K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2017

- Hãy tìm từ Hán Việt trong bài Sông Núi Nước Nam và Côn Sơn Ca

+ Ở bài Sông núi nước Nam, vì trong bản gốc là bằng chữ Hán nên mọi từ đều là tiếng hán cả nhé. Về nghĩa thì bạn đọc ở phan trong ngoặc đơn dưới phần Dịch nghĩa nha!

+ Nguyên văn bài thơ bằng chữ Hán, nhưng vì không có bản gốc nên mình xét bản Dịch thơ vậy. Trong bài có từ Hán Việt là: Sơn (núi)

- Nêu ý nghĩa, nghệ thuật của Sông Núi Nước Nam và Côn Sơn Ca

Bạn dùng máy tính thì đọc qua hai quyển này nhé (mình ngại bấm máy í mà):

http://sachgiai.com/book/van-hoc/hoc-tot-ngu-van-7-tap-1-page2.html

http://sachgiai.com/book/van-hoc/huong-dan-hoc-va-lam-bai-lam-van-ngu-van-7-tap-1-page3.html

[Tái bút: Mình gửi phần mục lục cho bạn để bạn dễ tìm trang rùi đó! Chúc bạn học tốt. Thân!]

8 tháng 10 2017

Cảm ơn bạn nhiều nhiều :3

Chúc việc học của bạn luôn luôn tốt nha <3 yeu

cái ảnh nó liên quan???hum

30 tháng 3 2017

Tục ngữ Việt Nam là kho kinh nghiệm ngàn đời, đúc kết từ trí tuệ người xưa. Cũng có câu tục ngữ được thốt ra từ trái tim nồng nàn của tiền nhân. Đó là câu : Thương người như thể thương thân.

Lời khuyên này có ý nghĩa gì ? Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem.

Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.

Sở dĩ ông bà ta có lời khuyên này vì nhiều người trong xã hội có thói ích kỉ, ích kỉ đến độ tàn nhẫn và ngu ngốc. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi là những câu thành ngữ, tục ngữ miêu .tả loại người ấy. Do đó, câu tục ngữ thương người như thể thương thân như một hồi chuông đánh thức lương tri, lay động tâm hồn của con người.

thuong-nguoi

Thương người như thể thương thân

Thật vậy, trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình, ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỷ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể: Do đó khi gặp khó khăn, hoạn nạn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm.

Anh em như thể chân tay.

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Rộng hơn tình anh em bè bạn, bà con hàng xóm, những người đã cùng chúng ta tối lửa tắt đèn có nhau, tuy không cùng máu mủ nhưng ho lai là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia ngọt sẻ bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào Khác gì anh em một nhà. Vì vậy, khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này, thái độ nhường cơm sẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù ở nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ. Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kệu gọi một miếng khi đói bằng một gói khi no những khi lũ lụt, hoả hoạn. Những lúc ấy, có người đã dũng cảm quên đó ý, quên lạnh, cứu sông bao nhiêu mạng người để lại gương sáng cho đời sau .

Câu tục ngữ thương người như thể thương thân là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người. Hãy thương yêu người khác như yêu thương chính bản thân mình. Điều đó mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà ta cần thực hiện tốt. Để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của ông cha, em hứa sẽ luôn giúp đỡ những người hoạn nạn trong cuộc đời.

Trong một nhóm người cũng như trong một xã hội, lời nói thật là quan trọng vô cùng: lời nói làm cho được lòng người hay mất lòng người trong nháy mắt. Người khôn bao giờ cũng muôn được lòng người, người tu càng muốn được lòng người hơn nữa ! Nhân tâm thật là quý báu, nhân tâm không thể mua bằng tiền, đúng theo lời ca dao

Nhân tâm ai bán mà mua

Ai cho mà lấy, ai đưa mà mừng ?

Thế mà nhân tâm chỉ mua và mua bằng lời nói. Người khôn dùng lời nói dịu dàng mà mua nhân tâm. Người hiền dùng lời nói nhân hậu mà thu phục nhân tâm. Người tu dùng lời nói từ bi mà qui hợp nhân tâm. Lời nói quả thật có công dụng và hiệu lực thắng thế hơn tiền bạc

31 tháng 3 2017

a. Mở bài.

- Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.

- Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và lòng vị tha.
- Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu: Thương người như thể thương thân.
b. Thân bài

* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.

- Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc.

- Thương người: người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
-> Thương người như thể thương thân: ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta.

- Câu tục ngữ là lời nhắc nhở phải biết yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. Đó là 1 truyền thống đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam ta.

* Chứng minh nội dung câu tục ngữ.

- Một cá nhân không thể sống tách rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn. Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy (dẫn chứng cụ thể qua ca dao, tục ngữ, truyện...).

VD: + Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

+ Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống những chung một giàn

- Yêu thương, giúp đỡ người khác là một nét đẹp đã có từ lâu đời trong nếp sống và trở thành một đạo lí sống của người Việt Nam. (Dẫn chứng: ca dao, tục ngữ, truyện...)

VD: + Lá lành đùm lá rách

+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

+ Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

- Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.(Dẫn chứng thực tế)

VD: Quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt

c. Kết bài

- Tình nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
-Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta.
- Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại.

Dàn ý này đã nếu rất rõ bạn dựa vào đây nhé!

19 tháng 9 2017

Bn có thẻ tham khảo ở đây nha : https://hoc24.vn/ly-thuyet/huong-dan-soan-bai-tu-lay.1967/

19 tháng 9 2017

I. Các loại từ láy

Câu 1:

- Giống nhau:

+ Cả ba từ láy đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu đều có sự hòa phối về âm thanh.

+ Đều do hai tiếng tạo thành.

- Khác nhau:

+ Đăm đăm – láy hoàn toàn

+ Mếu máo – láy phụ âm (m) (láy bộ phận)

+ Liêu xiêu – láy vần (iêu) (láy bộ phận)

Câu 2: Tìm thêm các từ láy cùng loại với các từ trên rồi điền vào bảng sau:

Từ láy

Câu 3:

Các từ bật bật, thẳm thẳm sai về nguyên tắc cấu tạo từ láy toàn bộ. Từ láy toàn bộ có trường hợp láy lại nguyên dạng âm gốc như đăm đăm, song cần lưu ý các trường hợp do sự hoà phối âm thanh nên tiếng láy có biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối, chẳng hạn: đo trong đo đỏ, xôm trong xôm xốp, bần trong bần bật, thăm trong thăm thẳm, ... Các từ này vẫn thuộc loại từ láy toàn bộ.

II. Nghĩa của từ láy

Câu 1:

Các từ này được tạo thành dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh (còn gọi là từ láy tượng thanh): ha hả như tiếng cười, oa oa giống như âm thanh tiếng khóc của em bé, tích tắcgiống như âm thanh quả lắc đồng hồ, gâu gâu giống như âm thanh của tiếng chó sủa.

Câu 2:

- Các từ thuộc nhóm (1) đều có khuôn vần i. Âm thanh của khuôn vần này gợi ra những cái nhỏ vụn, tương ứng với những sự vật, hiện tượng mà các từ lí nhí, li ti, ti hí,... biểu đạt.

- Các từ thuộc nhóm (2) có đặc điểm là:

+ Láy bộ phận phụ âm đầu, tiếng gốc đứng sau.

+ Các tiếng láy đều có chung vần âp, có thể hình dung mô hình cấu tạo loại từ này như sau: (x + âp) + xy; trong đó, x là phụ âm được láy lại, y là phần vần của tiếng gốc, âp là phần vần của tiếng láy.

+ Các từ thuộc nhóm này có chung đặc điểm ý nghĩa là: chỉ sự trạng thái chuyển động liên tục, hoặc sự thay đổi hình dạng của sự vật.

Câu 3:

- Đặt câu với mỗi từ.

+ Tấm vải này rất mềm mại.

+ Quả cà chua này có màu đo đỏ.

Các từ láy: mềm mại, đo đỏ so với nghĩa từ gốc của chúng đỏ, mền -> sắc thái của từ láy giảm nhẹ so với gốc đo đỏ và nhấn mạnh hơn mềm mại.

- Tham khảo nhé ,trên mạng còn nhiều kiểu khác nhau nữa bn cứ search lên sẽ có .

12 tháng 2 2017

Đề là gì? Soạn bài à?

23 tháng 2 2017

Nhận xét khái quát

Các biểu hiện cụ thể

1.Bác Hồ là người quý trọng kết quả sản xuất của con người

Lúc ăn Bác không để rơi vãi hạt cơm nào

2. Kính trọng người phục vụ

Cái bát của Bác ăn xong lúc nào cũng sạch.Thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất
3.Việc gì mà Bác tự làm được thì không phải nhờ người khác giúp

Người phục vụ của Bác có thể đếm trên đầu ngón tay

Chúc bạn học tốt!

4 tháng 3 2018

NX khái quát và biểu hiện cụ thể

1.bữa cơm:-chỉ vài 3 món đơn giản

-lúc ăn ko để rơi vãi 1 hột cơm

-ăn xong bát bao iờ cx sạch,thúc ăn đc cất tươm tất

2.cái nhà:-chỉ vẹn vẹn 3 phòng,phảng phất hương thơm của hoa cỏ

3.lối sống:-bác làm vc suốt ngày suốt đời làm vc từ vc lớn đến vc nhỏ

-giản dị trong đời sống, tác phong, lời ns, bài vt

CHÚC BN HOK TỐT!!!hihivui

14 tháng 10 2017

Với mỗi người trong số tất cả chúng ta, hẳn ai cũng có cho mình một quê hương. Nhìn nhận về quê hương của mỗi con người hẳn cũng có nhiều điểm khác nhau, nhưng tôi tin tất cả mọi người đều có một niềm tự hào về quê hương mình và với tôi cũng vậy.

Quê hương Hà Tĩnh của tôi nghèo lắm và cũng xa xôi, cách trở những chốn đô thị hào nhoáng và phồn hoa tại các thành phố lớn. Không chỉ nghèo, Hà Tĩnh còn là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của những cơn bão lớn, những đợt gió lào nóng cháy da, cháy thịt… Nhưng không vì vậy mà người dân mất hết đi niềm tin trong cuộc sống mà trái lại càng khiến tình yêu quê hương trong họ ngày càng da diết và cháy bỏng hơn bao giờ hết. Dù không có sự ưu ái từ thiên nhiên nhưng người dân Hà Tĩnh vẫn vượt qua những gian nan cách trở, chịu thương, chịu khó và điều đó khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn.

Tình yêu quê hương đất nước của con người Hà Tĩnh được gây dựng từ một lịch sử hào hùng, đầy bi tráng. Từ những cuộc khởi nghĩa nổi tiếng như Khởi nghĩa Hương Khê hay đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 Xô Viết Nghệ Tĩnh và rất nhiều cuộc đấu tranh nổi dậy khác nữa. Nổi bật lên là những tấm gương như Lý Tự Trọng, Phan Đình Phùng, Hà Huy Tập… Qua những cuộc đấu tranh, những tấm gương anh hùng như vậy có thể thấy được tinh thần đoàn kết son sắt, sự dũng cảm, hy sinh khi Tổ quốc cần, sự yêu thương đùm bọc nhau trong hoạn nạn… Đến nay truyền thống đó vẫn được nối tiếp bằng những con người luôn chịu khó học tập, lao động tăng gia sản xuất làm giàu cho quê hương đất nước.

Hà Tĩnh là một mảnh đất nghèo nhưng đầy thơ mộng, ai có dịp qua Hà Tĩnh sẽ được nghé qua những bãi biển trải dài cát trắng, những đồi núi xanh bên những con sông xanh, những di tích lịch sử gắn bó qua một quãng thời gian dài dựng nước và giữ nước như: Ngã ba Đồng Lộc... Bên cạnh đó những vùng quê mang vẻ đẹp đắm say với những con người chất phác, thân thiện và gần gũi khiến ai qua cũng thấy trở nên thoải mái trong lòng.

Hà Tĩnh luôn tạo cho mình một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người, trong những câu hát thì tha thiết và đắm say:

“ Chứ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng mà quê ta, những cánh đồng muối trắng…”

“ Nay anh trở về bên dòng sông la, con đò vẫn nguyên, dòng sông còn đó, câu hò quê mình mộc mạc mà thương….”

Đó là những vẻ đẹp rất chân quê và rất đời thường và cũng rất Hà Tĩnh, đó là dòng sông La chảy vào hồn người như tắm mát cho cuộc đời bao nhiêu thế hệ, ngọn núi Hồng bên sông vươn tận bầu trời, những điệu hò ví dặm ngân lên như muốn gọi những người xa xứ trở về với Hà Tĩnh…và nhẹ lòng mình ôm chặt vào đất quê hương để thấy được chữ yêu hai tiếng nhẹ nhàng Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh trong trái tim những người con đi xa là những nỗi nhớ da diết. Đến những vùng đất xa xôi, những thành phố lớn để học tập, làm việc và lập nghiệp, biết bao trái tim đã thổn thức hướng về Hà Tĩnh. Nhớ về Hà Tĩnh là nhớ về nơi chôn rau, cắt rốn, nhớ những lần thả diều bên bờ đê, tắm mát dưới sông quê, những lần bị mẹ đánh đòn vì những trò nghịch dại… vì hai chữ Hà Tĩnh đã ăn sâu trong tầm hồn mỗi con người từ hình ảnh giản dị như vậy nên làm sao có thể nguôi được nỗi nhớ. Nhắc đến quê hương tôi cảm thấy tâm đắc với những dòng thơ mà nhà thơ Hoàng Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dặn phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

Có thể có nhiều người sẽ đưa ra được một định nghĩa về quê hương, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ đúng và đủ. Quê hương thực sự mang nghĩa rộng với bao ký ức, bao dòng cảm xúc thực sự lắng đọng mà mỗi người sẽ diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Với Hà Tĩnh cũng vậy, nỗi nhớ đong đầy với nhiều cảm xúc không thể diễn tả hết qua những dòng bút. Khi đi xa biết nhớ đến Hà Tĩnh, thì đó là những con người yêu quê hương da diết, bỏ qua những thực tại lao động, học tập vất vả để hướng về những giá trị địch thực không có gì có thể mua được.

Xã hội ngày càng phát triển hẳn không ít người sẽ quên đi những giá trị nhân văn đích thực. Không có tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống mỗi con người trở nên thực dụng, đi theo những lợi ích mang tính thời đại, một vòng xoáy của tiền bạc và danh vọng. Hướng về quê hương đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, cho tôi dòng ký ức thuở xưa và đó là chốn yên bình nhất trong mỗi con người.

14 tháng 10 2017

ảo quá oaoa

17 tháng 11 2017

Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em.

Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy.

Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu.

Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng.

Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ.

Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng.

Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm…là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.

Đề bài: bài văn biểu cảm về loài cây em yêu: cây phượng.

Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con nguời. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên Những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quí, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây ” Hoa học trò.”

Nhìn từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi cúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẽ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng , vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường tầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè . Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa . Nhưng rôi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường , thầy cô , bạn bè . Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đóa phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn.

Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chằng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.

Đề bài: Biểu cảm về loài cây em yêu cây tre.

Từ bao đời nay cây tre đã có mặt hầu hết các nẻo đường đất nước việt và gắn bó chung thủy với cộng đồng dân việt nam.đặc biệt trong tâm trí của người việt,cây tre chiếm một vị trí quan trọng,sâu sắc hơn cả- được xem là biểu tượng của người việt đất việt.từ hồi còn bé tôi còn nhớ bài thơ về cây tre việt nam.nước việt nam xanh muôn vàng cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp ,cây nào cũng quí nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre, nứa,trúc

Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…

Cây tre ,nứa ,trúc…và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ lúa.tre có thân rễ ngâm,sống lâu hiện ra các chồi gọi là măng.thân ra hóa mộc có thể cao đến 10-18m, ít phân nhánh mỗi cây có khoảng 30 đốt…cả đời tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre bật ra hoa

Cùng với cây đa bến nước sân đình – một hình ảnh quen thuộc thân thương của làng việt cổ truyền thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh,cộng cảm với người việt.tre hiến bóng mát cho đời và sẵn sàng hi sinh tất cả từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón,từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống

Cây tre gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà.đất nước lớn lên khi dân ta biết trồng tre đánh giặc không phải ngẫu nhiên sự tích cây tre thân vàng được người việt gắn với truyền thuyết thanh gióng- hình ảnh gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc ân đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kì đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh.mặc khác hình tượng cậu bé gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan tới sự phát triển của cây tre.trải qua nhiều thời ki lịch sử các lũy tre đã trở thành pháo đài xanh vững chắc chống quân xâm lược ,chống thiên tai.tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến .chính những cọc tre trên sông bạch đằng,ngô quyền đã đánh tan quân nam hán .chính ngọn tầm vong góp phần rất lớn đánh đuổi quân xâm lươc để giành lại hòa bình cho dân tộc;tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà ,giữ đồng lúa chín

Đã không ít tác phẩm viết về cây tre như cây tre việt nam của tháp mới và bài thơ của thi sĩ nguyễn duy…tre còn góp mặt trong làn điêu dân ca,điệu múa hầu hết trên đất nước và là chất liệu cần thiết để làm các nhạc khí dân tộc như sáo kèn.tre đi vào cuộc sống của mỗi người và đi sâu vào tâm hồn việt.mỗi khi xa quê lữ khách khó mà quên lũy tre làng thân thương,những nhịp cầu tre êm đềm…hình ảnh của tre gợi nhớ về làng quê mộc mạc,con người viêt nam thanh tao, giản dị mà chí khí

Có thể thấy rằng bản chất ,bản lĩnh của người việt và văn hóa việt có nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre.tre không mọc riêng rẽ mà tạo thành lũy tre,rặng tre .đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng ở

người viêt.kết bài;tre gắn bó với người việt như thế đấy trong đời sống cần quí trọng cây tre hơn.hà nội tre không còn nhiều .giờ mở rộng hà nội lại bát ngát các vùng quê,chiều về khóm rơm không còn quấn quýt bên tre nhưng tôi lại thấy cây tre luôn vương thẳng gắn bó với người dân

Đề bài: Biểu cảm về loài cây em yêu: cây mai.

Nhà em có một cây Mai. Ngày thường, Mai đứng một mình trong góc vườn, lặng lẽ giữa bao nhiêu là Quỳnh Anh, Lan, Cúc, Vũ Nữ… Ấy vậy mà Mai vẫn ung dung, thản nhiên lớn lên với dáng vẻ đơn sơ và giản dị. Cây Mai cao hơn em đến hai cái đầu. Nó khoác trên mình một chiếc áo xanh đậm điểm vài bông hoa vàng hoe.

Loading...

Đến rằm tháng Chạp, Mai được đem ra giữa sân nhà. Nó bắt đầu được chú ý đến. Mai được mọi người chăm sóc, bón phân, tỉa cành và đặc biệt lặt lá – một công việc mà em rất thích. Vào sáng Chủ Nhật, cả nhà em vui vẻ quây quần bên cây Mai để lặt lá. Em làm theo lời mẹ dạy, chú ý lặt đúng cách từng chiếc lá, tưởng tượng như đang mở từng chiếc cửa sổ tí ti trên thân cây cho những nụ hoa mở mắt hé nhìn trời đất.

Khi tất cả những chiếc lá đã rời cành mẹ, cây Mai trở nên trơ trụi, khẳng khiu. Những cành cây tia ra như những nét phác thảo bằng bút kim của một bức tranh. Nhưng chính sự trơ trụi ấy lại mang một vẻ háo hức và tưng bừng, đem đến cho mọi người cảm giác mùa xuân về.

Không phụ lòng người chăm sóc, không để cành phải đợi lâu, những nụ hoa li ti đã bắt đầu xuất hiện. Thân cây trơ trụi được tô điểm bằng những chấm xanh non của mầm hoa, mầm lá.

Gần đến Tết, những nụ hoa lớn lên, phình tròn, nhõ bằng chiếc móng tay út. Nhìn cây Mai như có hàng trăm con bọ xanh âu yếm bám chặt vào cành, cố gắng làm đẹp cho cây và hứa hẹn một sự đơm hoa rực rỡ ngày Tết

Tết tới, Mai được đặt chễm chệ ở một vị trí trang trọng trong nhà. Mọi người lo đi sắm đồ Tết, chẳng để ý đến Mai nhiều. Hôm mồng Một Tết, mọi người vui vẻ trong những bộ đồ mới. Đến lúc này, nhìn qua cây Mai, ai cũng ngạc nhiên khi thấy nó cũng đã sẵn sàng trong bộ trang phục truyền thống của mình. Mai phủ hắp người một chiếc áo vàng rực rỡ của hoa, điểm thêm vài màu xanh non của lá. Chúng em trang trọng treo những lời chúc “ An khang thịnh vượng”, “ Vạn sự như ý”, … và những bao lì xì lên cây, chia sẻ lời chúc năm mới với loài hoa tuyệt đẹp này. Vậy là chiếc áo vàng của Mai còn được điểm những món đồ trang sức màu đỏ, thể hiện may mắn và tình thương yêu

Hoa Mai vàng tươi, rất đẹp. Cánh hoa mềm, mịn như nhung. Nhưng chỉ sau một vài ngày, những cành hoa ấy héo dần và từ từ rời cành xuống điểm tô cho đất. Đất trong chậu đầy một màu vàng của cánh Mai.

Hoa Mai rụng đi nhường chỗ cho những nụ hoa con con bung mình hé nở. Những cái nụ xanh be bé, điểm vài màu vàng ở đỉnh. Chúng em thay nhau đoán xem đâu là nụ hoa, đâu là nụ lá, nụ nào nở trước, nụ nào nở sau. Những chiếc nụ lá không được quan tâm nhiều nhưng vẫn hồn nhiên nở cánh trước cả nụ hoa

Sau tết, Mai vẫn cố gắng thể hiện hết vẻ đẹp còn lại của mình, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng được giao. Dưói đất, hoa vàng rụng nhiều. Trên cây, lá xanh lớn lên . Hết Tết, hết mùa hoa Mai, đến lượt lá đua nhau trang trí cho cành. Mai lại khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm.

Mai cũng “ điệu” như con người, cứ đến Tết là xúng xính trong bộ quần áo đẹp. Mai như một người bạn quen thuộc, chia sẻ ngày Tết với mọi người. Mai gắng sức mình tô đẹp cho ngày Tết. Mọi người quan tâm, làm đẹp cho Mai. Em yêu Mai, gia đình em yêu Mai, miền Nam này yêu Mai, cả đất nước Việt Nam cũng yêu Mai. Cây Mai- biểu tượng của may mắn, vui vẻ và hạnh phúc.

Đề bài: Biểu cảm về loài cây em yêu: cây lúa.

Cảnh tượng về một cánh đồng nhỏ hẹp, nằm xen giữa những ngôi nhà thấp lè tè, có những hàng cau bao bọc xung quanh cứ ám ảnh tôi mãi.Bởi mùa đã hết, lúa vẫn đang còn xanh-đợi đến giáp hạt còn lâu-vậy mà Tết lại sắp đến cận bên.

Ở quê tôi, cái miền quê nghèo xơ xác của dải đất miền Trung này có bao người nông dân thiếu gạo vào dịp Tết. Thế mà với họ, kể cả với tôi nữa vẫn coi cây lúa như người bạn của mình. Đã bao người bỏ làng đi làm ăn, mong đổi đời. Chỉ có ba tôi vẫn ở lại vì cây lúa, vì mảnh vườn, vì ở quê tôi vẫn còn nội.

Cây lúa gắn với bờ vai ba, gắn với đôi chân trần của mẹ, gắn với những ngày nắng hạn, khô mưa gió Lào táp vào mặt như cố lột đi đi từng lớp da bong trên trán của bà. Vậy mà… cả gia đình tôi ai cũng một lòng vì cây lúa.Ba tôi thường bảo: ” Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ” Tôi không hiểu ba tôi muốn nói gì, nhưng nghe mãi thành thuộc làu làu rồi cũng đem lòng si mê cây lúa từ bao giờ không biết.

Mà làm sao không yêu lúa. Khi mới những ngày đầu tập cầm chiếc bút lá tre tôi đã mê cái màu lá mạ.Cả ruộng mạ non mơn mởn dập dờn trước gió, lấp lánh giọt sương đêm còn sót lại trông như dát bạc.Yêu nhất vẫn là lúc cây lúa đang thời con gái. Thân lúa nõn nà, bụng lúa no căng. Chiều.Theo mẹ ra đồng. Ngắt trộm một bông, mở bụng lúa ra… xòa một cành non trắng nõn nà như hoa cau mới nở bung vào sáng sớm. Cho bông lúa vào miệng khẽ nhai nhè nhẹ để nghe cái vị ngòn ngọt, lờ lợ ấy tan ra nơi đầu lưỡi. Ngọt ngào như dòng sữa mẹ ngày nào ta vẫn chưa quên được. Có lẽ không đứa trẻ nào ở quê tôi không thích ăn lúa làm đòng như gặm bắp non khi bắp vừa tượng sữa. Mẹ tôi vẫn thường bảo:

– Ngày xưa bà nuôi mẹ bằng chính những quả bắp non ấy. (Bởi bà không có sữa)

Những bông lúa non hứa hẹn một mùa vàng trĩu hạt. Và khi cánh đồng chỉ còn trơ rạ, cánh đồng trở thành giang sơn của tụi trẻ con chúng tôi.

Tôi không thể nào quê được những mớ rạ được phơi phóng thẳng hàng dưới trời nắng gắt. Mùi thơm của rơm rạ thật ngọt ngào. Ai đã từng đi chăn trâu trên cánh đồng chiều sau vụ gặt, mới cảm hết được cái mùi khô rơm rạ ấy.Chúng tôi thả trâu thung thăng gặm cỏ trên bờ ruộng còn chúng tôi, những chiến binh dũng cảm thì tha hồ đánh trận. Những ụ rơm trở thành pháo đài, những bờ ruộng trở thành chiến lũy. Và trò chơi con trẻ cứ diễn ra trong tiếng cười giòn giã.Tháng ba hoa gạo nở, tháng ba đồng chiều trơ rạ. Tháng ba là tháng ấn tượng nhất trong kí ức tuổi thơ chúng tôi.

Mẹ tôi nấu nồi cơm mới. Mâm cơm cũng bao giờ cũng thổi xôi.Và bao giờ cũng thịt một chú gà. Và tất nhiên cúng cơm mới thì phải có cơm gạo mới.Cơm mới vừa thơm, vừa béo, vừa dẻo vừa vừa khô hấp dẫn tụi trẻ con chúng tôi mỗi độ mùa về. Cơm là món ăn hàng ngày vậy mà sao cơm mới lại làm ta nhớ mãi.

Mùa về, được bao nhiêu lúa, mẹ lại bán đi một ít để lo phân bả, để trả tiền học phí cho con. Còn bao nhiêu lúa để quay vòng? Mẹ nhẩm tính còn bao tháng ăn nữa thì giáp hạt.

Còn ba thì lo chuyện khác. Những bó rơm cao quá đầu người được ba gánh gồng về. Rồi những đêm sáng trăng, ba và mẹ cùng chất.Vui nhất vẫn là lúc này.Chúng tôi được ba mẹ bế lên cây rơm, nhảy nhún trên những đụn rơm cao chất ngất ấy. Để rồi sau vụ gặt, lại hì hụi rút rơm để lót ổ gà, rút rợm đẻ ủ cho con lợn nái, và đặt biệt là chú trâu Bỉnh, mùa về không thể thiếu những bó rơm khô.

Còn nội thì lại khác. Lúc nào mùa về nội cũng vui cả. Bà nhẩn nha hát, rồi tuốt rạ, rồi bện chổi. Bà bảo chổi lớn để nhà dưới, chổi bé để quét bếp tro. Vừa bền, vừa sạch.

Xem ra cây lúa đúng là hạt ngọc Trời. Bởi không chỉ cho ta hạt gạo mà lúa còn cho ta cả cuộc đời mình.Nhiều lúc rỗi, tôi đâm ra nghĩ ngợi. Chắc có lẽ vì quá hiểu nghề nông, quá yêu cây lúa mà Vua Hùng đã truyền ngôi lại cho Lang Liêu. Bởi vua cũng rất quý trọng hạt ngọc của trời, quý trọng sức lao động của người và yêu quý sự sáng tạo của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ba thường bảo tôi:

– Con gắng học để sau này đừng làm nông như ba. Khổ lắm!

Vâng! Ba ơi con sẽ gắng học. Con sẽ gắng làm một điều gì đó. Bởi sau này, dù con có đi đâu, dù con có làm gì, thì trong mỗi bát cơm con ăn con vẫn thấy được vị mặn của giọt mồ hôi ba, vị ngọt của ngào của tình cảm ba mẹ dành cho con. Con vẫn không bao giờ quên được hương vị cánh đồng lúa quê mình. Mùi lúa non ấy, rùi rơm rạ ấy sẽ hằn in mãi trong kí ức con. Con sẽ nhớ mãi tiếng thở dài của mẹ nhẩm tính ngày giáp hạt mùa sau.

6 tháng 10 2017

Dọc theo những con phố đầy gió, những bông hoa li ti bay vào tóc vào áo và làn hương thơm thoang thoảng cứ quấn lấy người đi đường, một loài hoa một loài cây khiến cho phố phường xuyến xao , tim ta loạn nhịp vì nó- Hoa sữa. hoa sữa gợi đến những mùa nhớ những năm tháng xưa cũ, hoa sữa nồng nàn, quyện với gió thu tạo ra những cảm giác xuyến xang, không thể hiểu nổi. Và cứ mỗi lúc gió thổi mạnh hơn hoa sữa gợi tới miền kỉ niệm những kí ức tưởng chừng ai đã bỏ quên một thời đã xa..

Hồi còn là học sinh, là những cô cậu học trò tinh nghịch bên cạnh những hàng hoa phượng đỏ rực là hình ảnh những chùm hoa trắng muốt nhưng cảm giác không lạnh lẽo mà là rất gần gũi. những bông hoa sữa cứ nồng nàn theo gió bay bay , để lại rơi rớt những cánh hoa như muốn chao nghiêng với kỉ niệm. những cánh hoa được ép trong những cuốn nhật kí những câu thơ những trang viết. Những năm tháng ấy, hoa sữa vẫn giữ mãi những trang kí ức đẹp đẽ. Không phải mộtloài hoa nào cũng có sức cuốn hút mãnh liệt tới như vậy.

25 tháng 4 2017
STT Dấu Công cụ
1 Dấu gạch ngang Mở đầu bộ phận chú thích
2
Dấu gạch ngang
Mở đầu bộ phận chú thích
3 Dấu gạch ngang Đánh dấu lời nói trực tiếp nhân vật nhân vật
4 Dấu gạch ngang
Mở đầu bộ phận chú thích
5 Dấu gạch ngang Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
6 Dấu gạch ngang Mở đầu bộ phận chú thích

26 tháng 4 2017

(1) Ca dao, dân ca: là các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống tinh thần của con người.

(2) Tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.

(3) Thơ trữ tình: là sự kết hợp giữa lời và nhạc mang tính chất biểu cảm, tất cả nói lên tư tưởng, giá trị hiện thực của thời đó.

(4) Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: có bốn câu, mỗi câu bảy chữ, tiếng cười câu một, hai và bốn hiệp vần với nhau.

(5) Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật: có bốn câu, mỗi câu năm chữ, hiệp vần ở tiếng cuối câu hai và bốn.

(6) Thơ lục bát: gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng, tiếng thứ sáu của câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát.

CHÚC BẠN HỌC TỐT, nhớ tick cho mk nha!!!ok

26 tháng 4 2017

ARIGATOyeuyeuyeu