Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo: Tên cuộc khởi nghĩa | Thời gian | Địa điểm | Người lãnh đạo | Trận đánh lớn | Kết quả |
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng | năm 40 | Hà Nội | Trưng Trắc, Trưng Nhị và một số nữ tướng | Thất bại | |
Khởi nghĩa Bà Triệu | năm 248 | Núi Nưa (Triệu Sơn) | Triệu Thị Trinh | Thất bại | |
Khởi nghĩa Lý Bí | năm 542 | Thái Bình | Lí Bí, Triệu Quang Phục | Thắng lợi | |
Khởi nghĩa Phùng Hưng | khoảng năm 776 | Hà Nội | Phùng Hưng | Thất bại | |
Khởi nghãi Lam Sơn | 1418 - 1427 | Thanh Hoá | Lê Lợi | Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang | Thắng lợi |
Phong trào Tây Sơn | 1771-1789 | Gia Lai | Quang Trung | Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa | Thắng lợi |
Tham khảo:
Giai đoạn | Lực lượng lãnh đạo | Hình thức đấu tranh | Kết quả, ý nghĩa |
Cuối thế kỉ XIX - 1920 | Giai cấp phong kiến (ở Việt Nam, Lào, Campuchia) | Đấu tranh vũ trang | Thất bại |
Trí thức cấp tiến (ở Philíppin, Inđônêxia, Mianma,…) | Bạo động cách mạng (Philíppin), cải cách ôn hòa (Inđônêxia), đòi dân nguyện (Mianma),… | Thất bại | |
1920 - 1945 | Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản (tùy điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước) | Đấu tranh vũ trang, đàm phán hòa bình | Inđônêxia, Lào, Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945 |
1945 - 1975 | Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản (tùy điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước) | Đấu tranh vũ trang, đàm phán hòa bình,… | Các nước lần lượt giành được độc lập |
Tham khảo:
Cuộc khởi nghĩa, thời gian | Địa điểm | Người lãnh đạo | Trận đánh lớn | Kết quả |
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43) | Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam | Hai Bà Trưng | Hát Môn; Mê Linh; Cổ Loa; Luy Lâu | - Giành được chính quyền trong thời gian ngắn sau đó bị nhà Hán đàn áp. |
Khởi nghĩa Bà Triệu (248) | Cửu Chân | Bà Triệu | Núi Nưa; Núi Tùng; | - Bị nhà Ngô đàn áp. |
Khởi nghĩa Lý Bí (542 - 603) | Giao Châu | Lý Bí | Long Biên; Dạ Trạch | - Khôi phục nền độc lập, lập nên nhà nước Vạn Xuân. - Giữ được chính quyền trong khoảng 60 năm, sau đó bị nhà Tùy đàn áp. |
Khởi nghĩa Phùng Hưng (766 - 791) | Tống Bình | Phùng Hưng | Tống Bình | - Giành được chính quyền trong thời gian ngắn; sau đó bị nhà Đường đàn áp. |
Tham khảo:
- Nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Triệu (thế kỉ II):
+ Năm 207 TCN, Triệu Đà lập nước Nam Việt ở phía nam Trung Quốc, sau đó tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.
+ Sau nhiều lần tấn công Âu Lạc nhưng thất bại, Triệu Đà lập kế giảng hòa với An Dương Vương: cầu hôn công chúa Mỵ Châu cho con trai mình là Trọng Thủy; sau đó đưa Trọng Thủy sang ở rể tại Âu Lạc để tìm hiểu bí mật quân sự; đồng thời Triệu Đà dùng kế li gián, kiến nội bộ triều đình Âu Lạc mâu thuẫn.
+ Năm 179 TCN, Triệu Đà bất ngờ tấn công, đánh thẳng vào thành Cổ Loa, cuộc chiến đấu của nhân dân Âu Lạc nhanh chóng thất bại.
- Kết quả: Âu Lạc rơi vào ách thống trị của Nam Việt.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là do so sánh tương quan lực lượng chênh lệch bất lợi cho Viêt Nam. Thực dân Pháp mang theo sức mạnh của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quân đội thiện chiến. Trong khi đó, Việt Nam vẫn là một nước phong kiến lạc hậu nên trong quá trình kháng chiến tất yếu sẽ gặp phải những khó khăn.
Đáp án cần chọn là: C
-Về kẻ thù:
+ Kẻ thù của Việt Nam cuối thế kỉ XIX là thực dân Pháp- một kẻ thù mạnh, mới, hơn ta hẳn một phương thức sản xuất
+ Kẻ thù của Việt Nam ở thế kỉ XI-XIII là phong kiến Trung Hoa- mặc dù là một kẻ thù mạnh nhưng cùng trình độ phát triển với ta
- Về tiềm lực đất nước
+ Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng về mọi mặt
+ Thế kỉ XI- XIII, chế độ phong kiến Việt Nam ở thời kì đang lên, tiềm lực kinh tế- chính trị- quân sự hùng mạnh
=> Việt Nam bị lâm vào tình thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp. Tuy nhiên mất nước không phải là điều tất yếu
Đáp án cần chọn là: B
Đến giữa thế kỉ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản, đứng đầu là Sôgun (Tướng quân), đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Đây là thời kì trong lòng xã hội phong kiế Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
Về kinh tế, nền nông nhiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề. Mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
Về xã hội, Chính phủ Sôgun vẫn giữ duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyo là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy thoái, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công…dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.
Tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu có, song các nhà tư sản công thương lại không có quyền lực về chính trị. Nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và những người cho vay lãi bóc lột.
Về chính trị, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sô gun dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).
Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật bản phải “mở cửa”.
Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước, theo đó, Nhật Bản mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ ra vào buôn bán. Các nước Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau ép Nhật Bản kí những hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề.
Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.
Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Thêm nữa là những tư tưởng đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ngày càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.
=> Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ Trung Quốc và Nhật Bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: B
Tham khảo:
STT
Tên cuộc kháng chiến
Nguyên nhân thất bại
1
Kháng chiến chống quân Triệu (179 TCN)
- Triệu Đà dùng mưu kế nội gián để phá hoại, do thám tình hình bố phòng, bí mật quân sự của Âu Lạc.
- Chính quyền Âu Lạc đứng đầu là An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác trước kẻ thù.
- Nội bộ nhà nước bị chia rẽ, nhiều tướng giỏi từ chức làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy yếu.
2
Kháng chiến chống quân Minh (1407)
- Nguyên nhân khách quan: nhà Minh có ưu thế vượt trội hơn so với nhà Hồ về tiềm lực kinh tế - quân sự.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Nhà Hồ không phát huy được sức mạnh đoàn kết của toàn dân.
+ Nhà Hồ không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn (quá chú trọng vào việc xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy).
3
Kháng chiến chống thực dân Pháp (1858 - 1884)
- Nguyên nhân khách quan: Tương quan lực lượng về mọi mặt giữa Việt Nam và Pháp quá chênh lệch. Càng về sau, tương quan lực lượng ngày càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho Pháp
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực, khiến cho nội lực đất nước suy yếu, sức dân suy kiệt.
+ Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao.
+ Các phong trào đấu tranh chống Pháp của quần chúng nhân dân diễn ra lẻ tẻ; chưa tạo thành một phong trào đấu tranh chung trong cả nước; hạn chế về đường lối và lực lượng lãnh đạo,...