K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2017

Đáp án C

Qua phong trào cách mạng 1930-1931:

- Đường lối cách mạng của Đảng đã được chứng minh là đúng đắn.

- Đội ngũ cán bộ đảng viên được rèn luyện và ngày càng trưởng thành.

- Khối liên minh công - nông được hình thành.

- Quốc tế cộng sản công nhận Đảng cộng sản Đông Dương đã công nhận là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế cộng sản.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh giai đoạn sau.

- Là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

=> Trong đó, ý nghĩa phong trào cách mạng 1930-1931 là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Cách mạng tháng Tám sau này là quan trọng nhất, nó ảnh hưởng đến tiến trình và sự phát triển của cách mạng Việt Nam ở các giai đoạn sau.

20 tháng 3 2022

Có 2 câu nhé các bạn :))))

Câu 1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào?A. Đảng Cộng sản Việt Nam sau đó là Đảng Cộng sản Đông Dương.B. Đảng Dản chủ Việt Nam.C. Đảng Lao động Việt Nam.D. Mặt trận Việt Minh.Câu 2. Điểm nổi bật nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công - nông.B. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh.C....
Đọc tiếp

Câu 1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam sau đó là Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Đảng Dản chủ Việt Nam.

C. Đảng Lao động Việt Nam.

D. Mặt trận Việt Minh.

Câu 2. Điểm nổi bật nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?

A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công - nông.

B. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh.

C. Thành lập được đội quân chính trị đông đảo của quần chúng.

D. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 3. Hậu quả chủ yếu của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đối với giai cấp nông dân Việt Nam là gì?

A. Nông dân phải vay nặng lãi.                             B. Nông dân bị bần cùng hóa.

C. Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất.                   D. Nông dân phải chịu cảnh tô, thuế nặng nề.

4
9 tháng 3 2022

A

A

B

10 tháng 3 2017

Đáp án: B

Giải thích:

Phong trào cách mạng 1930-1931 được coi là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vì:

- Cao trào cách mạng 1930-1931 khẳng định những nhân tố bảo đảm cho thắng lợi cách mạng Việt Nam.

+ Trước hết, cao trào khẳng định đường lối cách mạng Việt Nam do Đảng vạch ra là đúng đắn. Đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội , là đường lối cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến triệt để.

+ Cao trào đem lại cho công nhân, nông dân và nhân dân lao động nước ta niềm tin vững chắc vào đường lối cách mạng giải phóng giai cấp , giải phóng dân tộc do Đảng ta lãnh đạo .

+ Cao trào đã “Khẳng định trên thực tế quyền lãnh đạo , năng lực lao động cách mạng của giai cấp công nhân mà đại biểu là Đảng ta”.

+ Cao trào đã xây dựng được khối liên minh công nông trong thực tế. Lần đầu tiên giai cấp công nhân sát cánh cùng giai cấp nông dân vùng dậy chống đế quốc và phong kiến , thành lập chính quyền Xô Viết.

+ Cao trào cách mạng 1930-1931 rèn luyện đội ngũ đảng viên quần chúng và đem lại cho họ niềm tin vững chắc vào sức mạnh và năng lực sáng tạo của mình.

+ Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh là bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, là cái mốc đánh dấu sự trưởng thành của Đảng ta.

- Là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất để tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.

+ Bài học kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ chống đế quốc chống phong kiến thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng.

+ Xây dựng khối liên minh công nông làm nền tảng cho việc mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

+ Xây dựng chính quyền cách mạng, chính quyền Xô Viết công nông.

+ Bài học về xây dựng Đảng ở nước thuộc địa nửa phong kiến.

26 tháng 2 2021

Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc ta là gì?

A. Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Tìm ra con đường cách mạng vô sản.

C. Lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.

D. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) thắng lợi.

 
15 tháng 11 2019

Đáp án C

Bài học kinh nghiệm lớn nhất của khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kì được Đảng Cộng sản Đông Dương vận dụng trong cuộc cách mạng tháng Tám (1945) là khởi nghĩa muốn giành thắng lợi phải có sự chuẩn bị chu đáo về đường lối, lực lượng và phải nổ ra đúng thời cơ

TL
30 tháng 1 2021

Đáp án : C

18 tháng 8 2019

- Chủ trương:

     + Xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật.

     + Ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

     + Phát động một cao trào “Kháng Nhật cứu nước”.

- Khẩu hiệu:

     + Thay khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật – Pháp” bầng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”.

     + Đưa ra khẩu hiệu “thành lập chính quyền cách mạng” và khẩu hiệu “ Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.

4 tháng 10 2018

Đáp án: D

Giải thích:

Việc ba tổ chức Cộng sản được hợp nhất để lại kinh nghiệm đoàn kết, chống lại tư tưởng cục bộ, sự chia rẽ nội bộ dân tộc thì cách mạng mói đi đến thành công.

14 tháng 4 2017

* Chủ trương:

Ngay khi tiếng sung đảo chính của Nhật vừa nổ, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng. Hội nghị đã ra chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt Đông Dương lúc này là phát xít Nhật. Hội nghị quyết định phát động một cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa.
Giữa lúc cao trào kháng Nhật, cứu nước đang cuồn cuộn dâng lên thì ngày 15-4-1945 Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì họp ở Hiệp Hòa (Bắc Giang). Hội nghị quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành lập Việt Nam giải phóng quân; phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang và nửa vũ trang; mở trường đào tạo cán bộ quân sự và chính trị; đề ra nhiệm vụ cần kíp là phải tích cực phát triển chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ địa kháng Nhật để chuẩn bị tổng khởi nghĩa cho kịp thời.
Ủy ban quân sự Bắc Kì được thành lập, có nhiệm vụ chỉ huy các chiến khu miền Bắc và giúp đõ toàn quốc về mặt quân sự. Tiếp đó, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời (4-6-1945) bao gồm hầu hết các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên và một số vùng lân cận thuộc các tỉnh miền trung du (Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên). Ủy ban lâm thời khu giải phóng đã thi hành 10 chính sách của Việt Minh nhằm đem lại quyền lợi cho nhân dân.

* Phong trào quần chúng trong cả nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ ở cả nông thôn và thành thị thì nạn đói diễn ra nghiêm trọng hơn ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” được kịp thời đưa ra đã dấy lên phong trào đánh chiếm kho thóc của Nhật để chia cho dân nghèo. Một bầu không khí tiền khởi nghĩa lan tràn khắp cả nước, báo trước giờ hành động sắp tới.