Gíup hộ mk câu d , e...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2017

Mk có thi

26 tháng 3 2017

ib đê, mk hs cái này

1 tháng 2 2017
Một năm mới lật sang một trang mới để cuộc đời gia đình thêm hoa, thêm nụ thêm nhiều niềm vui và nhiều khởi sắc. Năm 2012 tràn ngập nụ cười của bố mẹ và hai con yêu quý.
Năm mới về tới trong gia đình, trên tà áo trắng tinh của hai nhỏ học trò nhà mình. Năm mới về trên những cành đào khoe bông thắm. Năm mới về cùng những đóa Mai vàng sắc nắng. Những cánh bướm rập rờn từ tạ mùa Đông...
Một chút lạnh thôi để muốn gần nhau thêm phút giây. Một phút xa thôi để muốn nắm bàn tay lưu luyến. Một chút nhớ thôi để không thấy con tim nặng nề mỏi mệt. Một chút quên thôi để thấy nhẹ lòng nhiều…
Đúng là lạ thật đấy, chẳng hiểu Tết có từ bao giờ nhỉ? Đối với mỗi người Việt Nam Tết Nguyên đán linh thiêng và ý nghĩa lắm, nó đã ngấm vào máu và trở thành một nét văn hóa, một phần của cuộc sống, một phần của tâm hồn người Việt.
Người ta có thể bỏ qua những ngày khác trong năm nhưng không một ai có thể bỏ qua cái Tết trọng đại này. Chả thế mà dù có đi làm ăn, buôn bán ở phương trời nào thì ba ngày tết người ta đều cố gắng tìm về quê hương bản quán, để được thắp lên bàn thờ gia tiên một nén hương thơm.
Tết là dịp để con cái báo hiếu với ông bà, cha mẹ, nếu người con nào vì điều kiện xa xôi, cách trở không thể về được thì trong lòng áy náy lắm, ở phương trời xa mà mắt cứ đắm đuối nhìn về phương nam thân thương.
Sau một năm những thành viên trong gia đình tạm thời xa nhau và họ lại gặp lại nhau, bên bếp lửa hồng và ấm áp vì ngọn lửa yêu thương của những người ruột thịt bên nồi bánh chưng sôi sùng sục họ lại hàn huyên kể chuyện về một năm qua và đặt ra những dự định cho một năm mới.
Xin cảm ơn đất trời đã cho con người những giây phút thiêng liêng như thế này để mỗi chúng ta cảm nhận được sự giao hòa của đất trời với lòng người và cỏ cây hoa lá.
Xin cảm ơn tổ tiên - những con người đã làm nên lịch sử, những con người đã cắm dùi lập làng lập quốc và đi những bước đi đầu tiên mở mang bờ cõi để cho hôm nay và mãi mãi về sau chúng ta tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất vươn mình ra biển, để mỗi chúng ta tự hào được là con rồng cháu tiên.
Chính nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước đã khai sinh ra bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, khai sinh ra cái Tết cổ truyền của người Việt Nam.
Là người Việt không ai không rưng rưng nước mắt khi nhìn làn khói bếp bay lên trong ngày ba mươi Tết, không ai không chợt rùng mình hạnh phúc khi nhìn kim đồng hồ chỉ đúng số 12 báo hiệu thời khắc giao thừa.
Đã là người Việt thì dù là nghèo khó, sang giàu, cô đơn hay hạnh phúc thì ngày Tết bao giờ trên bàn thờ gia tiên cũng có những nén hương thơm, những ngọn đèn đỏ lửa, một mâm ngũ quả xum xuê đôi cặp bánh chưng vuông vắn và một cành đào đỏ thắm.
Bánh chưng là sản vật của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, tượng trưng cho bầu trời, những sợi lạt vuông chia bánh chưng thành bốn mảnh tượng trưng cho chữ điền, cho mảnh ruộng tài sản quý giá nhất của mỗi người nông dân; mâm ngũ quả tượng trưng cho sự sung túc, đầy đủ; còn cành đào tượng trưng cho vẻ đẹp hồn nhiên, giản dị người Việt, cho hạnh phúc của mỗi nhà.
Trong làn khói lượn vòng của nén hương thơm tâm hồn ta tĩnh lặng, lắng đọng lại để nhớ về tổ tiên và thầm tri ân với những người đã khuất.
Năm mới, Xuân sang cùng những mùa hoa lay ơn đủ màu những tà áo mới; hoa đào khoe sắc, trái quất trĩu sai trên cành nơi quê hương đông vui. Nụ cười của những đàn em nhỏ trong bộ quần áo mới sáng như tia nắng. Nụ cười của những cụ ông, cụ bà hiền như những lời ru... Tiễn một năm đã qua để gom đầy nỗi nhớ. Sắc vàng phai của bốn mùa hội tụ.
Một năm đi qua đủ Hạ - Thu- Đông để trở về đón Xuân hồng khuôn mặt. Mẹ già chờ con trên bậc thềm, người vợ chờ chồng là người lính về giữa ngày xuân. Mình cũng ghép lại những dư âm của một năm buồn vui xen lẫn.
Cùng bỏ qua và tha thứ cho những trò đùa nghịch vô tư của đàn con thơ ngây. Cùng gói ghém những trăn trở suy tư và những quá khứ êm đềm. Cùng đón một mùa xuân cánh én bay về... một tách trà hoa cúc mang mùi hương quê quyến rũ, một gia đình hạnh phúc trong vòng tay ôm ấp hai con đang lớn, những công việc thành công và tiếp tục đi tiếp những tháng ngày kế tiếp; người người chờ mong những đổi mới của một năm tràn trề sinh lực.
Năm mới luôn bắt đầu cho một mùa xuân nắng ấm, sau những cơn mưa xuân rả rích để thêm những đâm chồi sau những tàn phai, những cái nắm tay đầy nghĩa tình bè bạn. Chúng ta ươm mầm những tình cảm đẹp trong con tim có máu tưới cho những thớ thịt tươi hồng. Chúng ta ươm mầm những hy vọng cho những ước mơ.
1 tháng 2 2017

thankshaha

24 tháng 2 2017

* Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa

* Các bc lm văn nghị luận

  • Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.
  • Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.
  • Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.
24 tháng 2 2017

@IOI

- Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó.Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bàivăn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

-
1. Phân loại.
a. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Loại đề này thường là một câu danh ngôn, một nhận định, một đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình. b.Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Loại đề này thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính chất thời sự được dư luận trong nước cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm.

2. Các bước làm bài nghị luận xã hội
2.1. Đối với loại đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
A. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...

B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí (giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí (ngợi ca, phê phán)

C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.
- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người

2.2. Đối với loại đề nghị luận về một hiện tượng đời sống.
A. Mở bài:
Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.


B. Thân bài
- Ý 1: Nêu rõ hiện tượng.
- Ý 2: Phân tích các mặt đúng-sai, lợi hại (thực trạng của vấn đề cần bàn luận, chứng minh bằng các dẫn chứng)
- Ý 3: Chỉ ra nguyên nhân. - Ý 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội đó (đồng tình, không đồng tình, cần có biện pháp như thế nào).

C. Kết bài: - Khái quát lại một lần nữa vấn đề vừa bàn luận.
- Bài học rút ra cho bản thân.

19 tháng 9 2017

Bn có thẻ tham khảo ở đây nha : https://hoc24.vn/ly-thuyet/huong-dan-soan-bai-tu-lay.1967/

19 tháng 9 2017

I. Các loại từ láy

Câu 1:

- Giống nhau:

+ Cả ba từ láy đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu đều có sự hòa phối về âm thanh.

+ Đều do hai tiếng tạo thành.

- Khác nhau:

+ Đăm đăm – láy hoàn toàn

+ Mếu máo – láy phụ âm (m) (láy bộ phận)

+ Liêu xiêu – láy vần (iêu) (láy bộ phận)

Câu 2: Tìm thêm các từ láy cùng loại với các từ trên rồi điền vào bảng sau:

Từ láy

Câu 3:

Các từ bật bật, thẳm thẳm sai về nguyên tắc cấu tạo từ láy toàn bộ. Từ láy toàn bộ có trường hợp láy lại nguyên dạng âm gốc như đăm đăm, song cần lưu ý các trường hợp do sự hoà phối âm thanh nên tiếng láy có biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối, chẳng hạn: đo trong đo đỏ, xôm trong xôm xốp, bần trong bần bật, thăm trong thăm thẳm, ... Các từ này vẫn thuộc loại từ láy toàn bộ.

II. Nghĩa của từ láy

Câu 1:

Các từ này được tạo thành dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh (còn gọi là từ láy tượng thanh): ha hả như tiếng cười, oa oa giống như âm thanh tiếng khóc của em bé, tích tắcgiống như âm thanh quả lắc đồng hồ, gâu gâu giống như âm thanh của tiếng chó sủa.

Câu 2:

- Các từ thuộc nhóm (1) đều có khuôn vần i. Âm thanh của khuôn vần này gợi ra những cái nhỏ vụn, tương ứng với những sự vật, hiện tượng mà các từ lí nhí, li ti, ti hí,... biểu đạt.

- Các từ thuộc nhóm (2) có đặc điểm là:

+ Láy bộ phận phụ âm đầu, tiếng gốc đứng sau.

+ Các tiếng láy đều có chung vần âp, có thể hình dung mô hình cấu tạo loại từ này như sau: (x + âp) + xy; trong đó, x là phụ âm được láy lại, y là phần vần của tiếng gốc, âp là phần vần của tiếng láy.

+ Các từ thuộc nhóm này có chung đặc điểm ý nghĩa là: chỉ sự trạng thái chuyển động liên tục, hoặc sự thay đổi hình dạng của sự vật.

Câu 3:

- Đặt câu với mỗi từ.

+ Tấm vải này rất mềm mại.

+ Quả cà chua này có màu đo đỏ.

Các từ láy: mềm mại, đo đỏ so với nghĩa từ gốc của chúng đỏ, mền -> sắc thái của từ láy giảm nhẹ so với gốc đo đỏ và nhấn mạnh hơn mềm mại.

- Tham khảo nhé ,trên mạng còn nhiều kiểu khác nhau nữa bn cứ search lên sẽ có .

7 tháng 8 2017

- Trong đời sống, khi ta bị nghi ngờ hay hoài nghi điều gì, ta đều có nhu cầu chứng minh. Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng điều ta nói hay viết ra là chính xác, ta phải nêu ra bằng chứng, chứng cứ. Thí dụ muốn chứng minh ta bị bệnh thì đưa ra giấy khám bệnh, muốn chứng minh ta học giỏi thì đưa học bạ hay bài kiểm tra được điểm cao...

=> Vậy văn nghị luận chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ, khẳng định một điều nào đó là sự thật, là chính xác, chân thực; bằng chứng càng nhiều thì sự thuyết phục càng lớn!

7 tháng 8 2017

1. Các khái niệm

a. Có 2 loại Văn nghị luận: Nghị luận chính trị, xã hội và Nghị luận văn chương.

- Bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) là bài nghị luận xã hội.

- Bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt" (Đặng Thai Mai) là bài nghị luận văn chương.

b, Các kiểu bài - thao tác về văn nghị luận

- Chứng minh.

- Giải thích.

- Bình luận.

- Nghị luận hỗn hợp.

c. Các khái niệm

* Luận đề là gì? - Là vấn để bàn luận, chủ để bàn luận.

Ví dụ - Ánh sáng cho phòng học.

- Nước sạch cho đô thị.

- Tình bạn của tuổi thơ.

- v.v...

* Luận điểm là gì?

- Là điểm quan trọng, ý chính được nêu ra và bàn luận (Từ điển từ Hán Việt - Phan Văn Các).

- Là những ý kiến, quan điểm chính mà người nói, người viết nêu ra ở trong bài. (Ngữ văn 8, tr.75, tập 2).

- Phải có nhiều luận điểm mới giải đáp được luận đề nêu ra.

* Luận cứ là gì?

- Là căn cứ để lập luận, chứng minh hoặc bác bỏ (Từ điển từ Hán Việt - Phan Văn Các).

* Luận chứng là gì?

- Sách “Từ điển Hán Việt” của Phan Văn Các đã định nghĩa như sau:

+ Nghĩa 1: Là chứng cớ làm chỗ dựa cho lập luận(Luận chứng đầy đủ và chính xác).

+ Nghĩa 2: Sự chứng minh một phán đoán là đúng hay không, dựa trên phán đoán đã biết là đúng. (Bản luận chứng).

* Lập luận như thế nào?

- Lập luận là cách trình bày lí lẽ.

- Lí lẽ phải sắc bén; lập luận phải chặt chẽ, giọng văn đanh thép hùng hồn. Có lúc là lời gan ruột, tâm huyết.

2. Bản chất của văn nghị luận

Lí lẽ và dẫn chứng là bản chất của văn nghị luận.

Trong văn nghị luận cũng có yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự (chiếm một tỉ lệ hẹp)



4 tháng 9 2017

Theo mình nghĩ là từ " tứ " bởi vì bỏ dấu thì nó vẫn là số 4

26 tháng 9 2017

bn này có logic hay thật

21 tháng 9 2017

(1)Từ Tôi trỏ con cò-->> Nhờ câu trước đó.
-Tôi 1: Phụ ngữ của động từ(vớt)

-Tôi 2: làm chủ ngữ.

(2) Tôi: trỏ Thành(atrai Thủy)--->> Nhờ nội dung đoạn văn

-tôi 1: Phụ ngữ cho danh từ mẹ(mẹ tôi)

-tôi 2: Phụ ngữ cho danh từ cánh tay

-tôi 3: Là chủ ngữ

(3) Ấy: Trỏ tài năng của quan tướng cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn vai---> Nhờ câu trước đó.

(4) Thế: Trỏ sự việc mẹ yêu cầu 2ae chia đồ--> Nhờ câu trước đó.

(5,6) Ai, sao dùng để hỏi.

Tôi, ấy, sao, thế, ai--> là đại từ.

14 tháng 10 2017

Với mỗi người trong số tất cả chúng ta, hẳn ai cũng có cho mình một quê hương. Nhìn nhận về quê hương của mỗi con người hẳn cũng có nhiều điểm khác nhau, nhưng tôi tin tất cả mọi người đều có một niềm tự hào về quê hương mình và với tôi cũng vậy.

Quê hương Hà Tĩnh của tôi nghèo lắm và cũng xa xôi, cách trở những chốn đô thị hào nhoáng và phồn hoa tại các thành phố lớn. Không chỉ nghèo, Hà Tĩnh còn là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của những cơn bão lớn, những đợt gió lào nóng cháy da, cháy thịt… Nhưng không vì vậy mà người dân mất hết đi niềm tin trong cuộc sống mà trái lại càng khiến tình yêu quê hương trong họ ngày càng da diết và cháy bỏng hơn bao giờ hết. Dù không có sự ưu ái từ thiên nhiên nhưng người dân Hà Tĩnh vẫn vượt qua những gian nan cách trở, chịu thương, chịu khó và điều đó khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn.

Tình yêu quê hương đất nước của con người Hà Tĩnh được gây dựng từ một lịch sử hào hùng, đầy bi tráng. Từ những cuộc khởi nghĩa nổi tiếng như Khởi nghĩa Hương Khê hay đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 Xô Viết Nghệ Tĩnh và rất nhiều cuộc đấu tranh nổi dậy khác nữa. Nổi bật lên là những tấm gương như Lý Tự Trọng, Phan Đình Phùng, Hà Huy Tập… Qua những cuộc đấu tranh, những tấm gương anh hùng như vậy có thể thấy được tinh thần đoàn kết son sắt, sự dũng cảm, hy sinh khi Tổ quốc cần, sự yêu thương đùm bọc nhau trong hoạn nạn… Đến nay truyền thống đó vẫn được nối tiếp bằng những con người luôn chịu khó học tập, lao động tăng gia sản xuất làm giàu cho quê hương đất nước.

Hà Tĩnh là một mảnh đất nghèo nhưng đầy thơ mộng, ai có dịp qua Hà Tĩnh sẽ được nghé qua những bãi biển trải dài cát trắng, những đồi núi xanh bên những con sông xanh, những di tích lịch sử gắn bó qua một quãng thời gian dài dựng nước và giữ nước như: Ngã ba Đồng Lộc... Bên cạnh đó những vùng quê mang vẻ đẹp đắm say với những con người chất phác, thân thiện và gần gũi khiến ai qua cũng thấy trở nên thoải mái trong lòng.

Hà Tĩnh luôn tạo cho mình một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người, trong những câu hát thì tha thiết và đắm say:

“ Chứ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng mà quê ta, những cánh đồng muối trắng…”

“ Nay anh trở về bên dòng sông la, con đò vẫn nguyên, dòng sông còn đó, câu hò quê mình mộc mạc mà thương….”

Đó là những vẻ đẹp rất chân quê và rất đời thường và cũng rất Hà Tĩnh, đó là dòng sông La chảy vào hồn người như tắm mát cho cuộc đời bao nhiêu thế hệ, ngọn núi Hồng bên sông vươn tận bầu trời, những điệu hò ví dặm ngân lên như muốn gọi những người xa xứ trở về với Hà Tĩnh…và nhẹ lòng mình ôm chặt vào đất quê hương để thấy được chữ yêu hai tiếng nhẹ nhàng Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh trong trái tim những người con đi xa là những nỗi nhớ da diết. Đến những vùng đất xa xôi, những thành phố lớn để học tập, làm việc và lập nghiệp, biết bao trái tim đã thổn thức hướng về Hà Tĩnh. Nhớ về Hà Tĩnh là nhớ về nơi chôn rau, cắt rốn, nhớ những lần thả diều bên bờ đê, tắm mát dưới sông quê, những lần bị mẹ đánh đòn vì những trò nghịch dại… vì hai chữ Hà Tĩnh đã ăn sâu trong tầm hồn mỗi con người từ hình ảnh giản dị như vậy nên làm sao có thể nguôi được nỗi nhớ. Nhắc đến quê hương tôi cảm thấy tâm đắc với những dòng thơ mà nhà thơ Hoàng Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dặn phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

Có thể có nhiều người sẽ đưa ra được một định nghĩa về quê hương, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ đúng và đủ. Quê hương thực sự mang nghĩa rộng với bao ký ức, bao dòng cảm xúc thực sự lắng đọng mà mỗi người sẽ diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Với Hà Tĩnh cũng vậy, nỗi nhớ đong đầy với nhiều cảm xúc không thể diễn tả hết qua những dòng bút. Khi đi xa biết nhớ đến Hà Tĩnh, thì đó là những con người yêu quê hương da diết, bỏ qua những thực tại lao động, học tập vất vả để hướng về những giá trị địch thực không có gì có thể mua được.

Xã hội ngày càng phát triển hẳn không ít người sẽ quên đi những giá trị nhân văn đích thực. Không có tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống mỗi con người trở nên thực dụng, đi theo những lợi ích mang tính thời đại, một vòng xoáy của tiền bạc và danh vọng. Hướng về quê hương đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, cho tôi dòng ký ức thuở xưa và đó là chốn yên bình nhất trong mỗi con người.

14 tháng 10 2017

ảo quá oaoa