Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a.Tác giả: - Phạm Duy Tốn (1883- 1924), quê: PhượngVũ - Thường Tín - Hà Tây (Nay thuộc Hà Nội) - Là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. b. Tác phẩm: - Tác phẩm “Sống chết mặc bay” là tác phẩm thành công nhất của ông . | |
II. Tìm hiểu văn bản: 1. Kiểu văn bản: Tự sự - Thể loại: Truyện ngắn hiện đại. - Truỵên được kể theo ngôi thứ ba, theo trình tự thời gian và sự việc. 2. Bố cục: 3 phần - Đoạn 1: Từ đầu => khúc đê này hỏng mất. - Nguy cơ vỡ đê và sự chống cự tuyệt vọng của nhân dân. - Đoạn 2: ấy, lũ con dân đang chân lấm tay bùn Điếu mày!: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê. - Đoạn 3: Phần còn lại: Cảnh đê vỡ nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu. - Biện pháp nghệ thuật: Đối lập tương phản và tăng cấp. |
-Ngôi kể thứ 3
-PTBĐ : tự sự.
-Tác giả : Phạm Duy Tốn
-ND : lên án gay gắt bản chất ''lòng lang dạ thú'' , thờ ơ , vô trách nhiệm đến mức vô cảm của tên quan phụ mẫu , đồng thời , bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc trước số phận ''nghìn sầu muôn thảm'' của người dân vô tội.
-Biên pháp tương phản :
+Thái độ sợ hãi của thầy đề ><Thái độ thản nhiên của quan.
+Sự sung sướng hả hê của quan phụ mẫu khi ù bài >< tình cảnh''nghìn sầu muôn thảm'' của nhân dân
+)TD: Nhằm khắc họa rõ nét bản chất vô nhân đạo , mất hết nhân tính , ''lòng lang dạ thú'' của bọn quan lại , đồng thời cảm thương cho tình cảnh'' muôn sầu nghìn thảm'' của nhân dân lúc bấy giờ
c1
Trong những tác phẩm của Phạm Duy Tốn, một trong số ít nhà văn có được thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam, "Sống chết mặc bay" trở thành tác phẩm thành công nhất, đồng thời nó cũng là tác phẩm được ra đời đầu tiên của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. "Sống chết mặc bay" là một nhan đề khá thú vị hay, qua đó thể hiện được phong cách cũng như lối sống mới mẻ cùa tác giả. Qua những lời văn hay ho và cụ thể, sinh động lại vô cùng khéo léo khi tác giả kết hợp giữa hai công dụng của hai phép tương phản và tăng cấp trong sử dụng nghệ thuật tự sự, qau đó giúp học sinh có thể thấy được tiếng nói phê phán cũng như lên án sâu sắc hiện thực: lên án gay gắt sự tham ô của tên quan phủ "lòng lang dạ thú". Đồng thời cho học sinh cảm nhận được rằng một tinh thần nhân đạo và ấn tượng của tác phẩm thông qua niềm cảm thương sâu sắc trước tình cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân ta thời xưa do thiên tai, cũng như thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền độc ác.
c2Khoảng một giờ đêm, trời mưa tầm tã đã mấy giờ liền làm nước sông Nhị Hà dâng lên ngày một cao. Những cơn sóng dữ dội trong đêm làm khúc đê lâm vào nguy hiểm, không chừng sẽ vỡ. Hàng trăm người dân phu đã nhoài mình bì bõm trong nước lũ và trời mưa để chống trọi lại thiên nhiên. Người thì đắp, người cừ, tất cả đều ướt như chuột lột.
Tiếng trống liên thanh vang khắp không gian tiếng ốc vô hồi réo trong cơn mưa lũ, tiếng người dân xa xứ ý ới gọi nhau sang hộ đê. Mưa ngày một tầm tã, nước sông cứ thế dâng lên thách thức con người.
Trong lúc nước sôi lửa bỏng ấy, cách nơi hộ đê chừng bốn năm trăm mét, trong mái đình cao ráo tránh được mọi bão táp, quan phụ mẫu đang chễm chệ ngồi trên chiếc sập gỗ cùng vài tên đầy tớ. Đèn thắp sáng trưng như ban ngày, xung quanh chỗ quan ngồi bày ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà,... bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút thơm lừng. Kẻ hầu người hạ vây bốn xung quanh vị " chúa" của mình. Quan phụ mẫu đang chơi bài tổ tôm với thầy Đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng sở. Lính lệ khoanh tay đứng hầu hạ có vẻ rất trang nghiêm.
Tiếng cười nói vui vẻ phát ra xung quanh mưa vẫn tầm tã u ám chẳng làm ảnh hưởng đến không khí trong đình. Các quan cứ ung dung như không có chuyện gì xảy ra. Cho đến lúc quan ù to, cũng là lúc có lính vào báo đê vỡ, quan thản nhiên mặt nghiêm nghị quát mắng tên lính. Lúc bấy giờ muôn làng đã chìm trong biển nước
C1 )
-Nhan đề "Sống chết mặc bay" được tác giả Phạm Duy Tốn lấy trong câu ca dao "sống chết mặc bay " "tiền thầy bỏ túi"
-Nghĩa của câu "sống chết mặc bay" bay là sống hây chết thì kệ chúng mày , nhan đề này đã nói lên luôn sự vô trách nhiệm của bọn quan lại thối nát đương thời , đứng đàu là tên quan Phụ Mẫu
Tham khác:
Phép tương phản, tăng cấp:
-> Tác dụng: Nghệ thuật tương phản, tăng cấp nhằm tô đậm sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu thế của thế đê và thế nước; nó còn có tác dụng làm rõ thêm tâm lí, tính cách xấu xa của nhân vật. Qua đó, tác giả bày tỏ thái độ phê phán tên quan phủ "lòng lang dạ thú", "vô trách nhiệm đến phi nhân tính" và bày tỏ niềm cảm thông, thương xót.
- Phép liệt kê:
-> Tác dụng: Phép liệt kê đã đưa đến cảnh tượng sầu thảm nhất: muôn dân chìm trong biển nước. Dân lầm than trong nước lũ do thói thờ ơ, vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của quan cha mẹ.
Tham khảo: Các phép liệt kê được sử dụng trong bài “Ca Huế trên sông Hương”:
– Các điệu hò: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,…
– Các điệu hát: lí con sáo, lí hoài nam, lí hoài xuân, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.
– Các nhạc cụ: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.
=> Tác dụng: Làm nổi bất sự phong phú và đa dạng của dân ca Huế, nhạc cụ Huế… Từ đó, ta thấy được sự phong phú trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây.
2, Các phép liệt kê được sử dụng trong bài “Sống chết mặc bay”:
– Hình ảnh người dân: “Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ…”
=> Tác dụng: Diễn tả một cách sâu sắc, sinh động không khí hộ đê, các nỗ lực của dân phu nhằm cứu con đê sắp vỡ.
– Hình ảnh quan lớn: “Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.”
=> Tác dụng: Diễn tả cuộc sống xa hoa , phung phí của quan phụ mẫu
- Phương thức biểu đạt : Tự sự , miêu tả ( biểu cảm )
- Ngôi kể : ngôi thứ ba
- Phép tu từ trong đoạn văn cuối : mình nghĩ là so sánh