K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2018

bài 1:

Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc...

bài 2:

Hình ảnh Gióng bay lên trời. Vì qua đó em thấy hình ảnh Gióng là một người anh hùng thật vĩ đại và khi đánh giặc xong bay về trời mà không đòi hỏi bất kỳ điều gì.

Trong văn bản Thánh Gióng hình tượng nhân vật Gióng được dàn dựng rất công phụ và đẹp. Trong đó hình ảnh Gióng bay lên trời là hình ảnh đẹp nhất trong truyện. Hình ảnh biểu hiện cho một vị thiên thần hoàn thành xứ mệnh đặc biệt của mình, lập tức giã từ cõi trần, trở về coi nghiêm trang đồng thời cũng tả vẻ đẹp mạnh mẽ khi khắc họa hình ảnh Gióng cưỡi ngựa phi thẳng lên trời.

bn ơi, ảnh của bn là ảnh mạng đúng ko, bạn gửi lại ảnh đấy ra đây ch mk tra khả 1 tí

4 tháng 12 2016

Tôi bàng hoàng chứng kiến một cảnh tưởng đáng buồn. Một bạn học sinh với kiểu tóc không giống ai,chiếc áo đồng phục vẽ nhằng nhịt những biểu tượng khó hiểu và khuôn mặt lèo loẹt phấn son chị vừa đi vừa thong thả vứt tất các những vỏ bim bim,chai nước xuống sân trường. Bác lao công vội vàng chạy đến thu dọn không may đụng phải cô học trò không biết thân biết phận kia. Cô bạn này quay phắt lại đôi mắt lườm đầy dữ tợn .Bác lao công lúi húi nhặt rác ,chiếc lưng còng, lom khom đến tội nghiệp.Không nhận ra hành vi sai trái của mình,cô bạn ngúng nguẩy những ngón tay sơn đủ các màu,ẩy bác một cái kêu “Xi” một tiếng rõ phách lối. Bác hơi ngẩng lên rồi lại cúi xuống nhặt nốt vỏ kẹo dưới chân cô học sinh rồi lủi thủi quay về ngách nhỏ sau trường. Bóng bác khuất dần sau bức tường, để lại cho tôi những tiếng nấc nghẹn ngào chặn ngang cổ họng …

Lại thêm một giờ ra chơi nữa . Chiếc chổi tre vẫn loẹt quẹt trên sân trường. Cô học sinh hôm trước vẫn thản nhiên ăn uống nhồm nhoàm,rồi rồi xả rác bừa bãi không chút ưu tư. Bác lao công một lần nữa thực hiện công việc của mình. Lần này tiếng nói “Xí “ đanh đá kia không vang lên nữa mà thay vào đó những tiếng nói thầm thì khó nghe về bác và một tràng cười lạnh lùng. Tôi nhận thấy trong đôi mắt của Bác ánh lên nỗi thất vọng và mệt mỏi. Nhưng rồi mọi sự vẫn vậy. Bác vẫn tiêp tục cặm cụi quét dọn rồi nhanh chóng đi vào cái ngách hôm nọ.

Chứng kiến câu chuyện ấy,trái tim tôi như bị ai bóp nghẹn.Bỗng một em học sinh nhỏ tuổi chạy lại, khẽ khàng góp ý với chị học sinh kia. Em nói chưa dứt lời ,cô chị kiêu ngạo đã mắng em ấy té tát và bỏ đi như chưa xảy ra điều gì! Em bé nhẹ rơi lệ, nước mắt lăn trên đôi má, thương ghê lắm! Tôi vội vàng chạy lại,hấp tấp lục hết các túi áo rồi rút ra đưa cho em một chiếc kẹo mút. Ngoảnh lại nhìn về phía cái ngách nhỏ, tôi thấy mình không thể tiếp tục khoanh tay đứng ngoài. Tôi báo câu chuyện với cô tổng phụ trách. Và một ngày sau chị học sinh ăn chơi ấy bị kỷ luật .
 

Giờ đây câu chuyện về bác lao công đã in sâu vào tâm trí học sin Ngô Sĩ Liên chúng tôi.Bác cũng không còn phải lưu giữ nỗi buồn trong đôi mắt mà thay vào đó là niềm vui trào dâng bất tận …
Có những công việc nhỏ luôn thầm lặng nhưng tất cả chúng ta đều phải kính trọng và biết ơn. Và hơn hết,bằng lòng tôn trong và tình yêu thương đến từ trái tim mỗi con người. Đó là suy nghĩ của tôi sau khi câu chuyện này kết thúc.
 

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.

“Những đêm hè

Khi ve ve

Đã nghỉ

Tôi lắng nge

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng me…”

Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ’ của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kê lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.

Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.

Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.

Trong truyện "Thánh Gióng" chi tiết để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em là chi tiết "Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ". Vì đây là chi tiết tưởng tượng kì ảo, thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân về hoà bình, không có chiến tranh. Thánh Gióng còn mang trong mình một sức mạnh lớn lao: sức mạnh của toàn nhân dân người Việt cổ.

2 tháng 10 2018

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.

Bạn tham khảo nha

7 tháng 5 2019

Trong các hình ảnh về Thánh Gióng, có một hình ảnh đẹp nhất đã để lại trong em nhiều ấn tượng, đó chính là:

- Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.

- Em thích hình ảnh này vì nó tượng trưng cho sức mạnh phi thường của Gióng, là đại diện chó thế hệ trẻ của đất nước. Khi đất nước cần, mỗi người dân đều sẵn sàng đóng góp công sức cho dân tộc

Trong tâm thức dân gian của người Việt, Thánh Gióng biểu đạt cho sức mạnh to lớn của sự chiến đấu chống ngoại xâm của cộng đồng để bảo vệ cuộc sống chung.

Tuy nhiên, trong đời sống mỗi dân tộc, không phải lúc nào cũng có nạn ngoại xâm. Chiến tranh tự vệ chẳng qua chỉ là hành động bất đắc dĩ của dân tộc đó. Còn bình thường, mọi thành viên sẽ phải chăm lo sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mình. Nguy cơ xâm lược, do vậy, chỉ còn ở thế tiềm ẩn. Và để đối phó với nó, khả năng tự vệ của dân tộc, vì thế, sẽ luôn luôn ở thế tiềm ẩn.

Đó là những điều có thể rút ra ra hình tượng Thánh Gióng, từ cậu bé lên ba không biết nói cười, bỗng chốc lớn lên thành dũng tướng, cầm roi sắt phi ngựa sắt, phá tan quân giặc.

Khi giặc hết, Thánh Gióng liền bay thẳng vể trời, không màng đến công danh phú quý, như thế tục sau này ...

Đấy cũng chính là bài học lịch sử, là mẫu mực đầu tiên, mà ngay từ thời tiền sử, trí tuệ dân tộc đã tổng kết lại cho các thế hệ con cháu về sau.

Thánh Gióng đã và sống mãi trong tâm thức dân gian, như một vị Thánh bất tử, chính vì những lẽ ấy.
Đến khi hoàn thành xong nhiệm vụ, tuổi trẻ đó đã lên núi cởi áo giáp bỏ lại rồi cùng ngựa sắt bay về trời là hình ảnh của một lớp người tuổi trẻ dù đã lên đến đỉnh danh vọng vẫn không màng quyền tước địa vị, biết coi nhẹ lợi danh. Thấy việc cần phải làm thì làm. Khi làm xong biết cởi bỏ mọi ràng buộc vật chất, lui về sống an nhàn bình dị trong lòng dân tộc. Ngoài ra, hình ảnh Thánh Gióng bay thẳng về trời có phải chăng là hình ảnh Thánh Gióng đã bay thẳng vào lòng dân tộc, bay thẳng vào lòng tôn kính chân thành của dân chúng muôn đời sau.