Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong truyện "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên", hồn ma tướng giặc đã nói những lời mắng mỏ và đe dọa Ngô Tử Văn, yêu cầu anh lập lại đền. Tuy nhiên, thái độ của hắn là giả nhân giả nghĩa, xảo trá và giả tạo. Hồn ma tướng giặc đã cố gắng lừa dối Tử Văn để giảm án cho mình. Tuy nhiên, cuối cùng, sự công bằng đã chiến thắng và Tử Văn đã giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành lại công lí.
hồn ma tướng giặc nói rằng Tử Văn đã phạm tội đốt đền, làm hại linh hồn của hắn. Hắn còn nói dối rằng hắn đã từng làm quan trung thành, bảo vệ dân lành, và xin Diêm Vương tha tội cho Tử Văn. Thái độ của hắn với Tử Văn là xảo trá, gian xảo, muốn lợi dụng sự rộng lượng của Diêm Vương để trả thù Tử Văn.
Tử Văn đáp trả rằng hắn là kẻ bạo tướng, xâm lăng nước Việt, giết chóc dân lành. Chàng còn vạch mặt hành vi gian ác của hắn, như cưỡng bức con gái của Thổ Công, hay cướp đoạt của cải của dân. Chàng khẳng định chàng đã đốt đền để trừ hại cho dân, bảo vệ thổ thần nước Việt. Chàng còn yêu cầu Diêm Vương đến đền để xác minh sự thật. Thái độ của chàng với hồn ma tướng giặc là cứng rắn, không nhún nhường, một mực kêu oan.
Qua đó, nhân vật Tử Văn hiện lên như một người cương trực, dũng cảm, vì dân trừ bạo và thể hiện tinh thần dân tộc. Chàng còn là một người bản lĩnh, sáng suốt, quyết đoán và yêu chính nghĩa . Chính trực của chàng đã chiến thắng cái tà và được phong làm chức phán sự đền Tản Viên.
Trong truyện "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của tác giả Nguyễn Dữ, nhân vật Ngô Tử Văn được miêu tả là một người cương trực, khảng khái và dũng cảm. Anh ta không chịu đựng được sự gian tà và luôn sẵn sàng đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân. Tử Văn là một người trí thức yêu nước, đại diện cho tầng lớp trí thức trong xã hội.
Chuyện Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là chi tiết thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm. Chi tiết này thể hiện niềm tin người trung đại về một thế giới khác bên cạnh cõi trần
- Thể hiện khát vọng về công lý, là bước ngoặt của truyện, tạo nên tính li kì, hấp dẫn
- Mang ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống,hành động hợp lẽ phải, tránh làm điều ác
Chọn ý e: ý kiến khác
a)
+ Những từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (2) của văn bản như: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, “dối trời, lừa dân”, “gây binh, kết oán”,...
+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: Nguyễn Trãi đã liên tiếp chỉ ra các hành động vô luân, xâm phạm đến chủ quyền, tính mạng của kẻ thù đối với nhân dân ta bằng biện pháp liệt kê tăng tiến, dồn dập, gây ấn tượng mạnh và có tính biểu cảm cao.
b)
+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3a) của văn bản như: “há đội trời chung”, “thề không cùng sống”, “đau lòng nhức óc”, “nếm mật nằm gai”, “quên ăn vì giận”,...
+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: nhấn mạnh thêm những trằn trọc, quyết tâm giành lại non sông đất nước của Lê Lợi thông qua miêu tả các hành động cụ thể của vị chủ tướng. Cách liệt kê này làm tăng tính hình tượng và biểu cảm.
c)
+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3a) của văn bản như: “lương hết mấy tuần”, “quân không một đội.
+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: đánh giá được đóng góp của ngòi bút Nguyễn Trãi trên phương diện đỉnh cao nghệ thuật, có tác dụng biêu cảm trong diễn đạt.
d)
+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3b) của của văn bản như: “nghe hơi mà mất vía”, “nín thở cầu thoát thân”,...
+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: Cách viết liệt kê của Nguyễn Trãi trong đoạn trích này có tác dụng biểu cảm trong diễn đạt, tăng tính hình tượng trong cách miêu tả hành động thất bại của quân giặc.
e)
+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện nhiều trong trích phần (3b) của văn bản như: “trận Bồ Đằng”, “miền Trà Lân”, “đánh một trận”, “đánh hai trận”,...
- Tác dụng của biện pháp liệt kê: Qua ngòi bút Nguyễn Trãi, hình ảnh về chiến thắng vang đội của quân ta được liệt kê đầy đủ, hào hùng, có tính hình tượng và biểu cảm cao.
a.
- Liệt kê theo từng cặp: đời sống và hoạt động, tâm tư và chí hướng, thơ và văn, sự nghiệp và con người
- Tác dụng: làm nổi bật các khía cạnh, những nét đẹp đa phương diện của Nguyễn Trãi.
b.
- Liệt kê theo từng cặp: lòng yêu nước, thương dân; cái nhân, cái nghĩa; chống ngoại xâm, diệt tàn bạo.
- Tác dụng: làm nổi bật triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
c.
- Liệt kê theo từng cặp: đều hay và đẹp lạ thường
- Tác dụng: làm nổi bật tài năng nghệ thuật của Nguyễn Trãi.
Tác giả vạch trần tội ác giặc Minh:
- Âm mưu: luận điệu phù Trần diệt Hồ bịp bợm của giặc Minh
- Tội ác:
+ Tội ác diệt chủng, tàn sát người vô tội
+ Đẩy nhân dân ta tới cái chết, chúng vơ vét của cải, hủy hoại đất nước ta
- Âm mưu xâm lược nước ta thật thâm độc, tàn ác, giết hại người dân man rợ
b, Nghệ thuật
- Vận dụng, kết hợp chi tiết hình ảnh cụ thể, khái quát, lối liệt kê liên tiếp
- Dùng những câu văn giàu cảm xúc, hình tượng
- Giọng văn, nhịp điệu thay đổi linh hoạt
- Lời văn uất hận trào sôi, kết hợp với niềm thương cảm tha thiết, khi nghẹn ngào, khi tấm tức