Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.
Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?
Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...
Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:
Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!
Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.
Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.
Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
Tham khảo :
Sau một giấc ngủ dài, tôi tỉnh dậy và chợt nhận ra đây chính là ngôi nhà yêu dấu năm xưa – nơi gia đình tôi đã sống những ngày thật hạnh phúc. Nhưng thật kì lạ, một màu trắng thần kì bao phủ xung quanh, thoang thoảng đâu đây hương thơm của hoa đồng nội. Tôi hoa mắt chăng? Kia chẳng phải là người bà hiền hậu của tôi sao. Bà lặng lẽ ngồi đan len bên cửa sổ, gương mặt phúc hậu của bà thật quá gần gũi, thân quen. Thấy tôi tỉnh giấc, bà nhẹ nhàng nói: “Cháu thân yêu, lại đây với bà nào”. Tôi chạy đến bên, bà khẽ ôm tôi vào lòng, nhỏ nhẹ: “Cháu yêu quý, tại sao cháu lại muốn lên đây với bà? Cuộc sống trần gian chẳng lẽ quá khổ cực hay sao?”. Tôi nghẹn ngào kể lại cho bà nghe cuộc sống của tôi dưới trần gian sau khi bà mất…
“Bà ơi, cháu khổ lắm bà ơi!”. Từ khi bà rời xa cháu, gia đình không còn được hạnh phúc như xưa nữa. Cả nhà đã rời ngôi nhà xinh xắn có cây trường xuân bao quanh, nơi cháu đã sống những ngày thật đầm ấm để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn phải nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa của cha cháu. Đêm giao thừa, trời rét mướt, một mình cháu đầu trần, chân đất, bụng đói, dò dẫm bước đi trong đêm tối. Đôi giày đỏ mà bà tặng cháu năm xưa chẳng còn, cái rét cắt da cắt thịt đã làm đôi chân cháu cứng đờ ra. Cửa sổ mọi nhà đều rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Đêm nay là đêm giao thừa mà! Cháu ngồi nép vào một góc tường giữa hai ngôi nhà, thu đôi chân vào, nhưng mỗi lúc cháu càng thấy rét buốt hơn. Mặc dù vậy, cháu không thể nào về nhà nếu không bán được bao diêm hay không ai bố thí cho một đồng xu nào mang về, nhất định cha cháu sẽ đánh. Vả lại ở nhà thì cũng rét thế thôi. Cha con cháu sống trên gác xép mái nhà mà! Đù đã nhét giẻ vào các kẽ hở lớn, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đây, đôi bàn tay cháu đã cứng đờ ra.
“Chà, giá mà quẹt một que diêm để sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” – cháu nghĩ thầm. Cuối cùng, cháu đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy, ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao! Cháu tưởng chừng như mình đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng.
Trông lò lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng. Thật là dễ chịu! Cháu hơ đôi bàn tay đang lạnh cóng trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên. Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế trong đêm đông rét buốt trước lò sưởi thì khoái biết bao! Cháu vừa duỗi chân ra thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất. Cháu ngồi đó, tay cầm que diêm đã tắt hẳn, bần thần cả người, nghĩ rằng cha đã giao cho việc đi bán diêm. Đêm nay về nhà thế nào cháu cũng bị cha mắng. Cháu quẹt que diêm thứ hai. Diêm cháy và sáng rực lên. Bức tường như biến thành tấm nệm bằng vải màu. Cháu nhìn thấu vào trong nhà. Bây giờ, bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, bát đĩa dọn ra đầy đủ. Trên bàn ăn là cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kì diệu là con ngỗng to nhảy ra khỏi đĩa, mang cả dao ăn phuốc-sét cắm trên lưng tiến về phía cháu. Rồi que diêm vụt tắt, trước mắt chỉ là một bức tường lạnh lẽo, thực tế đã thay thế cho mộng tưởng. Chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào, chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp đi đến nơi hẹn hò. Chẳng ai để ý đến cháu. Rồi cháu quẹt que diêm thứ ba. Ồ, trước mắt cháu là cả một cây thông Nô-en lớn và trang trí thật lộng lẫy. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi, cháu đưa đôi bàn tay về phía cây…nhưng diêm tắt. Hàng ngàn ngọn nến bay lên, biến thành những vì sao trên trời. “Chắc là có ai vừa chết” – cháu tự nhủ.
Cháu quẹt que diêm nữa vào tường, ánh sáng xanh toả ra xung quanh, và cháu đã nhìn thấy bà. Bà đang mỉm cười với cháu. “Bà ơi – cháu đã reo lên – Cho cháu theo bà với”. Thế là diêm tắt. Cháu rất muốn níu bà lại. Diêm nối nhau chiếu sáng như ban ngày. “Chưa bao giờ cháu thấy bà to lớn và đẹp lão như thế này, bà ạ”. Thế rồi, bà nắm lấy tay cháu. Hai bà cháu ta đã bay vụt lên cao, cao mãi…
Vậy đó, bà ạ! Cháu đã hằng ước ao được lên đây cùng bà, được sống những ngày tười đẹp của hai bà cháu ta. Vậy là ước mơ của cháụ đã thành hiện thực rồi”. Qua khung cửa gỗ của ngôi nhà, tôi chợt thấy những nàng tiên bé nhỏ đang nô đùa trong ánh ban mai. Tôi chợt nhớ tới bố. Không biết bây giờ bố tôi sống! ra sao? Còn bà cháu tôi thì đã được đoàn tụ rồi.
Nhưng trong tâm trí của tôi, hình ảnh một gia đình êm ấm, khi còn có mẹ, có bà, sống dưới ngôi nhà có dãy trường xuân bao quanh sao thật đẹp, thật ấm áp đến lạ thường.
Mở bài : Giới thiệu quanh cảnh đêm giao thừa và gia đình của em bé bán diêm, nhân vật chính trong truyện.
Thân bài : * Em bé bán diêm không bán được diêm nên không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét, kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ. * Sau đó em đánh liều quẹt một que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy một viễn cảnh đẹp đẽ và ấm áp. * Ban đầu "em tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi" hơi ấm của que diêm khiến em "thật dễ chịu". Thế rồi que diêm vụt tắt, em bé trở lại với hiện tại rét mướt, tê cóng cả chân tay. Tiếp đến que diêm thứ hai, em lại mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn "có cả ngỗng quay". Que diêm tắt, em lại phải đối diện với thực tại của mình. Em lại quẹt que diêm thứ ba, em thấy hiện ra một cây thông Nô-en " trang trí lỗng lẫu" với "hàng ngàn ngọn nến sáng rực ». Nhưng rồi ngọn nến cũng tắt bay về trời. Que diêm thứ tư được đốt lên, em « nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". * Cuối cùng, em quẹt những que diêm còn lại, níu lấy bà bay lên.
Kết bài: * Nhân vật đã chết rét dưới lớp tuyết lạnh. * Truyện Cô bé bán diêm đã làm em xúc động vì cuộc đời đói khổ, nhọc nhằn của một em gái nhỏ. Nghĩ đến cảnh sống của em hiện nay được gia đình thương yêu đùm bọc, em hiểu mình thật là hạnh phúc.
Tôi là Giôn-xi, một cô hoạ sĩ nghèo của nước Mĩ xa xôi. Là một người nghệ sĩ tôi phải đi nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác. Vì vậy, tôi đã gặp nhiều chuyện bất ngờ, có thể kể cho các bạn nghe hàng giờ. Nhưng trong tất cả những điều ấy, câu chuyện bất ngờ nhất lại là câu chuyện về chính bản thân tôi. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”.
. Ngày ấy, tôi và Xiu-đi - một chị bạn vô cùng thân thiết, tốt bụng - sống trong một khu nhà trọ rẻ tiền. Hàng xóm của chúng tôi hầu hết đều là những người lao động nghèo, trong đó có một người hoạ sĩ già tên là Bơ- men. Cụ Bơ-men cũng có một niềm đam mê rất lớn tới nghệ thuật nhưng có lẽ cụ chưa tìm được nguồn cảm hứng sáng tác. Trong phòng cụ có một tấm vải vẽ căng ra đã từ lâu lắm và ông cụ suốt ngày có vẻ say khướt.
Mùa đông năm ấy, trời rét dữ dội. Trong xóm trọ của chúng tôi lan tràn một căn bệnh quái ác, căn bệnh viêm phổi. Cuộc sống nhiều thiếu thốn, đói và rét, cộng với thể lực vốn yếu ớt, tôi cũng bị gã khổng lồ độc ác ấy hỏi thăm. Người mệt rã rời, những cơn ho dữ dội tưởng chừng không dứt khiến người tôi như tan ra thành bụi. Tôi đã hoàn toàn bị căn bệnh đánh gục. Chị Xiu hoảng hốt chăm lo chạy chữa cho tôi. Với số tiền ít ỏi, dường như Xiu đã phải nhịn ăn nhiều bữa để lo bác sĩ. Chị ít ngủ và hay khóc thầm. Ngoài Xiu và vị bác sĩ già đáng mến, cụ Bơ-men cũng thường hay lên thăm tôi. Mỗi khi thấy tôi thều thào ho khan cụ đều lắc đầu ngao ngán. Và nhất là khi thấy tôi từ chối những thìa cháo của Xiu, cụ thường không tiếc lời mắng mỏ tôi là con bé ngu ngốc.
Dần dần, tôi thấy người mình yếu đi. Những cơn ho dai dẳng hơn, tôi không đủ sức để mà ho lớn. Tôi nằm ẹp xuống giường, không thể tự dậy dược. Tôi thấy sự sống đang từ bỏ mình từng ngày từng phút. Căn phòng quanh tôi trống vắng, lạnh lẽo vô cùng. Tôi thẫn thờ nhìn qua cửa sổ: ngoài kia, những chiếc lá thường xuân đang lặng lẽ rời cành. Chao ôi! Cuộc đời tôi cũng đang lặng lẽ rời bỏ sự sống như thế. Từng phút, từng phút một... và tôi biết, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cuộc đời tôi cũng lìa bỏ nhân gian. Tôi nói ý nghĩ ấy với Xiu, chị ôm lấy tôi vào lòng an ủi:
Con mèo con của chị... Em đừng nghĩ vớ vẩn như thế. Bác sĩ nói em sắp bình phục rồi.
Tôi biết đó chỉ là lời nói dối. Xiu đi lấy thuốc cho tôi, chị gặp cụ Bơ- men, nói gì đó với cụ. Tôi lại thấy cụ mắng tôi rất lớn:
Ngu ngốc! Thật là con bé ngu ngốc! Ai lại đi gắn đời mình vào những chiếc lá ngớ ngẩn!
Đêm hôm ấy, mưa gió dữ dội. Tôi nghe ngoài trời từng đợt lá ràn rạt rơi. Tôi biết, ngoài kia, chiếc lá thường xuân cuối cùng sắp rụng. Tôi chỉ chờ đến ngày mai nhìn thân cây trơ trụi để trút hơi thở cuối cùng.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức khuya lắm để chăm tôi. Tôi chăm chú nhìn gương mặt hốc hác, xanh xao của chị mà thấy thương chị vô cùng. Bất giác, tôi xót xa mong chờ giây phút chiếc lá cuối cùng rời cành để khỏi làm phiền những người xung quanh. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Ô kìa! Ngoài kia một chiếc lá thường xuân vẫn còn đó! Chiếc lá kiên trung bám vào thân cây bò trên tường. Chiếc lá còn xanh, chỉ rìa lá thì đã ngả vàng. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc lá mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ? Rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.
Dần dần, tồi thấy tinh thần phấn chấn hơn. Người thấy mạnh mẽ dần lên. Bác sĩ vào thăm bệnh cho tôi cũng thấy vui vẻ hẳn. Một buổi sáng, trong lúc chờ Xiu đi lấy thuốc, tôi khẽ lấy cuộn len và chiếc que đan để thử làm chút gì sau thời gian dài nằm giường bệnh. Lát sau, Xiu vào phòng, tôi thấy gương mặt Xiu vô cùng xúc động. Chị bước tới giường, nhìn sâu vào mắt tôi:
Con mèo con của chị...! Cụ Bơ-men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy, cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em mình - Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động - người ta thấy rơi ***** những chiếc bút vẽ, những bảng màu... Giôn-xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động...? Cụ Bơ-men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả những chiếc lá khác rời cành.
Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng.. Lòng trào lên niềm một xúc động vô bờ.
Giờ đây, tôi đã là một hoạ sĩ có tên tuổi. Dưới mỗi bức vẽ của mình tôi đều kí tên Bơ-men. Hàng năm, vào ngày giỗ của cụ, tôi vẫn trở về khu nhà trọ xưa viếng mộ cụ. Kỉ niệm về cụ và chiếc lá cuối cùng tôi vẫn còn lưu giữ trọn vẹn trong tim. Tôi đã nhiều lần thử vẽ lại chiếc lá ấy nhưng lần nào cũng đành bất lực ngồi trước mảnh vải trắng trơn. Tôi biết, chỉ có lao động nghệ thuật hết mình tôi mới có thể đền đáp sự hi sinh vĩ đại của người hoạ sĩ già đáng kính ấy.
cám ơn bạn nhưng banj nhưng bạn làm sai đề rùi
HÓA THÂN VÀO CHIẾC LÁ NHÉ BẠN
làm ơn giúp mk
dêm Giao thừa rét buốt và lạnh lẽo, một em bé len lỏi giữa đám người đông nghẹt. Bóng nhỏ bé đáng thương đó lọt vào mắt tôi. Không hiểu sao lòng tôi trào dâng một niềm thương cảm vô bờ bến. Bỏ bạn bè để âm thầm đi theo cô bé, tôi nhìn thấy cả ý nghĩ trong đầu của em. Thật đáng thương! Một em bé sớm mất đi người bà và người mẹ - những người thương em nhất, mất đi ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh để sống cùng người cha nghiệt ngã độc ác, suốt ngày rượu chè be bét rồi sau đó là trút cả lên đầu em, để sống trong căn gác xép gần sát mái, nơi gió lùa chẳng khác gì ngoài trời rét mướt, cái cuộc sống mà em đang phải chịu khiến lòng tôi đau nhói.
Đôi mắt em ngước nhìn những con người kia với vẻ đáng thương, tôi cứ nghĩ sẽ có ai đó động lòng mà mua cho em một bao diêm. Nhưng hỡi ôi, chẳng ai mua giùm em, cũng chẳng ai bố thí cho em đồng nào. Đôi mắt em ướt nhoẹt nước mắt - những giọt nước mắt buồn tủi và cay đắng. Cái đói và cái rét làm bàn chân trần buốt giá của em tê cứng lại, em khép mình trong góc tối của bức tường ngôi nhà gần đó. Gió vẫn rít từng cơn .... Tuyết phủ lên đầu em hờ hững... Chao ôi, cảnh tượng mới đáng thương làm sao! Tôi phải làm gì để em có chút hi vọng vào cuộc sống đây?
Những người đi trên đường ... Họ thực sự độc ác như chính lòng dạ của Mụ Mùa Đông, với áo ấm, với khăn choàng kín cổ và bít tất ấm áp , họ có nhìn thấy em bé cô đơn và mỏng manh ... hay họ nhìn thấy nhưng làm lơ đi, cứ coi như mình không thấy. Tôi chẳng còn hi vọng gì về họ ... Ánh mắt tôi ái ngại nhìn em, thân hình gầy gò run bần bật theo từng cơn gió rít, "Em bé ơi .... quẹt diêm đi, em sẽ chết rét mất ..." Lòng tôi bật ra câu nói đó. Và dường như em hiểu tôi, em ngước đôi mắt lờ đờ và mệt mỏi về phía tôi (mặc dù chẳng bao giờ em nhìn thấy tôi) ... Không, em đang nhìn ngôi nhà bên kia qua cửa sổ với bố, mẹ, những đứa con cùng thức ăn dọn sẵn trên bàn và cây thông Noel, với ấm áp lò sưởi và thơm phức mùi ngỗng quay. Chỉ cách một bức tường thôi, một bức tường thôi .... Là đứa em lạnh cóng bé nhỏ của tôi và là một gia đình hạnh phúc.
Đánh liều, em quẹt diêm thật. Lần thứ nhất, tôi thấy rõ trước mắt em hình ảnh mờ ảo của lò sưởi với hơi ấm bốc lên nghi ngút, em cười và duỗi chân ra, nhưng rồi trước em chỉ còn là màn đêm lạnh lẽo khi diêm vừa tắt. Lần thứ hai, que diêm bốc cháy với bàn ăn và những con ngỗng quay nóng hổi, thơm phức cùng dĩa, dao sẵn sàng. Em giơ tay muốn níu kéo lại tất cả nhưng rồi cũng chỉ là vô vọng. Lần thứ ba, que diêm cháy bùng và cây thông Noel hiện ra, một cây thông thật lộng lẫy và cao to, với những chùm sao giấy và những món quà. Rồi cũng vụt tắt theo những mộng tưởng dường như là bình thường của những đứa trẻ khác nhưng lại có ý nghĩa to lớn đối với em. Tôi khóc .... khóc thật rồi ... Đứa em nhỏ tôi chưa từng biết đến ... Từ khi tôi vẫn chưa trở thành thiên thần nhỏ. Lần thứ tư em quẹt diêm với ánh mắt đờ đẫn và vô vọng, nhưng kìa, Bà hiện lên hiền từ và đẹp lão vô cùng trước mắt em. Những khao khát cháy bùng trong em, em kêu lên - những tiếng kêu từ tận đáy lòng:" Bà ơi, bà đừng đi, bà cho cháu theo với, cháu biết rằng que diêm vụt tắt thì bà cũng biến mất như lò sưởi, ngỗng quay, cây thông... cháu không cần gì hết, cháu chỉ cần bà thôi, bà cho cháu đi cùng nhé" ... Rồi như một kẻ điên, em quẹt hết những que diêm mà em có thể vơ lấy. Diêm cháy sáng rực một vùng như ban ngày, Bà rực rỡ và đẹp vô cùng, rồi bà nắm tay em, hai bà cháu cùng bay lên cao theo những đốm lửa nhỏ bé như vì sao ... sau lưng em, đôi cánh thiên thần hiện ra ... Em trở về với Thượng đế cùng bà, tôi khóc, nhưng nước mắt tôi không mặn mòi và chua chát như trước nữa, tôi thấy hạnh phúc, vì cuối cùng em cũng đã đạt được ước mơ...
Sáng hôm sau, người ta thấy xác em bé nằm giữa góc hai bức tường với nụ cười và đôi má ửng hồng. Và xung quanh em, những bao diêm đốt dở vung vãi ... Không ai hiểu nổi vì sao em chết ... Có ai biết đâu sự vô tâm của họ dẫn đến cái chết đau lòng ... Nhưng cái chết đó là sự giải thoát cho một cuộc sống khốn cùng của đứa trẻ nhỏ bé ..
Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.
Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?
Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...
Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:
Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!
Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.
Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.
Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
tk cho mình nha
Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.
Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?
Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...
Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:
Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!
Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.
Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.
Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.
Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?
Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...
Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:
Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!
Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.
Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.
Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
Bạn dựa vào cái dàn bài này rồi tự thêm ý vào nhé! Chúc bạn học tốt!
- Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cảnh cùng túng quá phải bỏ con đi tha hương cầu thực, chú sống với bà cô cay nghiệt.
- Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời không muốn vào.
- Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình.
- Gần đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về, Hồng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở.
- Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.
tham khảo
Sau một giấc ngủ dài, tôi tỉnh dậy và chợt nhận ra đây chính là ngôi nhà yêu dấu năm xưa – nơi gia đình tôi đã sống những ngày thật hạnh phúc. Nhưng thật kì lạ, một màu trắng thần kì bao phủ xung quanh, thoang thoảng đâu đây hương thơm của hoa đồng nội. Tôi hoa mắt chăng? Kia chẳng phải là người bà hiền hậu của tôi sao. Bà lặng lẽ ngồi đan len bên cửa sổ, gương mặt phúc hậu của bà thật quá gần gũi, thân quen. Thấy tôi tỉnh giấc, bà nhẹ nhàng nói: “Cháu thân yêu, lại đây với bà nào”. Tôi chạy đến bên, bà khẽ ôm tôi vào lòng, nhỏ nhẹ: “Cháu yêu quý, tại sao cháu lại muốn lên đây với bà? Cuộc sống trần gian chẳng lẽ quá khổ cực hay sao?”. Tôi nghẹn ngào kể lại cho bà nghe cuộc sống của tôi dưới trần gian sau khi bà mất…
“Bà ơi, cháu khổ lắm bà ơi!”. Từ khi bà rời xa cháu, gia đình không còn được hạnh phúc như xưa nữa. Cả nhà đã rời ngôi nhà xinh xắn có cây trường xuân bao quanh, nơi cháu đã sống những ngày thật đầm ấm để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn phải nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa của cha cháu. Đêm giao thừa, trời rét mướt, một mình cháu đầu trần, chân đất, bụng đói, dò dẫm bước đi trong đêm tối. Đôi giày đỏ mà bà tặng cháu năm xưa chẳng còn, cái rét cắt da cắt thịt đã làm đôi chân cháu cứng đờ ra. Cửa sổ mọi nhà đều rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Đêm nay là đêm giao thừa mà! Cháu ngồi nép vào một góc tường giữa hai ngôi nhà, thu đôi chân vào, nhưng mỗi lúc cháu càng thấy rét buốt hơn. Mặc dù vậy, cháu không thể nào về nhà nếu không bán được bao diêm hay không ai bố thí cho một đồng xu nào mang về, nhất định cha cháu sẽ đánh. Vả lại ở nhà thì cũng rét thế thôi. Cha con cháu sống trên gác xép mái nhà mà! Đù đã nhét giẻ vào các kẽ hở lớn, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đây, đôi bàn tay cháu đã cứng đờ ra.
“Chà, giá mà quẹt một que diêm để sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” – cháu nghĩ thầm. Cuối cùng, cháu đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy, ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao! Cháu tưởng chừng như mình đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng.
Trông lò lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng. Thật là dễ chịu! Cháu hơ đôi bàn tay đang lạnh cóng trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên. Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế trong đêm đông rét buốt trước lò sưởi thì khoái biết bao! Cháu vừa duỗi chân ra thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất. Cháu ngồi đó, tay cầm que diêm đã tắt hẳn, bần thần cả người, nghĩ rằng cha đã giao cho việc đi bán diêm. Đêm nay về nhà thế nào cháu cũng bị cha mắng. Cháu quẹt que diêm thứ hai. Diêm cháy và sáng rực lên. Bức tường như biến thành tấm nệm bằng vải màu. Cháu nhìn thấu vào trong nhà. Bây giờ, bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, bát đĩa dọn ra đầy đủ. Trên bàn ăn là cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kì diệu là con ngỗng to nhảy ra khỏi đĩa, mang cả dao ăn phuốc-sét cắm trên lưng tiến về phía cháu. Rồi que diêm vụt tắt, trước mắt chỉ là một bức tường lạnh lẽo, thực tế đã thay thế cho mộng tưởng. Chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào, chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp đi đến nơi hẹn hò. Chẳng ai để ý đến cháu. Rồi cháu quẹt que diêm thứ ba. Ồ, trước mắt cháu là cả một cây thông Nô-en lớn và trang trí thật lộng lẫy. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi, cháu đưa đôi bàn tay về phía cây…nhưng diêm tắt. Hàng ngàn ngọn nến bay lên, biến thành những vì sao trên trời. “Chắc là có ai vừa chết” – cháu tự nhủ.
Cháu quẹt que diêm nữa vào tường, ánh sáng xanh toả ra xung quanh, và cháu đã nhìn thấy bà. Bà đang mỉm cười với cháu. “Bà ơi – cháu đã reo lên – Cho cháu theo bà với”. Thế là diêm tắt. Cháu rất muốn níu bà lại. Diêm nối nhau chiếu sáng như ban ngày. “Chưa bao giờ cháu thấy bà to lớn và đẹp lão như thế này, bà ạ”. Thế rồi, bà nắm lấy tay cháu. Hai bà cháu ta đã bay vụt lên cao, cao mãi…
Vậy đó, bà ạ! Cháu đã hằng ước ao được lên đây cùng bà, được sống những ngày tười đẹp của hai bà cháu ta. Vậy là ước mơ của cháụ đã thành hiện thực rồi”. Qua khung cửa gỗ của ngôi nhà, tôi chợt thấy những nàng tiên bé nhỏ đang nô đùa trong ánh ban mai. Tôi chợt nhớ tới bố. Không biết bây giờ bố tôi sống! ra sao? Còn bà cháu tôi thì đã được đoàn tụ rồi.
Nhưng trong tâm trí của tôi, hình ảnh một gia đình êm ấm, khi còn có mẹ, có bà, sống dưới ngôi nhà có dãy trường xuân bao quanh sao thật đẹp, thật ấm áp đến lạ thường.
Vào đúng khoảnh khắc những que diêm cuối cùng nối tiếp nhau bừng sáng, bà dịu dàng nắm lấy tay tôi, rồi hai bà cháu bay lên cao, cao mãi. Thế là tôi đã được cùng bà về bên Thượng đế chí nhân, chấm dứt những tháng ngày đau khổ, bi thương chốn trần gian. Tuyết vẫn rơi, nhưng tôi không cảm thấy lạnh nữa. Tôi cảm nhận rõ sự ấm áp từ vòng tay đầy yêu thương của bà. Hạnh phúc ơi! Sao tận bây giờ Người mới gọi tên con?
Vừa đặt chân đến cổng thiên đường, tôi ngỡ ngàng khi đứng trước một chiếc cầu vồng khổng lồ, lung linh bảy sắc. Ánh sáng, màu sắc rực rỡ từ cầu vồng chiếu ra khiến tôi lóa mắt. Trên cầu vồng, những làn mây màu ngọc thạch vắt ngang như những chiếc vòng ngọc khổng lồ ai ném xuống thế gian. Màu xanh non được lọc bởi ánh trời, đẹp như thế có lẽ chỉ một lần trong vũ trụ, khác hẳn sự tối tăm, lạnh lẽo của đêm giao thừa chốn dương gian. Bà ân cần nắm tay tôi, đưa về một ngôi nhà xinh xắn, với hàng rào dây thường xuân bao quanh giống như ngôi nhà hạnh phúc của gia đình tôi ngày xưa. Trong nhà, một lò sưởi ấm cúng với những ngọn lửa nhỏ đang nhẩy múa, trên bàn ăn trải khăn trắng tinh, một con ngỗng quay vàng rộm đang chờ sẵn cùng với rất nhiều bánh ngọt và hoa quả tươi ngon, cây thông Noel trang hoàng lộng lẫy ở góc phòng. Ngồi trong lòng bà, bên lò sưởi ấm áp, tôi nghẹn ngào kể cho bà nghe cuộc sống khốn cùng của tôi sau khi bà mất:
- Bà ơi! Từ ngày bà rời xa cháu, gia đình ta đã lâm vào cảnh bần hàn. Hai cha con cháu phải chuyển đến một căn áp mái tồi tàn, hoang lạnh. Cha trở nên nghiện ngập, mắng chửi cháu cả ngày. Cháu phải đi bán diêm để mưu sinh. Trong đêm giao thừa rét mướt, một mình cháu đầu trần với đôi chân tê cóng vì không có giày dò dẫm trong đêm tối. Suốt cả ngày, cháu không bán được bao diêm nào nên không dám về nhà vì sợ đòn roi của cha. Đói và rét khiến cháu kiệt sức, đành ngồi nép vào góc tường giữa hai ngôi nhà trong cái rét cắt da, cắt thịt của đêm đông. Cháu muốn quẹt một que diêm để hơ ấm đôi bàn tay tê buốt nhưng không dám vì đó là số diêm cha cháu giao đi bán. Cuối cùng cháu đánh liều quẹt một que, ánh sáng diêm rực như than hồng. Cháu tưởng như mình đang ngồi trước một lò sưởi tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Que diêm tàn, lò sưởi cũng biến mất, cháu bần thần lo sợ sẽ bị cha mắng. Cảm giác đói cồn cào xâm chiếm, cháu lại quẹt que diêm thứ hai. Kì diệu quá bà ơi! Cả một bàn ăn thịnh soạn hiện ra, mùi ngỗng quay thơm nức cả mũi. Nhưng rồi mộng tưởng cũng tan biến khi que diêm vụt tắt. Chỉ còn lại mình cháu cô đơn trong xó tường lạnh lẽo. Không một ai bố thí cho cháu một chút tình thương. Tại sao cuộc sống của cháu lại bi thảm đến thế? Cháu nhớ quay quắt những đêm giao thừa hạnh phúc khi bà còn sống. Rồi cháu quẹt que diêm thứ ba. Trời ơi! Cháu không tin nổi! Trước mắt cháu là một cây thông Noel lớn, lộng lẫy với ngàn ánh nến sáng rực, lấp lánh. Rồi diêm tắt, những ngọn nến cứ thế bay cao rồi biến thành những ngôi sao trên bầu trời xa thẳm. Những ngôi sao đó gợi trong cháu nỗi nhớ bà da diết. Cháu quẹt thứ tư và bà đã đến bên cháu, vẫn nụ cười hiền hậu, dịu dàng, ánh mắt trìu mến nhìn cháu. Bà ơi! Đó chính là điều kì diệu nhất mà cháu được nhận từ thượng đế nhân từ. Cháu muốn níu bà ở lại vì bà chính là điểm tựa của cháu trong cuộc sống. Vì cháu biết có bà, cháu sẽ được sống những ngày hạnh phúc. Bà sẽ đưa cháu đến với một thế giới không có đòn roi, không có đói khát, không bị ghẻ lạnh mà chỉ có tiếng cười và những yêu thương. Cháu cũng biết, diêm tắt, bà cũng sẽ biến mất như những ảo ảnh trước. Không! Cháu không muốn thế. Cháu muốn ở mãi bên bà. Cháu cuống quýt quẹt tất cả những que diêm còn trong bao mong giữ bà ở lại. Diêm nối nhau sáng mãi, rồi bà đã nắm tay cháu bay cao lên mãi.
Bà ơi! Cháu đã không còn mẹ nữa. Xin bà đừng bao giờ rời xa cháu nữa bà nhé! – Tôi khẩn nài bà trong nước mắt.
Bà hiền hậu vuốt tóc tôi và nói:
- Cháu yêu! Đừng khóc nữa. Giờ cháu đã ở đây với bà rồi. Sẽ không còn buồn đau, đói rét nào đe dọa cháu nữa đâu.
Tôi ngả đầu vào vai bà trong niềm vui sướng khôn tả. Bỗng cánh cửa lớn mở ra, một người phụ nữ bước bước vào. Nhìn bà, tôi chợt thấy trái tim mình loạn nhịp. Vẫn mái tóc ấy, khuôn mặt ấy, nụ cười bừng nở như nắng mai, mùi hương quen thuộc. Mẹ! Là mẹ thật rồi. Tôi chạy nhào vào lòng mẹ, khóc tức tưởi, nhưng đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc, của sự trùng phùng kì diệu. Mẹ ôm chặt lấy tôi, vuốt tóc, lau nước mắt cho tôi. Mẹ nói:
- Nín đi con! Từ nay mẹ và bà sẽ bù đắp cho con tất cả những bất hạnh con đã phải chịu suốt bao năm qua.
Nỗi vui sướng khiến tôi mê mụ. Tôi không ngờ niềm hạnh phúc của tôi lại tròn đầy đến thế. Tôi chợt nghĩ không biết giờ này, ở dưới kia, họ đang làm gì với tôi - cô bé bán diêm. Tôi bèn vén mây nhìn xuống trần gian. Tôi nhìn theo và thấy một cô bé có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Cô bé ấy đã chết giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết. Vậy mà họ không tỏ chút xót thương nào, họ bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm". Nhìn thấy cảnh tượng đó, trong lòng tôi dâng lên nỗi xót xa đến trào nước mắt. Thói thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm của người đời đã giết chết một cô bé, một tâm hồn trong sáng ngay vào cái thời điểm mà người ta hạnh phúc nhất, đầy đủ nhất. Cô bé ấy là tôi. Tôi đã chết không phải vì đói và rét, mà chết vì lòng người quá nghèo, quá lạnh. Mong sao trong cuộc đời sẽ không còn cô bé nào khốn khổ như tôi nữa. Cuộc đời này cần lắm những tấm lòng thơm thảo, biết yêu thương và biết sẻ chia.
- Cháu gái! Chúng ta đi chơi nào! Tiếng bà gọi tôi trở lại với thực tại.
Tôi vui sướng cùng bà và mẹ đi chơi, vườn hoa nơi thiên đường đẹp kì ảo với trăm ngàn loài hoa đủ màu lấp lánh. Mây trắng bò tràn lan trên mỏi nẻo đường đi. Mây ngũ sắc vương trên các vòm cây kì bí. Những cổng chào với ánh sáng chói lóa, lung linh đẹp mê hồn.
Thế là từ nay, tôi sẽ được sống cùng bà và mẹ hạnh phúc như xưa! Tôi sẽ cảm nhận được sự yêu thương qua từng cử chỉ, lời nói, ảnh mắt của hai người. Ôi! Thật hạnh phúc biết bao! Tôi thầm cảm ơn thượng đế đã ban cho tôi phước lành này. Thượng đế chí tôn! Con xin cảm ơn Người!
Linh Phương giúp mk. mk cần 1 cái mở bài #