Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
4.
-chủ động tấn công để phòng thủ.
-đánh vào tâm lí lòng người.
-xây dựng phòng tuyến vững chắc.
-chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hòa.
Câu 3: Trả lời:
1. Nguyên nhân thắng lợi- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt, nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
2. Ý nghĩa lịch sử
Nhắc tại cách khái quát về quân Mông Nguyên
“- Quân Mông Cổ lớn lên trên yên ngựa, tự luyện tập chiến đấu, từ mùa xuân đến mùa đông, ngày ngày săn bắn, đó là cách sống của họ
- Về đánh trận , họ lợi ở dã chiến, không thấy lợi thì không tiến quân
Trăm quân kị quay vòng, có thể bọc được vạn người. Nghìn quân kị tản ra có thể dài tới trăm dặm , kẻ địch chia ra thì họ chia ra, kẻ địch hợp lại thì họ hợp lại nên kị đội là thế mạnh của họ
Đội quân lúc ẩn lúc hiện, đến thì như trời rơi xuống, đi thì nhanh như chớp giật. Họ mà thắng thì đuổi theo địch chém giết không để trốn thoát, họ mà thua thì chạy rất nhanh, đuổi theo không kịp” theo lời sử học nhà Tống
Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên,bảo vệ độc lập,toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược( góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân … )
- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
- Bài học kinh nghiệm: Dùng mưu trí đánh giặc, lấy đoàn kết làm sức mạnh.
1. - Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ờ các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).
- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
- Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.
Riêng ở xã hội phong kiến phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển.
- Quan hệ giữa các giai cấp : giai cấp thống trị (địa chủ, lãnh chúa) bóc lột giai cấp bị trị (nông dân lĩnh canh, nông nô) chủ yếu bằng địa tô.
- Chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
- Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ mà quyền lực tập trung tuyệt đối, tối cao, vô hạn trong tay một người (vua - hoàng đế - Thiên tử...), mọi người phải phục tùng tuyệt đối.
tham khảo
1.
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn , ý chí bất khuất , quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc , hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa .
+ Có đường lối chiến lược , chiến thuật đúng đắn sáng tạo của bộ tham mưu , đứng đầu là Lê Lợi Nguyễn Trãi
- Ý nghĩa lịch sử:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh
+ Mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc thời Lê sơ
tham khảo
1.Tình hình giáo dục và khoa cử:
- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi.
- Nội dung học tập thi cử là sách của đạo nho.
- Một năm tổ chức ba kì thi: Hương – Hội - Đình
⇒ Giáo dục, thi cử chặt chẽ, thường xuyên hơn, tuyển chọn được nhiều nhân tài hơn.
2.Văn học, khoa học, nghệ thuật:
a.Văn học:
- Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng.
- Nội dung: Yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc,khí phách ,tinh thần bất khuất của dân tộc.
b.Khoa học:
- Khoa học phát triển, phong phú, đa dạng.
- Sử học, địa lí, y học, toán học đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
c.Nghệ thuật:
- Nghệ thuật sân khấu được phục hồi và phát triển.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:đặc sắc thể hiện ở các cung điện, lăng tẩm. Phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Nguyên nhân thắng lợi :
+Nhân dân ta có lòng yếu nước nồng nàn , ý chí và quyết tâm dành lại độc lập cho dân tộc . Toàn dân đồng lòng đoàn kết chiến đấu
+ Do đường lối lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân , đứng đầu là các vị lãnh tụ kiệt xuất như Lê Lợi và Nguyễn Trãi , cùng với các vị tướng tài Nguyễn Chích , Nguyễn Xí , Nguyễn Biểu , ...
Ý nghĩa lịch sử :
+Khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính chấ nhân dân
+ Chấm dứt hơn 20 đô hộ của nhà Minh
+ Khôi phục nền độc lập , mở ra thời kì phát triển của đất nước
2.- Xã hội thời Lê sơ có các giai cấp, tầng lớp: vua quan phong kiến, địa chủ, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì. - Giai cấp nông dân chiếm đa số. Họ sống chủ yếu ở nông thôn, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.
2.- Xã hội thời Lê sơ có các giai cấp, tầng lớp: vua quan phong kiến, địa chủ, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì. - Giai cấp nông dân chiếm đa số. Họ sống chủ yếu ở nông thôn, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội
Tham khảo :
Câu 1
- Karl sinh ngày 2 tháng 4 năm 742 Công nguyên, xuất thân trong gia tộc Arnulf, một gia tộc danh tiếng của vương quốc Frank. Ông là con trai trưởng của Pipin Lùn, viên Quản thừa (Maire du palais) cuối cùng của triều đại Merovingien (741 – 751) và là vua đầu tiên của triều đại Caroling của vương quốc Frank. Mẹ ông là Bertrade, con gái của Bá tước xứ Laon. Theo các sử gia biên niên thời đó, cha mẹ của Karl chỉ chính thức kết hôn khi cậu được vài tuổi, lúc đó con trai của họ mới được làm phép rửa tội và đặt tên thánh. Năm Karl 7 tuổi, cậu có một đứa em tên là Karloman. Kể từ sau khi vua Clovis I qua đời, các vị vua Frank đều yếu kém, do đó các viên Quản thừa thâu tóm quyền bính. Ông cố của Carolus I là Heristal, viên Quản thừa đã thống nhất nội bộ của Vương quốc, dẹp tan các thế lực thù địch. Ông nội của ông là Karl Búa Sắt (Charles Martel), viên Quản thừa đã đánh bại quân xâm lược của Đế quốc Ả Rập trong trận Poitiers vào năm 732 Công nguyên.
- Karl sớm tham gia các trò chơi đòi hỏi nhiều về vận động cơ bắp như săn bắn, cưỡi ngựa và đặc biệt là cậu rất thích bơi lội. Lớn lên một chút, Karl được dạy võ, dạy đánh kiếm, bắn cung và dạy về việc đánh trận. Cậu cũng được giáo dục về văn hóa, được các giáo sĩ kể chuyện về Kinh Thánh, về các Thánh tông đồ, về lịch sử Giáo hội và cả những bài học đạo đức rút ra từ các câu chuyện đó. Karl cũng được giáo dục về cách ứng xử và các nghi lễ tôn giáo. Tuy nhiên Karl không được học đọc học viết, một lỗ hổng kiến thức mà vị vua tương lai sẽ ra sức bù đắp về sau. Pipin Lùn cũng đã không bỏ qua một cơ hội nào để huấn luyện con trai mình về phép cai trị đất nước, cách đánh giá các cận thần,... Từ nhỏ, Karl đã theo Pipin trong các chuyến công cán, mắt thấy tai nghe mọi việc và còn tham gia phụ giúp cha mình việc chính sự, nhờ đó học hỏi được nhiều kinh nghiệm về mọi mặt.
Câu 2
- Vào ngày 24 tháng 9 năm 769, Pipin Lùn trong khi chinh phạt xứ Aquintaine đã qua đời tại Saint-Denis, hưởng dương 54 tuổi. Theo truyền thống của người Frank, trong di chúc của vua Pipin thì vương quốc được chia đôi cho hai người con trai dưới sự chủ trì của Thái hậu Bertrade. Karl nhận được Austrasia, phần lớn Nuestria và lãnh thổ nằm giữa sông Loire và sông Garrone. Em trai ông, Karloman thì cai trị phía Đông Burgundy, Provence, Alemanini và đông Aquintain. Ngày 9 tháng 10 năm đó, Carolus I và Karloman I cùng nhau làm lễ xưng vương, một ở Noyon, một ở Soissons
Câu 3
* Các cuộc chinh phạt:
- Chinh phục Aquintain
- Cướp đoạt lãnh thổ của Karloman và chinh phục vương quốc Lombardia
- Chinh phục người Sachsen (772-804)
- Chiến tranh với nước Tây Ban Nha Hồi giáo
- Chinh phạt xứ Bayern
- Chinh phục người Avar
- Chinh phục xứ Bretagne
- Các cuộc chinh phạt khác:
+ Ngoài ra, năm 805 người Frank còn hàng phục người Bohemia, năm 806 họ chinh phục người Wenden (tức người Xlavơ), từ năm 808 đến 810 họ lại đánh nhau với người Đan Mạch và các đồng minh. Ở Địa Trung Hải Karl đánh bại người Ả Rập, chiếm lĩnh đảo Corse và Sardegna.
+ Kết quả của các cuộc bành trướng này là một quốc gia bao gồm phần lớn Tây Âu của đế quốc Tây La Mã xưa và mở rộng sang bên kia bờ sông Ranh tới tận sông Enbơ. Để bảo vệ cho quốc gia rộng lớn của mình, Karl đã dựng nên các biên trấn và biên khu, tức các tỉnh được quân sự hóa hoàn toàn, được xây dựng nhiều công trình phòng thủ quy mô lớn và có một đạo quân đông đảo trú đóng nhằm ngăn chận các cuộc tấn công của các thế lực lân bang.Đồng thời, những biên trấn và biên khu này cũng có tác dụng như là một căn cứ địa cho một cuộc tấn công chinh phạt.Có cả thảy là bốn biên trấn:
-- Biên trấn Đông ở miền Đông Nam đế quốc, sau này trở thành nước Áo.
-- Biên trấn Bretagne nhằm chống lại người Bretagne ở bán đảo Armorica.
-- Biên trấn Bohemia nhằm chống lại người Xlavơ.
-- Biên trấn Tây Ban Nha nhằm chống lại nước Tây Ban Nha Hồi giáo.
+ Nhiều biên trấn và biên khu do Quốc vương Carolus I lập nên vẫn còn dấu tích lưu lại trong lịch sử, thậm chí có địa danh cho tới hiện nay vẫn còn tồn tại. Ví dụ thành phố Hamburg, nước Áo trước đây là các biên trấn và cứ điểm do ông lập nên, cứ điểm tại bán đảo Jutland trở thành nước Đan Mạch ngày nay
Câu 4
- Ông được xem là vị vua vĩ đại nhất của Vương quốc Frank, đồng thời là vị vua nổi bật cuối cùng của vương quốc này. Thậm chí ông còn có thể là ông vua kiệt xuất nhất của châu Âu thời kỳ Trung Cổ. Là vị Quân vương vĩ đại nhất của Tây Âu vào thời đó, ông có thiên tài quân sự và tài năng trị vì, nên các nhà sử học cũng thường hay gọi ông là Karl Đại Đế. Đối với Hoàng đế Karl Đại Đế, cũng như đối với Quốc vương Alexandros Đại Đế hay Quốc vương Friedrich II Đại Đế, họ được vinh danh là "Đại Đế" không chỉ vì những chiến công hiển hách của họ, mà còn là vì tài năng chính trị của họ. Là ông vua phục hưng Đế quốc La Mã cổ xưa, Hoàng đế Karl Đại Đế đã đạt được thành tựu rất lớn trong lịch sử châu Âu, để lại những di sản sau đây:
+ Sự mở đầu của các quốc gia Đức và Pháp: Với việc bành trướng Vương quốc Frank thành một đế chế, ông đã tạo tiền đề cho những ý tưởng về một nước Đức và Pháp độc lập. Sau khi ông mất, những vùng đất này - dưới sự cai trị của hai người con ông - trở thành các nền quân chủ độc lập. Đây là bước tiến đầu tiên trên chặn đường thiết lập một nước Đức và Pháp trong thời kỳ Trung Cổ.
+ Sự truyền bá Thiên Chúa giáo: Những cuộc chinh phạt của đại đế Karl cũng giúp cho Giáo hội Công giáo phát triển về sức mạnh và ảnh hưởng. Thế lực của chế độ Giáo hoàng được mở rộng.
- Là một vị vua - chiến binh hùng mạnh, với lực lượng Quân đội Frank hùng cường có tinh thần kỷ cương tốt, được cung cấp đầy đủ và được trả tiền đầy đủ, ông đã chinh phạt được nhiều vùng đất thuộc Đức và Ý. Nói tóm lại, theo cuốn Medieval History for Dummies thì Đại đế Karl hoàn toàn là vị vua thiết lập ra thời kỳ Trung Cổ
- Đối với nhiều thành viên Đảng Quốc xã, Đại đế Karl là một nhân vật phản diện trong lịch sử nước Đức. Họ không gọi ông là "Karl Đại đế" mà xem ông là "Karl - tên giết người Sachsen". Heinrich Himmler, con của một giáo sư sử học Trung Cổ, cũng không ưa gì Charlemagne do ông liên tục đánh thắng người Sachsen. Tuy nhiên, Quốc trưởng Đức Quốc xã Adolf Hitler lại là một người ngưỡng mộ ông. Đối với Hitler, Charlemagne là một vĩ nhân trong lịch sử Đức. Hitler cũng xem ông là vị vua đã thống nhất dân tộc Đức và kiến lập Đế chế Đức, đồng thời thông qua Sắc lệnh cấm gọi ông là "Karl - tên giết người Sachsen".
ngắn gọn thoi ạ