Tìm hiểu Về môn hoc cho những người sắp thi !
“Kì thi tốt nghiệp và tuyển sinh của mình sắp đến rồi, mình cảm thấy áp lực lắm, làm cách nào cho khỏi áp lực mà cảm thấy thoải mái và tự tin khi thi?” - Đinh Tuyền, Bà Rịa – Vũng Tàu.
"Sắp đến mùa thi rồi mà em luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản không muốn học! Điều quan trọng nhất trong thời điểm nước rút này em phải làm gì để ôn thi có hiệu quả ạ?" - Ngọc Hân, Quảng Nam.
Thưa thầy, em muốn hỏi về việc giữ tinh thần thoải mái trước mọi áp lực. Có nhiều lúc có những sự cố tinh thần hay bệnh tật trong kì nước rút này. Theo thầy thì cần phải làm gì và nghĩ đến điều gì để có thêm sức mạnh vượt qua ạ? Em xin cảm ơn - Quỳnh Mai, TP. HCM.
Bạn đừng lo, bất kỳ ai cũng bị căng thẳng chuyện thi cử nhưng điều quan trọng là không để nó vượt khỏi tầm kiểm soát nhé. Lời khuyên hàng đầu của các chuyên gia giáo dục được đăng tải trên BBC, điều quan trọng là nhận diện những dấu hiệu stress thi cử từ đó tìm cách tốt nhất để khống chế sự tấn công của chúng.
Kỳ thi càng đến gần, MTO càng nhận nhiều cầu cứu của teen làm sao để thoát khỏi tình trạng áp lực và mất tự tin trước kỳ thi.
“Giải phẫu” áp lực mùa thi cử
Có bạn nào chưa bao giờ căng thẳng trong suốt mùa thi, dù chỉ một tí xíu? Đối với hầu hết chúng ta, mùa thi luôn là khoảng thời gian áp lực nhất trong cuộc sống. Và chính một chút áp lực đó lại tốt cho chúng ta. Nếu chúng ta không lo lắng thì làm thế nào mà chúng ta đọc toàn bộ 100 trang lịch sử?
Do đó ai ai cũng có lúc trải qua tâm trạng tồi tệ. Đôi khi mức độ căng thẳng vượt ra khỏi tầm kiểm soát, ngăn cản chúng ta đạt được phong độ học tập tốt nhất, bởi lúc đó chúng ta mệt mỏi cả cơ thể lẫn tinh thần, cảm giác mọi thứ bị rối tung lên,
Theo các bác sĩ tâm thần, các triệu chứng căng thẳng gồm:
- Khó ngủ và khó thức dậy vào buổi sáng.
- Luôn mệt mỏi.
- Hay quên.
- Đau nhức
- Chán ăn
- Lười hoạt động
- Hay lo lắng và dễ cáu gắt
- Tim đập nhanh
- Nhức đầu hay đau nửa đầu
- Thị giác mờ
- Hoa mắt, choáng váng.
Nếu bạn thấy xuất hiện 3 triệu chứng kể trên hoặc nhiều hơn, và nó đã kéo dài trong vài tuần thì bạn cần “ra tay” ngăn chặn sự tấn công của nó.
Làm thế nào để khống chế áp lực và lên phong độ học và thi
* Học cách nhận biết khi nào bạn bị căng thẳng. Hãy nghỉ ngơi hoặc trò chuyện với ai đó hiểu áp lực mà bạn đang trải qua sẽ giúp ích cho bạn.
* Tránh so sánh khả năng của mình với những bạn khác. Những câu nói đại loại như:“TRời ơi, mình chỉ mới đọc Macbeth 17 lần thôi”. Mỗi người đều có cách ôn bài khác nhau, vì vậy hãy chọn cách phù hợp với mình nhất.
* Ăn uống hợp lý. Hãy đối xử tốt với cơ thể của mình bằng trái cây, rau quả và một bữa sáng phù hợp. Không ai có thể nhanh nhẹn và ôn bài hiệu quả chỉ với một bữa ăn sáng qua loa.
* Ngủ đủ giấc. Cần nghỉ ngơi trước khi đi ngủ. Không nên ôn bài trên giường. Giường là nơi để ngủ nghỉ, chứ không phải là nơi học bài. Hãy ngủ đủ 8 tiếng.
* Tập thể dục. Không gì có thể xóa tan căng thẳng nhanh bằng những hoạt động thể chất. Hãy sắp xếp thời gian tập thể dục vào thời khóa biểu của bạn. Lười biếng sẽ khiến bạn uể oải.
* Bỏ những thói quen xấu. Hút thuốc lá hay uống rượu đều không có tác dụng giúp bạn giảm bớt áp lực trong thời gian dài.
* Hơi thở gấp gáp và yếu, là nguyên nhân khiến bạn hồi hộp và hoảng sợ. Nếu bạn cảm thấy mình mất phương hướng trong kỳ thi thì hãy ngồi xuống một lúc và kiểm soát hơi thở. Hít thở sâu 5 lần bằng mũi.
* Không nên thảo luận sau khi thi vì bài thi của bạn đã “an bài”. Nếu bạn bè chọn câu 3b thì cũng chẳng sao, vì bạn có muốn sửa lại cũng đâu có được lại còn khiến bạn lo lắng hơn nữa.
* Cuối cùng, dù gì đi nữa, thì luôn có một sự thật là: Cuộc sống sẵn sàng đón chờ bạn sau các kỳ thi. Có thể bây giờ bạn căng thẳng nhưng chỉ là nhât thời thôi, bạn sẽ sớm mất đi cảm giác đó. Vì vậy hãy “quẳng gánh lo đi mà vui sống” cho ngày hôm nay, bạn nhé!
Nếu kì thi là một trận đá bóng thì em hãy ra sân với tinh thần tự tin chiến thắng, em sẽ làm tốt hơn - Thầy Nguyễn Phước Hòa Tân, giáo viên luyện thi môn Hóa trường Điện toán và ngoại ngữ Cadasa.
Sức mạnh tinh thần để vượt qua các trở ngại trong cuộc sống nói chung, trong các kỳ thi nói riêng xuất phát trước hết từ niềm tự tin vào bản thân; tự tin vào kiến thức kỹ năng mà mình đã có. Khi có niềm tự tin, em sẽ ôn luyện các môn học có kế hoạch, có phương pháp khoa học, có tâm trạng thoải mái, chắc chắn các áp lực sẽ biến mất mà hiệu quả ôn tập lại cao - Thầy Lê Xuân Giang, Hiệu trưởng và là giáo viên Văn trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q4. TPHCM.
thêm Vế sau:....phản bội lại mình.
chuẩn luôninuyasha