K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 1 2017

vậy ak bn?

3 tháng 2 2017

bạn ơi, bn mà còn đăng spam nữa là bị cô Phạm Thủy khóa nick ák (cô dặn một lần rồi)

đây là diễn đàn học chứ ko phải để chơi,

MONG BN RÚT KINH NGHIỆM bucquabucquabucquabucqua

21 tháng 9 2017

Ôn tập ngữ văn lớp 8

21 tháng 9 2017

Hơ... 1SP?... =.=

20 tháng 3 2018

1.Hơn bảy thế kỉ đã trôi qua, kể từ ngày Hịch tưởng sĩ được công bố, âm hưởng hào hùng của nổ như vẫn còn âm vang trong lòng mỗi người dân đất Việt, gieo vào lòng họ những cảm xúc mãnh liệt và niềm tự hào sâu sắc.

Hịch tướng sĩ là một áng văn nghị luận cổ của văn học trung đại Việt Nam, được viết vào giữa thế kỷ XIII, trước cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ hai. Tác giả bài Hịch là một danh tướng kiệt xuất của triều Trần, vị chủ tướng của cuộc kháng chiến lúc bấy giờ. Với trọng trách mà dân tộc giao phó đè nặng trên đôi vai, với nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, Trần Quốc Tuấn nung nấu một khát vọng cao cả: chiến thắng giặc thù, giữ yên giang sơn bờ cõi. Để khơi dậy ngọn lửa yêu nước và động viên ý chí chiến đấu trong ba quân tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã ra lời kêu gọi tướng sĩ bằng một bài Hịch bất hủ: Dụ Chư tỳ tưởng hịch vân – còn gọi là Hịch tướng sĩ văn, áng hùng văn của mọi thời đại.

Chất hùng văn của Hịch tưởng sĩ được tạo nên từ nghệ thuật trữ tình hùng biện và tình cảm mãnh liệt, nồng cháy trong tim người anh hùng dân tộc.
Tình cảm sục sôi và nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, ý chí quyết chiến quyết thắng giặc thù làm nên chất nhân văn cao đẹp của bài hịch.

Tình cảm ấy trước hết là lòng căm thù giặc sâu sắc, nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt khi thấy đất nước bị giày xéo, tàn phá. Trần Quốc Tuấn đã lột tả bản chất tham lam, hống hách, tàn bạo của bọn giặc: Đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa thu bạc vàng. Thái độ của Trần Quốc Tuấn vừa căm giận vừa khinh bỉ. Để tỏ lòng căm giận và khinh bỉ của mình, tác giả đã sử dụng các hình ảnh ẩn dụ để chỉ bọn giặc, coi chúng như những loài cầm thú: cú diều, dê chó, hổ đói.

Trần Quốc Tuấn đã thấu suốt dã tâm của giặc, nhận thức rõ hiểm hoạ của Tổ quốc, nguy cơ của sự bại vong. Đoạn văn không những tiêu biểu cho lòng căm thù giặc, mà còn tiêu biểu cho tinh thần cảnh giác của dân tộc. Sau khi vạch trần bản chất của bọn giặc, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của mình: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trâm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”.

Nếu như cả bài hịch là hình tượng cái tôi trữ tình yêu nước vĩ đại của Trần Quốc Tuấn thì đoạn văn này lại tiêu biểu nhất cho tình cảm cao đẹp ấy. Với bút pháp khoa trương ít nhiều có tính chất ước lệ nhưng thống thiết, hào sảng, phù hợp với ngôn ngữ hùng biện của thể hịch văn, vì thế có sức ngân vang lớn. Đoạn văn đã thể hiện đậm nét trạng thái sục sôi, hận thù bỏng rát của một trái tim vĩ đại, chất chứa cảm xúc lớn với vận mệnh đất nước, sự tồn vong của dân tộc, số phận của nhân dân. Tất cả các trạng thái cảm xúc ấy đều được đẩy tới cực điểm. Căm giận thì sục sôi, đau xót thì mãnh liệt: Quên ăn; mất ngủ; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa.

Từ trái tim vĩ đại sục sôi nhiệt huyết đến ý chí quả quyết muốn hành động, hi sinh cứu nước, là sự phát triển phù hợp với chuyển biến tâm tư tình cảm của người anh hùng. Sự phát triển của cái tôi trữ tình yêu nước gói gọn trong những ngôn từ: Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gối trong da ngựa ta cũng vui lòng. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lòng căm thù giặc và nỗi đau xót trước vận mệnh dân tộc lại được biểu hiện sâu sắc, mãnh liệt và xúc động lòng người đến thế! Trực tiếp bày tỏ nỗi lòng, Trần Quốc Tuấn đã là một tấm gương sáng về lòng trung quân ái quốc.

Từ căm thù cháy bỏng đến hành dộng giết giặc cứu nước là tất yếu và phải được đặt lên hàng đầu, thà chết chứ không chịu lùi bước. Đó là khí phách của một dân tộc anh hùng. Hơn ai hết, Trần Quốc Tuấn hiểu rõ rằng ý chí quyết chiến quyết thắng, sẵn sàng xả thân vì nước của vị thống soái toàn quân là yếu tố rất quan trọng, nhưng chưa đủ để làm nên chiến thắng, cần có một sức mạnh tổng hợp. Sức mạnh ấy phải được tạo nên từ sự đồng lòng nhất chí, từ ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù của cả dân tộc.

Đe động viên tới mức cao nhất tinh thần của tướng sĩ, bên cạnh việc nêu gương sáng của các trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước trong sử sách, bày tỏ nỗi lòng của mình, Trần Quốc Tuấn còn khéo khích lệ tướng sĩ. Đầu tiên ông nhắc lại mối ân tình của mình với tướng sĩ: không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa. Thật hiếm có vị chủ tướng nào lại chăm sóc tướng sĩ ân cần chu dáo đến thế! Điều cảm kích hơn là tình cảm chan hòa hiếm có giữa ông với tướng sĩ lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.

Nhắc lại ân tình ấy, ông như muốn nhắc nhở họ: ta đôi với các ngươi như vậy sao các ngươi lại thờ ơ, bàng quang đến vô ơn bội nghĩa: thấy chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn… nghe nhạc thái thường để đãi yến mà không biết căm. Đồng thời ông còn chỉ ra cho họ thấy nỗi nhục của chính bản thân họ: làm tướng triều đình mà phải hầu quân giặc mà không biết tức. Trần Quốc Tuấn đã thẳng thắn và nghiêm khắc phê phán thái độ bàng quan thờ ơ, sự ham chơi hưởng lạc của các tướng sĩ, từ những thú vui tầm thường vô bổ: đánh bạc, chọi gà, thích rượu ngon…, đến sự vun vén cá nhân ích kỉ: làm giàu, quyến luyến vợ con. Tác giả đã đối lập từng quan điểm sống với khả năng đánh đuổi kẻ thù để vạch ra trước mắt tướng sĩ nguy cơ thất bại đáng sợ với những hậu quả ghê gớm khôn lường, gắn với quyền lợi của tướng sĩ và của dân tộc.

Tóm lại chỉ có phát huy ý thức trách nhiệm, danh dự của người làm tướng, từ bỏ lối sống cầu an hưởng lạc, chuẩn bị hành động đánh giặc giữ nước mới mong báo đáp ân tình với chủ tướng mới bảo vệ được nền độc lập tự chủ của dân tộc. Không làm được như thế chỉ là một kết cục bi thảm: Nước mất, nhà tan, thanh danh mai một, tiếng xấu để đời. Tình cảm của người anh hùng trào dâng đến đỉnh điểm!

Bên cạnh tình cảm sục sôi mãnh liệt là nghệ thuật giàu sức biểu cảm. Nghệ thuật ấy được thể hiện ở cách lập luận, giọng điệu, lời văn. Cách lập luận của bài hịch hết sức chặt chẽ với sự kết hợp cả lí trí và tình cảm để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn đã nói đến ân tình sâu nặng của ông với tướng sĩ, kêu gọi tướng sĩ vì quan hệ tốt đẹp đó mà nâng cao trách nhiệm và danh dự của kẻ làm tướng, chung lòng chung sức với ông trong cuộc chiến. Trần Quốc Tuấn cũng nói tới tình cảm nhân bản thân thiết, sâu xa, cao quý, thiêng liêng nhất của mỗi con người (gia quyến, vợ con, mồ mả cha ông, tông niếu xã tắc) sẽ có kết cục bi thảm như thế nào nếu không chống nổi giặc ngoại xâm.

Giọng điệu của bài Hịch rất phong phú và linh hoạt: khi thì ôn tồn, thống thiết nghĩa nặng tình sâu, khi thì chì chiết chua cay, trách mắng nghiêm khắc, khi thì mỉa mai châm chọc. Cùng với giọng điệu là lời văn giàu cảm xúc, giàu sắc thái biểu cảm, vừa hùng hồn, vừa khúc chiết. Thêm vào đó là sự xuất hiện cái tôi trữ tình yêu nước vĩ đại Trần Quốc Tuấn. Như vậy nghệ thuật trong Hịch tướng sĩ là nghệ thuật trữ tình hùng biện rất giàu cảm xúc, hình tượng và đầy sức thuyết phục, xứng đáng là một kiệt tác văn chương yêu nước bất hủ của thời đại chống Mông Nguyên nói riêng và mọi thời đại nói chung.

Hịch tướng sĩ đi vào lịch sử văn học như một trong những áng hùng văn tiêu biểu nhất, một bản anh hùng ca yêu nước bất diệt.

20 tháng 3 2018

2,Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300) - người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông được thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn.

Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng xả thân cho đất nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".

Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính - tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.

Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ lòng nhân hậu, từ lòng yêu nước. Với quân sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: "Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười". Đó là mối ân tình giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vua tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đó là sự băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,... Nguy cơ thất bại rất lớn khi có giặc Mông Nguyên tràn sang: "cựa gà trống không thể đâm thùng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đông củi là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ. Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên"...

Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng.

10 tháng 11 2018

1. Mở bài

+ Giới thiệu sơ lược câu danh ngôn? Nó có liên quan gì đến văn bản CLCC?

2. Thân bài:

+ Dẫn dắt vào vấn đề, chỉ ra tấm lòng nhân đạo của nhân vật cụ Bơ men trong văn bản

+ Chỉ ra cái tấm lòng nhân đạo ấy của cụ ( trong bài)

+ Lấy thêm một số dẫn chứng khác ở ngoài

3. Kết bài:

+ Có thể nêu chung về câu danh ngôn hoặc là sử dụng văn bản CLCC để nêu

11 tháng 11 2018

Gợi ý nhé

Danh ngôn đã từng nói: " Cao thượng thay là những người đêm niềm vui đến với người khác trong thầm lặng" và sự hi sinh của cụ Bơ-men trong vb chiếc lá cuối cùng chính là minh chứng rõ nét nhất cho điều đó

Câu chuyện chiếc lá cuối cùng xoay quanh cuộc sống đầy đau khổ của 2 nhân vật chính là Giôn-xi và cụ Bơ-men. Giôn-xi - 1 nữ họa sĩ nghèo đang muốn buông bỏ cuộc sống của mình khi ngày ngày phải chịu cơn đau đớn do căn bệnh sưng phổi quái ác hành hạ. Cô tự nhủ khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rơi xuống đất, cô cũng sẽ sẵn sàng tử bỏ cõi đời, nhẹ nhàng như cách chiếc lá bé nhỏ, yếu ớt kia lìa bỏ cành cây mẹ. Nhưng cô đã vô cùng ngạc nhiên khi sau trận bão kinh khủng ấy- trận bãi đã cướp đi 1 người thân quan trọng với 2 cô gái - cụ Bơ-men, thì chiếc lá cuối cùng vẫn trụ vững, hiên ngang, và như tỏa 1 thứ ánh sáng gì đó thật long lanh khi được ánh nắng buổi sớm chiếu vào. Phải "sau cơn mưa, trời lại sáng", vậy thì tại sao cô phải từ bỏ cuộc sống của mình khi cô biết chắc mình có thể chiến đấu để giành lại sự sống, hoàn toàn nhiều hơn chiếc lá thường xuân nhỏ cuối cùng kia. Nhưng, có một sự thật đằng sau chiếc lá cuối cùng ấy, đó là kiệt tác duy nhất và cuối cùng của con người vĩ đại - Bơ- men. Cụ đã cố gắng hoàn thành nó trong đêm mưa gió ấy, khi chiếc lá cuối cùng đã lìa cành. Và đáng buồn thay, con người đáng kính ấy cũng đã qua đời ngay sau đó vì căn bệnh sưng phổi. Nhưng, cuộc đời không hẳn là đánh buồn, khi chúng ta xót thương cho sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ-men thì cũng chính là lúc chúng ta nhận ra, kiệt tác cuối cùng của cụ đã truyền cho Giôn-xi niềm tin và hi vọng vào cuộc sống muôn màu, muôn vẻ để tiến về tương lai phía trước

Sự hi sinh, lòng bao dung của con người vĩ đại ấy vừa là điểm nhấn quan trọng tạo lên sự thành công cả tác phẩm mà còn truyền cho húng ta niềm tin về sự tình yêu thương giữa người với người, làm cho cuộc sống thêm đẹp đẽ và thật đáng sống biết bao

Viết vội, chưa nghic kĩ nên ko được hay cho lắm. Có gì sai mong mn check hộ mình nhe:>

24 tháng 2 2019

bài làm : hãy cho gấu 1 cuộc sống tốt đẹp hơn

Với sự đa dạng sinh học độc đáo được công nhận trên toàn thế giới, Việt Nam là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã (ĐVHD) ở Việt Nam đang gia tăng một cách đáng kể trong những năm gần đây, làm suy giảm số lượng quần thể ĐVHD trong tự nhiên, khiến nhiều loài đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loài gấu.
Tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật từng rất phổ biến tại Việt Nam. Năm 2005, cả nước có tới hơn 4,300 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại hàng trăm cơ sở trên khắp cả nước. Hơn 10 năm qua, những nỗ lực của cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng nhằm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật đã đạt được những bước tiến đáng kể. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đến nay chỉ còn gần 800 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại các trang trại trên cả nước, giảm khoảng 80% so với năm 2005. Nhu cầu sử dụng mật gấu cũng giảm hơn 60%, giai đoạn 2009 – 2014 theo theo khảo sát gần nhất của ENV. Điều này cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng trên chặng đường chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu. Tuy nhiên, cuộc chiến bảo vệ gấu chỉ kết thúc khi tất cả các trang trại nuôi nhốt gấu ở Việt Nam đóng cửa vĩnh viễn, đem lại cơ hội sống sót cho các cá thể gấu còn lại trong tự nhiên và giúp gấu thoát khỏi nguy cơ bị săn bắt, giết hại nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ mật gấu và các sản phẩm khác từ gấu. Để làm được điều đó, GẤU CẦN CHÚNG TA. Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đến loài động vật đáng yêu này và cùng chung tay hành động để thay đổi nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là các chủ gấu nhằm đảm bảo một tương lai tốt hơn cho gấu bằng cách tham gia cuộc thi viết thư cho chủ gấu mang tên “Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn” do Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tổ chức.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam, cả nước vẫn còn gần 800 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt, lớn hơn gấp nhiều lần số lượng gấu còn lại trong tự nhiên. Số phận của các cá thể gấu này đang phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm, ý thức của cộng đồng, đặc biệt là các chủ gấu.
Để huy động sự quan tâm của cộng đồng trong các nỗ lực bảo vệ gấu cũng như kêu gọi các chủ gấu chuyển giao gấu tự nguyện đến các cơ sở cứu hộ, ENV phát động cuộc thi Viết thư cho chủ gấu - “Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn”

24 tháng 2 2019

cảm ơn! nhưng tớ muốn 1 bài văn ngắn thôi cũng đc nhưng ko có trên mang

17 tháng 12 2017

I. Mở bài:
Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX trở về trước, có một thể thơ được các nhà thơ nước ta thường sử dụng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú. Đây là thể thơ xuất hiện từ đời Đường bên Trung Quốc truyền sang nước ta rất sớm và trở thành thể thơ quen thuộc của các nhà thơ nước ta.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc thể thơ:
Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc, đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ, tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ:
2. Các quy tắc:
a/ Dàn ý: thông thường chia làm 4 phần:
_ Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ý cho đầu bài). Câu thứ hai là câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài).
_ Thực (câu 3 – 4): Còn gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu bài.
_ Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý đề bài.
_ Kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài.
b/ Vần: thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
c/ Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3.
d/ Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hổ hay đối tương phản.
e/ Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ với nhau.
f/ Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định:
Nhất, tam, ngũ bất luận.
Nhị, tứ, lục phân minh.
_ Chẳng hạn bài thơ viết theo luật bằng sau:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu.

Câu 1: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
B T B
Câu 2: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù,
T B T
Câu 3: Đã khách không nhà trong bốn biển,
T B T
Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.
B T B
.........................................................
_ Bài thơ viết theo luật trắc:
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Câu 1: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
T B T
Câu 2: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
B T B
Câu 3: Lom khom dưới núi, tiều vài chú
B T B
Câu 4: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
T B T
.............................................................
3. Các biệt thể của thể thơ:
Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tạo thêm nhiều biệt thể mới của thể thơ Đường luật như:
_ Tiệt hạ: ý, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.
_ Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.
_ Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.

4. Đánh giá:
Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện.
III. Kết bài:
Ngày nay trong quá trình phát triển văn học, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật không còn được người làm thơ ưa thích sử dụng, do những quy tắc chặt chẽ của nó không đáp ứng được những cách thể hiện phong phú đa dạng tâm hồn tình cảm của người yêu thơ. Tuy nhiên, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật vẫn là thể thơ có một giá trị bền vững lâu dài trong nền văn học Việt Nam.

Tham Khảo!

17 tháng 12 2017

I. Mở bài:

Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX trở về trước, có một thể thơ được các nhà thơ nước ta thường sử dụng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú. Đây là thể thơ xuất hiện từ đời Đường bên Trung Quốc truyền sang nước ta rất sớm và trở thành thể thơ quen thuộc của các nhà thơ nước ta.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc thể thơ:
Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc, đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ, tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ:
2. Các quy tắc:
a/ Dàn ý: thông thường chia làm 4 phần:
_ Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ý cho đầu bài). Câu thứ hai là câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài).
_ Thực (câu 3 – 4): Còn gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu bài.
_ Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý đề bài.
_ Kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài.
b/ Vần: thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
c/ Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3.
d/ Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hổ hay đối tương phản.
e/ Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ với nhau.
f/ Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định:
Nhất, tam, ngũ bất luận.
Nhị, tứ, lục phân minh.
_ Chẳng hạn bài thơ viết theo luật bằng sau:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu.

Câu 1: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
B T B
Câu 2: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù,
T B T
Câu 3: Đã khách không nhà trong bốn biển,
T B T
Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.
B T B
.........................................................
_ Bài thơ viết theo luật trắc:
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Câu 1: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
T B T
Câu 2: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
B T B
Câu 3: Lom khom dưới núi, tiều vài chú
B T B
Câu 4: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
T B T
.............................................................
3. Các biệt thể của thể thơ:
Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tạo thêm nhiều biệt thể mới của thể thơ Đường luật như:
_ Tiệt hạ: ý, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.
_ Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.
_ Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.
4. Đánh giá:
Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện.
III. Kết bài:
Ngày nay trong quá trình phát triển văn học, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật không còn được người làm thơ ưa thích sử dụng, do những quy tắc chặt chẽ của nó không đáp ứng được những cách thể hiện phong phú đa dạng tâm hồn tình cảm của người yêu thơ. Tuy nhiên, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật vẫn là thể thơ có một giá trị bền vững lâu dài trong nền văn học Việt Nam.

1 tháng 9 2017

Gợi ý :

Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản

Trong lòng mẹ, có thể trình bày theo :

- Lòng thương yêu mẹ cùa chú bé Hồng khi đối thoại với người cô.

+ Vì thương mẹ, bé Hồng ghét những hủ tục phong kiến vô lí. Nêu lên câu nói đầy căm phận với hủ tục đó.

+ Vì nỗi mong nhớ, thương yêu mẹ thường trực nên thoáng thấy bóng người trên xe kéo là bé Hồng chạy theo.

- Lòng thương yêu mẹ của chú bé Hồng khi gặp lại mẹ. Kể lại những phút bé Hồng sung sướng được ở bên mẹ.

...

1 tháng 9 2017

Bé Hồng _ nhân vật chính trong trích đoạn "Trong lòng mẹ" của Nguyên hồng không những để lại cho người đọc bao niềm xót xa,thương cảm trước số phận tủi cực cùng tuổi thơ cay đắng của cậu bé Hồng mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc bởi tình yêu thương vô bờ bến cùng sụ kính trọng,niềm tin yêu kông gì kể xiết mà cậu bé dành cho mẹ. Thật vậy,kí ức tuổi thơ cay đắng ,tủi cực của cậu bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng viết lên qua từng dòng nước mắt.Bé Hồng hiện lên trong cảnh ngộ côi cút cùng khổ:bố mất trong vòng nghiện ngập,người mẹ có trái tim nhân hậu khát khao yêu thương đã phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực và chịu sự rè bỉu,khinh bỉ của người đời.Chao ôi,mới mười hai tuổi đầu cậu đã mồ côi cha,thiếu vắng tình mẹ,bản thân thì phải ở với bà cô cay nghiệt,ghẻ lạnh,luôn muốn reo rắc vào đầu óc non nớt của cháu những hình ảnh xấu về mẹ để cậu bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình.Hơm ai hết cậu bé muốn được sống trong tình thương,được mẹ vỗ về,được làm nũng,chiều chuộng...như bao đứa trẻ khác.Giờ đây với cậu mẹ là niềm hạnh phúc là khao khát duy nhất,mẹ là tất cả lúc này! Trong cuộc nói chuyện với bà cô ,nỗi đau đớn tủi cực của bé HỒng không thể nào kể xiết,lúc thì lòng "thắt lại",khóe mắt "cay cay";lúc thì hai hàng lệ cứ "ròng ròng"rớt xuồng hai bên má rồi "chan hòa và đầm đìa ở cằm và cổ".Đọc từng dòng chữ ,lật từng trang văn,ta cảm giác như từng trang,từng trang giấy cũng phập phồng thổn thức bởi những rung động cực điểm của trái tim thơ ngây yêu mẹ tha thiết đến cháy lòng. Qua từng dòng hồi ký người đọc như cam nhận được rung động của bé Hồng trên mọi cung bậc:đó là sự đau đớn,tủi hận xót xa,là căm giận, là sung sướng , hạnh phúc ... tất cả đều khởi nguồn từ trái tim yêu mẹ.Trước hết những rung động ấy thể hiện bằng nhưnngx phả ứng quyết liệt của be Hồng trước lời nói của bà cô xấu bụng.Là một cậu bé thông minh, nhạy cảm,Hồng đã sớm nhận ra cái ý nghĩ cay độc,rắp tâm tanh bẩn của bà cô nên mặc dù nhớ mẹ,rất muốn gặp mẹ nhưng khi bà cô hỏi thì cậu bé lại từ chối "im lặng cúi đầu không đáp".Tình thương và niềm tin yêu mẹ trào dâng với bao cảm xúc bồng bột về người mẹ tội nghiệp "Tôi thương mẹ tôi và căn tức sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm,trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu".Nhưng cái ý nghĩ bồng bột ấy đã bị vùi lấp bởi tình yêu thương mẹ tha thiết và sự khính trọng tin yêu.Hồng "cười dài trong tiếng khóc"_cái cười đầy xót xa,đau đớn,rồi "cổ họng nghẹn ứ lại,khóc không ra tiếng",thương mẹ cậu căm tức những thành kiến cổ tục "Giá như những thành kiến cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai,mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".Lời văn như sôi sục,tuôn trào ,đặc tả tâm trạng phẫn uất,căm giận cao độ cảu cậu bé Hồng với những thành kiến vô hình đã làm khổ người mẹ đáng kính.Đó cũng chính là tiếng lòng nức nở của đứa con yêu đối với người mẹ đau khổ của mình. Lần theo từng dòng hồi kí,với lời văn tự sự , miêu tả đầy sắc thái biểu cảm, người đọc như cảm nhận được bé Hồng đang bấm từng đốt ngón tay mong ngày mẹ trở về."Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi,mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về...Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi,tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về",có thể nói ước mong được gặp mẹ của bé Hồng thật là mãnh liệt!Dường như bao cay đắng tủi cực của một thời xa vắng mẹ đã trào lên đầu ngọn bút để nhà văn Nguyên Hồng diễn tả thật tinh tế những xúc động cực điểm của một linh hồn bé dại được gặp mẹ sau bao ngày trông ngóng.Gặp mẹ,cậu bé sung sướng đến tột cùng,dòng nước mắt vỡ òa, đó là dòng nước mắt nhân lên niềm vui nở bừng ánh sáng hạnh phúc trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.Hồi hộp,lo lắng,cậu bé "chạy ríu cả chân lại,trán đẫm mồ hôi,thở hồng hộc".Khi được ngồi bên mek,được ôm ấptrong lòng, cậu tận mắt trông thấy "gương mặt mẹ tươi sáng....chứ không còm cõi ,xơ xác như lời cô nói".Lúc này với cậu ,mẹ là cô Tấm dịu hiền,xinh đẹp.Bằng chính rung động của mình,nhân vật tôi hay chính là nhà văn đã vẽ lên bức tranh lãng mạn về tình mẫu tử muôn đờitranf ngập ánh sáng,thoang thoảng hương thơm,sắc màu tươi tắn được họa nên bởi muôn ngàn màu hồng tía tỏa ra từ tình mẹ gửi tặng con,tình con dành cho mẹ "những cảm giác bao lâu nay mất đi bỗng chốc lại mơn man khắp da thịt".Được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ,bao nhiêu cay đắng tủi cực dường như tan biến hết,còn lại nơi đây chỉ là tình mẫu tử thiêng liêng dù trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ mất. Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật thành công, tác giả rất tài tình khi miêu tả những rung động mãnh liệt , cảm nhận tinh tế trong tâm hồn cậu bé. Nếu như chị Dậu là điển hình của người phụ nữ Việt Nam xưa kia, lão Hạc là điển hình của người nông dân trước cách mạng thàng tám thì bé Hồng là điển hình của những đứa trẻ sống dưới cái xã hội còn đầy ắp những cổ tục lạc hậu.Chẳng biết tự bao giờ trong trái tim mỗi người , mẹ chính là suối trong mát không bao giờ vơi cạn, là đại dương mênh mông đầy ắp tình thương.Nhuẽng trang văn của Nguyên Hồng đã khép lại nhưng người đọc vẫn thấy đâu đây một tình mẫu tử thiêng liêng qua dòng chữ thấm đẫm nước mắt của người con yêu mẹ,xa vắng mẹ.

17 tháng 12 2017

Bài 3 thiếu ý chưa đủ.

17 tháng 12 2017

Linh Phương Chị ơi, chị tìm hộ em trong sách hay mạng gì đó mà thuyết minh về đồ dùng trong nhà với ạ

mik se tra loi cho bn, mik dang tham khao y kien

6 tháng 2 2018

Chịu =)))

24 tháng 12 2017

* Giải thích để người ngược đãi hiểu đó là việc làm vi phạm luật bình đẳng giới, vi phạm quyền trẻ em.

1: Giải thích thế nào là giới tính, bình đẳng giới tính

=> Mọi người đều như nhau và bình đẳng dù trai hay gái

2: Đảo ngược vấn đề

+Theo quan niệm hủ tục xưa: "Trọng nam khinh nữ". Phụ nữ bị rẻ rúng, chẳng là cái gì cả còn con trai thì đc đề cao, tôn trọng( Theo quan niệm con trai thì có thể nỗi dõi tông đường). Nhưng mà tạo hóa sinh ra mọi người đều như nhau sao lại có sự bất bình đẳng này=> Hành vi sai trái vi phạm đạo đức

3: Nhà nước cx có các luật để bảo vệ quyền bình đẳng giới

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;Luật này quy định về bình đẳng giới.

=> Hành vi bất bất đỉnh đẳng giới còn sai về mặt phap luật

Kết lại: Ko nên có hành vi bất bình đẳng giới

Dẫn dắt: Tại sao người đó (Người mà mình chứng kiến)lại hành hạ vợ, con gái của mình

=>Tỏ thái độ bất bình, khuyên ngăn (Nếu có thể )

Nếu ko thể khuyên ngắn thì chuyển sang phương pháp mạnh

- Chạy báo để mọi người xung quanh cùng biết, cùng can ngăn, đưa người bị hại ra khỏi nơi bị ngược đãi.

- Báo cho chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng gần nhất để kịp thời xử lý kẻ ngược đãi.