K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

*Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :

[…]

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

[…]

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan

Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại

Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi

Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

[…]

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

[…]

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm

Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

[ Trích “ Đất nước ở trong tim” của cô Chu Ngọc Thanh; https://thanhnien.vn ]

*Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác đinh phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.

Câu 2.Bài thơ trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Bài thơ trên có nhắc về “dịch bệnh hiểm nguy”.Theo anh/chị “dịch bệnh hiểm nguy”ở đây nói về bệnh dịch gì?

Câu 3: Từ họ” ý nói về ai? Anh/chị có suy nghĩ gì về việc làm của bộ đội?

Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về 4 câu thơ sau:

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.”

“Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!”

Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 200 từ với câu hỏi cần làm gì để bảo vệ mình và cộng đồng trước nguy cơ của dịch Covid 19 hiện nay?

0
15 tháng 4 2020

Thưa chị, chị gọi e lak em đc r ak,

E mới học lớp 6 thôilimdim

15 tháng 4 2020

Nhầm,chúc anh/chị học tốt!leu

Đọc và trả lời câu hỏi Đất nước ở trong tim Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em Nhưng làm được những điều phi thường lắm Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào. Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận Trên dưới một...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời câu hỏi

Đất nước ở trong tim

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy

Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế

Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể

Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan

Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại

Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi

Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương

Mình mở cửa đón họ vào bến cảng

Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn

Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Từ mái trường này em sẽ lớn lên

Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước

Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm

Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

(Cô giáo Chu Ngọc Thanh)

1. Bài thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt nào ?

2. Anh/chị hiểu gì về bệnh dịch Covid – 19 ?

3. Hình ảnh đất nước và con người Việt Nam hiện lên như thế nào trong bài thơ ?

4. Anh/ chị sẽ vẽ gì về hình ảnh Tổ quốc trong trái tim mình ?

“Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.”

Giúp mik ik mn!!!

1
4.Vẽ những ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp, không còn nạn dịch. - Vẽ về hoài bão tuổi trẻ được học tập, làm việc và cống hiến để đất nước ta ngày một giàu đẹp, vững mạnh.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: BÀI HỌC TỪ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ Một ngày kia, một người cha cùng gia đình giàu có dẫn đứa con trai đi du lịch đến một đất nước với mục đích là cho con trai mình thấy ở nơi đó người ta sống nghèo khổ ra sao. Họ ở một ngày, một đêm trong nông trại của một gia đình nghèo khổ. Khi kết thúc chuyến đi, người cha hỏi con mình: -Con thấy...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

BÀI HỌC TỪ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ

Một ngày kia, một người cha cùng gia đình giàu có dẫn đứa con trai đi du lịch đến một đất nước với mục đích là cho con trai mình thấy ở nơi đó người ta sống nghèo khổ ra sao.

Họ ở một ngày, một đêm trong nông trại của một gia đình nghèo khổ. Khi kết thúc chuyến đi, người cha hỏi con mình:

-Con thấy chuyến đi như thế nào?

-Rất thú vị cha ạ!

-Ngạc nhiên trước câu trả lời của đứa con, người cha hỏi lại:

-Con có nhìn thấy những người sống ở đó nghèo khổ đến thế nào không?

-Vâng, có!

-Vậy con đã học được những gì nào?

Cậu con trai trả lời:

- Con nhìn thấy chúng ta nuôi một con chó, họ có bốn con. Chúng ta có một cái hồ rộng đến giữa khu vườn, họ có một dòng suối nhỏ không có nơi kết thúc. Chúng ta có những bóng đèn thắp sáng khu vườn, họ có những vì sao. Sân trong nhà chúng ta kéo dài ra tận đến sân trước, họ có cả một chân trời.

Khi cậu con trai dứt lời, người cha im lặng không nói được gì.

Cậu bé nói tiếp:

-Cảm ơn cha đã cho con thấy họ nghèo khổ đến thế nào!

(Theo Quà tặng cuộc sống tr.101,102 - NXB Văn học, 2014)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Câu trả lời của người con cho thấy ai mới thật sự là người nghèo khó

Câu 3: Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật trong lời nói của cậu con trai: '' Con nhìn thấy chúng ta nuôi một con chó, họ có bốn con. Chúng ta có một cái hồ rộng đến giữa khu vườn, họ có một dòng suối nhỏ không có nơi kết thúc. Chúng ta có những bóng đèn thắp sáng khu vườn, họ có những vì sao. Sân trong nhà chúng ta kéo dài ra tận đến sân trước, họ có cả một chân trời.''

Câu 4: Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị qua câu chuyện trên?

mọi người ơi, giúp em với , em đang cần gấp

1
14 tháng 11 2018

Câu 1:

- PTBĐ chính: nghị luận

Câu 2:

Câu trả lời của người con cho thấy, trong quan niệm của cậu, gia đình cậu mới thật sự là người nghèo khó; còn gia đình người nông dân là những người giàu có.

Câu 4:

– Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì mình đang có và chỉ luôn đòi hỏi những gì không có.

– Sự vật hiện tượng được đánh giá ra sao còn phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi chúng ta…

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: DẶN CON Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường, họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

DẶN CON

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường, họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn

Con phải răn dạy nó đi

Nếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này…

(Trần Nhuận Minh)

1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên ?
2. Nêu ý nghĩa của cách dùng từ “hành khất” mà không phải là “người ăn mày” trong câu đầu ?
3. Tìm và phân tích phép điệp trong bài thơ?

4. Lời dặn con của người cha qua hai câu thơ:
“ Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào?”
5. Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học rút ra mà người cha nói với con qua bài thơ ?
6. Sau khi đọc bài thơ này, e liên tưởng đến bài thơ nào đã học? Em thích nhất lời dặn của cha, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) bàn về ý nghãi của lời dặn đó.

0
Ở giữa cánh đồng của mẹ trong chiếc nôi màu thiên thanh Mơ mơ cánh đồng thơ ấu không không không cả bóng người không bước chân ngày ngây dại cậu bé bây giờ về nơi? Em đây, em cười, thôn nữ chào ta như thể quen rồi chốn này đâu là ta nữa cánh đồng cậu bé ấy thôi! Kia đôi mắt nhân tình gần khuất kia chiếc cầu cong thảnh thơi kia những hàng cây thân trắng kia tòa nhà...
Đọc tiếp

Ở giữa cánh đồng của mẹ

trong chiếc nôi màu thiên thanh

Mơ mơ cánh đồng thơ ấu

không không không cả bóng người

không bước chân ngày ngây dại

cậu bé bây giờ về nơi?

Em đây, em cười, thôn nữ

chào ta như thể quen rồi

chốn này đâu là ta nữa

cánh đồng cậu bé ấy thôi!

Kia đôi mắt nhân tình gần khuất

kia chiếc cầu cong thảnh thơi

kia những hàng cây thân trắng

kia tòa nhà cổ im lời…

(Cánh đồng thơ ấu, Dương Kiều Minh

Theo Thơ Dương Kiều Minh – NXB Hội nhà văn, 2011)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2: Xác định 02 biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ từ câu Ở giữa cánh đồng của mẹ đến cậu bé bây giờ về nơi?

Câu 3: Nêu nội dung chính của bài thơ.

Câu 4: Từ cảm nhận về bài thơ, anh/chị hãy nêu nhận xét của mình về vai trò của kí ức tuổi thơ đối với nỗi con người.

0
I. Đọc hiểu: Đọc văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ( SGK Ngữ văn 10 tập 2, trang 31,32) và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”? Câu 2: Hiền tài có vai trò quan trọng đối với đất nước như thế nào? Câu 3: Theo tác giả, việc khắc bia ghi tên tiến sĩ có ý nghĩa, tác dụng gì đối với đương...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu:
Đọc văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ( SGK Ngữ văn 10 tập 2, trang 31,32) và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”?
Câu 2: Hiền tài có vai trò quan trọng đối với đất nước như thế nào?
Câu 3: Theo tác giả, việc khắc bia ghi tên tiến sĩ có ý nghĩa, tác dụng gì đối với đương thời và các thế hệ sau?
Câu 4: Theo em, trong thời đại ngày nay, Nhà nước ta đã, đang và sẽ phải làm gì để khuyến khích hiền tài cống hiến hết mình cho đất nước?
II. Làm văn
Câu 1: Anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ bàn về vai trò của hiền tài đối với đất nước trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2: Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật khách trong bài “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu.
Mọi người giải nhanh, hoặc cho m biết nguồn thông tin tham khảo nhá !!

0
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Tôi đã từng gặp nhiều người bạn trong lúc học, lúc làm việc thì khá tự tin, thậm chí còn có thành tích cao, nhưng trong những buổi đi chơi, những cuộc tụ họp bạn bè, thì lại vô cùng mờ nhạt. Hầu như không có bạn thân. Em ạ, bệnh nhạt là một căn bệnh đáng sợ. …Vì sao em không thú vị? Có phải vì tất cả những...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi đã từng gặp nhiều người bạn trong lúc học, lúc làm việc thì khá tự tin, thậm chí còn có thành tích cao, nhưng trong những buổi đi chơi, những cuộc tụ họp bạn bè, thì lại vô cùng mờ nhạt. Hầu như không có bạn thân.

Em ạ, bệnh nhạt là một căn bệnh đáng sợ.

…Vì sao em không thú vị? Có phải vì tất cả những năm tuổi thơ em quá ngoan, em chỉ biết đi học và học thật thuộc những điều trong sách giáo khoa. Vì em chưa đi đâu, em chẳng có chuyện gì để kể cho mọi người nghe, về những vùng đất, những con người nơi em đi qua, những cuộc nói chuyện chỉ xoay quanh than vãn vài chuyện vụn vặt. Vì em chỉ chuyên đi theo phía sau, chưa từng dám thử dẫn đầu lần nào. Vì em chưa sống trọn vẹn, em chưa từng thử làm một việc gì đó thật khác lạ, chưa từng dám bung nở. Vì em chưa một lần dũng cảm dám bước ra ngoài vùng an toàn của bản thân.

Bệnh nhạt này còn nguy hiểm khi em đi làm, khi em tới một đất nước mới. Em có thể giỏi chuyên môn, giỏi ngoại ngữ, có thể được người phỏng vấn cho lọt qua vùng tuyển dụng, nhưng nếu em nhạt, em sẽ khó hòa nhập, khó có thể có những người bạn thân thiết trong công ty. Những người dám mạo hiểm cũng là những người dễ gặt hái được thành công.

( Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc – Thu Hà)

Câu 1: Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì?

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích?

Câu 3: Vì sao bệnh nhạt là một căn bệnh đáng sợ và nguy hiểm?

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Những người dám mạo hiểm cũng là những người dễ gặt hái được thành công”.Vì sao?

0
ĐỀ BÀI: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: (1)Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 và nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác, đội ngũ cán bộ ngành y tế được ví như những “chiến sỹ áo trắng.”(2)Họ là lực lượng thường trực ở tuyến đầu chịu nhiều áp lực, vất vả và phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao. Nhưng bằng tình yêu nghề, các y, bác sỹ làm...
Đọc tiếp

ĐỀ BÀI: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: (1)Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 và nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác, đội ngũ cán bộ ngành y tế được ví như những “chiến sỹ áo trắng.”

(2)Họ là lực lượng thường trực ở tuyến đầu chịu nhiều áp lực, vất vả và phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao. Nhưng bằng tình yêu nghề, các y, bác sỹ làm công tác phòng, chống dịch bệnh của tỉnh Hà Nam đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

(3)Là nơi cách ly điều trị cho các bệnh nhân COVID-19, Khoa Lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam được coi là điểm “nóng” trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh. Suốt hơn 1 năm qua, các cán bộ, viên chức của khoa đã thể hiện được bản lĩnh, trách nhiệm của mình, cắm chốt tại khu cách ly đặc biệt điều trị cho các bệnh nhân COVID-19.Mọi người trong khoa, dù có con nhỏ hay bố mẹ già, chồng công tác xa cũng đều sắp xếp thời gian thay nhau vào khu cách ly, ăn ở cùng khu với bệnh nhân để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, điều trị cho họ.

(TTXVN/Vietnam, 25/02/2021)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.(2.0)

2. Theo văn bản, trong cuộc chiến chống dịch Covid, đội ngũ cán bộ ngành y tế được ví như thế nào?(2.0)

3. Theo văn bản, các cán bộ ý tế của Khoa Lâm sàng Bệnh viện tỉnh Hà Nam đã làm việc với tinh thần như thế nào?(2.0)

4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 20 dòng trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Thanh niên Hà nam cần phải làm gì trong lúc dịch bệnh Covid đang rất nguy hiểm ở chính nơi mình đang sinh sống?(3.0)

0
ĐỀ 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như...
Đọc tiếp

ĐỀ 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

(Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, 2010, tr.31,32)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?(0,5 điểm)

Câu 2. Nêu những việc làm của các thánh đế minh vương thể hiện sự trọng đãi hiền tài trong đoạn trích (0,5 điểm)

Câu 3. Nhận xét thái độ của tác giả đối với người hiền tài thể hiện trong đoạn trích? (1,0 điểm)

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh chị về lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (1,0 điểm)

ĐỀ 2: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

(Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)

Câu 2. Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? (1,0 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước." (1,0 điểm)

Câu 4. Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng). (1,5 điểm)

1
14 tháng 5 2020

Đề 1:

4)

: Gợi ý những ý chính làm bài

- Từ quan điểm đúng đắn của Thân Nhân Trung : “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, học sinh liên hệ đến lời dạy của Bác : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

  • Câu nói của Người đề cao vai trò của giáo dục. Người đặt giáo dục là một trong nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước.
  • Người kêu gọi mọi người Việt Nam có quyền lợi và bổn phận học kiến thức mới để xây dựng nước nhà; nhất là các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để cho non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
  • Ngày nay, Đảng và Nhà nước đã thực hiện quan điểm giáo dục đúng đắn : Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó, cần tập trung đầu tư cho giáo dục, coi trọng hiền tài, có chính sách đãi ngộ hợp lí để bồi dưỡng nhân tài, phát huy nhân lực ; tránh tình trạng chảy máu chất xám…


Đề 2:

1 phương thức biểu đạt chính là miêu tả

2 nội dung nói về lòng nồng nàn yêu nước của dân ta

tên đoạn trích là lòng yêu nước to lớn của nhân dân ta

3+ câu nêu luận điểm là câu: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

+ nt đảo ngữ trong câu văn đầu là muốn nói lên lòng yêu nước mãnh liệt và cao cả của nhân dân ta

+tác dụng nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, yêu nước, bảo vệ nước của dân tộc việt nam

5n tác giả sd biện pháp nhân hoá, tg đã ví long yêu nước của nhân dân ta như 1 làn sóng to lớn và quét sạch những kẻ bán nước cướp nước

tác giả khẳng định sức mạnh to lớn của dân tộc ta

+sự khẳng định đấy đã đc cm trong cuộc kháng chiến Điện Biên Phủ, cách mạng tháng tám