K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 7 2018

a,Biện pháp tu từ : Ẩn dụ : Rừng cọ - Mặt trời xanh

b,Qua những hình ảnh rừng cọ xanh tươi đẹp gắn bó thân thuộc với tác giả , khổ thơ ấy đã bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ của quê hương. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân ("Rừng cọ ơi! Rừng cọ!"), tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh "Mặt trời xanh của tôi" ở câu thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xoè những cánh nhỏ dài trông xa như "mặt trời" dâng toả chiếu những "tia nắng xanh") mà còn bộc lộ rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương mình .

17 tháng 7 2018

a)BPTT:

So sánh:lá cọ như mặt trời xanh

b)Khổ thơ bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ của quê hương. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân( “Rừng cọ ơi! Rừng cọ!”), tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh “Mặt trời xanh của tôi” ở câu thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xoè những cánh nhỏ dàI trông xa như “mặt trời ” dâng toả chiếu những “tia nắng xanh”) mà còn bộc lộ rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương.

26 tháng 6 2023

Khổ thơ trên bộc lộ tình cảm thân thương, mến yêu, tự hào của tác giả đối với rừng cọ của quê hương qua phép điệp "rừng cọ", "lá" Người đã thể hiện vẻ đẹp của cây cọ cho đọc giả thấy. Đồng thời nhà thơ còn tinh tế sử dụng phép hoán dụ "mặt trời xanh" để chỉ đến rừng cọ là điều đặc biệt trong tim Người càng cho thấy em thấy một tình thương da diết chân thật!.

27 tháng 11 2016

Khổ thơ bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ của quê hương. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân (“Rừng cọ ơi! Rừng cọ!”), tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh “Mặt trời xanh của tôi” ở câu thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xoè những cánh nhỏ dàI trông xa như “mặt trời” dâng toả chiếu những “tia nắng xanh”) mà còn bộc lộ rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương.

27 tháng 1 2022

 chép mạng

1 tháng 5 2017

" Rừng cọ ơi ,rừng cọ !

Lá đẹp ,lá ngời ngời

Tôi yêu ,thương vẫn gọi

Mặt trời xanh cua tôi "

Khổ thơ trên được trích ra từ bài thơ ''Mặt trời xanh của tôi '' của nhà thơ Nguyễn Viết Bính . Qua những hình ảnh rừng cọ xanh tươi đẹp gắn bó thân thuoc với tác giả , khổ thơ ấy đã bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ của quê hương. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân ("Rừng cọ ơi! Rừng cọ!"), tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh "Mặt trời xanh của tôi" ở câu thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xoè những cánh nhỏ dàI trông xa như "mặt trời" dâng toả chiếu những "tia nắng xanh") mà còn bộc lộ rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương.

9 tháng 5 2017

cảm ơn bn nha

9 tháng 9 2023
Tham khảo

Rừng cọ ơi rừng cọ

Lá đẹp lá ngời ngời

Tôi yêu thương vẫn gọi

Mặt trời xanh của tôi! (Nguyễn Viết Bình)

- Phép ẩn dụ: mặt trời xanh

- Nét tương đồng: Lá cọ thì   có các lá xòe ra, tỏa rộng nên được so sánh ngầm giống như mặt trời đang tỏa những tia nắng. 

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong. (Hồ Chí Minh)

- Phép ẩn dụ: thép

- Nét tương đồng: thép là một kim loại chắc chắn. Bác đã nói ''trong thơ nên có thép'' nhằm nhấn mạnh với các nhà thơ rằng thơ cần phải có sức mạnh giống như thép, thơ phải giống như một loại vũ khí có thể đấu tranh cách mạng, tố cáo lên án những hành vi sai trái của địch. 

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông)

- Đây là phép hoán dụ nhé

Bao giờ cá chép hóa rồng

Đền ơn cha mẹ bế bồng ngày xưa. (Ca dao)

- Phép ẩn dụ: cá chép hóa rồng

- Nét tương đồng: cá chép hóa rồng là biểu tượng của sự thịnh vượng, thành công, may mắn. Tức là khi nào mà đạt được những thành công, thành tựu vang dội thì việc trước tiên là phải đền ơn, báo hiếu cha mẹ.

Ta đi trọn kiếp con người

Vẫn không đi hết những lời mẹ ru. (Nguyễn Duy)

- Phép ẩn dụ ''đi''

- Nét tương đồng

+ Từ ''đi'' (1): đi ở đây là sống hết cả một cuộc đời.

+ Từ ''đi'' (2): đi ở đây có nghĩa là không thể hiểu hết được cũng như không thể đếm được, cảm nhận hết được tình cảm mà mẹ dành cho con. Tình cảm mà mẹ dành cho con chứa đọng trong từng câu hát, lời ru, là một thứ tình cảm thiêng liêng và bao la.

9 tháng 9 2023

Tham khảo

Rừng cọ ơi rừng cọ

Lá đẹp lá ngời ngời

Tôi yêu thương vẫn gọi

Mặt trời xanh của tôi! (Nguyễn Viết Bình)

- Phép ẩn dụ: mặt trời xanh

- Nét tương đồng: Lá cọ thì   có các lá xòe ra, tỏa rộng nên được so sánh ngầm giống như mặt trời đang tỏa những tia nắng. 

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong. (Hồ Chí Minh)

- Phép ẩn dụ: thép

- Nét tương đồng: thép là một kim loại chắc chắn. Bác đã nói ''trong thơ nên có thép'' nhằm nhấn mạnh với các nhà thơ rằng thơ cần phải có sức mạnh giống như thép, thơ phải giống như một loại vũ khí có thể đấu tranh cách mạng, tố cáo lên án những hành vi sai trái của địch. 

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông)

- Đây là phép hoán dụ nhé

Bao giờ cá chép hóa rồng

Đền ơn cha mẹ bế bồng ngày xưa. (Ca dao)

- Phép ẩn dụ: cá chép hóa rồng

- Nét tương đồng: cá chép hóa rồng là biểu tượng của sự thịnh vượng, thành công, may mắn. Tức là khi nào mà đạt được những thành công, thành tựu vang dội thì việc trước tiên là phải đền ơn, báo hiếu cha mẹ.

Ta đi trọn kiếp con người

Vẫn không đi hết những lời mẹ ru. (Nguyễn Duy)

- Phép ẩn dụ ''đi''

- Nét tương đồng

+ Từ ''đi'' (1): đi ở đây là sống hết cả một cuộc đời.

+ Từ ''đi'' (2): đi ở đây có nghĩa là không thể hiểu hết được cũng như không thể đếm được, cảm nhận hết được tình cảm mà mẹ dành cho con. Tình cảm mà mẹ dành cho con chứa đọng trong từng câu hát, lời ru, là một thứ tình cảm thiêng liêng và bao la.

  
13 tháng 6 2023

a. Rừng cọ ơi rừng cọ

Lá đẹp lá ngời ngời

Tôi yêu thương vẫy gọi

Mặt trời xanh của tôi!

BPTT: hoán dụ

Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh rừng cọ trong suy nghĩ của tác giả qua đó bày tỏ cảm xúc chân thật của người với rừng cọ, đồng thời gợi sự quan trọng của rừng cọ và làm câu thơ hay hơn.

b. Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

BPTT nhân hóa

Tác dụng: thể hiện rõ hơn tình bạn của trâu với người, trâu như một người bạn nhà nông không chỉ có giá trị kinh tế mà còn về tinh thần. Đồng thời, hình ảnh "chú trâu" trở nên sinh động gần gũi hơn với người đọc.

c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

BPTT điệp ngữ và hoán dụ.

Tác dụng:

+ phép điệp ngữ giúp thêm tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc, có vần nhịp giữa 2 câu thơ bằng hình ảnh "mặt trời" ở đầu câu.

+ phép hoán dụ gợi sự yêu thương của tình mẫu tử, ý chỉ hình ảnh "em" là nguồn sống, là niềm tin, niềm tự hào của mẹ để mẹ cố gắng làm việc.

13 tháng 6 2023

d. Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

BPTT so sánh

Tác dụng: tăng giá trị biểu đạt cảm xúc của tác giả về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam đồng thời qua đó làm câu thơ hay hơn, hình ảnh của quê hương trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn.

e. Trong gió trong mưa

  Ngọn đèn đứng gác

  Cho thắng lợi, nối theo nhau

  Đang hành quân đi lên phía trước

BPTT nhân hóa

Tác dụng: làm cho hình ảnh ngọn đèn sinh động hơn, gợi sự gần gũi với cách mạng qua sự dũng cảm chịu được cực khổ trong giá mưa. Qua đó thể hiện nên tinh thần yêu nước của tác giả, của người Việt ta đến cả ngọn đèn cũng thế.

Câu 1: (2,0 điểm)Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ(Trích : Viếng lăng Bác, Viễn Phương)a) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên ?b) Chép một câu thơ khác có hình ảnh mặt trời mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả tác phẩm ?Câu 2:(3,0 điểm)Hãy viết một đoạn văn...
Đọc tiếp

Câu 1: (2,0 điểm)

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Trích : Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

a) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên ?

b) Chép một câu thơ khác có hình ảnh mặt trời mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả tác phẩm ?

Câu 2:(3,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu theo kiểu diễn dịch trình bày suy nghĩ về tình trạng học vẹt của nhiều học sinh hiện nay.

Câu 3: (5.0 điểm)

Trong tác phẩm Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua có viết:

Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong văn bản Làng của Kim Lân (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 162)

2
22 tháng 8 2016

1)a)–    Biện pháp tu từ:

 

+ Ẩn dụ: hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ.

–    Tác dụng: Khẳng định sự vĩ đại và sự vĩnh hằng của Bác trong lòng người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc, đem nguồn sáng đến cho nhân dân. Hai câu thơ thể hiện rất cảm động tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già dân tộc.

b)“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

 

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm)

2)

–    Học vẹt là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng khong nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.

–    Đây là hiện tượng phổ biến trong học sinh hiện nay.

–    Nguyên nhân:

+ Bản thân mỗi học sinh chưa tự giác trong học tập, có thái độ đối phó, thụ động.

+ Sức ép từ phía gia đình.

+ Chương trình học nặng nề, khô khan; phương pháp giảng dạy của thầy cô chưa phù hợp và hiệu quả.

–    Hậu quả: trống rỗng kiến thức, không có khả năng vận dụng những gì đã học vào thực tế.

–    Giải pháp:

+ Bản thân học sinh cần có thái độ, động cơ, phương pháp học tập đúng đắn, chủ động tiếp thu kiến thức.

+ Gia đình và nhà trường cần phối hợp để giảm bớt áp lực, mang lại sự hứng thú khi học tập cho con em.

–    Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

22 tháng 8 2016

3)

I

Khái quát:

  –    Trích dẫn câu văn trong tác phẩm Lòng yêu nước” của nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua:“Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

 

–    Giới thiệu nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Làng”:

+  Kim Lân nhà một trong những cây bút truyện ngắn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp với ngòi bút luôn hướng về cuộc sống nông thôn.

“Làng” là một trong những tác phẩm thành công của tác giả Kim Lân. Truyện viết về nhân vật ông Hai – một lão nông hiền lành, chất phác, giày tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng.

–    Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong văn bản“Làng” chính là minh chứng xác thực cho câu văn của I-li-a Ê-ren-bua.

 II

Phân tích:

 1Tình yêu làng của ông Hai:

 aNiềm tự hào, kiêu hãnh của ông Hai về làng của mình:

  –    Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:

 

+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em.

+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”

 bTâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc:

  –    Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.

 

–    Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.

–    Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng:“Hà, nắng gớm, về nào…” rồi cúi mặt mà đi.

– Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được.

–    Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.

–    Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

–    Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ vfa không chứa chấp Việt gian.

 cTâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính:

  – Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.

 

– Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.

– Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

 2

Tình yêu nước của ông Hai:

  – Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.

 

– “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.

– Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh ( cuộc đối thoại giữa hai cha con)

 III

Đánh giá:

  – Nhà văn xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.

 

–    Qua đây thể hiện tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước của ông Hai. Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.

4 tháng 4 2018

Hình ảnh rừng cọ đã in sâu vào kí ức tuổi thơ tôi như thế. Nghĩ về quê hương, khi nào trong tôi cũng hiện lên hình ảnh những tán lá cọ xanh rờn – những mặt trời xanh yêu dấu của tôi.

"Trên rừng xanh có muôn ngàn cây lá, con chim rừng có muôn ngàn tiếng ca... Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi....", nếu có dịp gặp tác giả của bài hát rất hay ấy, tôi sẽ nói với bác rằng riêng với người dân Phú Thọ, chúng tôi có đến hơn một mặt trời: mặt trời hồng rực rỡ,nằm trên bầu trời xa và trăm ngàn mặt trời xanh tươi mát nằm trên những đồi cọ mướt màu.

Rừng cọ quê tôi đã có từ lâu lắm. Ông nội kể rằng nó có từ trước khi ông ra đời. Vậy nên, lúc lớn lên, tôi đã thấy rừng cọ bạt ngàn như vậy. Mỗi sớm mai thức dậy, chạy ào lên rừng cọ, trèo lên một cái cây thật cao mà nhìn chỉ thấy lớp lớp, từng lớp cọ trập trùng nhấp nhô nối nhau chạy đến tít tắp chân trời. Trăm ngàn lá cọ xòe tròn với rất nhiều tia lá giống hệt mặt trời. Tôi thích thú liên tưởng đến hình ảnh bao mặt trời xanh đang tỏa sáng chốn đất Tổ Hùng Vương của mình.

Nhưng phải đến rừng cọ vào một buổi trưa hè mới thấy hết cái đẹp đẽ, rực rỡ của nó. Bước vào rừng cọ ta dễ có cảm giác bước vào một ngôi nhà mái bằng rộng thênh thang: mặt đất cỏ mọc xanh rì êm mát, giống như một lớp thảm vậy; phía trên, lá cọ xếp khít nhau lá cây nọ nối lá cây kia như tạo thành một mái nhà khổng lồ. Lũ trẻ chúng tội thường chơi trò đuổi bắt ở đó. Cứ lách mình qua những thân cây mà chạy zic zăc, cứ nép mình vào những thân cây mà núp thi khó bị phát hiện lắm bởi thân cọ lâu năm đã rất to, lại được bao bọc bởi nhiều lớp bẹ lá khô dày cứng. Khi thấm mệt rồi, thả mình nằm dài trên thảm cỏ dưới những tán cọ rợp bóng mà nhìn lên trời thật thú vị! Ánh sáng được lọc qua những tán lá trở thành một thứ sắc xanh tựa ngọc bích. Chính lúc ấy, chiếc lá cọ như đang tỏa ra loại ánh sáng xanh trong để làm say lòng người. Chao ôi! Mặt trời xanh cùa quê tôi đó!

Ngày nắng đã vậy, trong ngàỵ mưa, hình ảnh lá cọ trở thành niềm an ủi của chúng tôi những lúc buồn thiu vì ẩm ướt. Đang chơi vui vẻ, chợt ào ào gió đến, lá cọ tán rộng nên bị gió quật lên đập xuống dữ dội. Ngồi núp dưới gốc cây mà nghe cái âm thanh mưa trút xuống lá đứa nào cũng sợ. Lá cọ khá cứng mà mưa rừng lại mạnh nên tiếng mưa đập xuống lá tạo thành thứ âm thanh rất đanh. Ngước lên vòm cây, nhìn những chiếc lá xoe tròn nghĩ đến hình ảnh mặt trời, lòng đứa nào cũng thấy ấm áp hơn rất nhiều.

Hình ảnh rừng cọ đã in sâu vào kí ức tuổi thơ tôi như thế. Nghĩ về quê hương, khi nào trong tôi cũng hiện lên hình ảnh những tán lá cọ xanh rờn – những mặt trời xanh yêu dấu của tôi.

4 tháng 4 2018

“Trên rừng xanh có muôn ngàn cây lá, con chim rừng có muôn ngàn tiếng ca… Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi….”, nếu có dịp gặp tác giả của bài hát rất hay ấy, tôi sẽ nói với bác rằng riêng với người dân Phú Thọ, chúng tôi có đến hơn một mặt trời: mặt trời hồng rực rỡ,nằm trên bầu trời xa và trăm ngàn mặt trời xanh tươi mát nằm trên những đồi cọ mướt màu.

Rừng cọ quê tôi đã có từ lâu lắm. Ông nội kể rằng nó có từ trước khi ông ra đời. Vậy nên, lúc lớn lên, tôi đã thấy rừng cọ bạt ngàn như vậy. Mỗi sớm mai thức dậy, chạy ào lên rừng cọ, trèo lên một cái cây thật cao mà nhìn chỉ thấy lớp lớp, từng lớp cọ trập trùng nhấp nhô nối nhau chạy đến tít tắp chân trời. Trăm ngàn lá cọ xòe tròn với rất nhiều tia lá giống hệt mặt trời. Tôi thích thú liên tưởng đến hình ảnh bao mặt trời xanh đang tỏa sáng chốn đất Tổ Hùng Vương của mình.

Nhưng phải đến rừng cọ vào một buổi trưa hè mới thấy hết cái đẹp đẽ, rực rỡ của nó. Bước vào rừng cọ ta dễ có cảm giác bước vào một ngôi nhà mái bằng rộng thênh thang: mặt đất cỏ mọc xanh rì êm mát, giống như một lớp thảm vậy; phía trên, lá cọ xếp khít nhau lá cây nọ nối lá cây kia như tạo thành một mái nhà khổng lồ. Lũ trẻ chúng tội thường chơi trò đuổi bắt ở đó. Cứ lách mình qua những thân cây mà chạy zic zăc, cứ nép mình vào những thân cây mà núp thi khó bị phát hiện lắm bởi thân cọ lâu năm đã rất to, lại được bao bọc bởi nhiều lớp bẹ lá khô dày cứng. Khi thấm mệt rồi, thả mình nằm dài trên thảm cỏ dưới những tán cọ rợp bóng mà nhìn lên trời thật thú vị! Ánh sáng được lọc qua những tán lá trở thành một thứ sắc xanh tựa ngọc bích. Chính lúc ấy, chiếc lá cọ như đang tỏa ra loại ánh sáng xanh trong để làm say lòng người. Chao ôi! Mặt trời xanh cùa quê tôi đó!

Ngày nắng đã vậy, trong ngàỵ mưa, hình ảnh lá cọ trở thành niềm an ủi của chúng tôi những lúc buồn thiu vì ẩm ướt. Đang chơi vui vẻ, chợt ào ào gió đến, lá cọ tán rộng nên bị gió quật lên đập xuống dữ dội. Ngồi núp dưới gốc cây mà nghe cái âm thanh mưa trút xuống lá đứa nào cũng sợ. Lá cọ khá cứng mà mưa rừng lại mạnh nên tiếng mưa đập xuống lá tạo thành thứ âm thanh rất đanh. Ngước lên vòm cây, nhìn những chiếc lá xoe tròn nghĩ đến hình ảnh mặt trời, lòng đứa nào cũng thấy ấm áp hơn rất nhiều.

Hình ảnh rừng cọ đã in sâu vào kí ức tuổi thơ tôi như thế. Nghĩ về quê hương, khi nào trong tôi cũng hiện lên hình ảnh những tán lá cọ xanh rờn – những mặt trời xanh yêu dấu của tôi.