Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Hai câu đầu khái quát không gian, thời gian làm nền cho tâm trạng. Thời gian: đêm khuya. Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh. Đêm khuya buồn và vắng. “Trống canh dồn” gợi vẻ tĩnh lặng của không gian và sự trôi chảy gấp gáp của thời gian. Trên cái nền không gian trống trải ấy xuất hiện hình ảnh nhỏ nhoi đến cô độc “trơ cái hồng nhan”. Cái đối với nước non đã nhỏ nhoi lắm rồi lại thêm “cái” như một sự xác đinh, như sự đóng đinh cái lẻ loi vào nền không gian trải rộng. Hai câu thơ làm nổi bật lên sự cố đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình.
2. Hai câu 3 - 4 trực tiếp thể hiện tâm trạng. Đó là tâm trạng buồn không lối thoát. Nhân vật trữ tình tìm đến rượu để giải thoát mình khỏi nỗi cô đơn. Nhưng hương rượu lại càng làm cho người tỉnh táo hơn. Tỉnh và nhận ra sự thật phũ phàng: hạnh phúc không vẹn tròn. Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” thể hiện nỗi cay đắng. Nó khiến người ta liên tưởng đến cảnh ngộ của người phụ nữ bị rơi vào cảnh ngộ duyên phận lỡ làng. Người phụ nữ ấy không chấp nhận thực tại và vẫn khát khao hạnh phúc.
3. Hai câu 5 - 6 mang đậm cá tính của Hồ Xuân Hương. Hai hình ảnh thiên nhiên rất dữ dội thể hiện sự bức bối trong tâm trạng và khát khao phá vỡ những lối mòn quen thuộc của cuộc sống để được tự do. Lối đảo ngữ cùng với những động từ mạnh và gợi cảm thể hiện rõ hơn nỗi khát khao hạnh phúc, giải thoát khỏi cô đơn của nhân vật trữ tình.
4. Hai câu kết bỗng nhiên chùng xuống. Dường như mọi cố gắng đều vô ích. Sự thật vẫn là sự thật. Tâm trạng được trực tiếp bộc lộ. Thời gian vô tình cứ trôi chảy, xuân của tự nhiên qua đi rồi trở lại nhưng xuân của người thì không. Câu thơ cuối phản phất sự cay đắng chua xót của người phụ nữ bất hạnh, có những cuộc tình duyên không trọn vẹn đủ đầy.
5. Trong Tự tình, nhà thơ đã dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh, đó là các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc với sắc thái đặc tả mạnh, như các động từ dồn, trơ, xế, đâm toạc, xiên ngang, đi, lại lại, san sẻ..., các tính từ say, tỉnh, khuyết, tròn… Các từ ngữ này có khả năng biểu lộ chính xác và tinh tế trạng thái tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó là sự cô đơn, là khát khao được sống, được hạnh phúc. Tâm trạng uất ức bị dồn nén dường như được thoát ra, trải ra cùng những hình ảnh, những từ ngữ táo bạo ấy.
HXH được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm" nên phong cách thơ HXH chủ yếu được thể hiện trên phương diện ngôn từ:
+Thơ HXH sử dụng tài tình chất liệu ngôn ngữ dân tộc: thể thơ, hình ảnh, cách nói,... . Nói bóng gió, nói ví, nói lái, chơi chữ, sử dụng các từ thuần Việt, thành ngữ, tục ngữ, ca dao...
+Phong cách thơ của HXH là đã vi phạm qui tắc tu từ tạo sự “lệch chuẩn” ngôn ngữ để tạo nghĩa. ( như bài quả mít, bánh trôi nước, cái quạt,...)
+và vi phạm lệch chuẩn ngôn ngữ như một hình thức bộc lộ cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương.
Thơ của Hồ Xuân Hương là thơ chạm trổ, hòn đá biết cười, hang động biết nói… Trong thơ của Bà sử dụng nhiều hình dung từ và động từ chỉ hoạt động đã chứng tỏ rằng nhà thơ rất chú ý vẻ bề ngoài của sự vật . Với Bà danh từ không đủ khả năng mà phải có tính từ để miêu tả sắc thái muôn hình muôn vẻ của đời sống, phải có động từ chỉ hoạt động muôn vật nhất là sự tương tác giữa chúng. Bởi vậy thế giới thơ Hồ Xuân Hương đầy màu sắc âm thanh, ánh sáng, hình khối ….Thơ của Bà tràn trề màu sắc và hầu như không mấy khi những màu sắc ở độ không mà nó luôn đỏ lóet, xanh rì , tối om,…có vai trò trong việc đẩy màu sắc đến độ cực tả , tạo ra trong văn bản cái không đồng nhất, từ bình thường sang ẩn dụ.
Qua cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo của Hồ Xuân Hương chúng ta có thể nói đến một sự “nổi lọan ” của thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Sự nổi loạn trước hết là sự vi phạm qui tắc thông thường của thơ, những từ, những vần lắt léo tạo nên sự lệch chuẩn ngôn ngữ để tạo nên những nghĩa mới của Hồ Xuân Hương. Chính sự phá cách này đã tạo bước dừng , gây sự bỡ ngỡ, gây hứng thú người đọc tìm đến nghĩa hàm ẩn trong thơ của Hồ Xuân Hương. Mặt khác trong thơ của Bà còn sử dụng nhiều thủ pháp độc đáo khác trong cách dùng ngôn ngữ. Đó là lối chơi chữ, ví dụ như trong bài "Khóc Tổng Cóc”, chỉ có 28 chữ đã có đến 5 chữ chỉ những con vật cùng loài : chuột, chàng, bén, nòng nọc, cóc. Hoặc trong bài “bỡn bà lang khóc chồng", tác giả dùng toàn những từ chỉ tên hành vi bào chế thuốc và tên thuốc: Cam thảo, quế chi, liên nhục, sao tẩm…bên cạnh đó còn sử dụng cách nói lái: Đẽo đá, lộn lèo, đứng chéo, trái gió…Hoặc sử dụng các thành ngữ đan cài vào câu thơ để mở rộng văn bản: cố đấm ăn xôi, năm thì mười họa, bảy nổi ba chìm….
1. Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường
• Câu 1: Thể hiện qua việc tái hiện bối cảnh:
- Thời gian: Đêm khuya, trống canh dồn – nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống thể hiện bước đi thời gian gấp gáp, vội vã ⇒ Con người chất chứa nỗi niềm, bất an
- Không gian: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh ⇒ không gian rộng lớn nhưng tĩnh vắng
⇒ Con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn
• Câu 2: Diễn tả trực tiếp nỗi buồn tủi bằng cách sử dụng từ ngữ gây ấn tượng mạnh:
- Từ “trơ” được nhấn mạnh: nỗi đau, hoàn cảnh “trơ trọi”, tủi hờn, đồng thời thể hiện bản lĩnh thách thức, đối đầu với những bất công ngang trái.
- Cái hồng nhan: Kết hợp từ lạ thể hiện sự rẻ rúng
⇒ Hai vế đối lập: “cái hồng nhan” đối với “với nước non”
⇒ Bi kịch người phụ nữ trong xã hội
2. Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi
• Câu 3: Hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa
- Chén rượu hương đưa: Tình cảnh lẻ loi, mượn rượu để giải sầu
- Say lại tỉnh: vòng luẩn quẩn không lối thoát, cuộc rượu say rồi tỉnh cũng như cuộc tình vướng vít cũng nhanh tan, để lại sự rã rời
⇒ Vòng luẩn quẩn ấy gợi cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của số phận
• Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn ê chề
- Hình tượng thơ chứa hai lần bi kịch:
+ Vầng trăng bóng xế: Trăng đã sắp tàn ⇒ tuổi xuân đã trôi qua
+ Khuyết chưa tròn: Nhân duyên chưa trọn vẹn, chưa tìm được hạnh phúc viên mãn, tròn đầy ⇒ sự muộn màng dở dang của con người
- Nghệ thuật đối → tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở
⇒ Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát.
3. Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương
- Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính:
+ Rêu: sự vật yếu ớt, hèn mọn mà cũng không chịu mềm yếu
+ Đá: im lìm nhưng nay phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”
+ Động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh
+ Nghệ thuật đối, đảo ngữ ⇒ Sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt
⇒ Sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng
⇒ Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con người
4. Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi
• Câu 7:
- Ngán: chán ngán, ngán ngẩm
- Xuân đi xuân lại lại: Từ “xuân” mang hai ý nghĩa, vừa là mùa xuân, đồng thời cũng là tuổi xuân
⇒ Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại ⇒ chua chát, chán ngán.
• Câu 8:
- Mảnh tình: Tình yêu không trọn vẹn
- Mảnh tình san sẻ: Càng làm tăng thêm nỗi chua xót ngậm ngùi, mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nhưng ở đây còn phải san sẻ
- Tí con con: tí và con con đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh nhau càng làm tăng sự nhỏ bé, hèn mọn
⇒ Mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nay lại phải san sẻ ra để cuối cùng trở thành tí con con
⇒ Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ
Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thế hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong vàn học Việt Nam - Hồ Xuân Hương.
Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trống canh báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.
Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ - trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với đời, với tình yêu.
Hai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng cùa người vợ chờ chồng.
Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thây hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uông rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu!
Nam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo:
- Luôn hướng tới thế giới nội tâm của con người.
- Có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật.
- Viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc.
- Giọng văn tỉnh táo sắc lạnh mà nặng trĩu suy tư, buồn thương chua chát mà đằm thắm yêu thương, ngôn từ sống động tinh tế mà gần gũi, giản dị.
Phong cách thơ Hồ Xuân Hương rất độc đáo , điều đó thể hiện qua ngôn ngữ và ẩn ý trog mỗi bài thơ . Bà là nhà thwo nữ đầu tiên sử dụng ngôn ngôn đại chúng dân gian và nâng cao 1 cách rộng rãi , thơ bà ít dùng từ Hán - Việt , lời lẽ ý tứ thơ trong sáng ,thanh tao ,sâu sắc mà gần gũi với nd ta ; chứng tỏ HXH nắm vững chắc ngôn ngữ dân tộc ,có ý thức dân tộc ,có cá tính mạnh mẽ ,có bản lĩnh và quan trọng hơn cả là bà rất có tài năng ....
Ta có thể thấy đc p.cách thơ của bà qua một số ví dụ sau :
- Hồ Xuân Hương học thông chữ Hán nhưng trong thơ mình, Bà chỉ dùng thuần Việt trong lúc các nhà thơ khác cùng thời như Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan … dung hòa giữa chữ Hán với tiếng Việt thì nữ sĩ Hồ Xuân Hương chỉ dùng tiếng Việt trước sau như một. Bà không dùng chữ Hán có nghĩa là Bà nhất khoát thoát ly khỏi sự kìm cặp của lễ nghi phong kiến. Ngôn ngữ phong phú và tài dùng chữ của Xuân Hương là câu trả lời cho những ai không tin vào dân tộc mà cho rằng : Tiếng nói của mẹ đẻ là lạc hậu và nghèo nàn.
- Ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương không chỉ giàu có về từ mà còn giàu có về màu sắc dân tộc . Bởi vì Hồ Xuân Hương ngoài việc dùng thuần tiếng Việt , Bà đã không quên lợi dụng những tiểu thuật lạ lùng của tiếng Việt như : nói ví , nói bóng gió , nói lái , chơi chữ … làm cho thơ bà kỳ diệu thêm độc đáo thêm . Có thể nói rằng Hồ Xuân Hương có một vốn từ ngữ rất Việt Nam và cũng không quá đáng khi nói rằng : Ngôn ngữ ấy rất Hồ Xuân Hương . nó gồm một số từ ngữ xưa bây giờ không còn dùng nữa hoặc đã khác nghĩa đi .
- Thơ của Hồ Xuân Hương tươi trẻ giản dị và hồn nhiên, trong sáng, tạo ấn tượng đặc biệt độc đáo. Những từ ngữ : Con ốc, quả mít, cái quạt, miếng trầu, cây đu…là những ngôn ngữ thông thường nhưng do biết cách chọn lọc với hoàn cảnh nên lời thơ có được cái trong sáng của tiếng nói nhân dân, có hương vị tươi ngon của mớ rau vừa mơí hái rất dân dã, rất Việt Nam .Ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương là ngôn ngữ đại chúng. Thơ của bà không chỉ dùng từ quần chúng mà còn dùng đủ các cách tu từ quần chúng, một câu hai ý hoặc ba ý, hiểu theo ý nào cũng được: Thanh cũng được, thô cũng được .Thơ của Bà thường vận dụng một số cách nói quen thuộc trong ca dao, thành ngữ, có cả khẩu ngữ, ví dụ như: sáng banh, trưa trật..v.v...
=> Hồ Xuân Hương là nhà thơ dòng Việt – “Bà chúa thơ nôm” là chúa cả nội dung lẫn hình thức . Với tài năng dùng chữ của mình Bà đã sáng tạo nên những dòng thơ, bài thơ rất dân dã, rất Việt Nam.Tất cả các phương tiện nghệ thuật đều kết hợp mật thiết với nhau để thể hiện nội dung tư tưởng, tình cảm. Cả nội dung và hình thức thơ Hồ Xuân Hương đều bắt nguồn sâu sắc từ trong đời sống nhân dân, đó là điều đã làm cho thơ bà trở nên bất tử. Bà là người góp phần làm phong phú vốn tiếng Việt và giá trị của nó. Chính vì vậy khi tìm hiểu phong cách thơ Hồ Xuân Hương chúng ta phải thấy rõ điều này. Hồ Xuân Hương xứng đáng được mệnh danh “Bà Chúa thơ Nôm”.
~ Chúc bn học tốt !~
Hồ Xuân Huowg là 1 trong số các nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học trung đại VN. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ Hồ Xuân Hương đã đưa ra những nhận định về thơ văn của Bà. Xuân Diệu đã từng nhận xét về thơ Hồ xuân Hương: “thứ thơ ấy không chịu ở trong khuôn khổ thông thường mà là một thứ thơ muốn lặn sâu vào sự vật, vào những thứ đáy rất kín thẳm của tâm tư. Những thứ kín thẳm ấy không phải lạc lõng, cô đơn, cá nhân chủ nghĩa mà trái lại đã được hàng vạn người đồng tình thông cảm”. Người phụ nữ nói chung và người phụ nữ bất hạnh nói riêng thường là nhân vật chính trong thơ của thơ Hồ Xuân Hương. Những người phụ nữ ấy vừa thoắt ẩn thoắt hiện, có lúc hữu hình, có khi vô hình. Một nhà văn nước ngoài còn cho rằng: “Đọc thơ Hồ Xuân Hương ta không chỉ thấy hình ảnh người phụ nữ mà còn thấy được tất cả những thứ thuộc về phụ nữ”. Người phụ nữ trong thơ của bà thường là những người lao động dám vươn lên chống trả quyết liệt với số phận và lễ giáo phong kiến.
Không chỉ có thế, thơ của Hồ Xuân Hương còn mang nặng tư tưởng chế giễu, phê phán thói hư tật xấu của xã hội lúc bấy giờ. Một giọng thơ mang tính hiện thực rõ rệt. Mặc dù ở bên ngoài cái vỏ gai góc, xù xì nhưng từ trong sâu thẳm từng câu chữ ấy đã toát lên một thứ tình cảm lạ lùng. Đó là tình yêu quê hương đất nước, tình yêu với thiên nhiên vạn vật và tình yêu của con người với con người. Đó còn là nỗi khát khao cuộc sống, ý chí vươn lên thoát khỏi lễ giáo phong kiến cổ hủ. Cảnh vật trong thơ bà luôn tươi tắn, khỏe mạnh và giàu sức sống. Cái thế giới vạn vật vô tri vô giác trong thơ của bà luôn động đậy, cựa quậy. Chính vì thế mà khi đứng trước thiên nhiên, thơ của bà bao giờ cũng tìm được ra những điều mới mẻ, thú vị đánh thức giác quan của người đọc. Đọc thơ của Hồ Xuân Hương, ta thấy bà cười nhiều quá đó chính là những cái cười đốp chát lạnh lùng. Phải chăng vì thế mà nhiều người trách bà là một người phụ nữ vô tình. Thế nhưng ai hiểu được sau những tiếng cười ấy lại là những tiếng khóc thổn thức ứ nghẹn nơi cổ họng không thể nào thoát ra được, cũng chẳng thể khóc to lên được. Sau những trận cười nghiêng ngả ấy chỉ còn lắng lại tiếng trống canh xa vắng của những đêm khuya vắng cô đơn chỉ lòng mình với riêng mình. Ai có thể hiểu nỗi lòng Bà? Ai hiểu được rằng tiếng cười dành cho ông quan ba khác tiếng cười dành cho ông Tổng Cóc. Ai hiểu tình yêu và cách thể hiện tình yêu trong thơ của Bà.
Có thể nói thơ Hồ Xuân Hương là một dòng thơ tụng ca mang tính đấu tranh của những người phụ nữ mạnh mẽ với cả một chế độ phong kiến lúc bấy giờ. Bà đã phải vật lộn vượt lên trên tất cả để bám lấy cuộc sống. Nhiều lúc thơ của bà đã trở thành một giọng thơ ngạo mạn, tự cao, đầy thách thức với người đời và xã hội để khẳng định giá trị của mình. Trong văn học nước nhà, ít có nhà thơ nào mang cá tính mãnh liệt chi phối nghệ thuật sâu sắc như vậy. Chính cái khao khát: “Giơ tay với thử trời cao thấp. Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài” là cái khao khát lành mạnh mang giá trị khẳng định ý chí vươn lên của mình. Cái riêng nhất của thơ Hồ Xuân Hương là ở chỗ khi đọc thơ của Bà tức là ta đọc nên cái lấp lửng của mỗi câu thơ, mỗi ý thơ. Những bài thơ như trêu như ghẹo đã làm cho người đọc cảm giác có thể hiểu thế nào cũng được. Từ cái “thanh” cho ta liên tưởng vẩn vơ về cái “tục”, từ cái “tục” lại làm cho ta nghĩ đến sự sáng trong tao nhã của cái “thanh”. Mỗi bài thơ là một sự phối hợp nhịp nhàng của các động từ, tu từ, tính từ, ẩn dụ vô cùng đa dạng nhằm biểu đạt tư tưởng của nhà thơ. Từ đó ta có thể thấy thơ của Hồ Xuân Hương có nhiều nghĩa và nghĩa nào cũng lấp lửng. Điều đó nói lên việc sử dụng ngôn ngữ rất thành công của bà trong từng tác phẩm. Ngôn ngữ của HXH không chỉ giàu có về từ mà còn đa dạng về màu sắc dân tộc. Đánh giá thơ Hồ xuân Hương đến nay còn có rất nhiều quan điểm trái chiều. Những ai cho rằng thơ Hồ Xuân Hương không có gì là dâm tục thì họ hết lời ca ngợi. ngược lại, những ai coi thơ bà là dâm đãng thì thường dè dặt và nhìn nhận một cách khắt khe hơn, thậm chí còn phê phán. Bởi lẽ, trong sáng tác của bà luôn có một cái gì đó không bình thường. Sự hiện diện đa hình ảnh sắc màu luôn thường trực trong từng tác phẩm. Bà vừa muốn nói đến cái này lại vừa muốn nói đến cái khác, từ cái khác này lại muốn đề cập đến những cái khác nữa. Nhiều người đánh giá rằng, với việc vận dụng nhuần nhuyễn các từ ngữ trong dân ca, ca dao…thơ của bà đã thống nhất đến cao độ hai tính chất dân tộc và đại chúng. Nội dung và hình thức trong mỗi sáng tác của bà đều bắt nguồn từ quần chúng nhân dân. Mặc dù còn nhiều quan điểm trái chiều khi nghiên cứu về thơ của bà, nhưng tài năng của bà thì ai cũng phải công nhận.
Để hiểu đúng thơ Hồ Xuân Hương là phải hiểu kỹ về thơ Đường và niêm luật của nó. Mỗi bài thơ được coi là thành công là phải đáp ứng được các yêu cầu về luật, cấu trúc bố cục của bài thơ. Giá trị của bài thơ ngoài ý tứ ra, còn được thẩm định dựa vào các quy định chặt chẽ này. Vài cuộc thăm dò cho thấy số người viết đương đại viết thơ Đường không còn nhiều. Nhiều tác giả còn cho rằng thơ Đường là một thể thơ khó viết, khó hiểu. Thế mới biết là Hồ Xuân Hương đã thật khéo léo khi viết rất thành công những sáng tác của mình. Thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu là thơ Đường nên đòi hỏi niêm luật và bố cục chặt chẽ. Không ai có thể phủ nhận giọng điệu và ngôn ngữ trong thơ của Hồ Xuân Hương rất táo bạo, mạnh mẽ và khá độc đáo. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định: “Hồ Xuân Hương là một nhà thơ thực sự vĩ đại và xuất sắc”. Trong sự nghiệp phát triển nền văn học Việt Nam hôm nay, việc kế tục phát huy và mở rộng cách viết thơ Hồ Xuân Hương lại là cả một vấn đề lớn cần tranh cãi. Nhà văn đất cảng Trần Tâm nhận xét: “Hồ Xuân Hương có cách viết thơ rất độc đáo, ta chỉ có thể bắt chước chứ không thể học tập hoặc kế thừa được”. Hiện nay nhiều câu lạc bộ thơ được thành lập ở nhiều nơi trong cả nước. Hội UNESCO-Thơ Đường Việt Nam có 77 chi hội trong cả nước, với 2349 hội viên và xuất bản thành công tuyển tập “Thơ Đường luật Việt Nam” do NXB Hội nhà văn ấn hành với gần 1500 trang thơ. Làm thơ để bày tỏ nỗi niềm, giao lưu tình cảm với bè bạn xa gần, để “tập thể dục” cho bộ não, tăng thêm độ bền của cơ thể, nâng cao năng khiếu thẩm mỹ và đã trở thành nhu cầu của nhiều người. Việc bảo tồn thơ Đường cũng là nhiệm vụ của việc “bảo tồn văn hóa Việt”.
Cái thú vui của người viết và chơi thơ Đường chính là việc cảm nhận được cái hay của thơ Đường. Đó là cái hay của tứ thơ, kiểu ngôn ngữ, cảm xúc và vẻ đẹp tư tưởng. Các nhà thơ đương đại ngày nay khi viết thơ Đường đã khai thác mọi đề tài, kể cả tình dục. Tuy nhiên, cách viết thơ Đường theo kiểu “thanh mà tục, tục mà thanh” của Hồ Xuân Hương lại là một việc không dễ làm. Thậm chí, có nhiều người do thiếu cẩn trọng khi bắt chước cách viết thơ của Bà, đã viết nên những câu thơ sai luật và vô nghĩa đến mức ngớ ngẩn... Do đâu mà thơ Đường được nhiều người quan tâm, sáng tác và bảo tồn ? Mặc dù có nhiều người sáng tác thơ Đường nhưng chưa có nhà thơ hay bài thơ Đường nào ghi được dấu ấn trong dòng thơ Việt đương đại ? Phải chăng do đề tài của thơ Đường còn chật hẹp. Tìm hiểu và sáng tác thơ Đường là tìm hiểu những thú vui trí tuệ và nghệ thuật của ngôn từ. Là vượt qua những luật lệ chật chội cứng nhắc của thơ Đường để gửi gắm lòng mình vào những tứ thơ, ý thơ và câu chữ. Mặt hạn chế của thơ Đường là cách diễn đạt biểu cảm đều phải tuân thủ theo khuôn mẫu nhất. Nhiều nhà thơ đương đại cho rằng: “sáng tác thơ Đường rất khó. Nếu vụng về thì câu thơ trở nên sáo mòn, rỗng tuyếch, đọc câu trước đã đoán được ý của câu sau. Đọc một bài có thể hình dung liên tưởng được nhiều bài”. Cho đến nay các nhà thơ đương đại tham gia sáng tác thơ đường hầu như đều khai thác lại các đề tài, cảm xúc và tứ thơ của những người đi trước nên nội dung của tác phẩm luôn trở nên cũ kĩ khó truyền tải rộng rãi đến được với bạn đọc. Vì thế, ngày nay các nhà thơ vẫn đang nỗ lực trong việc việt hóa thơ Đường để làm mới thơ Đường và làm cho các sáng tác thơ Đường gần gũi đời sống hơn. Số lượng tác phẩm của Hồ Xuân Hương còn đọng lại và những người thuộc thơ của Bà còn lại không nhiều. Hiện nay, người ta vẫn còn tranh cãi nhau về một số sáng tác cũng như nguồn gốc thân phận của Hồ Xuân Hương. Vượt qua những lễ giáo phong kiến và hình ảnh người phụ nữ, đối với thơ Đường, Hồ Xuân Hương cũng chưa làm thay đổi được nhiều trong cách viết. Tuy nhiên cùng với những tác phẩm của mình, tên tuổi của bà đã vượt qua bao nhiêu cuộc tranh luận từ xưa đến nay và vẫn chiếm một giá trị trong nền văn học Việt Nam. Vì vậy, việc gìn giữ và khai thác thơ của Bà vẫn là một điều cần thiết và ý nghĩa trong việc xây dựng đổi mới kho tàng văn học Việt Nam phong phú.