Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vi khuẩn kí sinh là: Vi khuẩn sống bám dựa vào chất hữu cơ của cơ thể sống khác.
Vi khuẩn hoại sinh là: Vi khuẩn sống nhờ vào sự phân giải chất hữu cơ có sẵn ( xác động thực vật).
Chúc bn hc tốt
-
Cấu tạo và chức năng của trụ não
Cũng như tủy sống, trụ não gồm chất trắng (ngoài) và chất xám (trong). Chất trắng là các đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não và bao quanh chất xám. Chất xám ở trụ não tập trung thành các nhân xám. Đó là các trung khu thần kinh, nơi xuất phát các dây thần kinh não. Có 12 đôi dây thần kinh não, gồm 3 loại: dây cảm giác, dây vận động và dây pha (hình 46-2).
Chức năng chủ yếu của trụ não là điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa,do các nhân xám đảm nhiệm.
Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên(cảm giác) và các đường dẫn truyền xuống (vận động).
Não trung gian
Não trung gian nằm giữa trụ não và đại não, gồm đồi thị và vùng dưới đồi. Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên não.
Các nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.
Tiểu não
Tiểu não cũng gồm hai thành phần cơ bản là chất trắng và chất xám.
Chất xám làm thành lớp vỏ tiểu não và các nhân.
Chất trắng nằm ở phía trong, là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần khác của hệ thần kinh (tủy sống, trụ não, não trung gian và bán cầu đại não).
Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng phải tháo hết nước ngay vì nếu đất bị úng, hạt sẽ bị thiếu không khí gây ra không phát triển được.
Sau khi gặp trời mưa to,nếu đất bị úng ta phải tháo hết nước bảo đảm cho hạt có đủ không khí để hô hấp hạt mới không bị thối, chết mới nảy mầm được.
– Địa y phân hủy đá thành đất và khi chết tạo thành lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật đến sau và đóng vai trò “tiên phong mở đường”.
– Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu Bắc cực.
– Địa y còn được sử dụng chế tạo rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc.
- Địa y phân hủy đá thành đất và khi chết tạo thành lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật đến sau và đóng vai trò “tiên phong mở đường”.
- Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu Bắc cực.
- Địa y còn được sử dụng chế tạo rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc.
rêu | quyết |
chỉ có rễ giả làm chức năng hút | rễ thật có lông hút |
thân, lá chưa có mạch dẫn | thân lá đã có mạch dẫn |
thân lá có cấu tạo đơn giản | thân lá có cấu tạo phức tạp |
* vai trò của thực vật đối với động vật và con người:
-là nơi sinh sản cho một số động vật
-là thức ăn cho động vật ăn cỏ
-thải ra o xi cho động vật và con người hô hấp
-nhiều thực vật quí hiếm có giá trị kinh tế cao
-Bảo vệ và giữ gìn các vật nuôi đó
-Nhân giống bằng nhiều phương pháp
-Không săn bắt,giết hại động vật
-Xây dựng khu bảo tồn động vật có xương sống
Chúc bạn học tốt!
‐Góp phần điều hòa khí hậu
‐Góp phần hạn chế lũ lụt , hạn hán
‐Góp phần bv nguồn nc ngầm
‐ Làm hàm lượng không khí được ổn định
‐ Góp phần giữ đất , chống xói mòn
mk co
I. Phần trắc nghiệm: (3đ)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu A, B, C, D trả lời em cho là đúng:
Câu 1. Quả thịt có đặc điểm:
A. Khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng
B. Khi chín thì vỏ dày, cứng
C. Khi chín thì vỏ dày, mềm, chứa đầy thịt quả
D. Khi chín thì vỏ khô, mềm, chứa đầy thịt quả
Câu 2. Nhóm quả gồm toàn quả khô là:
A. Quả cải, quả đu đủ, quả cam, quả cà chua.
B. Quả mơ, quả chanh, quả lúa, quả vải.
C. Quả dừa, quả đào, quả gấc, quả ổi
D. Quả bông, quả thìa là, quả đậu Hà Lan
Câu 3. Sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái được gọi là:
A. Sinh sản vô tính. B. Sinh sản sinh dưỡng.
C. Sinh sản hữu tính. D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm
Câu 4. Nhóm cây gồm toàn cây một lá mầm là:
A. Cây dừa cạn, cây rẻ quạt B. Cây dừa cạn, cây tre
C. Cây rẻ quạt, cây xoài D. Cây rẻ quạt, cây tre
Câu 5. Nhóm cây gồm toàn cây hai lá mầm là:
A. Cây xoài, cây lúa B. Cây lúa, cây ngô
C. Cây mít, cây xoài D. Cây mít, cây ngô
Câu 6: Cây trồng có nguồn gốc từ:
A. Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại
B. Cây trồng rất đa dạng
C. Cây trồng có nguồn gốc nhập ngoại
D. Cây trồng nhiều hơn cây dại
Câu 7. Các điều kiện nào sau đây cần cho hạt nảy mầm:
A. Đất, nước, không khí.
B. Độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp.
C. Nước, không khí, nhiệt độ lạnh.
D. Nước, không khí và nhiệt độ.
Câu 8. Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
A. Đài, tràng, nhị, nhuỵ
B. Bầu nhuỵ và noãn sau khi được thụ tinh
C. Bao phấn, hạt phấn, bầu và đầu nhuỵ
D. Cả A, B, C sai.
Câu 9. Nhóm thực vật đầu tiên sống trên cạn, có rễ giả, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử?
A. Tảo B. Dương xỉ C. Rêu D. Hạt trần
Câu 10: Thực vật hạt kín tiến hóa hơn cả vì:
A. Có nhiều cây to và sống lâu năm
B. Có sự sinh sản hữu tính
C. Có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn.
D. Có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cấu tạo phức tạp, đa dạng; có khả năng thích nghi với các điều kiện sống khác nhau trên Trái Đất.
Câu 11. Vai trò của các chất hữu cơ do TV chế tạo:
A. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, xây dựng
B. Cung cấp thức ăn cho động vật người.
C. Cung cấp nguyên liệu làm thuốc .
D. Cả A, B, C
Câu 12: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là đặc trưng nhất đối với cây Hạt trần.
A. Lá đa dạng
B. Có sự sinh sản hữu tính
C. Có hạt hở, chưa có hoa, chưa có quả.
D. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn.
II. Phần tự luận (7đ):
Câu 1 (1,5đ) Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất?
Câu 2 (2,5đ) So sánh điểm khác nhau của cây thuộc lớp 1 lá mầm và cây thuộc lớp 2 lá mầm? Cho 2-3 ví dụ về cây thuộc lớp 1 lá mầm và cây thuộc lớp 2 lá mầm?
Câu 3 (3đ). Tại sao người ta nói "thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán"? Em làm gì để góp phần bảo vệ môi trường nơi ở và trường học?