K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

https://copy.onelink.me/QvPM?pid=auto_copy&c=hoc24_floatIcon

Chào các bạn! Không còn bao lâu nữa là chúng ta kết thúc học kì 2 rồi, bây giờ nên ôn tập lại là vừa :)) Sau đây, mình xin chia sẻ tài liệu ôn thi học kì 2 khối THCS nhé! [TÀI LIỆU ÔN THI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI THCS] - Ngữ Văn 6: https://drive.google.com/file/d/1uHk7Ej_52whR_subLO0kO46vzf-JZXou/view?fbclid=IwAR1lYM589JtHrFJ29VdyBToivezmYRDe-8vMK93h6MJShi_N1iKbOO669uk - Ngữ Văn 7:...
Đọc tiếp

Chào các bạn!

Không còn bao lâu nữa là chúng ta kết thúc học kì 2 rồi, bây giờ nên ôn tập lại là vừa :))

Sau đây, mình xin chia sẻ tài liệu ôn thi học kì 2 khối THCS nhé!

[TÀI LIỆU ÔN THI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI THCS]
- Ngữ Văn 6: https://drive.google.com/file/d/1uHk7Ej_52whR_subLO0kO46vzf-JZXou/view?fbclid=IwAR1lYM589JtHrFJ29VdyBToivezmYRDe-8vMK93h6MJShi_N1iKbOO669uk
- Ngữ Văn 7: https://drive.google.com/file/d/1nGXiRgdsgVEP6j5rYvIjQjcvI7Ellk1g/view?fbclid=IwAR1-Uxtub8PzfYnJ1WyMkS53XYQCj6k11HSY4hMbwSDiXZNrg-yzmmdbF7Y
- Ngữ Văn 8: https://drive.google.com/file/d/1K7x0RFAnf4rYFA87sHSKRnqprCuL5x9O/view?fbclid=IwAR3aCM2ZvkcFCj1GB50SdECgDKoQT72hfDyZwfsYfPi0bFDTF2WOsTgakvI
- Ngữ Văn 9: https://drive.google.com/file/d/1RtLOA9KlQI3dsiztQyUqw0C20Vur9M0M/view?fbclid=IwAR1io66Al1dPMqkSsc5CpyaJt5HLnUlkpRFjU7AoNia-lyg5JLB7Iit2L4M

LƯU Ý:

- Ngoài ra có thể xem những kiến thức về bộ môn Ngữ Văn tại đây: http://www.youtube.com/c/NguyễnThànhTrươngkienthuchoctap

- Bạn nào muốn tải xuống hoặc file word để thuận tiện bổ sung thì nhắn cho mình nhé!

12
29 tháng 4 2020

Nguyễn Thành Trương được rồi nè anh, cảm ơn anh.

29 tháng 4 2020

Nguyễn Thành Trương oki ah,cảm ơn ah vô cùng nhiều !!!

12 tháng 6 2021

Các bạn tham khảo Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn của Sở GD & ĐT Hà Nội:

Phần I.

1.

“Đồng chí” sáng tác đầu năm 1948. Tác phẩm được in trong tập thơ “Đẩu súng trăng treo”.

2.

a. Yêu cầu về hình thức:

- Đoạn văn (12 câu).

- Đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp - phân tích – tổng hợp (tổng - phân – hợp)

- Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết cấu và câu ghép (có gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép)

b. Yêu cầu về nội dung:

Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong 7 dòng đầu bài thơ “Đồng chí” -Chính Hữu.

Đoạn văn đảm bảo các ý sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ và bảy câu thơ đầu: Chính Hữu là nhà thơ – chiến sĩ, trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp nên viết rất chân thật, cảm động về những hiện thực và tình cảm người lính; trong đó bảy câu thơ đầu của bài thơ đã nêu lên cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng.

 

* Phân tích:

- Cơ sở thứ nhất của tình đồng chí là chung hoàn cảnh xuất thân:

+ Hai dòng thơ đầu đối nhau rất chỉnh: “Quê hương” đối với “làng tôi”, “nước mặn đồng chua” đối với “Đất cày lên sỏi đá”.

+ “Nước mặn đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn, “đất cày lên sỏi đá” là vùng đồi núi trung du đất bị đá ong hóa.

-> Cả hai đều là những vùng đất khó canh tác. Hai câu thơ giới thiệu quê hương anh và tôi nhưng lại chỉ nói về đất bởi với người nông dân, đất đai là mối quan tâm hàng đầu, là tài sản lớn nhất.

-> Qua đó, ta thấy được cơ sở đầu tiên của tình đồng chí đó là cùng cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó, họ đều là những người nông dân nghèo mặc áo lính – có sự đồng cảm giai cấp.

- Cơ sở thứ hai của tình đồng chí là chung nhiệm vụ, lí tưởng:

+ Vì quê hương, đất nước, tự bốn phương trời xa lạ cùng về đứng trong hàng ngũ cách mạng, cùng chung một chiến hào.

+ Với hình ảnh “súng”, “đầu” vừa thực vừa tượng trưng cho nhiệm vụ, lí tưởng; đồng thời kết hợp với điệp từ “bên” đã khẳng định giờ đây, anh và tôi đã có sự gắn kết trong vẹn về lí trí, lí tưởng và mục đích cao cả. Đó là cùng chiến đấu giành độc lập cho tổ quốc.

- Cơ sở thứ ba của tình đồng chỉ là chung gian khó: Tình đồng chí còn được nảy nở rồi gắn bó bền chặt khi họ cùng chia vui sẽ buồn, động cam cộng khổ.

+ Hình ảnh “đệm rét chung chăn” rất giản dị mà vô cùng gợi cảm, chỉ 1 từ “chung” duy nhất cho ta thấy được nhiều điều: “Chung gian khó, chung khắc nghiệt, chúng thiếu thốn và đặc biệt là chúng hơi ẩm để vượt qua khó khăn, để họ trở thành tri kỉ.

 

+ Câu thơ đầy ắp kỉ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng đội.

- Chính Hữu thật tài tình khi tình đồng chí được thể hiện ngay trong cách sắp xếp trật tự từ “anh”, “tội”: từ chỗ đứng tách riêng trên hai dòng thơ rồi cùng song hành trong dòng thơ thứ ba, và rồi không còn phân biệt từng cá nhân nữa. Từ chỗ là “đôi người xa lạ”, họ đã “quen nhau”, đứng cùng nhau trong cùng một hàng ngũ, nhận ra nhau là “đội tri kỉ” để rồi vỡ òa trong một thứ cảm xúc mới mẻ, thiêng liêng “đồng chí”.

- Câu thứ thứ bảy “Đồng chí!” là câu đặc biệt, cảm thán, câu thơ tuy chỉ có hai từ nhưng đã trở thành bản lề gắn kết cả bài thơ. Hai tiếng “đồng chí” đứng tách riêng thành một dòng thơ đặc biệt như một kết luận, một phát hiện, một điểm nhấn về một thứ tình cảm mới mẻ, thiêng liêng, vô cùng cao đẹp – tình đồng chí, Đến đây, ta hiểu rằng đồng cảnh, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảm sẽ trở thành đồng chí. Đồng chí – chính là sự kết tinh giữa tình bạn và tình người.

-> Cơ sở của tình đồng chí được Chính Hữu lí giải bằng một chữ “đồng”, tạo ra sự càng ngày xích lại gần nhau của hai con người, hai trái tim. Đó là quá trình từ đồng cảnh đến đồng ngũ, đồng cảm đến đồng tình và đỉnh cao là đồng chí. Từ xa lạ, đến quen nhau, để thành tri kỉ. Khi đồng chí gắn với tri kỉ thì đồng chí không còn là khái niệm chính trị khô khan nữa mà chứa chan bao cảm xúc.

* Nhận xét: Như vậy, chỉ với bảy câu thơ – Chính Hữu đã nêu lên cơ sở của tình đồng chí - tình cảm cao quí, thiêng liêng, sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi gian khổ để quyết tâm chiến đấu và chiến thắng.

3. 

Hình ảnh cuối bài thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” cho thấy vẻ đẹp của anh bộ độ cụ Hồ:

Tư thế chiến đấu hiện ngang, chủ động, mạnh mẽ và hết sức dũng cảm của người lính. Tư thế đó còn cho thấy sự gắn bó keo sơn của người đồng chí, họ tạo ra tư thế thành đồng vách sắt, sẵn sàng “chờ giặc tới”. Qua đó còn cho thấy tinh thần yêu nước, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc của người lính.

 

-> Chỉ với một câu thơ nhưng Chính Hữu đã tạc nên một bức tranh chân dung đẹp đẽ về ý chí kiên cường, sự dũng cảm và tinh thần yêu nước nồng nàn của họ.

Phần II.

Câu 1.

Xten-mét-xơ cho rằng “vạch một đường thẳng” có giá 1 đôla nhưng tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy” lại có giá 9999 đôla vì:

- Khẳng định chuyên gia Xten-mét-xơ hết sức ngắn gọn, mỗi từ ngữ đều có dụng ý sâu sắc.

- Giải thích:

-“vạch một đường thẳng” có giá 1 đôla:

+ Vạch một đường thẳng thì vô cùng dễ dàng, ai cũng có thể làm được

-“tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy” lại có giá 9999 đôla:

+ Nhưng phải tìm ra chỗ vạch đúng đường thì mới có giá trị.

+ Người có tri thức sẽ làm được những việc mà nhiều người không làm được.

+ Tri thức giúp con người tạo ra được nhiều loại sức mạnh phi thường.

+ Tri thức nâng cao giá trị con người

Câu 2.

a. Yêu cầu về hình thức:

- Trình bày suy nghĩ trong khoảng 2/3 trang giấy thi.

- Không mắc các lỗi về dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

b. Yêu cầu về nội dung: Tri thức làm nên giá trị con người.

Đoạn văn đảm bảo các ý sau:

Giới thiệu, dẫn dắt vào đề.

- Nêu luận đề: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?

* Giải thích:

- Tri thức: Là những hiểu biết của con người về mọi lĩnh vực trong đời sống được tích lũy qua quá trình học hỏi, rèn luyện, lao động.

- Giá trị con người: Là ý nghĩa của sự tồn tại mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được vị trí trong cuộc đời.

-> Những hiểu biết của con người ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống sẽ giúp con người khẳng định được vị trí của mình trong cuộc đời.

* Bàn luận

- Vì sao có thể nói tri thức làm nên giá trị con người:

+ Giá trị con người không phải chỉ được xác định bằng hình thức bên ngoài mà quan trọng hơn là được xem xét từ tính cách, tâm hồn, những ứng xử của chúng ta với người khác và để có được những điều đó thì phải tích lũy bằng sự hiểu biết, tri thức.

+ “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. (Lê-nin)

- Biểu hiện của tri thức làm nên giá trị con người:

+ Có tri thức, bản thân mỗi người sẽ biết làm thế nào cho hợp lí với mọi tình huống trong cuộc sống, tự nâng cao khả năng giao tiếp, cải thiện các mối quan hệ.

+ Có tri thức, mỗi người sẽ bản lĩnh hơn trước những tính huống không mong muốn xảy ra, từ đó bản lĩnh, tự tin tìm cách giải quyết.

+ Biết tri thức làm nên giá trị sống, phong cách sống, mỗi người sẽ không ngừng tích lũy tri thức dày thêm để tự phát triển và hoàn thiện chính mình.

Muốn có được sức mạnh của tri thức con người cần không ngừng học tập, tích lũy kiến thức và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Trong quá trình làm, học sinh lấy dẫn chứng phù hợp.

- Phản đề - mở rộng:

+ Tri thức tạo nên giá trị con người nhưng có những người nhởn nhơ, bỏ phí thời gian tích lũy tri thức vào những việc vô bổ, để cuộc đời trôi qua hoài phí.

+ Có những người biết tích lũy thêm hiểu biết nhưng lại sử dụng nó vào việc hủy diệt, làm hại đồng loại, trục lợi cho bản thân. Như thế, tri thức chỉ thật sự tạo nên giá trị tốt đẹp khi được vận dụng để làm những điều có ích cho cộng đồng.

- Liên hệ bản thân: Bản thân em đã tích lũy tri thức để không ngừng nâng cao giá trị của chính mình.

12 tháng 6 2021

6km2 13dm2 = dm2

 

11 tháng 3 2019

trả lời:

dell, dell và dell

hok tốt nhé

11 tháng 3 2019

Why me ??? shit???

1 tháng 10 2017

hay quá xá lun đó!

1 tháng 10 2017

10000000000000000 bn!^_^

5 tháng 6 2021

Các bạn tham khảo Hình thức + Nội dung của bài này này :

- Về hình thức: Bài làm phải xác định đúng yêu cầu cần nghị luận, đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.  Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.

- Về nội dung: Xác định vấn đề cần nghị luận, vai trò của tính tự lập đối với giới trẻ. Khi triển khai vấn đề, bài viết phải giải thích được: “Tính tự lập là khả năng tự thực hiện mọi việc, không dựa dẫm vào người khác, sử dụng tài năng, bản lĩnh của cá nhân để làm chủ cuộc sống của mình”. Trong phần bàn luận, học sinh nêu rõ được vai trò của tính tự lập: Tính tự lập giúp chúng ta thể hiện sự tự tin, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, nỗ lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

- Tự giác chăm lo cho bản thân, hoàn thành các công việc giúp chúng ta trưởng thành, bản lĩnh, vững vàng hơn trong cuộc sống.

- Tính tự lập giúp chúng ta làm chủ cuộc sống của chính mình, sớm xây dựng kế hoạch hoàn thiện và phát triển bản thân, không trở thành gánh nặng hay sự ràng buộc cho những người xung quanh.

\(\rightarrow\) Từ đó, bài học nhận thức và hành động của mỗi em: Cần vững tin vào bản thân và những điều mình tin tưởng, chủ động tự kiểm soát cuộc sống trong mọi việc: học tập, sinh hoạt,... Lắng nghe ý kiến của những người xung quanh để hoàn thiện bản thân. Kiên cường vượt qua mọi khó khăn, tránh thụ động, ỷ lại trong cuộc sống.

5 tháng 6 2021

👏🏼👏🏼👏🏼

13 tháng 4 2020

a. trực tiếp.

b. gián tiếp.

Bài 26: Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết: "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng" (Ngữ văn 9, tập một, NXB giáo dục - 2005) Từ mặt trời ở câu thứ hai là biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của nó? Bài 27: Tìm lời dẫn trong khổ thơ sau và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? a)...
Đọc tiếp

Bài 26: Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:

"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng"

(Ngữ văn 9, tập một, NXB giáo dục - 2005)

Từ mặt trời ở câu thứ hai là biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của nó?
Bài 27: Tìm lời dẫn trong khổ thơ sau và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?

a) Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay".

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
b) "Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện rảơ mỗi ngăn túi
là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi tôi bảo con: "Vì sao con mang tới hai đôi
găng tay trong túi áo?". Con tôi trả lời: "Con làm như vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không
có găng tay. Nếu con có thể cho bạn mượn và tay bạn sẽ không bị lạnh ".

(Theo Tuổi mới lớn, NXB Trẻ)

Bài 28:
Giáo dục tức là giải phóng (1). Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí (2). Những người
nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một
trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào
những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy (3).

(Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục – chìa khóa của tương lai, Ngữ văn lớp 9, Tập 2)
a) Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết giữa câu 1 và câu 2 của đoạn văn trên. Cho biết đó là phép liên kết gì?
b) Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong đoạn văn trên. Cho biết tên gọi của thành phần biệt lập đó.
Bài 29: Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập trong phần trích sau:
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đó thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đó nhợt
nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đó vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên
đậm sắc hơn.

("Bến quê"- Nguyễn Minh Châu)

1
13 tháng 4 2020

Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ

Tác dụng: Mặt trời đem lại ánh sáng, sự sống cho muôn loài. Còn con là hy vọng, là tương lai, niềm ấp ủ cho đời mẹ. Con là mặt trời bé nhỏ, gần gũi, trẻ trung và thân thương ngay trên lưng mẹ.

15 tháng 4 2019

hình ảnh các thế hệ con người VN yêu nước trong 2 cuộc kháng chiến chống pháp & chống mĩ đã được miêu tả qua những nhân vật: 2 người lính trong bài thơ Đồng chí, những người lính lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính, 3 cô thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi...