Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 5. Khi đi đến nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, có rất đông các phương tiện tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào? A. Phải nhường đường cho xe đi bên phải; B. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước; C. Phải nhường đường cho xe đi bên trái; D. Chỉ nhường đường cho các xe đi phía trước.
Câu 5. Khi đi đến nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, có rất đông các phương tiện tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào?
A. Phải nhường đường cho xe đi bên phải;
B. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước;
C. Phải nhường đường cho xe đi bên trái;
D. Chỉ nhường đường cho các xe đi phía trước.
I, Lý thyết
Câu 1:
Biển cấm: Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen. ...Biển báo nguy hiểm: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen. ...Biển báo – Hiệu Lệnh : Nhóm biển báo giao thông có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng.Tại nhiều trường phổ thông trên địa bàn thành phố, tình trạng học sinh vi phạm Luật giao thông diễn ra khá phổ biến như không đội không đội mũ bảo hiểm, tụ tập đi hàng hai, hàng ba, lạng lách đánh võng trên đường. Trong số đó có nhiều em đi xe máy đến trường, hầu hết đều chưa có bằng lái xe, chưa đủ tuổi sử dụng phương tiện tham gia giao thông. Thực trạng này rất đáng lo ngại, là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho tai nạn giao thông trong học sinh tăng cao.
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người đủ từ 16 tuổi trở lên được phép điều khiển xe gắn máy dưới 50cc (bao gồm xe máy điện) mà không cần có giấy phép lái xe. Do đó, mấy năm gần đây, nhiều gia đình đã trang bị cho con, em mình những chiếc xe máy phân khối nhỏ (dưới 50cc) làm phương tiện để tới trường. Tuy phân khối nhỏ nhưng tốc độ có thể đạt tới tối đa 60km/h, mỗi khi xuất hiện trên đường đều dễ khiến người dân bất an bởi đây là loại phương tiện không yêu cầu người điều khiển phải có bằng lái, nên phần lớn người đi xe đều là các thiếu niên chưa hiểu hết luật giao thông, ý thức tham gia giao thông chưa cao vì vậy nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn giao thông là rất lớn.
Để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, chúng ta có thể áp dụng các giải pháp sau: 1. Tăng cường giáo dục và tuyên truyền: Tổ chức các chương trình giáo dục giao thông cho học sinh, tài xế và cộng đồng. Tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông và biển báo giao thông để tạo ra nhận thức về tầm quan trọng của việc tuân thủ luật giao thông. 2. Thực thi nghiêm các quy định giao thông: Tăng cường sự hiện diện và tuần tra của các lực lượng chức năng như cảnh sát giao thông để giám sát và xử lý vi phạm giao thông. Áp dụng hệ thống camera giám sát và công nghệ mới để đảm bảo tuân thủ luật giao thông. 3. Xây dựng hạ tầng giao thông an toàn: Đầu tư xây dựng và nâng cấp hạ tầng giao thông như đường bộ, đèn giao thông, vạch kẻ đường và hệ thống giao thông công cộng để tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông và giảm nguy cơ tai nạn. 4. Thực hiện các biện pháp kỷ luật: Áp dụng các biện pháp kỷ luật nghiêm khắc như phạt tiền, tước giấy phép lái xe, hạn chế quyền sử dụng phương tiện giao thông đối với những người vi phạm nghiêm trọng. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tố cáo vi phạm giao thông và đảm bảo quyền lợi cho người tố cáo. 5. Khuyến khích việc sử dụng phương tiện công cộng và phương tiện không gây ô nhiễm: Ưu tiên đầu tư và phát triển hệ thống giao thông công cộng, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng thay vì sử dụng phương tiện cá nhân. Đồng thời, khuyến khích việc sử dụng phương tiện không gây ô nhiễm như xe đạp, đi bộ. 6. Xây dựng môi trường giao thông thân thiện: Tạo ra môi trường giao thông an toàn và thân thiện với người đi bộ và xe đạp. Xây dựng và duy trì các vùng dành riêng cho người đi bộ và xe đạp, cải thiện chất lượng vỉa hè và khu vực dừng đỗ xe để tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông không phải sử dụng phương tiện cá nhân.
Tại nhiều trường phổ thông trên địa bàn thành phố, tình trạng học sinh vi phạm Luật giao thông diễn ra khá phổ biến như không đội không đội mũ bảo hiểm, tụ tập đi hàng hai, hàng ba, lạng lách đánh võng trên đường. Trong số đó có nhiều em đi xe máy đến trường, hầu hết đều chưa có bằng lái xe, chưa đủ tuổi sử dụng phương tiện tham gia giao thông. Thực trạng này rất đáng lo ngại, là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho tai nạn giao thông trong học sinh tăng cao.
1.C |
2.D |
3.D | 4.B | 5.B | 6.A | 7.A | 8.C | 9.D | 10.A |
Câu 1: Trong những năm gần đây trường em đã tổ chức rất nhiều hoạt động giáo dục an toàn giao thông ý nghĩa cho học sinh như tuyên truyền thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, diễn đàn, tọa đàm, tổ chức ngày hội, các hội thi tìm hiểu Luật Giao thông, sân khấu hóa các hoạt động; thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội; thông qua hệ thống phát thanh nội bộ... Ngoài ra nhà trường còn phát động tham gia các hoạt động giáo dục an toàn giao thông như phát động cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai và em thấy rất ấn tượng với cuộc thi này.
Đây là cuộc thi rất bổ ích giúp chúng em giao lưu tìm hiểu kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn, dành cho học sinh. Cuộc thi giúp em mở mang thêm rất nhiều kiến thức về luật giao thông đường bộ, các kỹ năng xử lý tình huống giao thông trên đường sao cho an toàn. Đến với cuộc thi đã giúp em hiểu ra rất nhiều điều về văn hóa giao thông như ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt, không xả rác khi tham gia giao thông,... Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, mà loài người mới sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa…”. Chính vì vậy em mong muốn có nhiều cuộc thi, các buổi sinh hoạt ngoại khóa về chủ đề an toàn giao thông để học sinh chúng em có thêm những bài học bổ ích về văn hóa khi tham gia giao thông và ý thức tham gia giao thông an toàn.
Câu 2 :
Việc nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh là rất quan trọng,dưới đây là một số biện pháp giúp nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh:
Tuyên truyền, phổ biến các thông điệp về an toàn giao thông, pháp luật về trật tự an toàn giao thông, văn hóa giao thông. Mời Công an huyện hoặc công an địa bàn tổ chức các buổi ngoại khóa để tuyên truyền Luật ATGT cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường.
Cảnh báo các hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông, các nguy cơ, nguyên nhân gây tai nạn xe mô tô, xe gắn máy và các biện pháp phòng tránh tai nạn xe mô tô, xe gắn máy. Từ đó nâng cao trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông.
Cần phối hợp với phụ huynh để giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông ngay từ trong gia đình.
Các trường học tổ chức ký cam kết với phụ huynh học sinh phải đội mũ bảo hiểm cho con khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy và xe đạp điện (đối với cấp Tiểu học, Trung học cơ sở); Tổ chức ký cam kết với phụ huynh không giao xe mô tô, xe gắn máy cho học sinh khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe để điều khiển khi tham gia giao thông.
Kết hợp các hoạt động ngoại khóa như diễn kịch tuyên truyền an toàn giao thông, các cuộc thi hỏi đáp về an toàn giao thông...
Phương án nào dưới đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?
A. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
B. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
C. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
D. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng.