Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2.- Từ cuối thế kỉ 12, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa doạ. Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, nông dân li tán. Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
- Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.
3.-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Thủ công nghiệp
+ Thủ công nghiệp do nhà nước quản lí trực tiếp rất phát triển và mở rộng nhiều ngành, nghề : làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...
+ Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng... Một số thợ thủ công cùng nghề tụ họp lại thành lập làng nghề, phường nghề. Các thạp gốm hoa nâuvà gạch đất nung chạm khắc nổi là những sản phẩm thủ công tiêu biểu thời Trần.
=>thủ công nghiệp phát triển
- Thương nghiệp: Chợ mọc lên ở nhiều nơi, bên cạnh Hoàng thành Thăng Long thành có 61 phố phường. Việc buôn bán với nước ngoài phát triển nhất là ở cảng Vân Đồn (Quảng Ninh)
=> thương nghiệp được mở rộng việc giao thương trong nước và nước ngoài.
-Nhà Trần đã thực hiện nhiều biện pháp như khuyến khích sản xuất mở rộng diện tích trồng trọt .
Chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà TRần là :
+ Được phục hồi và phát triển
+Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích trong nước và là nguồng thu nhập chính của đất nước .
-Nhà Trần chăm lo đến việc đắp đê để nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển .
*Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp do nhà nước quản lý được mở rộng , nhiều ngành nghề khác nhau gốm tráng men , đóng thuyền
-Thủ công nghiệp trong nhân dân phổ biến và phát triển , nghề mộc , xây dựng , đúc đồng , làm giấy ...
* Thương nghiệp
- Việc trao đổi buôn bán trong và ngoài nước đấy mạnh
-Nhiều trung tâm kinh tế được mỏ ra trong cả nước tiêu biểu như Thăng Long, Vân Đồn .
Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý :
- Cần nêu bật các chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp (đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp ; đắp đê Đỉnh nhĩ...). Chính nhờ những chính sách đó làm cho nông nghiệp được nhanh chóng phục hồi và phát triển, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Cần so sánh với thời Lý, tìm ra những điểm mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần (lập nhiều chợ ờ các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống...).
2.Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.
3.
Năm 1075, Lý Thường Kiệt cho quân đánh vào các thế mạnh của giặc, dồn chúng vào tình thế hoang man, lo sợ. Đầu năm 1076, quân tống cho quân đánh vào nước ta theo hai đường thủy bộ: Quân bộ theo đường Lạng Sơn, quân thủy theo đường sông Bạch Đằng. Quân ta đợi giặc đến, tranh thủ xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyện để chặn địch tại đây. Còn quân thủy thì bị chặn lại và phải đánh một trận quyết liệt với quân ta, làm cho ko thể kết hợp với quân bộ. Đợi quá lâu, quân bộ liều đánh nhưng chỉ tổ làm quân chết mòn, lương thực hao kiệt nên Quách Quỳ ra lệnh: Ai bàn đánh sẽ bị chém đầu. Quân sĩ mệt mỏi, chết mòn đi. Ngay lúc đó, Lý Thường Kiệt mở 1 cuộc tấn công lớn, quan Tóng đại bại.
_ Lý Thường Kiệt cho người giao hòa với nhà Tống, đó là một biện pháp mền dẻo nhưng giúp Đại Việt giữ mối quan hệ tốt với nhà Tống, tránh bị hiểu nhầm
_Đây có thể nói là trận đánh oanh liệt của lịch sử nước ta, nêu lên ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
- Kinh tế:
+ Chiếu Khuyến nông được ban hành để giải quyết ruộng đất bị bỏ hoang và nạn lưu vong .
+ Bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều lọai thuế.
+ Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải , thông chợ búa” khiến hàng hóa không ngưng đọng , làm lợi cho sự tiêu dùng của dân.
+ Thủ công nghiệp được phục hồi dần.
- Giáo dục:
+ Ban hành Chiếu lập học, khuyến khích mở trường học ở huyện, xã.
+ Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
+ Cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập.
Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt,
Câu 3 :
-Về nông nghiệp :
+ Nhà Trần đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang , mở rộng diện tích .
+ Làm thủy lợi như đắp đê , đào sông, ...
+ Đặt chức Hà Đê Sứ
- Về thủ công nghiệp :
+ Trong nhà nước : sản xuất gốm , dệt , chế tạo vũ khí .
+ Trong nhân dân : có nhiều ngành nghề như đúc đồng , làm giấy , khắc ván in.....
- Thương nghiệp :
+ Trong nước :
_ Thăng Long có 61 phường.
_ Chợ mọc lên rất nhiều .
+ Nước ngoài : các cửa biển Hội Thống ( Hà Tĩnh), Vân Đồn ( Quảng Ninh ) , ... là những nơi sầm uất , buôn bán tấp nập với thương nhân nước ngoài .
Hiện nay , chính sách kinh tế của nước ta đã ổn định nhưng ko thể tiến bộ bằng thời Trần , kinh tế nước ta vẫn còn nhiều thiếu sót nên ko thể đi lên sánh ngang với các nước láng giềng ( Cái này mk tự nghĩ th )
Câu 4:
- Từ những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực kiến trúc dưới thời nhà Trần, chúng ta nên vận động mn ko nên làm tổn hại đến công trình kiến trúc đó như là vẽ bậy , làm hỏng bất cứ một chỗ nào đó ( Mk diễn đạt ko ddc hay b chỉnh lại nhé ^^) Chúng ta nên giới thiệu vs người nước ngoài về n~ công trình kiến trúc này và nói cho họ bt về những lịch sử hào hùng của dân tộc VN .
Câu 1 :
Cơ sở kinh tế :
- Chủ yếu là sản xuất nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi và thủ công nghiệp . Nông nghiệp bị đóng kín trong công xã - nông thôn ( ở Phương Đông) trong lãnh địa ( ở Phương Tây )
=> Kinh tế khép kín tự túc tự cấp .
- Ruộng đất nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa giao cho nông dân hay nông nô cày cấy .
- Xã hội gồm 2 cấp bậc
* Phương Đông : _ Địa chủ
_ Nông dân
* Phương Tây : _ lãnh chúa
_ Nông Nô
- Riêng ở P.Tây từ TK XI , công thương nghiệp bắt đầu phát triển .
Nhà Nc phong kiến :
- Địa chủ , lãnh chúa : Tầng lớp thống trị
- Nông dân , nông nô : Tầng lớp bị trị
- Chế độ quân chủ : bảo vệ quyền lợi lợi ích của giai cấp thống trị .
+ Ở P.Đông : Mọi quyền hành tập trung vào nhà vua .
+ Ở P.Tây : quyền lực của vua lúc đầu bị hạn chế , nhưng về sau nhà nc thống nhất thì quyền lực tập trung vào tay nhà vua nhiều hơn .