K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2016

Đời sống có hạn mà sự học thì vô hạn ." Trang Tử

Con người ai cũng cần phải học .Từ lâu việc học là vấn đề cần thiết , nó đào tạo chúng ta thành người có kiến thức để giúp ích cho cuộc sống văn minh , tiến bộ . Xã hội ngày một đi lên theo thời gian , đất nước ngày càng cần nhiều nhân tài có trình độ cao . hiểu biết rộng xây dựng đất nước phát triển , sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng khuyên dạy . Học không phải là học cho đủ lớp để đi làm mà học còn có nghĩa là học mãi đến già , học những cái mình chưa biết .Vị lãnh tụ vĩ đại Lê – nin đã từng khuyên con cháu rằng : “Học , học nữa , học mãi ”. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa trong câu nói đó của ông .

Học là gì ? Học là tìm hiểu , khám phá những điều mình chưa biết , tích lũy kiến thức , rèn luyện bản thân để tăng hiểu biết , trình dộ về mọi mặt . Học không chỉ trong trường lớp mà chúng ta còn phải học ở ngoài đời . Ngoài học những kiến thức văn hóa mà chúng ta còn phải học cách làm người . Học rất đa dạng , học ở khắp mọi nơi , học bất kì lúc nào . Học nữa là học thêm tới mức cao hơn nữa , học hết trình độ này đến trình độ khác , học từ thấp tới cao . Như những người đã đi làm cần phải học thêm cao học , tiến sĩ , …Thế nào là học mãi . Học mãi có nghĩa là học liên tục , học đến suốt đời , học cả khi về già . Câu : “Học , học nữa , học mãi ” khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học . Luôn luôn học hỏi những diều chưa biết để mở rộng thêm con đường dẫn đến thành công .

Tại sao phải học ? Trên dời , ai cũng phải học , ngay cả tổng thống hay người hành khất đều phải được giáo dục từ nhỏ . Trường học nào cũng dạy học sinh : “Tiên học lễ ,hậu học văn”. Học lễ phép , cách cư xử với xã hội , đạo đức . Từ nhỏ , chúng ta đã học đi , học nói , học gói , học mở . Còn khi đã đến tuổi đi học , chúng ta học thêm văn hóa . Môn học nào cũng vậy , ta phải học từ cái cơ bản nhất đến nâng cao . Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng :" Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài làm gì cũng khó"Nếu như ta học được đức tình tốt của mọi người mà không đến trường để trau dồi kiến thức thì không thể làm được việc gì lớn lao giúp ích cho xã hội . Như chúng ta muốn sang nước ngoài làm việc mà không biết tiếng Anh thì không thể nói chuyện để hiểu ý nhau được . Còn những người có hiểu biết cao mà không có nhân đức thì không giúp ích được gì cho đời . Họ chỉ biết làm giàu cho bản thân mình , bất chấp lời chê trách , phê phán của mọi người. Từ thời xưa đến nay , đất nước ta đã có biết bao nhiêu nhân tài , gương hiếu học đáng được khâm phục . Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển trên đà hiện đại hóa của thế giới . Giờ đây, con nguời phát minh ra nhiều vật dụng , khám phá ra nhiều điều bí ẩn mà xưa nay nhân dân chỉ có thể giải thích hiện tượng đó qua những chuyện cổ tích . Vì thế , chúng ta cần phải trau dồi thêm kiến thức để theo kịp thời đại , không lạc hậu để mọi người không xe thường mình . Việc học không tùy vào tuổi tác , công danh mà tùy vào sự cầu tiến , muốn làm giàu kho tàng kiến thức của mỗi người . Nhà bác học Dariwin đã nói với con trai của ông rằng : ‘ Bác học không có nghĩa là ngừng học ”.

Làm sao để luôn có ý chí trong học tập ? Chúng ta phải xác định mục đích học , ước mơ trong tương lai , ….để cố gắng đạt được ước mơ , nghề nghiệp mình yêu thích . Học không những giúp ích cho đất nước mà còn giúp ích cho bản thân chúng ta . Học để làm việc , kiếm sống cho bản thân mỗi người . Khi chúng ta đã xác định mục đích học tập thì bằng mọi giá chúng ta phải thành công dù có thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa . Kẻ thất bại là kẻ không dám thực hiện ước mơ của mình . Làm việc gì cũng phải có niềm đam mê , lòng nghị lực , quyết tâm thành công thì chúng ta mới làm nên những việc lớn . Anh Nguyễn Đôn Phú Lộc là một gương điển hình đáng để mọi gười noi theo . Anh vẫn tiếp tục đến trường , mỉm cười với mọi người mặc cho căn bệnh ung thư xương dày vò thể xác anh . Nhưng tinh thần và lòng nghị lực cao đã chiến thắng những nỗi đau về thể xác của anh . Thầy cô , bạn bè trong trường ai cũng yêu quý , nể phục anh . Học phải học từ từ không nên gấp vội . Trong lớp phải nghe cô giảng bài kĩ và về nhà phải học thuộc bài để áp dụng , thực hành vào thực tế .Khi đọc sách phải đọc kĩ từng câu chữ rồi xem qua một lượt . Đọc phần nào thấu triệt phần ấy . Học cũng như ăn cơm , cần phải nhai kỹ trước khi nuốt mới có lợi cho thân thể . Học tập phải kết hợp với suy nghĩ . Học tập gồm hai phương diện : lí thuyết, thực hành . Học lí thuyết mà không suy nghĩ tất hồ đồ không rõ . Còn thực hành không suy nghĩ tất thực hành không đúng . Trái lại , chỉ suy nghĩ mà không học tập và thực hành thì trống rỗng chẳng tăng trưởng được chút bản lĩnh nào . Ngoài ra , cần phải đọc thêm nhiều tài liệu , báo chí để mở mang thêm kiến thức của mình .

Tóm lại, lời khuyên của vị lãnh tụ Lê –nin có ý nghĩa rất sâu xa nhằm khuyên nhủ mọi người phải học mãi cả đời . Bản thân mỗi người phải cố gắng hết sức để xây dựng dất nước ngày càng đi lên trên nền kinh tế phát triển . Chúng ta hãy làm theo mong ước của Bác Hồ là : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không ? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cừơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các em. suy ra day la bai cua le nin

26 tháng 1 2016

Bác Hồ

6 tháng 5 2016

"Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu" . (Việt sử tiêu án)

Ngợi ca Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng, nhà sử học Lê Văn Hưu viết trong "Đại Việt sử ký toàn thư" có đoạn viết "Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một cơn giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy".

30 tháng 4 2016

giup mik vs nka

30 tháng 4 2016

D . Văn tả sự vật , hiện tượng

5 tháng 5 2016

TỤC NGỮ: 
- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi. 
- Học ăn học nói, học gói học mở. 
- Học hay cày biết. 
- Học một biết mười. 
- Học thầy chẳng tầy học bạn. 
- Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu. 
- Ăn vóc học hay. 
- Bảy mươi còn học bảy mươi mốt. 
- Có cày có thóc, có học có chữ. 
- Có học, có khôn. 
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên. 
- Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.
- Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng. 
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết. 
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn. 
- Hay học thì sang, hay làm thì có. 
- Học để làm người. 
- Học hành vất vả kết quả ngọt bùi. 
- Học khôn đến chết, học nết đến già. 
CA DAO: 
- Học là học biết giữ giàng 
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung. 
- Làm người mà được khôn ngoan 
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay 
Nghề gì đã có trong tay 
Mai sau rồi cũng có ngày ích to. 
- Học là học để làm người 
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi. 
- Học trò học hiếu học trung 
Học cho đến mực anh hùng mới thôi. 
- Học là học để mà hành 
Vừa hành vừa học mới thành người khôn. 
- Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài 
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi. 
DANH NGÔN: 
- Không những phải học ở sách, mà còn phải học ở cuộc sống nữa. 
( N. CRÚP-XCAI-A ) 
- Học, học nữa, học mãi. 
( V.I.LÊ-NIN ) 
- Bất kì người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi học. 
( PA-SCAN ) 
- Chúng ta phải tiếp thu và học tập ở những người đi trước chúng ta và cả những người đồng thời với chúng ta. Ngay cả thiên tài cực kì vĩ đại cũng không thể tiến xa được nếu chỉ muốn lấy mọi thứ từ thế giới nội tâm của riêng mình. 
( G. GỚT ) 
- Con người phải suốt đời trau dồi cho mình có kiến thức ngày càng rộng thêm. 
( A. LU-NA-SÁC-XKI ) 
- Người học trò mà không định vượt thầy thì thật đáng thương. 
( LÊ-Ô-NA ) 
- Người hỏi về điều mình chưa biết là nhà bác học; người xấu hổ không dám hỏi là kẻ thù của chính mình. 
( A. NA-VÔI )

5 tháng 5 2016

1. Học, học nữa,học mãi
2.Học thầy không tày học bạn
3.Học ăn học nóihọc gói học mở
4.Học một biết mười

 

Chữ NhoThời nội thuộc nước Tàu, có mấy ông thái thú Tàu sang cai trị nước ta, mở trường học vàkhuyến khích việc học chữ nho.Đến khi nước Việt Nam đã lấy lại quyền tự chủ rồi, thì chữ ấy vẫn dùng để viết công văn nhưchỉ dụ, chế, sắc nhà vua, tờ sức, tờ bẩm của các quan, luật lệ, đơn từ và cả những giấy má việctư nữa, như thư tín, khế ước, chúc thư, văn tế; chữ...
Đọc tiếp

Chữ Nho

Thời nội thuộc nước Tàu, có mấy ông thái thú Tàu sang cai trị nước ta, mở trường học và
khuyến khích việc học chữ nho.
Đến khi nước Việt Nam đã lấy lại quyền tự chủ rồi, thì chữ ấy vẫn dùng để viết công văn như
chỉ dụ, chế, sắc nhà vua, tờ sức, tờ bẩm của các quan, luật lệ, đơn từ và cả những giấy má việc
tư nữa, như thư tín, khế ước, chúc thư, văn tế; chữ ấy vẫn dạy trong các trường học và dùng
trong việc thi cử, còn tiếng ta thì không dùng đến. Chữ ấy các nhà văn sĩ ta phần nhiều cũng
dùng để làm thơ văn, sách vở nữa.
Chữ nho ở bên nước ta không đọc như người Tàu đọc, lại đọc một cách riêng của ta và đã có
lắm chữ thành hẳn tiếng ta rồi. Bởi vậy ta nay cũng phải học và biết ít nhiều để nói tiếng ta và
viết văn ta cho thông.
Từ bài văn trên trình bày:
- Nhân vật + lời nói + tính cách 
- Đại ý bài học + Thông điệp
- Hình thức trình bày (thơ/truyện/...)
- Từ ngữ các nói cổ
 
1
21 tháng 2 2022

????????????????????????????????????????????????????????????????????

15 tháng 12 2016

có gì đâu mà chọn

15 tháng 12 2016

mình ấn nhầm á, bạn giúp mình được hem

 

Tham Khảo

Người Ai Cập và Lưỡng Hà có đại có nhiều phát minh quan trọng còn có giá trị đến ngày nay như cách làm thuỷ lợi, phát minh ra cái cày, bánh xe, chữ viết,..

- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập:

Phát minh ra giấy: Người Ai Cập đã dùng thân cây Pa pi-rut để tạo giấy. Từ"paper" (giấy viết trong tiếng Anh) có gốc từ "Papyrus". Người Lưỡng Hà dùng những vật nhọn có hình tam giác làm "bút" rồi viết lên tấm đất sét ướt tạo thành chữ giống hình cái nêm nên gọi là chữ hình nêm.Chữ viết: Người Ai Cập dùng hình vẽ thực để biểu đạt ý niệm gọi là chữ tượng hình (hình 1, tr.29).Toán học: Người Ai Cập đã biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân.Phát minh ra lịch: Họ cũng biết làm lịch, một năm có 12 tháng, một tháng có 29 hoặc 30 ngày.Kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập cũng còn nhiều điều bí ẩn mà ngày nay các nhà Khoa học đang tìm lời giải đáp.Kiến trúc: Kim tự tháp và tượng Nhân sư

- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Lưỡng Hà:

Chữ viết: Người Lưỡng Hà dùng chữ hình nêm. Đó là loại chữ cổ nhất thế giớiToán học: Người Lưỡng Hà thì theo hệ đếm 60,  từ đó, người Lưỡng Hà phân chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút gồm 60 giây, tính được diện tích các hìnhKiến trúc: Vườn treo Ba-bi-lon
24 tháng 3 2022

Chữ viết: Sáng tạo ra chữ tượng hình.

Toán học: Người Ai Cập rất giỏi về hình và số học. Họ sáng tạo ra hệ đếm cơ số 60.

Kiến trúc-điêu khắc: Xây dựng được nhiều công trình kì vĩ, tiêu biểu là kim tự tháp.

Y học: Rất giỏi ướp xác và phẫu thuật.

Cái này trên mạng ko có đâu bạn

Bạn thử mở vở ra xem coi cô có cho ghi ko chứ hỏi trên này mik nghĩ ko ai trl đc đâu

10 tháng 12 2021

ok

 

21 tháng 2 2016

1.Chế độ cai trị

a)  Tổ chức bộ máy cai trị

Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt. Thời nhà Hán, Âu Lạc bị chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chi cùng với một số quận của Trung Quốc. Đến thời nhà Tuỳ và nhà Đường, nước ta lại bị chia làm nhiều châu. Từ sau khi lật đổ được chính quyền

Của Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ tăng cường việc kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

b)  Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hoá về văn hoá

Chính quyền đô hộ thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền, nấm độc quyền về muối và sắt.

Quan lại trong chính quyền đô hộ dựa vào quyền hành, ra sức bóc lột dân chúng đế làm giàu.

Chu Thặng, Thứ sử Giao Châu, đã tâu với vua Hán : Giao Châu ở nơi xa cách, quan lại (người Hán) tập tục tham ô, làm đủ điều gian trá, trưỏng sử tha hổ bạo ngược, bóc lột muôn dân.

Các triều đại phong kiến phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán. Nhiều nho sĩ, quan lại người Hán được đưa vào đất Âu Lạc cũ để thực hiện chính sách nói trên và mở một số lớp dạy chữ Nho. Tuy nhiên, dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

Chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân ta.

 2.Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá và xã hội

a) Về kinh tế

Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong đời sống nhân dân. Công cuộc khai hoang, mở rộng thêm diện tích trồng trọt được đẩy mạnh. Các công trình thuỷ lợi được xây dựng. Nhờ thế, năng suất lúa tăng hơn trước. Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.

Kĩ thuật rèn sắt phát triển hơn so với trước công nguyên. Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh. Đồ trang sức bằng vàng, bạc, ngọc được gia công tinh tế. Một số nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, làm thuỷ tinh...

Nhiều đường giao thông thuỷ, bộ nối liền các vùng, các quận được hình thành.

b)  Về văn hoá, xã hội

Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa thời Hán. Đường như ngôn ngữ, văn tự. Nhân dân ta không bị đồng hoá. Tiếng Việt vẫn được bảo tồn. Các phong tục, tập quán như ăn trầu, nhuộm răng đen, tôn trọng phụ nữ vẫn được duy trì.

Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc. Mặc dù các triều đại phong kiến phương Bắc ngày càng tăng cường việc cai trị trực tiếp tới cấp huyện, tổ chức các đơn vị hành chính đến cấp hương, xã, nhưng không khống chế nổi các làng xóm người Việt. Làng xóm trở thành nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập.

 

6 tháng 4 2017

Cho mình hỏi 5 điều tâm đắc nhất là gì vậy

11 tháng 1 2017

ĐỀ CƯƠNG SỬ

1.Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?

- Ra đời vào cuối TNK IV đầu TNK III TCN

- Được hình thành trên các lưu vực sông lớn: sông Nin (Ai Cập), sông Tigơrơ, Ơphơrát (Lưỡng Hà), sông Ấn, Hằng(Ấn Độ), sông Trường Giang, Hoàng Hà (Trung Quốc).

- Nghề nông trở thành nền kinh tế chính.

2.Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây:

- Khoảng đầu TNK I TCN, trên bán đảo Ban căng và Italya đã hình thành 2 quốc gia Hy Lạp và Rô Ma.

- Đất đai không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp, nhất là ngoại thương rất phát triển.

3.Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì?

- Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời và các hành tinh, người phương Đông cổ đại đã có những kiến thức về thiên văn và sáng tạo ra lịch.

- Chữ viết và chữ số:

+ Chữ tượng hình, giấy pa pi rút.

+ Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, tính số pi=3,16, Lưỡng Hà giỏi số học. Ấn Độ tìm ra số 0.

- Kiến trúc, điêu khắc: Kim tự tháp (Ai Cập), thành Babilon (Lưỡng Hà)…

4. Người Hy Lạp, Rô Ma đã có những đóng góp gì về văn hoá?

-Người phương Tây đã dựa vào sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời để tính lịch.

-Tạo ra hệ chữ cái a, b, c.

-Toán học, vật lí, thiên văn, sử học, địa lý, triết học đều đạt trình độ cao.

-Văn học phát triển với nhiều bộ sử thi nổi tiếng.

-Nghệ thuật: đền Pactơnông (Hy Lạp) , đấu trường Côlidê (Rô Ma), tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần vệ nữ.

5.Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?

- Cách đây 40-30 vạn năm, người tối cổ đã xuất hiện trên đất nước ta.

- Dấu tich được tìm thấy ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai(Lạng Sơn), Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc(Đồng Nai).

- Phát hiện răng người tối cổ, công cụ đá ghè đẽo thô sơ.

6. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?

- Với nghề nông vốn có và công cụ cải tiến, người nguyên thủy sống định cư ở đồng bằng ven sông, ven biển à thuần hóa lúa hoang dần trở thành cây lương thực chính.

- Nghề nông trồng lúa nước ra đời.

à Cuộc sống của con người ổn định hơn.

7. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?

- Thuật luyện kim ra đời làm cho sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển.

- Sự phân công lao động hình thành.

+ Phụ nữ: làm việc nhà, làm đồ gốm, dệt vải, tham gia sản xuất nông nghiệp.

+ Nam giới: làm nông nghiệp, săn bắn, đánh cá, chế tác công cụ.

8.Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá nào? nêu những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn?

a. Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá

+ Văn hoá Oc Eo à cơ sở nước Phù Nam.

+ Văn hoá Sa Huỳnhà cơ sở nước Champa.

+ Văn hoá Đông Sơn à cơ sở nước Lạc Việt.

b.Những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn:

- Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.

- Đồ đồng dần thay thế đồ đá.

- Tìm thấy nhiều công cụ, vũ khí bằng đồng: lưỡi cày, rìu, lưỡi giáo, mũi tên…có trang trí hoa văn

-Cuộc sống ổn định

à Nền sản xuất phát triển

9. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Sản xuất phát triển à xã hội phân hoá thành người giàu kẻ nghèo.

- Nhu cầu chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất ở lưu vực các sông lớn.

- Đấu tranh chống ngoại xâm và giải quyết xung đột giữa các bộ tộc.

à Nhà nước Văn Lang ra đời.

10. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn lang:

11 Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:

- Sống thành làng chạ, phần lớn ở nhà sàn làm bằng gỗ.

- An cơm nếp tẻ, rau cà, thịt cá, có gia vị.Biết dùng mâm bát.

- Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.

- Đi lại bằng thuyền.

12. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?

- Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp: quý tộc, dân tự do, nô tỳ.

- Biết tổ chức lễ hội vui chơi. Nhạc cụ chủ yếu là trống đồng, chiên, khèn.

- Biết thờ cúng các lực lực lượng tự nhiên. Người chết được chôn cất cẩn thận kèm theo công cụ lao động.

=> Đời sống vật chất và tinh thần hoà quyện với nhau tạo nên tình cảm cộng đồng.

11 tháng 1 2017

ĐỀ CƯƠNG SINH

Câu 1: Nêu đặc điểm của cơ thể sống?

Trả lời: Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng sau đây:

- Có sự trao đổi chất với môi trường( lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài ) thì mới tồn tại được.

- Lớn lên và sinh sản.

VD: con gà, cây đậu, con chó, cây bàng.....

Câu 2: Nêu đặc điểm chung của thực vật? Vì sao nói thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú?

Trả lời:- Đặc điểm chung của thực vật là:

+Tự tổng hợp được chất hữu cơ.

+ Phần lớn không có khả năng di chuyển.

+ Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.

- Ta nói thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú vì thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất, có nhiều loài khác nhau, thích nghi với môi trường sống.

Câu 3: Dựa vào đâu để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa?

Thực vật có hoa gồm những cơ quan nào? Nêu ví dụ về một số cây có hoa, một số cây không có hoa.

Trả lời:

- Dựa vào cơ quan sinh sản để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa:

+ Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.

+ Thực vật không có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt.

- Thực vật có hoa gồm có các loại cơ quan sau:

+ Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá có chức năng chính là nuôi dưỡng cây.

+ Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt có chức năng sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống.

VD: - Cây có hoa: cây cải, cây sen, câylúa.......

-Cây không có hoa : cây rêu, cây quyết, dương xỉ....

Câu 4 : Tế bào thực vật có hình dạng và kích thước như thế nào ? Bao gồm những thành phần nào ? Mô là gì ? Kể tên một số mô thực vật.

Trả lời:

-Tế bào thực vật có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, cấu tạo gồm các thành phần chính sau:

+ Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định .

+ Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào.

+ Chất tế bào : chứa các bào quan.

+ Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

+ Không bào

- Mô là một nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.

VD: mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ.

Câu 5: Trình bày quá trình phân bào? Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?

Trả lời:

- Tế bào sinh ra và lớn lên đến một kích thước nhất định sé phân chia thành 2 tế bào con, đó là sự phân bào.

Chỉ những tế bào ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia, quá trình phân bào diễn ra như sau:

+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.

+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào con.

- Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho tới khi bằng tế bào mẹ

- Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp cây sinh trưởng và phát triển.

Câu 6: Có mấy loại rễ chính ? nêu ví dụ minh họa.

Rễ gồm mấy miền? Nêu chức năng của mỗi miền?

Trả lời:

- Có 2 loại rễ chính:

+ Rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con.VD: rễ cây cải,mít ,xoan, nhãn....

+ Rễ chùm: gồm những rễ con mọc từ gốc thân. VD : rễ cây lúa, ngô, hành..

-Rễ gồm 4 miền:

+ Miền trưởng thành: có chức năng dẫn truyền.

+ Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng.

+ Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra.

+ Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.

Câu 7: Nêu các bộ phận của miền hút và chức năng của chúng?

Trả lời:

- Cấu tạo của miền hút gồm 2 bộ phận chính:

+ Vỏ gồm: -biểu bì có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.

- phía trong là thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.

+ Trụ giữa gồm mạch gỗ và mạch rây, ruột. Mạch gỗ chuyển nước và muối khoáng, mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ đi nuôi cây. Ruột chứa chất dự trữ.

Câu 8: Cây cần nước và các loại muối khoáng như thế nào? Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng?

Trả lời:

- Cây cần nước và các loại muối khoáng hòa tan, trong đó cần nhiều muối đạm, muối lân, muối kali. Nhu cầu nước và muối khoáng là khác nhau với từng loai cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây.

- Bộ phận lông hút của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng. nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây.

Câu 9: Có những loại rễ biến dạng nào? Nêu chức năng của chúng.

Trả lời:

  1. Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả. VD: cây cải củ, cà rốt
  2. Rễ móc : giúp cây leo lên. VD : trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh.
  3. Rễ thở : lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất. VD : bụt mọc, mắm, bần.
  4. Rễ giác mút : Lấy thức ăn từ cây chủ. VD : tơ hồng, tầm gửi.

Câu 10 : Thân cây gồm những bộ phận nào ? Có mấy loại thân?

Trả lời:

- Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa.

- Có những loai thân sau:

+ Thân đứng gồm: thân gỗ( bàng, xoan, lim..), thân cột( cau, dừa..), thân cỏ( cỏ mần trầu).

Thân leo: gồm thân cuốn( mồng tơi), tua cuốn( mướp, đậu ván)

Thân bò: rau má,

Câu 11: Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng?

Trả lời:

  • Dụngcụ:

+ 1cốc tủy tinh đựng nước có pha màu đỏ.

+ dao con.

+ kính lúp.

+1 cành hoa hồng trắng.

  • Tiến hành thí nghiệm: cắm cành hoa vào bình nước màu để ra chỗ thoáng.
  • Kết quả: sau một thời gian , cánh hoa hồng trắng chuyển thành màu đỏ, cắt ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát thấy bó mạch gỗ bị nhuộm màu đỏ.

Kết quả trên chứng tỏ nước và muối khóang được vận chuyển trong thân nhờ mạch gỗ.

Câu 12: Có những loại thân biến dạng nào? Nêu chức năng của chúng.

Trả lời:

  1. Thân củ: dự trữ chất dinh dưỡng. VD: su hào, khoai tây.

2.Thân rễ: dự trữ chất dinh dưỡng. VD: củ gừng, dong ta.

3.Thân mọng nước : dự trữ nước, quang hợp. VD: xương rồng.

Câu 13: lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp lá nhận được nhiều ánh sáng?

Trả lời:

- Lá gồm có phiến và cuống, trên phiến có nhiều gân,phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.

- Có 3 kiểu gân lá: song song( lúa, tre), hình mạng( lá gai, lá dâu), hình cung(địa liền)

- Có3 kiểu xếp lá trên thân: mọc đối( ổi, dừa cạn),mọc cách( dâu, mồng tơi),

mọc vòng(dây huỳnh)

- Có 2 nhóm lá chính: lá đơn( dâu, mồng tơi), lá kép( hoa hồng, phượng).

Câu 14: Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì?

Trả lời: Phiến lá cấu tạo bởi:

+ Lớp tế bào biểu bì trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo vệ lá. Trên biểu bì có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước.

+ Các tế bào thịt lá có chứa nhiều lục lạp, gồm một số lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây.

+ Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây ,có chức năng vận chuyển các chất.

Câu 15: Nêu khái niêm quang hợp và viết sơ đồ tóm tắt quang hợp? Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Khái niêm quang hợp:

Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cácbônich và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí õxi.

- Sơ đồ tóm tắt quang hợp :

( rễ hút từ đất )

Nước + khí cácbônich → Tinh bột + Khí ôxi

- Ý nghĩa của quang hợp :các chất hữu cơ và khí õxi do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết sinh vật trên trái đất kể cả con người.

Câu 16 : Hô hấp ở cây là gì ? viết sơ đồ tóm tắt hiện tượng hô hấp ở cây.

Trả lời:

-Cây hô hấp suốt ngày đêm, tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp. Trong quá trình hô hấp,cây lấy khí ôxi để phân giải các chất hữu cơ , sản ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbônich và hơi nước.

-Sơ đồ tóm tắt hiện tượng hô hấp ở cây:

Chất hữu cơ + khí ô xi Năng lượng+ khí cacbônich + hơi nước

Câu 17: Nêu ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá ?

Trả lời:

Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan từ rễ lên lá và giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh sáng mặt trời.

Câu 18: - Thân cây dài ra do đâu? Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngon, những loại cây nào thì tỉa cành?

Trả lời: - Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào của mô phân sinh ngọn.

- Để tăng năng suất cây trồng, tùy từng loại cây mà bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.

- Những cây lấy ngon, lá hoa, quả thường bấm ngọn ........ VD : mồng tơi, mướp, bí, bông, đậu, cà phê.....

- Những câylấy gỗ, lấy sợi thường tỉa cành. VD: lim, bạch đàn, gai, đay.

Câu19: -Nêu cấu tạo của thân non và chức năng của mỗi phần?

- So sánh cấu tạo trong của thân non và cấu tạo trong của rễ?

Trả lời: - Cấu tạo trong của thân non gồm: vỏ và trụ giữa

+Vỏ: gồm biểu bì có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong và thịt vỏ.

+ Trụ giữa gồm một bó mạch và ruột.

  • Bó mạch gồm mạch rây và mạch gỗ. Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng còn mạch rây vận chuyển chất hữu cơ.
  • Ruột chứa chất dự trữ.

- So sánh cấu tạo trong của thân non và cấu tạo trong của rễ:

+ Giống: đều có hai bộ phận là vỏ và trụ giữa.

+ Khác: ở thân non thì mạch gỗ ở trong, mạch rây ở ngoài, ở rễ thì mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ.

Câu 20: Thân gỗ to ra do đâu? Có thể xác định tuổi của cây bằng cách nào?

Trả lời:- Thân gỗ to ra do sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

- Hằng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ ( sáng hoặc sẫm) có thể xác định được tuổi của cây.

Câu 21: Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? Nêu ví dụ?

Trả lời:- sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ( rễ, thân, lá).

VD: -sinh sản bằng thân bò: rau má, rau muống.....

-sinh sản bằng thân rễ : cây dong ta, riềng, nghệ, gừng....

- sinh sản bằng thân củ: khoai tây....

-sinh sản bằng lá : lá thuốc bỏng...

Câu 22: Kể tên các hình thức sinh sản sinh dưỡng do người? Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm nhất? Vì sao?

Trả lời: - Có bốn hình thức sinh sản sinh dưỡng do người là:

Giâm cành, chiết cành, ghép mắt và nhân giống vô tính trong ống nghiệm.

- Cách nhân giống vô tính trong ống nghiệm là nhanh nhất và tiết kiệm nhất vì phương pháp này tạo ra rất nhiều cây mới từ một mô.

Câu 23:Hãy nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính ở hoa?

Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời: -Hoa gồm những những bộ phận chính là: đài hoa, tràng hoa, nhị hoa và nhụy hoa.

+ Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhi và nhụy.

+Tràng gồm nhiều cánh hoa, màu sắc của cánh hoa khác nhau tùy từng loại.

+ Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực.

+Nhụy có bầu chứ noãn mang tế bào sinh dục cái.

- Nhị và nhụy là quan trọng nhất vì nó là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.

Câu 24: Vì sao hô hấp và quang hợp là hai quá trình trái ngược nhau nhưnglại có quan hệ chặt chẽ với nhau?

Trả lời:

-hô hấp và quang hợp là hai quá trình trái ngược nhau vì sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp và ngược lại sản phẩm của hô hấp là nguyên liệu của quang hợp.

-hô hấp và quang hợp cần có nhau nên liên hệ chặt chẽ với nhau;

+hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tảoa.

+ quang hợp và mọi hoạt động sống của cây cần năng lượng do hô hấp sản ra.

- Cây không thể sống được nếu thiếu một trong hai quá trìnhđó.

Câu 25 : Trình bày thí nghiệm chứng minh lá cây chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng?

Trả lời:

-Lâý một chậu cây khoai lang để vào chỗ tối trong hai ngày.

- Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt.

-Đem chậu cây đó ra để chỗ nắng gắt trong khoảng từ 4-6 giờ.

-Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen,cho vào cồn 90 đun sôi cách thủy để tẩy hết chất diệp lục ở lá, rồi rửa lại bằng nước ấm cho sạch.

-Bỏ chiếc lá đó vào dung dịchiôt loãng ( muối iôt loãng) ta thấy phần lá không bị bịt băng giấy đen có màu xanh tím đặc trưng chứng tỏ phần lá đó chế tạođược tinh bột.

Câu 26: trình bày thí nghiệm chứng minh cây vận chuyển được chất hữu cơ nhờ mạch rây.

Trả lời:

- Lấy một cành cây trong vườn.

- dùng dao bóc một khoang vỏ có cả mạch rây.

- để một thời gian sau quan sát thấy mép vỏ phía trên phình to.

- do khi bóc vỏ cây là đã bóc luôn cả mạch rây nên chất hữu cơ do lá tổng hợp được ở phần trên không thể vận chuyển xuống dưới được nên bi ứ đọng lại ổ mép trên.

- vậy mạch rây vận chuyển chất hữu cơ.

- nhân dân ta thường ứng dụng hiện tượng này để nhân giống cây bằng phương pháp chiết cành.