K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2019

“Phía bên kia nỗi buồn có những điều được gọi tên bằng nụ cười…
Nhưng trước khi chúng ta có thể đến được đó, điều gì sẽ chờ đợi ta ở phía trước?

Để theo đuổi ước mơ của mình, chúng ta không có quyền chạy trốn
Chúng ta đã bước qua, quá xa rồi những ngày hè ấy…
Nếu đợi đến ngày mai mới nhận ra, chúng ta sẽ thở dài
Bởi vì như chiếc xuống trên dòng suối
Chúng ta phải đi thẳng về phía trước

Ở một nơi bị bao trùm bởi đau buồn
Vẫn còn điều gì đó gọi là kì tích, là chờ đợi…
Phải! Chúng ta vẫn đang tìm kiếm
Bông hoa hướng dương nở vào cuối xuân
Như một người chiến sĩ chờ đợi ánh nắng mặt trời
Trước khi anh ta có thể ôm những tia nắng đó, nước mắt anh long lanh rơi…

Dù chúng ta đã trưởng thành từ cô đơn
Chỉ cần dựa vào ánh sáng của mặt trăng
Chúng ta phải bay xa với một đôi cánh không có lông…
Chỉ cần đi về phía trước, dù chỉ đi xa hơn được một chút

Khi những đám mây mang cơn mưa tan đi
Những con đường loang loáng nước
Dù có lẽ nó chỉ đem lại bóng tối
Một nguồn sáng đang lớn dần…lớn dần…
Sẽ soi sáng đường chúng ta đi….”

Đây là những ca từ trong bài hát “ Only human” mà mình yêu thích nhất trong bộ phim “ Một lít nước mắt”. Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Kito Aya. Nói đến tiểu thuyết mọi người thường nghĩ đến đó là những câu chuyện ảo do nhà văn tưởng tượng được viết lên trên những trang giấy gửi ghém cho bạn đọc. Nhưng với “Một lít nước mắt” thì không , cuốn sách là một câu chuyện có thật về cuộc đời của cô gái tên là Aya .
Aya cái tên chỉ vừa khẽ nhắc đến thôi thì cũng đủ làm trái tim mình run rẩy. Điều mà mình muốn nói với các bạn đầu tiên khi mình đọc một lít nước mắt đó chính là mình vừa đọc vừa khóc.
Cảm ơn Aya! Người đã cho mình biết ý nghĩa thật sự của những giọt nước mắt. Mình khóc bởi vì mình giành cho Aya những điều tốt đẹp nhất, khóc cho nghị lực phi thường, không bao giờ bỏ cuộc của Aya, khóc cho những mơ ước, tình yêu gia đình, tình bạn, tuổi học trò kể cả tình yêu của Aya. Ẩn sâu trong nước mắt là nụ cười, là sức mạnh bất diệt của niềm tin. Mình khóc cho chính bản thân mình, cảm ơn những gì cuộc sống đã ban tặng, mình có một cơ thể khỏe mạnh, có thể đặt đôi chân của mình,đứng in dấu lên mảnh đất mình vừa đến, có thể hát, hét to dễ dàng…. Đâu đó trong trái tim mình vẫn vang vọng câu nói của Aya khi cô biết mình bị bệnh “ Mẹ ơi, tại sao căn bệnh đó lại chọn con” hay khi cô biết yêu :” Bác sĩ, cháu có thể…kết hôn được không?”.

Một lít nước mắt đã dẫn dắt mình xuyên vào những trang hồi ký của Aya.

Mình đã dự sinh nhật năm 14 tuổi của Aya cùng Aya vui vẻ,hạnh phúc cùng gia đình bên những quyết tâm khởi đầu mới của cô. Đến năm Aya 15 tuổi, những dấu hiệu căn bệnh “thoái hóa tiểu não ” xuất hiện ngày càng nhiều trên cơ thể cô, mỗi lần cô phát sốt mình lại lo lắng, bồn chồn không yên. Năm 16 tuổi của Aya, trên trang giấy đã thấm giọt nước đầu tiên của mình, mình đã khóc bởi vì Aya đã bắt đầu những khổ đau mà cô phải gặp phải ở bệnh viện, trường học…Năm 17 tuổi, Aya không thể hát được nữa, lúc đó mình cũng nghẹn ngào, mắt ươn ướt, sống mũi cay cay, cổ họng thì như có ai đó đang bóp chặt không cho phép mình phát ra âm thanh.
Năm Aya 18 tuổi, cô biết thực sự về căn bệnh của mình cũng là năm Aya tốt nghiệp, mình còn nhớ trong năm này cô đã cất hát lên bài “ Hoa hồng hé nở” trong nhà vệ sinh. Đúng như Aya nói tiếng nhạc giúp quên hết tất cả mọi thứ kể cả những điều đáng ghét và nỗi sợ hãi về cái chết. Vậy các bạn ơi ! “Hãy hát như thể chẳng có ai đang lắng nghe”. Năm 18 tuổi của Aya, mình đã khóc và đã cười thật tươi cùng với Aya.
Ở tuổi 20 tuổi khát khao, đẹp nhất của tất cả mỗi người, Aya đã truyền động lực, phải sống, phải vượt qua, phải sống thật tốt từng phút giây hiện tại, không thể chịu thua căn bệnh này như thế được cho tất cả mọi người. 20 tuổi Aya nói lời cảm ơn đến mọi người, ngay lúc này đây mình cũng muốn nói lời cảm ơn Aya, cảm ơn những bài học mà cô để lại, cảm ơn và cảm ơn…Đây cũng chính là năm cuối cùng mà Aya viết nhật ký.
21 tuổi năm mà Aya tận hưởng cuộc sống , được viết bởi mẹ Aya , các em của Aya, bác sĩ, điều dưỡng viên…giúp chúng ta hiểu thêm về Aya – một cô gái hồn nhiên, hiền lành, tốt bụng, một nghị lực sống phi thường và về căn bệnh hiểm nghèo,quái ác mà Aya mắc phải.
Ngoài nhân vật chính là Aya ra, tác phẩm còn đề cao những tấm lòng cao đẹp, tình yêu thương vô bờ bến những người ở xung quanh cô. Đó là người mẹ dịu dàng, yêu thương con hết mực, người đầu tiên phát hiện ra dấu hiệu bất thường về sức khỏe của Aya. Đó là người bố vui tính, luôn duy trì lạc quan, tiếng cười trong gia đình sau khi biết Aya bị bệnh. Đó là cô em giá Ako bướng bỉnh nhưng rất yêu chị gái. Đó là Asu người luôn ở bên cạnh Aya những ngày cô chống chọi với bệnh tật, Asu là tình yêu cũng là niềm hy vọng giúp Aya tiếp tục sống. Đó là bác sĩ Mizuno Hiroshi người đã phát hiện ra bệnh của Aya và chăm sóc cô đến những giây phút cuối đời. Còn có những y tá, điều dưỡng viên luôn dõi theo Aya, giúp đỡ cô khi cô cần…
“ Có những người mà sự tồn tại của họ giống như không khí, êm dịu, nhẹ nhàng, chỉ khi họ mất đi ta mới nhận ra họ quan trọng nhường nào.Mình muốn trở thành một sự tồn tại như thế” – Aya
Jony Mason đã từng nói “Sinh Ra Là Một Bản Thể, Đừng Chết Như Một Bản Sao” và Aya là như vậy, cảm ơn Aya đã xuất hiện trên đời này, một phép màu của cuộc sống, phép màu làm nên điều lớn lao!
Vũ trụ không bao giờ cho không chúng ta bất kì thứ gì chỉ khi chúng ta cố gắng, với tinh thần thép, nghị lực sống phi thường mới đạt được thành công. Để đi đến thành công có nhiều cách thức để đi, đi bằng cái gì không quan trọng. Giống như Aya , bị bệnh mất đi đôi chân, khả năng nói yếu dần nhưng Aya vẫn tiếp tục đi rồi ngã lại đứng dậy đi tiếp, Aya rất khó khăn khi viết nhưng trong 6 năm trời từ năm 14 tuổi đến năm 16 tuổi cô vẫn viết 46 quyển vở . Chỉ cần trong bản thân chúng ta luôn“ vừa tĩnh nhưng phải động. Tĩnh ở bên ngoài nhưng lại động ở bên trong. Động não, động suy nghĩ, trở lại sự nhanh nhẹn, nhắm mục tiêu và chạy đi thôi”, đó là những điều mà mình học được từ Aya.
” Hãy sống, Mình muốn hít thở thật sâu dưới trời xanh”
Aya, Aya, Aya…………………Aya, Aya, Aya………………..

21 tháng 3 2019

Kito Aya vốn là một nữ sinh trung học hồn nhiên, vui vẻ và hoạt bát như bao đứa trẻ khác. Em luôn thích chơi đùa và chành chọe với mấy đứa em trong gia đình. Nhưng cuộc sống của Aya hoàn toàn thay đổi khi em phát hiện mình măc bệnh thoái hóa dây thần kinh tiểu não (Spinocerebellar Atrophy). Căn bệnh phát sinh do những tế bào của tiểu não đang dần thoái hóa một cách tự nhiên khiến cơ thể khó di chuyển và vận động. Ai mắc phải căn bệnh này sẽ mất khả năng kiểm soát hành động của cơ thể.

Từ một cô bé hay cười, vô tư, Aya trở thành một cô bé mau nước mắt và đắm mình trong những suy tư về cuộc đời. Aya gửi những suy nghĩ đó vào những trang nhật ký và coi đó như cuộc chiến chống lại bệnh tật và chứng tỏ tinh thần của mình : mạnh mẽ và không từ bỏ . Những trang nhật ký thấm đẫm nước mắt ,cùng với câu chuyện của Aya đã làm hàng triệu độc giả trên khắp thế giới cảm phục và rơi lệ. Tinh thần của Aya đã truyền cảm hứng tới tất cả những người đang sống thông điệp mạnh mẽ về cuộc sống .

Mang trong mình căn bệnh quái ác, gặp phải trở ngại lớn trong việc di chuyển, Aya không khỏi lo lắng về tương lai, về những cái nhìn dè bỉu, những ánh mắt thương hại của mọi người xung quanh. Với Aya, tương lai của cô là một con đường hẹp, và càng ngày nó càng trở nên hẹp hơn. Căn bệnh ngăn trở Aya khỏi tất cả những ước mơ và dự định, thậm chí việc tự mình bước ra ngoài phố để đi tới hiệu sách cũng trở thành một khao khát cháy bỏng.

Vượt lên trên sự lo lắng đó là ý chí kiên cường chống chọi với bệnh tật và khát khao sống mãnh liệt của một cô bé. Nếu không có ý chí chiến đấu kiên cường đến vậy thì làm sao một đứa trẻ có thể chịu đựng được từng mũi tiêm đâm sâu vào tủy, vào da thịt, chịu được cảm giác đau đầu, buồn nôn dưới tác dụng phụ của thuốc mang lại. Cô bé ấy luôn khao khát bản thân sẽ sớm bình phục, sẽ được hòa nhập với cộng đồng, giống như mọi người sẽ được tung tăng vui đùa, nhảy múa. Ước mơ thật giản dị, nhưng có lẽ lại rất đỗi “xa xỉ với Aya. Một tiếng nấc nghẹn ngào, nghe chua xót làm sao.

Aya đã rất khó khăn khi phải đưa ra sự lựa chọn là sẽ tiếp tục theo học ở ngôi trường cũ Higashikou hay nhập học vào trường Khuyết Tật. Aya muốn tiếp tục theo học ở Higashikou bởi ít nhất đó cũng là ngôi trường đã gắn bó với Aya trong một quãng thời gian dài, ở đó có bạn bè, có thầy cô, những người luôn quan tâm và giúp đỡ Aya. Mọi người giúp Aya có thêm động lực tiếp tục cố gắng kiên cường chiến đấu. Nhưng vì bệnh tật Aya không thể theo kịp guồng học tại ngôi trường, Aya cũng nhận được nhiều ánh nhìn thương hại , phải dựa dẫm, phụ thuộc vào sự giúp đỡ của rất nhiều người.

Aya cho rằng việc lựa chọn tiếp tục theo học ở trường Khuyết Tật có lẽ sẽ phù hợp với bản thân hơn. Bởi ở đó có những con người tương đồng về hoàn cảnh, Aya sẽ không còn là người đặc biệt, không phải đón nhận những ánh nhìn thương hại nữa. Aya sẽ nhận được sự đồng cảm hơn, có thể sống tự lập, ít phải dựa dẫm phụ thuộc vào mọi người. Nhưng rời trường có đồng nghĩa với việc Aya từ bây giờ sẽ có cuộc sống tách biệt với mọi người, với cộng đồng hay không?

Vượt lên trên tất cả nỗi đau là ý chí kiên cường quyết không chịu khuất phục trước bệnh tật của Aya. Aya chưa từng và chưa bao giờ phải một mình cô đơn chống chọi với bệnh tật. Cô luôn nhận được sự quan tâm, động viên, ủng hộ và giúp đỡ từ phía tất cả mọi người đặc biệt là mẹ cô. Bà luôn an ủi “Đừng nghĩ rằng con thiếu may mắn. Con sẽ thấy hạnh phúc hơn khi biết rằng trên đời này còn có những người đau khổ, bất hạnh hơn con”, khích lệ “Con không chọn là người mắc bệnh. Có nhiều thứ con có thể làm ngay cả khi con khuyết tật. Nếu con không có khả năng suy nghĩ, con sẽ không cảm thấy lòng tốt, sự ấm áp mà con người có, đó là những thứ con nhận ra khi con mắc bệnh” Aya. Quả là một người mẹ tuyệt vời. Bà luôn là chỗ dựa vững chắc nhất cho Aya, tiếp thêm sức mạnh cho cô. Thầy giáo, bạn bè, bác sĩ điều trị, hay em gái, dì,…, ai cũng đều giành cho Aya sự quan tâm đặc biệt.

Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, mộc mạc nhưng cũng đủ đi sâu vào tâm trí người đọc, tạo lên những xúc cảm khó tả. Với Một lít nước mắt mà tác giả đã đem đến bao chiêm nghiệm về cuộc sống: Thời gian có hạn hãy biết chân trọng, luôn sống lạc quan, tin tưởng, yêu thương, hi vọng và không ngừng nỗ lực.

Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất. Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi giáo dục - đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành, các nhà khoa học và toàn xã hội. Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền vững là xác định đúng đắn và khoa học.

31 tháng 10 2021

Em cảm ơn nhìu nhìu lắm ạ!yeu

giúp mk các đề này nhanh nha!!! mai mk thi HKI rùi T^TDựa vào văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về buổi khai trườngDựa vào văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu lên vai trò của nhà trườngDựa vào văn bản "Mẹ tôi" của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10...
Đọc tiếp

giúp mk các đề này nhanh nha!!! mai mk thi HKI rùi T^T

  1. Dựa vào văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về buổi khai trường
  2. Dựa vào văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu lên vai trò của nhà trường
  3. Dựa vào văn bản "Mẹ tôi" của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu lên vai trò của người mẹ
  4. Dựa vào những câu ca dao dân ca - những câu hát về tình cảm gia đình, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu vai trò của đạo làm con
  5. Dựa vào ca dao dân ca - những câu hát về tình cảm gia đình (sgk/35), em hãy viết đoạn văn nêu lên vai trò của gia đình
  6. Dựa vào bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người, em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu nói về tình yêu quê hương đất nước

Ai rảnh ko giúp mk điiiiii

 

6
20 tháng 12 2016

1)

Thu về mang cho bầu trời bộ áo mới trong xanh, gửi một chút se lạnh trong làn gió và những tia nắng vàng màu hoa cúc. Như bao bạn học sinh khác, hôm nay em dậy sớm để đến trường dự lễ khai giảng năm học mới. Con đường đất đỏ thân quen hôm nay vui hẳn lên bởi tiếng cười nói của các bạn học sinh mang màu áo trắng tinh khôi. Hương hoa sữa hòa quyện vào mùi cỏ đồng nội thơm lạ kì. Những vòng quay xe đạp đưa em đến trường bằng niềm vui và lòng háo hức...Ồ! Em chợt nhận ra ngôi trường thân yêu của mình nằm giữa những ngôi nhà mái bằng san sát nhau.. Sau ba tháng hè, trường em như khoác trên mình một bộ áo mới: nào là cờ hoa, băng rôn,... Trên cổng chính là dòng chữ đỏ chói “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI 2012- 2013”. Cánh cổng hôm nay mở rộng đón chào các bạn học sinh vào năm học mới. Bước vào sân trường là không khí náo nức, rộn rã ngày khai giảng chợt ùa vào trong tim. Sân trường hôm nay như nhỏ hơn bởi những dòng người cùng niềm vui, niềm háo hức ngày khai trường về dự lễ. Đây là những bạn học sinh mới bước chân vào ngôi trường THCS với sự hồi hộp và lạ lẫm. Kia là các bạn lớp trên đang vui mừng quàng vai bá cổ nhau sau ba tháng hè dài... Khắp sân trường tràn ngập tiếng nói cười...

2)

Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh.

20 tháng 12 2016

3)

Mẹ không chỉ là người đã cho con một hình hài và nuôi dưỡng con nên người mà mẹ còn là cô giáo đầu đời của con.Mẹ đã phải dành rất nhiều thời gian luôn bên con để cùng con đọc sách, nói chuyện, cười đùa, mẹ dạy con học chữ, dạy con học hát, dạy con đạo lí làm người. Với tâm tình dịu hiền, đảm đang, người mẹ dạy con mình nên người, biết sống theo đạo lí với bản chất lương thiện. Niềm hạnh phúc của người mẹ là mong muốn được nhìn thấy con mình trở thành những người hữu ích cho gia đình, quê hương và xã hội.Trong gia đình, thường thì người cha giáo dục con cái về chí hướng, sự nghiệp và nghị lực; còn người mẹ thường thiên về bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm cho con. Nhờ công lao sinh thành, dưỡng dục của những người mẹ hiền, nhiều người con đã thành đạt, hiển vinh, nhiều người con đã thành những anh hùng, thậm chí đã trở thành thiên tài. Một văn hào đã từng nói: “ Không có phụ nữ thì không có người mẹ. Không có người mẹ thì không có các anh hùng”.Một gia đình có nề nếp, gia phong thì cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo. Trong đó, vai trò giáo dục con cái vẫn thuộc về người mẹ đúng như câu tục ngữ mà dân gian vẫn lưu truyền: “Phúc đức tại mẫu”. Dù trong mọi hoàn cảnh nào, mẹ vẫn luôn là người bao dung, che chở, dõi theo bước con đi. Trên bước đường thành công của ***** luôn là hậu phương, là chỗ dựa vững chắc nhất của con về mọi mặt. Mẹ luôn là bờ vai ấm áp để cho con tựa vào, mỗi lúc con vui mẹ vui cùng con, lúc buồn con sà vào lòng mẹ để được mẹ ôm ấp, vỗ về, động viên: ***** hãy mạnh mẽ lên và tiếp bước trên con đường tương lai. Những gì mẹ dành cho con, những gì mẹ dạy cho con sẽ là hành trang con mang theo suốt cuộc đời. Mẹ là người thầy đầu tiên và cũng là người thầy suốt đời của con.Ngày nay, vai trò của người mẹ càng được đề cao. Mẹ không chỉ là người mẹ hiền đảm đang, gìn giữ hạnh phúc gia đình mà còn là những nhà khoa học, những vị lãnh đạo, những cán bộ có năng lực…Chính vì thế, ảnh hưởng của người mẹ đối với việc giáo dục con cái cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực.

4)Sống ở đời, ai cũng hiếu, con người ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có cha mẹ. Không có cha mẹ sẽ không có chúng ta. Ngay từ khi sinh ra, ta đã phải chịu ơn mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Theo thời gian, ta lớn lên là nhờ có dòng sữa ngọt ngào và miếng cơm manh áo mà cha mẹ đã phải đổ mồ hỏi sôi nước mắt mới mang lại được. Suốt tuổi thơ của ta, ta được cha mẹ nâng niu, chiều chuộng. Những bài học đầu tiên của cha và những lời ru của mẹ đã khiến cho tuổi thơ của ta trôi qua êm đềm. Ngay cừ những bước đi đầu tiên, mới chập chừng vào đời, ta đã có cha mẹ dìu dắt. Cha mẹ là những ngọn đèn mà suốt cuộc đời họ soi sáng con đường cho chung ta đi. Ngày ta thực sự trưởng thành có lẽ chính là ngày vui nhất trong đời cha mẹ. Mặc cho tuổi xuân của mình vùn vụt trôi qua, cha mẹ đã hi sinh cả cuộc đời mình cho con cái, để đánh đổi lấy những sợi tóc bạc ngày một nhiều thêm. Chính vì vậy mà để ghi nhớ đền đáp công lao to lớn của cha mẹ, ta luôn luôn phải hiếu thảo và vâng lời cha mẹ. Khi ở gần cha mẹ, ta phải làm cho cha mẹ vui lòng để bù đắp lại những ngày tháng vất vả mà cha mẹ đã nuôi nâng dạy dỗ ta. Suốt cuộc đời của mình, không lúc nào ta không kính trọng, biết ơn và thương yêu cha mẹ. Khi còn nhỏ, ta phải học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, không để cha mẹ buồn lòng. Khi cha mẹ đau ốm, ta sẽ luôn ở bên cha mọ và tận tình chăm sóc. Khi trưởng thành dù có di đâu, ta cũng luôn nhớ về cha mẹ, và ta phải giáo dục con cháu ta sau này luôn luôn ghi nhớ công ơn của ông bà. Có vậy thì ta mới thực sự là một người con hiếu thảo.
 

16 tháng 12 2018

1.

Mùa xuân cây hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc, hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất vẫn là cây hoa hồng, đó cũng là cây hoa mà em rất thích.

Cây cao đến đầu gối nhưng cũng được mẹ em trồng được vài tháng rồi. Thân cây có màu xanh, mảnh, có gai, mọi người còn nói:

"Hoa hồng đẹp nhưng gai hồng sắc''. Từ thân cây mọc ra rất nhiều cành nhỏ và từ những cành nhỏ rất nhiều nụ hồng mọc ra. Nụ hồng lúc bé có màu xanh, khi lớn dần lên, cánh hồng bắt đầu lộ ra. Trông nụ hồng lúc bé thật là đẹp, đáng yêu. Cánh hồng mềm, mịn như nhung, được xếp vòng quanh trông như một cô công chúa mặc một chiếc vày nhiều tầng. Hoa hồng có rất nhiều màu sắc như: Đỏ, vàng, da cam, trắng, hồng...Bên cạnh màu sắc sặc sỡ của hoa hồng là chiếc lá nhỏ hình bầu dục có răng cưa làm nổi bật lên những bông hồng nhiều màu sắc. Hoa hồng đẹp được ví như nữ hoàng của các loài hoa. Hương hoa hồng không quá nồng, nhưng nó thoang thoảng, dễ chịu, đẳng cấp. Nên hoa hồng thường được người ta tặng nhau và còn là biểu tượng của tình yêu, tình bạn cao đẹp.

Thỉnh thoảng, em lên sân thượng để tưới cho cây hoa hồng những gáo nước mát để cây mau lớn, nở ra những đoá hoa thật đẹp cho em ngắm.

Hoa hồng thật là loài hoa đáng yêu.

2. "Mày có bạn thân không?

Câu hỏi khá là quen thuộc với mọi người. Câu trả lời là có, không, nhiều lắm… Đấy là tùy thuộc vào mỗi người. Còn câu trả lời của tôi là “đã từng”. Tôi đã từng có một người bạn thân, thân thiết như chị em trong nhà. Nhưng một căn bệnh quái ác đã mang bạn tôi đi khỏi vòng tay của gia đình, bạn bè và tôi, một cách đột ngột và đau đớn.

Chúng tôi quen nhau từ những ngày tiểu học, chính xác là từ năm lớp 4. Ngày đó, tôi vốn cực kỳ nhút nhát, ít giao tiếp với các bạn học trong lớp. Rồi một ngày, cậu ấy tới, chủ động bắt chuyện với tôi. “Cậu có con gấu bông xinh thế!”, cậu ấy nói như vậy về con gấu của tôi, mặc dù các bạn cùng lớp chê nó kỳ quái, chỉ vì nó không giống những con gấu bông thông thường khác. Câu nói đó đã bắt đầu cho một tình bạn đẹp, cho những kỷ niệm không thể nào quên giữa hai người bạn.

Ban đầu chỉ là chơi chung gấu bông, nhưng rồi đến đọc truyện cũng đọc chung, hay cùng chơi, cùng vẽ tranh… Tôi dần mở lòng hơn, làm quen với những người bạn mà cậu ấy giới thiệu cho tôi. Và rồi tôi nhận ra, chúng tôi đã thành tri kỷ lúc nào chẳng hay.

Tôi đã rất buồn vào ngày cuối cùng của năm lớp 5, ngày mà tôi cứ nghĩ rằng sẽ không còn học chung với cô bạn thân của mình nữa. Nhưng cuối cùng thì lên cấp hai, hai đứa vẫn học chung với nhau, thân với nhau còn hơn cả trước kia nữa. Cùng yêu thích truyện tranh, cùng sáng tác truyện tranh về cuộc sống mơ ước của hai đứa. Cho tới bây giờ, tôi mới thực sự để ý đến dung mạo của nó. Tóc đen dài, mắt to, lúc nào cũng cười thật tươi. Da hơi ngăm ngăm, cao hơn trung bình các cô bạn học khác. Có thể đám con trai trong lớp gọi nó là hung dữ, bà chằn, còn tôi chỉ thấy một cô gái mạnh mẽ và cá tính. Ngày tháng cứ êm đềm trôi qua. Tâm sự vào giờ nghỉ trưa về những rung động đầu đời, những khúc mắc gia đình. Hai đứa gắn với nhau như hình với bóng vậy.

Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất là sinh nhật năm lớp 7. Vốn có ít bạn bè nên tôi không tổ chức sinh nhật, chỉ rủ một vài người bạn thân tới chơi. Vậy mà, nó đã gọi thêm rất nhiều bạn cùng lớp khác, tới “đập phá” tại sinh nhật tôi thành một bữa ra trò. Từ bé tới giờ, chưa bao giờ có một bữa tiệc sinh nhật nào của tôi có nhiều bạn bè tới như vậy. Vui mừng, bất ngờ, hạnh phúc, những cảm xúc hòa lẫn vào với nhau, tạo thành một kỷ niệm vui cho tôi.

Lớp 8, nó trở thành một vị gia sư, bổ túc thêm các môn Toán và Anh cho tôi. Ngược lại, tôi giúp nó trong các môn Sử, Địa, Sinh. Một “đôi bạn cùng tiến” ăn ý. Nó càng ngày càng cao, ăn khỏe hơn, đánh tôi đau hơn, chạy nhanh hơn. Một bữa ăn năm bát cơm, ăn nhiều thịt nhưng không ăn rau nên bị thiếu chất xơ trầm trọng. Tôi phải làm một chế độ dinh dưỡng mới, bắt nó phải tuân thủ.

Những tài năng của nó ngày càng được thể hiện rõ ràng. Vốn nổi tiếng viết chữ rất đẹp, từng đoạt giải năm lớp 5 nên nó được giao nhiệm vụ viết sổ, viết đề mục cho các cô. Vẽ đẹp hơn, bộ truyện tranh mà hai đứa cùng thực hiện năm lớp 6 lại tiếp tục dày hơn rồi. Luôn nhắc nhở tôi khắc phục những khuyết điểm của bản thân, “viết nhanh lên mày!”, “đứng thẳng cái lưng lên!”. Những lời nói này, dần đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống học sinh của tôi.

“Mày ơi, tao mệt quá”.

Năm lớp 9, sức khỏe của nó đột ngột suy giảm. Sau một trận sốt xuất huyết, tỷ lệ hồng cầu trong máu của nó giảm tới mức nguy hiểm và không thể hồi phục. Nghỉ học hai tuần liền bặt vô âm tín. Rồi nó đi học trở lại, sụt năm cân. Từ đó, nó chỉ ngồi im vào mỗi giờ ra chơi, không chơi bóng, không đuổi bắt với tôi, không đi ăn trưa cùng nhau nữa. Vẫn vui tính, hay cười, hay trêu đùa như trước, nhưng bây giờ lại đi kèm với một sự đau đớn, mệt mỏi ẩn sâu trong đôi mắt đen láy đó. Rồi tần suất những ngày nghỉ học tăng lên, kéo dài hơn. Chỉ có thể gặp nhau vào những ngày ôn thi học sinh giỏi, nên sự tiều tụy của nó càng trở nên rõ nét hơn sau mỗi lần gặp.

Cô gái mà tôi biết khi xưa, mỗi bữa ăn năm bát cơm, mà bây giờ hai má hóp lại, tay chân teo tóp, không còn lực. Đôi mắt vô hồn, tràn đầy sự mệt mỏi đau đớn. Ngay cả việc đi lại bây giờ với nó cũng khó khăn, phải có người dìu đi, không tự đạp xe đến trường như vẫn làm bao lâu nay. Nó rất yêu thích môn Tiếng Anh, và thực sự rất mong chờ tới kỳ thi học sinh giỏi để thể hiện khả năng của mình. Nhưng cơn bệnh đó đã ngăn cản ước mơ của nó được thực hiện. Tôi đi thi, đoạt giải và bước tiếp tới vòng thành phố. Còn ước mơ của nó, đành dừng lại ở đây, vì cơn bạo bệnh ấy.

Sau kỳ thi ấy, nó nghỉ học liền một tháng. Và ở lớp rộ lên những tin đồn. “Mày ơi, con Khánh bị làm sao thế?”, “Nó bị bệnh gì liên quan đến sức đề kháng ấy”, “Dạo này nó yếu lắm”, “Nó nghỉ học được cả tháng rồi ấy nhỉ?”. Lần đầu tiên, cả tập thể lớp 9A1 chúng tôi thật lòng quan tâm tới một người, lo lắng cho một người. Thay phiên nhau chép vở trên lớp, ghé thăm nó để giảng bài cho nó, chuẩn bị cho kỳ kiểm tra cuối kỳ sắp tới. Những ngày cuối cùng nó tới lớp, mọi người đều động viên, cố gắng hết sức để giúp đỡ nó. Chỉ bài, giảng bài, pha nước, giúp nó ăn sáng, chỉ nó cách làm bài thi… Tạo điều kiện kết sức có thể đưa nó qua kỳ thi này, một bước tới gần hơn với kỳ thi cấp ba - kỳ thi quan trọng mà chúng tôi sắp phải đối mặt.

Một ngày cuối tháng 12 năm 2016, tôi và một người bạn tới thăm nó tại nhà riêng. Nó nằm đó, trên cái giường mà chúng tôi hay ngồi chơi với nhau khi xưa, đang ngủ. Có lẽ là một giấc ngủ yên bình, vì nó không còn phải đối mặt với đau đớn, với những cơn co giật, nhức khớp luôn thường trực. Tôi ngồi chờ cho tới khi nó thức dậy. Ban đầu là cau có, tức giận và mệt mỏi, nhưng có lẽ, trong giây phút ấy, nó nhận ra đây có thể là lần cuối cùng chúng tôi được gặp nhau, nên đã ngồi dậy, để chúng tôi có thể cùng ngồi nói chuyện.

Chúng tôi kể về những chuyện thú vị trên lớp, những câu chuyện hài hước. Nó cười, nụ cười tươi rói mà tôi vẫn luôn chờ mong bấy lâu nay, cùng với ước mơ nó được khỏe lại, có thể cùng tới trường với tôi như trước. Cùng học, cùng vẽ, cùng đọc truyện, sẻ chia những tâm sự… Đó là mong ước thiết tha nhất của tôi trong giây phút ấy.

Rồi nó bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về những ngày ở bệnh viện. Thời gian nó ở bệnh viện thậm chí còn nhiều hơn ở nhà mình. Liên tục phải trải qua những xét nghiệm, sinh thiết, chọc tủy… Những cơn đau nhức khắp người, ngay cả việc ăn uống cũng khó khăn, liên tục hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần của cô gái kiên cường ấy. Có những lúc, tưởng chừng như bạo bệnh đã đánh gục nó, nhưng chiến binh ấy vẫn đứng vững, vẫn vươn lên như bông hoa hướng dương hướng về mặt trời.

Mái tóc đen bết lại vì không thể tắm gội thường xuyên, tóc cũng thưa dần, để lộ ra những mảng da đầu trắng bệch. Nước da vàng bủng, trên người chi chít những vết tím bầm do chọc kim hay bị tụ máu. Tay chân teo lại, việc cử động cũng trở nên yếu ớt. Trước kia, bữa nào nó cũng ăn năm bát cơm, vậy mà vẫn than đói suốt ngày. Còn bây giờ, ngay cả việc húp vài thìa cháo cũng trở nên khó khăn. Kể từ ngày bị ốm cách đây bốn tháng, nó đã sụt hơn 10 cân. Hôm đó, lúc chuẩn bị về, nó đã nói với tôi một câu: “Có lẽ là bọn mày nên chuẩn bị sẵn tinh thần đi. Tao không nghĩ là tao qua được Tết năm nay đâu”.

Đêm hôm ấy, tôi không ngủ được. Không ngừng nghĩ về câu nói ấy. Cho tới lúc ấy, tôi vẫn không biết được tình trạng bệnh tình thật của nó. Chỉ biết là nó đang bệnh rất nặng. Mặc dù ngoài miệng luôn động viên nó, nhắc nó rằng phải có niềm tin, nhưng chính niềm hy vọng lớn nhất, vững chãi nhất trong lòng tôi lúc này lại đang dao động. Lần đầu tiên, tôi nghĩ đến viễn cảnh một ngày, tôi không còn được nhìn thấy nó, cái ngày mà nó rời xa tôi mãi mãi. Một nỗi sợ vô hình dâng lên trong lòng, và mong ước phép màu xảy ra chưa bao giờ trở nên mạnh mẽ như lúc ấy.

Sau buổi gặp gỡ cuối cùng ấy, tôi phải đối mặt với nhiều áp lực. Đối mặt với kỳ thi cấp thành phố. Áp lực học trên trường tăng lên. Nhưng tôi không ngừng nghĩ tới nó, với khát vọng cháy bỏng về một điều kỳ diệu sẽ xảy ra, ngày mà nó sẽ khỏe lại, sẽ lại tới trường. Nhưng phép màu đã không xảy ra. Mồng 3 Tết Đinh Dậu (tức ngày 30/1/2017), nó đã ra đi, bỏ lại gia đình, bạn bè và tôi, để đi tới một nơi khác, không có đau đớn, mệt mỏi.

Hai ngày sau, tôi về Hà Nội. Việc làm đầu tiên là tới nhà nó. Để chia buồn với gia đình nó, những người yêu thương tôi như con ruột. Tôi đã rất bình tĩnh và nghĩ rằng mọi chuyện sẽ đơn giản thôi. Nhưng khi tới trước cửa nhà nó, những kỷ niệm tràn về, như một thước phim quay chậm chạy trong ký ức. Tôi đã dặn lòng mình rằng không được khóc, phải làm điểm tựa cho cha mẹ nó, nhất là trong những giây phút đau lòng này. Nhưng, khi nhìn thấy mẹ nó, mở cửa cho tôi, nhìn thấy vị trí của cái giường nơi nó thường nằm trước kia đã được thay thế bằng một cái bàn thờ mới dựng, bát hương vẫn còn nghi ngút khói, nước mắt đã tuôn rơi không ngừng. Bức ảnh nhỏ trên bàn thờ cũng không phải là một tấm ảnh thẻ tử tế, là bức ảnh chụp vào một ngày nó khỏe mạnh, đang cười. Bầu không khí ấy, như bóp nghẹt trái tim tôi vậy. Đau đớn, xót xa, hụt hẫng.

Trong tiếng nấc nghẹn, mẹ nó kể cho tôi về căn bệnh thực sự của nó. Là ung thư máu. Một căn bệnh di căn rất nhanh và có những dấu hiệu giống như cảm cúm thông thường. Lúc phát hiện ra căn bệnh này đã là giữa tháng 11 năm 2016, tức là chỉ ba tháng trước khi nó ra đi. Buổi chiều hôm trước đó, nó có dấu hiệu phát bệnh. Đau đớn, quằn quại, vùng vẫy, gào thét hàng tiếng liền, trước khi lịm đi. Tỉnh dậy một chút vào ban đêm, để nhìn mặt những người thân yêu lần cuối trước khi chìm vào giấc ngủ, mãi mãi. Lúc đó là 0 giờ 15 phút sáng. Bố nó động viên tôi và trước khi ra về, dặn rằng, “Con đừng buồn quá, phải tiếp tục cố gắng, cố gắng thay cả phần của bạn nữa”.

Chưa có một đám tang nào mà tôi khóc nhiều như vậy. Dặn lòng rằng không được khóc, phải mạnh mẽ lên, khóc là nó không siêu thoát được đâu, nhưng một lần nữa, nước mắt lại trào ra, trước linh cữu nó. Cả tập thể lớp, những người bạn đã gắn bó với nhau nhiều năm, cũng có mặt đông đủ. Những tiếng thút thít vang lên không ngừng, và lần đầu tiên, tôi nhìn thấy những chàng trai rơi lệ nhiều đến vậy. Khoảnh khắc linh cữu nó được đưa vào lò hỏa thiêu, là lúc những tiếng khóc vang lên to nhất. Có thể lúc còn sống, nó không nói chuyện với những người bạn khác, nhưng một khi đã ra đi, dù còn thù hằn gì trong lòng, những lời trân trọng, cao quý nhất đều dành cho nó. Vì chúng ta là một gia đình. Dù nước mắt rồi sẽ ngừng rơi, nhưng nỗi nhớ trong lòng sẽ không bao giờ nguôi ngoai.

Sau đó, tôi bị khủng khoảng một thời gian. Thành tích học tập có sự sa sút, kết quả thi học sinh giỏi thành phố cũng không được như mong muốn. Nhưng câu nói của bố nó như một lời nhắc nhở tôi phải nỗ lực, bởi mình đang cõng trên vai cả phần của nó. Cắm đầu vào học, chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi, cho ước mơ của cả tao với mày.

Bọn tôi tới thăm nó vào lễ 100 ngày. Bàn thờ đã dời lên tầng ba, cái giường đã đặt vào chỗ cũ, như xưa. Cảm giác buồn bã, hụt hẫng là điều không thể tránh khỏi. Nhưng bên cạnh đó, bây giờ có thêm mục tiêu, thêm quyết tâm để mà hướng tới. Là tiếp tục bước đi trên con đường đời, dù không có mày sánh bước bên cạnh. Là đi tiếp cả phần của mày, bởi tao biết rằng mày luôn đồng hành với bọn tao, theo một cách nào đó. Hôm đó, một đại diện của lớp được đề nghị đứng lên, để thay mặt lớp, bày tỏ cảm nghĩ. Tôi đã từ chối không đảm nhiệm vai trò ấy. Thương nhớ chỉ để ở trong lòng là đủ, bởi không lời nào có thể diễn tả được nó.

Tôi đã vượt qua được kỳ thi ấy. Ngay hôm tôi thi xong môn cuối, tôi đã tới mộ thăm nó, không nói gì cả. Chỉ lặng lẽ ngồi, tựa lưng vào tấm bia mộ. Từ xưa tới nay, tôi vốn đã kém khoản ăn nói, ngay cả trong những giây phút quan trọng như thế này. Những lời muốn nói như một mớ tơ vò, muốn thốt ra nhưng lại mắc lại trong họng. Và lại tiếp tục kéo dài sự im lặng. Những tia nắng vàng lọt qua kẽ lá của cây xà cừ cổ thụ, rủ bóng xuống ngôi mộ nhỏ. Những giọt nắng ấy chứ dập dờn, nhảy nhót như đàn bướm ánh sáng, lượn quanh những ngôi mộ đá, như một điềm báo từ thế giới bên kia. Hãy luôn ủng hộ tao nhé, trên con đường đầy chông gai này, để tao có một điểm tựa vững chắc, vươn tới tương lai.

Đã hơn một năm kể từ ngày nó ra đi. Tôi đã bước được một nửa tuổi mười sáu, cái tuổi mạnh nhất, khỏe khoắn nhất. Đạt được ước mơ, vào được ngôi trường mà mình hằng mong ước. Còn nó mãi dừng ở đó, ngưỡng cửa mười lăm đầy khát vọng, hoài bão. Mãi mãi ra đi, để lại mọi thứ, để lại một ước mơ còn đang dang dở, để lại sự đau buồn trong trái tim của những người ở lại. Nhưng tôi biết rằng, ít ra ở thế giới bên kia, nó sẽ không còn phải chịu đau đớn nữa. Không còn những xét nghiệm dài đằng đẵng, những ngày xạ trị đau đớn. Hy vọng ở nơi ấy, thế giới của nó sẽ tốt đẹp hơn.

Mất đi một người bạn thân thiết là rất đau đớn, nhưng mong rằng, cuộc sống của nó sẽ tốt đẹp hơn nơi miền cực lạc. Nó để lại cho tôi những kỷ niệm đẹp, một tuổi thơ hạnh phúc, những ký ức không thể nào quên. Nó cũng đã để lại cho tôi một bài học về nghị lực sống, về sự kiên cường chống chọi trước cơn bạo bệnh. Những bài học đáng giá sẽ theo tôi suốt cuộc đời. Vĩnh biệt, tao hứa sẽ không quên mày, bạn thân".

3.Kết quả hình ảnh cho Cảm nghÄ© vá» bà i thÆ¡ bánh trôi nÆ°á»c của há» xuân hÆ°Æ¡ng.

16 tháng 12 2018

1,

Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Đúng như lời ca dao xưa đã nói, cây hoa sen có một vẻ đẹp bình dị và thanh cao không dễ dàng tìm thấy ở các loài cây, loài hoa khác. Có lẽ vì thế, chẳng biết tự bao giờ, cây hoa sen đã là loài cây em thích nhất. Hoa sen thường mọc ở các đầm hồ của những vùng quê, những ngôi làng dân dã. Cây hoa sen có thân và rễ ngập trong nước. Những chiếc lá to, màu xanh đậm cùng hoa màu hồng nhạt vươn lên mặt hồ. Từ lâu nay, cây hoa sen gắn bó với người dân quê trong suốt cuộc đời của họ. Hoa sen chính là hình ảnh tượng trưng cho con người sống nơi thôn làng. Hoa sen mọc ở ao hồ củng giống như người dân ở nơi thôn dã vất vả, nhọc nhằn. Thế nhưng có bao giờ hoa sen lại mang một thứ hôi tanh của bùn đất, hoa sen luôn giữ cho mình một hương thơm thanh khiết như sự cần cù, chịu khó, không gục ngã trước những gian nan trong cuộc sống của người dân quế. Họ luôn vượt lèn số phận, vượt lên cuộc sống nghèo khó như những bông hoa sen vượt lên trên sự vấy bẩn của bùn đất, luôn giữ cho mình một vẻ đẹp riêng, một giá trị riêng. Có bao giờ bạn được ngồi bên một ao sen vào một buổi trưa hè để cảm nhận vẻ đẹp của bông hoa sen, đề thưởng thức vị dìu dịu, ngọt ngào của làn hương sen gửi vào trong gió dưới cái nắng gay gắt, chói chang. Thật tuyệt vời nếu bạn đã nếm thử vị trà được ướp trong lá sen! Lúc đó ban sẽ thấy như vị thơm của sen hoà lẫn vào hương trà làm xao xuyến lòng người. Còn nữa những chiếc gương sen làm quà tặng dành cho trẻ thơ. Thật thích thú khi có được món quà đó trong tay, tách từng hạt sen ra ăn với vị ngọt và bùi. Sau buổi đi học về, các em học sinh vùng quê lại chèo thuyền ra đầm sen, len lỏi qua từng kẽ lá để hái về những bông hoa thật đẹp, những chiếc lá thật to mang về nhà trưng trên bàn hoặc chơi trò bán hoa rất vui. Em yêu hoa sen, yêu vẻ đẹp dân dã, bình dị, yêu cả những hương vị quê hương với các món ăn làm từ cây sen. Mời bạn hãy đên một làng quê miền sông nước để thưởng thức vị chua chua, ngọt ngọt của những ngó sen dùng làm gỏi. Món gỏi ngó sen này giờ đây không thể thiếu trong các bữa cỗ, bữa tiệc ở nông thôn cũng như thành thị. Em yêu hoa sen! Sen bao giờ cũng gắn bó với người dân quẽ, luôn gắn bó với đời sống hằng ngày của dân tộc ta. Em yêu hoa sen, một loài hoa giản dị, thanh cao. Sen không có vẻ đẹp kiêu sa của hoa hồng, hoa lan, hoa cúc, ... nhưng sen vẫn được các nhà văn, nhà thơ ca ngợi nhờ nét đẹp hiếm có mà các loài hoa khác không dễ gì có được, đó là “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
30 tháng 10 2016

tuổi học trò, ai cũng gắn bó với mái trường thân yêu và cây bóng mát. đối vs tôi, cây nào tôi cũng thương, cũng quý. nhưng tôi vẫn thích nhất là cây phượng. 1 cây bóng mát đã gắn bó vs tuổi học trò rất nh`.

vào mùa thu, cây phượng thật giản dị, tươi mới làm sao. ngày khai giảng của năm hok ms. cây phượng đã lớn lên rất nh`. nó cũng đã tỏa ra rất nh` tán lá rộng để che nắng cho chúng tôi. ôi!nhìn cây phượng đáng yêu làm sao. trên cành lá, đã có thêm những chiếc lá xah non trông thật đẹp. lấp ló sau sau những tán lá rộng là những chú chim cùng nhau hội tụ về đây, cùng đón niềm vui vs chúng tôi. mặc dù, nhìn cây phượng rất đáng yêu. nhưng trong những ngày trọng đại của trường tôi thì nhìn nó thật nghiêm túc, uy nghiêm.

khi mùa đông về, nhìn cây phượng trông thật đáng thương. những cành cây đã pải trút hết lá, chỉ cn` trơ trọi những cành cây khẳng khiu đứng giữa thời tiet761 mùa đông lạnh lẽo. lâu lâu, lại có những luồn gió hẹ bay thoảng wa. khi mùa mưa năm trc, vì 1 cơn bão lớn mà đã làm cho những cành lớn của cây phượng bị gãy. ai đi ngang wa cũng pải xót xa.

mùa đông kết thúc thì đến mùa xuân. những tia nắng nhè nhẹ của mùa xuân đã tiếp thêm cho cây 1 năng lượng tràn trề, những cành lá đâm chồi nảy lộc. chi sau vài ngày, cây phượng đã dk phủ 1 màu lá cây xah non trông đẹp vô cùng. vào ngay lúc này, cây phượng thật sum suê, tươi tốt

mùa hè, 1 mùa nóng trong năm. nhưng cây phượng lại đẹp nhất vào thời gian này. mà vào ngay lúc này cũng là mùa thi. những bông hoa phượng đỏ chói nở rộ, những tiếng ve lêu râm ran giữa buổi trưa hè. ôi! tôi thấy nó rất giản dị mà còn mang đâm chất của mùa hè nóng oi ả. những chùm hoa rung rinh trong nắng. mùa hè, khi kết thúc mùa thi. chúng tôi lại pải xa nhau, để lại những kỉ niệm đẹp mà chỉ có tuổi hok trò ms có dk. ôi chao! đúng là cái tuổi hok trò thật đẹp mà

tôi rất quý cây phượng. tôi thật sự ko mún xa nó chút nào. nhưng điều j ko pải là ko thề. vào ngay lúc này, tôi dag hok cuối cấp. pải xa cây phượng thật rồi, pải xa bn bè thật rồi. khi tôi lên THCS, 1 điều ms mẻ đã mở ra trước mắt tôi. lúc ấy, cái j cũng khác trường TH. nhưng dù tôi có xa cây phượng thì hình ảnh của nó và những kỉ niệm sẽ mãi khắc sâu tong tim tôi, ko bao giờ phai nhạt

30 tháng 10 2016

mk ko bik làm cây dừa nên làm cây phượng cho bn tham khảo nha

31 tháng 10 2019

Nếu không có đôi bàn tay của cha, có lẽ tôi đã không đủ sức tự mình bước đi trên đường đời. Mong rằng đôi bàn tay ấy sẽ còn bên cạnh tôi thật lâu để cùng tôi chia sẻ những khoảnh khắc trong cuộc sống phía trước.

Tôi từng đọc qua một truyền thuyết về người cha đầu tiên do thượng đế tạo ra. Người cha với đôi bàn tay thật thô ráp, to lớn không thể nào găm kim đóng tã, thắt nút dây giày cho người con trai, thắt nơ trên áo cho người con gái hay đơn giản là cài nút áo cho con của mình một cách dễ dàng, nhưng đó là đôi bàn tay sẽ che chở cho con trước sóng gió của cuộc đời và dẫn dắt con đi trên con đường của mình.

Còn với tôi, một cậu con trai sống trên quãng đời này 23 năm có một người cha không như của thượng đế tạo ra nhưng là một người cha mà tôi có thể tự hào để khoe với bạn bè và rơi nước mắt mỗi khi nghĩ tới.

Với cha thì nụ cười là cái khó có thể xuất hiện trên gương mặt vì cha là một quân nhân, trong cha luôn là kỷ cương và luật lệ khắt khe mà những người con phải noi theo. Lúc nhỏ, tôi lúc nào cũng ghét cha vì luôn cấm đoán tôi mọi điều, sẵn sàng roi vọt khi tôi bị nhà trường phàn nàn hay đi chơi về quá trễ không lo học hành. Nhưng sau này khi tôi đủ lớn để biết suy nghĩ và hiểu chuyện thì tôi mới nhận ra rằng đôi bàn tay cha đã chai sần đi quá nhiều cũng vì tôi. Đôi bàn tay che chở và nâng đỡ tôi từ khi tôi mới sinh ra đến khi tôi trưởng thành đến tận bây giờ.

Đôi bàn tay ấy ban ngày đi làm công việc của một người lính nhưng ban đêm lại là một công nhân với tất cả những việc nào làm được để kiếm tiền cho gia đình và nuôi tôi ăn học.

Đôi bàn tay chai sần đó đã đưa tôi đi học vào mỗi buổi sáng và đón tôi về khi tan trường. Đôi bàn tay ấy cũng là đôi bàn tay cầm những tờ báo để coi điểm, tìm trường và cầm hồ sơ đi đăng ký cho tôi học khi tôi rớt nguyện vọng một của kỳ thi đại học.

Đôi bàn tay ấy từng trầy xước rất nhiều vì một lần vào sáng sớm khi chạy xe chở tôi đi học, cha bị hạ đường huyết và ngã xe ngất xỉu. Tuy bị gãy tới mấy cái xương sườn nhưng đôi bàn tay ấy vẫn bấm điện thoại gọi về nhà chỉ để hỏi tôi có bị gì không, đi học được không.

Và còn rất nhiều điều mà đôi bàn tay ấy đã làm cho tôi từ khi tôi còn là một đứa bé không biết suy nghĩ chỉ biết ăn và ngủ tới khi lớn khôn…

Nếu không có đôi bàn tay của cha, có lẽ tôi đã không đủ sức tự mình bước đi trên con đường đời đầy chông gai phía trước. Mong rằng đôi bàn tay của cha sẽ còn bên cạnh tôi thật lâu để cùng tôi chia sẻ những khoảnh khắc trong cuộc sống phía trước. Đôi khi trái tim và bàn tay của một người cha có thể rất là cứng rắn nhưng trong thâm tâm thì nó cũng rất là mềm mại và tràn đầy tình thương cho những đứa con của mình. Người cha không giỏi biểu hiện cảm xúc ra bên ngoài như người mẹ nhưng họ lúc nào cũng quan tâm và nâng đỡ người con của mình đúng lúc

Nếu không có đôi bàn tay của cha, có lẽ tôi đã không đủ sức tự mình bước đi trên đường đời. Mong rằng đôi bàn tay ấy sẽ còn bên cạnh tôi thật lâu để cùng tôi chia sẻ những khoảnh khắc trong cuộc sống phía trước.

Tôi từng đọc qua một truyền thuyết về người cha đầu tiên do thượng đế tạo ra. Người cha với đôi bàn tay thật thô ráp, to lớn không thể nào găm kim đóng tã, thắt nút dây giày cho người con trai, thắt nơ trên áo cho người con gái hay đơn giản là cài nút áo cho con của mình một cách dễ dàng, nhưng đó là đôi bàn tay sẽ che chở cho con trước sóng gió của cuộc đời và dẫn dắt con đi trên con đường của mình.

Còn với tôi, một cậu con trai sống trên quãng đời này 23 năm có một người cha không như của thượng đế tạo ra nhưng là một người cha mà tôi có thể tự hào để khoe với bạn bè và rơi nước mắt mỗi khi nghĩ tới.

Với cha thì nụ cười là cái khó có thể xuất hiện trên gương mặt vì cha là một quân nhân, trong cha luôn là kỷ cương và luật lệ khắt khe mà những người con phải noi theo. Lúc nhỏ, tôi lúc nào cũng ghét cha vì luôn cấm đoán tôi mọi điều, sẵn sàng roi vọt khi tôi bị nhà trường phàn nàn hay đi chơi về quá trễ không lo học hành. Nhưng sau này khi tôi đủ lớn để biết suy nghĩ và hiểu chuyện thì tôi mới nhận ra rằng đôi bàn tay cha đã chai sần đi quá nhiều cũng vì tôi. Đôi bàn tay che chở và nâng đỡ tôi từ khi tôi mới sinh ra đến khi tôi trưởng thành đến tận bây giờ.

Đôi bàn tay ấy ban ngày đi làm công việc của một người lính nhưng ban đêm lại là một công nhân với tất cả những việc nào làm được để kiếm tiền cho gia đình và nuôi tôi ăn học.

Đôi bàn tay chai sần đó đã đưa tôi đi học vào mỗi buổi sáng và đón tôi về khi tan trường. Đôi bàn tay ấy cũng là đôi bàn tay cầm những tờ báo để coi điểm, tìm trường và cầm hồ sơ đi đăng ký cho tôi học khi tôi rớt nguyện vọng một của kỳ thi đại học.

Đôi bàn tay ấy từng trầy xước rất nhiều vì một lần vào sáng sớm khi chạy xe chở tôi đi học, cha bị hạ đường huyết và ngã xe ngất xỉu. Tuy bị gãy tới mấy cái xương sườn nhưng đôi bàn tay ấy vẫn bấm điện thoại gọi về nhà chỉ để hỏi tôi có bị gì không, đi học được không.

Và còn rất nhiều điều mà đôi bàn tay ấy đã làm cho tôi từ khi tôi còn là một đứa bé không biết suy nghĩ chỉ biết ăn và ngủ tới khi lớn khôn…

Nếu không có đôi bàn tay của cha, có lẽ tôi đã không đủ sức tự mình bước đi trên con đường đời đầy chông gai phía trước. Mong rằng đôi bàn tay của cha sẽ còn bên cạnh tôi thật lâu để cùng tôi chia sẻ những khoảnh khắc trong cuộc sống phía trước. Đôi khi trái tim và bàn tay của một người cha có thể rất là cứng rắn nhưng trong thâm tâm thì nó cũng rất là mềm mại và tràn đầy tình thương cho những đứa con của mình. Người cha không giỏi biểu hiện cảm xúc ra bên ngoài như người mẹ nhưng họ lúc nào cũng quan tâm và nâng đỡ người con của mình đúng lúc

31 tháng 10 2019

còn bài nào khác ko bạn ?

31 tháng 10 2016

Đi học về là em chạy nhanh trên con đường quen thuộc mang tên Cát Linh để về nhà. Kia rồi, ngôi nhà thân thuộc nằm trên phố Giảng Võ đã dần hiện ra trước mắt em. Nơi này đã gắn bó với em từ khi còn bé tí mà đến bây giờ đã trở thành một cô bé phổng phao, hoật bát thế này.

Ba em xây ngôi nhà này cũng đượ sáu, bảy năm nay rồi, nhưng trông vẫn còn hấp dẫn. Cánh cổng sắt khoắc trên mình chiếc áo măng tô màu xanh sẫm. Từ cổng sắt vào, lối đi rải sỏi trắng, rộng độ hai met, hai bên trồng cỏ tóc tiên xanh um. Trên bậc tam cấp bước lên nhà là hai cây mai chiểu thuỷ trồng trong hai cái chậu lớn màu nâu, đắp nổi hình rồng, phượng.

Ngôi nhà của em được xây làm bốn tầng. Tầng một là nhà bếp và phòng khách. Phòng khách được mẹ em trang trí rất đơn sơ và giản dị. Bộ ghế xa-lông màu mận chín kê quanh chiếc bàn tròn bằng gỗ cẩm lai, bên trên đặt một tấm kính trong suốt. Chiếc tủ buýt-phê được kê ở giữa phòng, bên trong là các bộ ấm chén và lọ hoa các kiểu, cả chú gấu nhồi bông và cô búp-bê tóc vàng cũng được bày trong đó. Mẹ em đặt một bình hồng nhung lên chiếc bàn làm việc của bố em. Chiếc đồng hồ quả lắc mỗi giờ lại buông một hồi chuông ngân nga, thánh thót. Trên tường, bức tranh sơn mài vẽ phong cảnh quê hương được đặt trang trọng trong khung lớn. ở dưới tủ sách là hai chiếc loa ngồi hai bên như muốn át giọng nói của bác ti-vi ngồi chễm chệ ở giữa. Bên ngoài phòng khách là nhà bếp với bộ bàn ghế bằng gỗ pơ-mu được kê ngay ngắn. Chiếc tủ bếp xinh xinh xếp đầy bát đĩa vẫn ngồi yên ttrên giá. Xoong, nồi, dao thớt đều được xếp ngăn nắp trong tủ dưới. Những bữa cơm thân mật của gia đình em diễn ra đều đều ở đây. Phòng của em ở trên tầng ba còn phòng của ba mẹ em thì ở tầng hai. Mỗi phòng đều được trang trí khác nhau với đủ chăn, ga, gối, đệm. Chiếc bàn học của em được kê ngay sát cửa sổ. Mỗi buổi sáng, ánh nắng chan hoà, hắt qua cửa sổ giúp em học bài. Trên bàn, bác đồng hồ Liên Xô luôn miệng kêu “tích tắc”. Em còn dán thời khoá biểu, thời gian biểu và các khẩu hiệu khác lên tường như: “ Chưa làm bài xong chưa đi ngủ, chưa làm bài đủ chưa đi chơi”. “Học tốt-chăm ngoan”. Xung quanh, em trang trí bằng các sản phẩm lao động kĩ thuật mà cô đã dạy ở trên lớp. Ngước mắt lên trần, em gặp ngay bác bóng đèn, bác đang hì hục làm công việc của mình là thắp sáng ngôi nhà này. Nhìn ra cửa sổ, em thấy nào là mùi hoa xoan tim tím thơm phảng phất, mùi khế ngọt thơm nồng, mùi của những bông hoa cúc đang độ lớn.

Em yêu quý biết bao ngôi nhà này vì nơi đây em đã sinh ra và lớn lên. Nó đã gắn bó với em như máu thịt, cùng em chia sẻ nỗi buồn, niềm vui. Em đang được sống giữa mái ấm của gia đình mình. được sống trong vòng tay yêu thương của ông bà, cha mẹ

31 tháng 10 2016

Ngôi nhà yêu quý của em nằm ở thôn Quan Quang, xã Hoà Kiến. Ngôi nhà này đã gắn không biết bao nhiêu kỉ niệm thời thơ ấu của em.
Những lúc đi học về, vừa bước tới ngõ, em đã thấy ngôi nhà của mình thấp thoáng hiện lên với cánh cửa sắt xanh rờn như màu của bầu trời xanh thẳm không cùng. Bước thêm vài bước nữa, hiện rõ bên trái cánh cửa sắt là một cái cửa sổ được làm bằng kính. Phía trên có đính tượng hai con chim bồ câu đang hôn nhau được làm từ thạch cao, tuyệt đẹp! Nhà em có 7 phòng. Một là phòng riêng của em, một là phòng khách, buồng ngủ, nhà cầu, nhà tắm, nhà kho và cuối cùng là nhà bếp, Trong đó, phòng khách là phòng rộng nhất, chiếm gần một phần tư căn nhà. Phía trước phòng có gắn một tấm hình vẽ phong cảnh thác nước, làm cho phòng khách trở nên lộng lẫy hơn. Phía bên phải thác nước là hình của một con hổ đang nằm dưới bóng của một rặng tre dài. Dưới tấm ảnh tuyệt đẹp ấy là một cái tủ nhỏ chứa âm li, đầu đĩa … Trên cùng là chiếc ti vi hai mươi mốt in. Bên phải ti vi là một cái tủ lạnh. Còn bên trái là một cái giá sách được làm từ gỗ hương. Tủ có bốn ngăn. Ngăn thứ nhất dùng để đựng các thứ quà tặng của mọi người nhân dịp cúng nhà ba năm. Ngăn thứ hai và ngăn thứ ba dùng để trưng bày những quyển sách mà bố em rất thích. Ngăn còn lại chứa sách vở của mẹ. Cạnh cửa sổ là một cái bàn để em ngồi đó làm bài. Nó là quà tặng của bố nhân ngày sinh nhật lần thứ 9 của em. Cạnh đó là chiếc máy tính được đặt trên cái bàn tròn. Và nó cũng là nơi đã lưa những bài tập làm văn của em từ lớp 4 đến lớp 5.
Ôi ! Ngôi nhà của em. Em yêu quý ngôi nhà này biếc nhường nào. Nơi đây đã sinh ra em và nuôi em không lớn trong vòng tay ấm áp của cha mẹ. Vì vậy, em yêu nhà em lắm