Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp
- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.
Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:
- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc
- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.
Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:
- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.
+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ
+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước
Câu 4:
- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.
- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.
- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.
- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ
- Về nhà:
+ Chán nản: Nằm vật ra giường
+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại
+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước
+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại
è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.
Câu 1:
- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp
- Vị trí đoạn văn là tâm trạng sau khi ông Hai đi ra khỏi phòng thống tin, trên đường về nhà, sau cuộc gặp gỡ, chứng kiến câu chuyện của những người phụ nữ tản dư dưới xuôi lên. Họ bảo: Làng chợ Dầu theo giặc.
Câu 2: Ngôi 3, có tác dụng:
- Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc
- Người kể có thể linh hoạt thay đổi điểm nhìn, biết hết mọi diều diễn ra xung quanh.
Câu 3: Độc thoại và độc thoại nội tâm:
- Đoạn sử dụng “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian…..nhục nhã thế này.”
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh nỗi đau của một người luôn tự hào về làng nhưng vỡ mộng.
+ Sự trăn trở lo lắng cho số phận những đứa trẻ
+ Sự căm phẫn đối với lũ bán nước
Câu 4:
- Câu chủ đề: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc lúc trên đường về và khi ở nhà.
- Nêu tình huống: Bất ngờ nghe được câu chuyện của những người tản cư về làng chợ Dầu theo giặc.
- Dẫn dắt đến đoạn trích trên: Trước khi có tâm trạng này, ông Hai đã từng đau khổ khi mới hay tin chấn động này.
- Trên đường đi: Cúi gắm mặt, không dám nhìn ai à tủi hổ
- Về nhà:
+ Chán nản: Nằm vật ra giường
+ Tủi thân, trăn trở được thể hiện qua các câu hỏi tu từ, độc thoại
+ Tức giận và căm thù vì những kẻ bán nước
+ Nghi ngờ “ngờ ngợ” (từ láy diễn tả chính xác) vì trong lòng vẫn còn lòng tin với mọi người trong làng ở lại
è Đau đớn, tức giận hay xấu hổ cũng vì yêu làng và tự hào về làng.
Cuộc đời con người là sự hài hòa của nhiều thứ tình cảm, nhiều mối quan hệ khác nhau. Ai rồi cũng sẽ đi qua một thời hoa phượng đỏ mà ở đó luôn có một mối quan hệ để mãi mãi khắc ghi. Người ta gọi mối quan hệ ấy bằng hai từ rất đẹp là tình bạn.
Cuộc đời rộng lớn mênh mông, người người qua qua lại lại. Trong số những người ấy, sẽ có những trở thành bạn. Mỗi người đều có ít nhất một người bạn. Tình bạn đúng nghĩa không xuất phát từ một phía. Tình bạn là thứ tình cảm đặc biệt được xây đắp bằng sự thông cảm, thấu hiểu và sẻ chia giữa con người với con người. Tình bạn đẹp khi có sự chân thành, trong sáng và tin tưởng lẫn nhau. Một người bạn thật sự là người sẵn sàng sát cánh bên bạn cùng chia sẻ niềm vui lẫn nỗi buồn, giúp nhau vượt qua hoạn nạn khó khăn. Họ cho bạn bờ vai để dựa mỗi lúc yếu lòng, dang rộng vòng tay bao dung và truyền đi sức mạnh, ủng hộ ước mơ, khích lệ ta và thẳng thắn nhắc nhở khi ta phạm sai lầm. Bạn còn là tấm gương sáng để học tập, để noi theo.
Tình bạn mang trong mình những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Tìm được một người bạn tri âm tri kỷ trong cuộc sống không hề dễ dàng. Những con người xa lạ, khác nhau muốn trở thành bạn, tạo nên tình bạn cẩn có thời gian tiếp xúc và thấu hiểu. Mỗi cá nhân mang một tính cách khác nhau, dù có điểm tương đồng nhưng sự khác biệt vẫn sẽ tồn tại. Sự thấu hiểu sẽ gắn kết tình bạn. Có thấu hiểu người ta mới cảm thông và chia sẻ với nhau. Bạn bè phải chân thành đối xử với nhau, chấp nhận nhau. Đặc biệt, tình bạn sẽ không thể tiếp tục nếu xuất hiện nghi ngờ. Niềm tin là chất keo bền chặt nhất giữ vững tình bạn, khi tin tưởng nhau, những người bạn sẽ gắn bó với nhau hơn. Tình bạn như vậy cũng đẹp hơn rất nhiều.
Tình bạn là hương vị không thể thiếu trong cuộc sống. Trong những năm tháng của cuộc đời, đặc biệt là thời gian cắp sách đến trường, tình bạn chính là một trong những mối quan hệ đáng quý nhất. Tuổi học trò, tuổi trẻ thiếu đi tình bạn sẽ không còn trọn vẹn. Bạn bè có duyên mới gặp nhau, sát cánh bên nhau và tạo nên những hồi ức đẹp. Một mối quan hệ vô hình nhưng đôi khi lại truyền cho con người sức mạnh to lớn. Những du học sinh, những sinh viên xa nhà gặp được những người bạn mới vợi bớt đi nỗi cô đơn, sự bỡ ngỡ khi xa gia đình, xa quê hương. Tình bạn diệu kỳ như vậy đó.
Nhưng cuộc sống phức tạp, trong phút chốc không dễ dàng hiểu rõ bản chất con người. Bạn cũng có nhiều kiểu, bên cạnh sự chân thành xuất phát từ trái tim cũng có sự mưu tính vụ lợi, vì mục đích này hay mục đích khác. Khi lựa chọn bạn cho mình, ta nên sáng suốt, minh bạch. Chọn một người bạn tốt là may mắn, chọn nhầm một người bạn lại có thể ân hận suốt đời. Để có được một người bạn tốt, bản thân cũng phải là một người bạn như thế bởi lẽ “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu)
Tình bạn là một món quà đặc biệt, mang ý nghĩa thiêng liêng và cao quý của cuộc đời. Cuộc sống có tình bạn mới thật sự ý nghĩa. Hãy trân trọng và chân thành vun đắp mảnh đất ấy, để một mai cây trên đất đơm hoa kết trái, ta thu về những quả ngọt yêu thương.
''Khóc giùm'' , theo em nghĩ nhan đề này hướng đến hai ý nghĩa. Thứ nhất , đó là hành động cao đẹp an ủi người bạn của cô bé , ta thấy dù không giúp được bạn nhưng cô bé đã có lòng giúp đỡ về cảm xúc cho người bạn . Dù mới còn là tuổi học sinh , nhưng suy nghĩ và hành động của em ấy đã nói lên sự chín chắn như ''người lớn'' trong hành động của mình. Có phải tất cả ai cũng dám níu lại để xoa dịu bớt nỗi buồn của người bạn như cô bé , có phải ai cũng có đủ lòng tốt để làm việc này. Suy cho cùng, em mến phục cô bé ấy với trái tim nhân hậu, đã nâng đỡ cho xúc cảm của người bạn mình thêm vững vàng. Tuy nhiên, có một suy nghĩ len lỏi trong đầu em không hiểu nổi , nếu như ''khóc'' ở đây giúp được có giúp cho sự việc trở nên tốt hơn ? Nó có làm người bạn hài lòng chăng , hay ta sẽ cảm thấy viên mãn khi chia sẻ sự cảm thông ? Chúng ta sẽ chẳng thể tránh khỏi những hoàn cảnh mà nước mắt cũng trở nên không còn hữu ích,khi mọi thứ trở nên vượt tầm kiểm soát của ta. Đó có lẽ chẳng còn là sự cảm thông,sẻ chia nữa , đó là bất lực, cảm giác như mọi thứ chỉ là hư vô , ta không thể nắm lấy, không làm được gì. Đoán xem , trong hoàn cảnh ấy,nếu người bạn không ngừng khóc, vậy là cô bé cũng sẽ sử dụng việc ''khóc giùm'' nữa sao ? Theo em , với cái nhìn thực tế thì, ta hay cả cô bé kia nữa , hãy biến những giọt nước mắt và lời nói an ủi thành những hành động mang tính thiết thực cao hơn, em ấy có thể cùng bạn về cũng có thể đưa bạn đến quầy sửa xe. Qua câu truyện trên, nó đã đề cao sự sẻ chia, đồng cảm trong cuộc sống con người, một thứ từ trước đến giờ luôn là liều thuốc ảnh hưởng mạnh đến cảm xúc , đồng thời cũng nêu ra một hướng giải quyết khác thay vì '' nước mắt''.
*Cảm ơn mọi người đã đọc bài của em*
Qua câu chuyện trên, ta lại rút ra được bài học cho chúng ta: Cần biết yêu thương lẫn nhau. Tình yêu thương có thể là thứ tình cảm được vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài, nhưng cũng có thế chỉ là một niềm thương cảm chợt trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận nó. Người cho đi yêu thương được nhận một cảm giác ngọt ngào, êm dịu và bình yên. Và hầu như là họ cũng sẽ nhận lại được tình thương từ người mình vừa trao tặng. Người được nhận yêu thương thì có thể nhận được rất nhiều. Cũng có thể là sức mạnh cảm hóa, bến bờ quay lại đối với một bước chân lầm lỡ.
Nếu cuộc sống không có yêu thương thì mối liên kết sẽ vô cùng lỏng lẻo, có thể đứt gãy bất kì lúc nào. Và sẽ thật là một thảm họa nếu như thế giới ở trong tình trạng ấy. Rất có thể sẽ là chiến tranh, là chết chóc, bởi một khi yêu thương không tồn tại thì lòng nhân đạo có thể bắt nguồn được từ đâu nữa? Khi ấy hạnh phúc sẽ ko thể tồn tại được nữa!
Tuổi trẻ hiện nay đang ngày càng vô cảm, vì thế cần giáo dục, dạy dỗ họ biết mở lòng như cách gia đình đã dạy dỗ cô bé trong câu chuyện trên. Đó là động lực để chúng ta hợp tác cùng nhau nâng cao hiểu biết, tích cực cải thiện cuộc sống con người, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng tư tưởng, và cùng nhau tạo ra một thế giới hòa bình, hạnh phúc, văn minh và giàu mạnh.
Một trong những bài học dạo đức mà mỗi người cha, người mẹ, mỗi thày cô giáo đều truyền dạy cho các con, cho học trò của mình là lòng vị tha, là sự chia sẻ giữa người với người. Và thực tế đã có rất nhiều câu chuyện cảm động ngợi ca đức tính đó. Câu chuyện về đứa trẻ biết quan tâm đến người khác nhâ't mà diễn giả Lê-Ô Bu- sca-gli-a đã kể cho chúng ta trong cuốn “Phép nhiệm màu của đời” thêm lần nữa khắc sâu hơn trong ta bài học về một nét đẹp trong cách ứng xử của con người.
Một cậu bé bốn tuổi được bình chọn là đứa trẻ quan tâm đến người khác nhất chỉ từ hành động rất đơn giản của em. Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ. Con chỉ đề ông ấy khóc”. Cậu bé không hề cất một lời an ủi, không hề lấy khăn lau nước mắt cho ông lão. Điều đó dễ hiểu bởi cậu chưa phải là một người lớn để biết có những cử chỉ quan tầm như vậy. Nhưng hành động ngồi im trong lòng ông lão, để ống lão được khóc đã thể hiện sâu sắc được sự đồng cảm, chia sẻ ngây thơ của em. Người già cũng dễ khóc như con trẻ. Có thể em bé chưa ý thức được rằng ông lão hàng xóm đang vô cùng đau khổ vì mất đi người bạn đời của mình. Có thể em nghĩ rằng ông khóc cũng như em đã từng khóc, vì mẹ mắng, vì không được chơi thứ đồ chơi mà mình thích. Và bằng kinh nghiệm của một cậu bé bốn tuổi, em đã đồng cảm và an ủi ông lão bằng cách riêng của mình.
Theo tôi, điều mà diễn giả Lê-Ô Bu-sca-gli-a muốn nhấn mạnh, đề cao trong câu chuyện kể lại là sự đồng cảm, chia sẻ, là lòng vị tha giữa những con người với nhau. Kể lại hành vi đáng khích lệ của một cậu bé con chỉ là cách để ông khắc sâu hơn giá trị của đức tính cao đẹp.
Nhà thơ Tố Hữu từng viết:
“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau’
Lẽ sống lớn nhất trong cuộc đời mỗi người là tình yêu thương. Một trong những biểu hiện của lòng yêu là sự quan tâm, động viên nhau. Tại sao con người lại phải thấu hiểu, đồng cảm với nhau? Tại sao điều đó lại cần thiết trong cuộc sống của chúng ta?
Mỗi người sống giữa cuộc đời không phải chỉ biết vun đắp cho cuộc sống của riêng mình. Nếu chỉ biết đến cái “tôi”, nếu chỉ chăm chút cho bản thân mình được no ấm, đủ đầy, con người đó không bao giờ biết đến hạnh phúc đích thực. Và tất yếu, những kẻ như vậy sẽ bị cô lập giữa cộng đồng, xã hội. Mọi người xung quanh chắc chắn cũng không bao giờ để tâm đến loại người này. Cuộc sống đó có khác nào cuộc sốsng tù đày cô độc?
Trong cuộc sống, con người luôn cố gắng phấn đấu để vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, nhưng đâu phải lúc nào dòng đời của chúng ta cũng êm ả, “xuôi chèo mát mái”. “Sự đâu sóng gió bất kì” (Truyện Kiều), có ai dám khẳng định mình không bao giờ phải đối mặt với thất bại, mất mất, với những giờ khắc tuyệt vọng đến cùng cực? Ớ hoàn cảnh đó ai không cần được quan tâm, chia sẻ? Con người dẫu can đảm, nghị lực đến mấy cũng có phần yếu đuôi trong mình. Một ánh mắt, một lời động viên, một nắm tay xiết chặt, một bờ vai để tựa nương... là những điều quí giá nhất chúng ta cần bấy giờ.
Chúng ta cũng không khó khăn gì, cũng không mất mát, tổn hại nhiều lắm khi tỏ ra quan tâm, đồng cảm với nỗi đau khổ của người khác. Tình cảm, những rung động chân thành tự trong sâu thẳm trái tim mới là thứ quí giá, mới là chất vàng ròng có sức mạnh an ủi, nâng đỡ cho những đau thương, mất mất kia. Hãy nghĩ rằng chúng ta vẫn may mắn, hạnh phúc hơn họ. Hãy luôn ý thức rằpg dẫu có đồng cảm đến đâu, dẫu chân thành mong muôn cùng họ gánh vác, chịu đựng nỗi đau đó đến đâu, chúng ta cũng không thể giúp họ lấy lại được những gì đã mất. Vậy nên đừng bao giờ nhăn mặt khi tháng này phải ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, đừng bao giờ ngoảnh mặt làm ngơ trước những người ăn xin, đừng bao giờ cười trên nỗi đau khổ của người khác...
Tại sao nhà văn Nguyên Hồng lại khóc rưng rức khi nhân vật Gái Đen của mình phải chết? Tại sao nhân vật Giăng Van giăng (Những người khốn khổ) lại giúp đỡ một cách nhiệt tình những người khốn khổ như Phăng-tin, như chú bé Ga-vơ-rôt? Tại sao những người chiến thắng trong các trò chơi trên truyền hình lại luôn trích một phần trong giải thưởng của mình để ủng hộ quĩ chất độc màu da cam, quĩ tình thương? Tại sao những người nổi tiếng lại hăng hái làm công tác từ thiện xã hội?... Một câu trả lời có thể làm đáp án chung nhất cho tất cả những câu hỏi ấy là: Bởi vì họ có tấm lòng vị tha, có lòng yêu thương đồng loại.
Sự đồng cảm, sẻ chia là điều quí giá nhất con người có thể mang tặng con người. Nhưng cần ý thức rằng, cách biểu hiện, thể hiện tình cảm đó cũng là vấn đề quan trọng vô cùng. Cách cậu bé an ủi ông lão hàng xóm là ngồi gọn vào lòng ông và im lặng. Lúc này, “im lặng lặ vàng”, im lặng là cách hữu hiệu nhất để cậu bé tỏ rõ tình cảm của mình. Cậu im lặng để ông lão khóc cho vơi đi nỗi đau. Nước mắt sẽ đổi lại sự thanh thản, dịu lắng cho tâm hồn ông. Lẽ dĩ nhiên, đó chỉ là một cách an ủi và là cách an ủi của cậu bé bốn tuổi. Bằng sự trải nghiệm trong cuộc sống, chúng ta có thể có những phương thức khác thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia của mình. Đô'i với những người đang trải qua nỗi đau mất mát người thân, chúng ta không nên gợi nhắc đến hình ảnh của người đã khuất trước mặt họ. Trước thất bại củá cậu học sinh trong kì thi đại học, chúng ta nên động viên cậu hướng vào tương lai phía trước, tin tưởng vào sự thành công của mình ở ngày mai, khơi sâu vào lòng quyết tâm và ý chí phấn đâu. Một điều cũng đáng lưu ý trong “nghệ thuật dộng viên" là cần chú ý đến tâm lí, tính cách của đối tượng mình đang bày tỏ tình cảm. Với đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, cần hiểu rằng chúng rất dễ bị tổn thương nếu ta không tinh tế, cẩn trọng trong hành động hay lời ăn tiếng nói. Chúng cần sự dịu dàng, cần những cử chỉ vỗ về, che chở. Một hành động vuốt nhẹ lên mái tóc cũng có thể khiến chúng xúc động đến run lên. Một quyển truyện tranh nhiều màu sắc, hình hoạ cũng đủ khiến những em bé này thích mê. Đừng bao giờ tỏ ra khó chịu với gương mặt lấm lem, với bộ dạng nhếch nhác của các em. Hãy để các em cảm nhận hết lòng yêu thương của chúng ta...
Tôi vẫn băn khoăn một điều là tại sao Lê-Ô Bu-sca-gli-a lại để chúng ta chiêm nghiệm về giá trị của sự cảm thông, yêu thương, chia sẻ thông qua câu chuyện của một cậu bé bốn tuổi. Phải chăng ông muốn nói rằng lòng vị tha là bẳn chất vốn có trong mỗi con người? Và đức tính cao quí đó phải được vun đắp từ khi con người còn là một đứa trẻ? Tôi nghĩ, cách hiểu nào cũng có cái hay của nó. “Nhân chi sơ tính bản thiện”, lòng yêu thương người khác cũng chính là một tính thiện sẵn có trong con người. Việc gìn giữ và phát huy đức tính đó trong cuộc sống là rất cần thiết. Trẻ con như trang giấy trăng tinh khôi, chúng ta hãy viết lên trên đó những bài học yêu thương để mỗi đứa trẻ khi lớn lên sẽ trở thành những người có tấm lòng nhân ái. Đức vị tha cần được gieo mầm trong chính tâm hồn các cô bé, cậu bé đó. Và cuộc bình chọn như Lê-Ô Bu-sca-gli-a cùng nhiều giám khảo khác đã làm là cần thiết để phát hiện và ngợi ca những tấm lòng cao cả.
Quanh ta hôm nay còn biết bao những trái tim giàu tình yêu như cậu bé trong câu chuyện kia. Hãy lắng nghe và chiêm ngưỡng chúng để thây rằng Trái đất này luôn được sưởi ấm bằng tình yêu, bằng sự cảm thông chia sẻ tuyệt vời giữa những con người với nhau.
nguồn: https://vanmau.com.vn/...cau-chuyen-sau-dien-gia-le-o-bu-sca-gli-a-khong-co-gi-dau-a-con...