Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chọn đáp án: B. Đều noi gương Nhật Bản để tự cường.
Giải thích: Nhận thấy Nhật Bản rất phát triển từ khi duy tân, nên cả Phan Bội CHâu và Phan Châu Trinh đều muốn học tập con đường duy tân để áp dụng vào nước mình.
#Tham_khảo!
* Bảng so sánh hai xu hướng cứu nước: bạo động của Phan Bội Châu
và cải cách của Phan Châu Trinh (chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng, hạn chế,…)
Xu hướng | Chủ trương | Biện pháp | Khả năng thực hiện | Tác dụng | Hạn chế |
Bạo động của Phan Bội Châu | Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ | Tập hợp lực lượng đánh Pháp, trước hết là xây dựng lực lượng về mọi mặt, kết hợp cầu viện Nhật Bản | Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhưng chủ trương cầu viện Nhật Bản khó thực hiện | Thức tỉnh tinh thần dân tộc trong nhân dân, để lại bài học về xây dựng lực lượng, đường lối đấu tranh trong giai đoạn sau | Chủ trương cầu viện Nhật Bản là sai lầm, nguy hiểm vì bản chất của Nhật cũng là một nước đế quốc |
Cải cách của Phan Châu Trinh | Vận động cải cách trong nước, khai thông dân trí, mở mang công, thương nghiệp. | Mở trường học, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn,… nhằm bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới giúp Việt Nam tiến bộ | Không thể thực hiện được vì trái với chính sách cai trị của Pháp | Cổ vũ tinh thần tự lập tự cường, giáo dục tư tưởng chống hủ tục phong kiến, thức tỉnh tinh thần dân tộc trong nhân dân. Có sức ảnh hưởng lớn dẫn đến phong trào vũ trang ở Trung Kì. | Biện pháp cải lương, xu hướng bắt tay với Pháp làm phân tâm tư tưởng cứu nước của nhân dân |
Hoạt động của Đông kinh nghĩa thục tập trung vào việc nghiên cứu và truyền bá tri thức theo hướng hiện đại hóa. Họ tập trung vào việc phát triển các ngành học thuật như khoa học, toán học, công nghệ, y học và văn chương. Các thành viên của Đông kinh nghĩa thục đã viết nhiều sách giáo trình mới, chỉnh sửa lại các sách cũ và xây dựng các chương trình giảng dạy tiên tiến.
Ý nghĩa của hoạt động Đông kinh nghĩa thục rất lớn. Đầu tiên, nó đã đánh thức và thúc đẩy sự quan tâm vào học thuật và tri thức trong xã hội Trung Quốc thời đó. Việc tập trung vào việc nghiên cứu các ngành học tiên tiến đã giúp nâng cao kiến thức và năng lực của những người tham gia.
Thứ hai, Đông kinh nghĩa thục đã mở ra một trào lưu mới trong văn hóa và giáo dục Trung Quốc. Các nhà giáo của phong trào đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, cải thiện phương pháp giảng dạy và khuyến khích sự sáng tạo trong tri thức.
Cuối cùng, hoạt động này đã góp phần quan trọng vào quá trình hiện đại hóa Trung Quốc. Nhờ sự cống hiến và nỗ lực của Đông kinh nghĩa thục, tri thức và khoa học công nghệ phương Tây đã được chuyển giao thành công vào xã hội Trung Hoa, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của quốc gia này.
a) Hoàn cảnh:
- Sau năm 1908, phong trào giải phóng dân tộc rơi vào tình trạng bế tắc. Trong bối cảnh đó, Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
- Tuy khâm phục các bậc tiền bối, nhưng Người không đi theo con đường cứu nước của họ mà quyết định ra đi tìm con đường cứu nước mới.
b) Những hoạt động:
- Ngày 5 - 6 - 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu những bí mật ẩn náu đằng sau những từ: “tự do, bình đẳng, bác ái”,...
- Sau hành trình kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu,... đến năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.
- Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
ND chính
Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước: bối cảnh và những hoạt động chính. |
- Hạn chế : lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.
- Ý nghĩa :
+ Gây tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
+ Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX ở Việt Nam.
- Nguyên nhân khiến cho những đề nghị cải cách không thực hiện được: chủ yếu là do triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ không muốn chấp nhận, những thay đổi, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh.
ND so sánh | HĐ của Phan Bội Châu | Cải cách của Phan Châu Trinh |
Chủ trương | Bạo động vũ trang để giành dlap dtoc | Nâng cao dân trí .pt kte vhoa,làm cho dân giàunc mạnh,tiến tới giành dlap dtoc |
Bp | Đưa hs VN sang NB du hc .Nhờ chính phủ nhật giúp đỡ đánh đuôit Pháp | Vận động và y/cầu chính phủ Pháp tiến hành các cuộc cải cách xh |
Khả năng thực hiện | Phù hợp vs nguyện vọng của nd,nhưng k thực hiệnđc | K thực hiện đc vì trái vs bản chất của Pháp |
T/d | Cổ vũ tinh thẩn yêu nc,đấu tranh giải phóng dtoc | Góp phần nâng cao dân trí và ý thức cường của dtoc |
Hạn chế | Chưa nhận thức đúng bản chất của chủ nghĩa Đế quốc ns chung | Chưa thấy đc bản chất xâm lc của TD Pháp |
NB:nhật bản
pt:phát triển / nếu bn co j thac mac cu hoi mk nhe
*Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm đường cứu nước vì:
- Bác sinh ra và lớn lên trong thời kì đất nước bị xâm lược và đô hộ bởi thực dân Pháp, rất nhiều người đã phải chết oan uổng và các phong trào nổ ra liên tục, sôi nổi nhưng đều thất bại. Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, ngày 05 - 06 - 1911 từ bến cảng Nhà Rồng, Bác quyết định ra đi tìm đường cứu nước.
- Bác quyết định đi sang phương Tây, nước Pháp để tìm hiểu những bí mật ẩn náu đằng sau những từ: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái"
*Hướng đi và cách tìm đường cứu nước của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó
- Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu... chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh là bạo động.
- Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật và nền văn minh phát triển để tìm hiểu xem vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất các từ "Tự do - Bình đẳng - Bác ái". Từ đó, Người hòa mình vào thực tiễn và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin.
*Theo em những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Việt Nam
- Mở đường lối giúp dân tộc Việt Nam đánh đuổi được giặc ngoại xâm và tiến tới con đường tự do độc lập.
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì :
- đau xót trước cảnh nước mất nhà tan
- đồng thời nhìn thấy các mặt hạnh chế của phong trào yêu nước
Hướng đi tìm đường cứu nước của Người khác so với những nhà yêu nước trc đó :
- Bác chọn 1 con đường tới Phương Tây nơi có nền kinh tế khoa học tiên tiến , có tư tưởng tự do bình đăng bắc ái
- ở đó Bác gặp Lê-nin => tìm ra con đường cứu nước , con đường cách mạng vô sản
Những hoạt động đó có ý nghĩa với dân tộc VN :
- tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
- dẫn dắt dân tộc ta đến thắng lợi
- là bước ngoặc của cm VN , lm thay đổi hướng ptrien của lịch sử
@dau
Ngày thành lập của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được coi là Đại hội I nhưng không hoạt động được.
Tại Đại hội II (1903), khi thông qua Cương lĩnh và Điều lệ, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga chia thành 2 phái: phái đa số do V. I. Lênin đứng đầu gọi là "Bônsêvich", phái thiểu số do L. Mactôp đứng đầu gọi là "Mensêvich".
Tới Đại hội VI họp ở Praha (1912), những người Bônsêvich cắt đứt quan hệ với Mensêvich, thành lập Ban Chấp hành Trung ương do Lênin lãnh đạo và Văn phòng Nga của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga để chỉ đạo các công tác trong nước, thường gọi là Đảng Bônsêvich. Đại hội VII (1918) đổi thành Đảng Cộng sản (Bônsêvich) Nga. Đại hội XIV (1925) đổi thành Đảng Cộng sản (Bônsêvich) toàn Liên bang.
Như vậy, phái thiểu số "Mensêvich" trong Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, do L. Mactôp đứng đầu ngay từ khi thành lập về cơ bản đã bị suy yếu dần cho đến khi Cách mạng tháng Mười Nga (tháng 10 năm 1917 theo lịch cũ của Ngã) nổ ra thì tan rã.