâm hồn mình!
1 tháng 9 2016

 người làm cả 2 bài nhá