Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chi tiết chứng tỏ một cảm nhận khác lạ về mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm:
- "Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực của nó". Cái chết của con cá cũng bộc lộ vẻ đẹp kiêu dũng hiếm thấy.
- Cả ông lão và con cá đều là kì phùng địch thủ. Họ xứng đáng là đối thủ của nhau.
Lòng biết ơn là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta, Và được khắc thành những lời mộc mạc mà chan chứa nghĩa tình gửi gắm vào trong từng câu ca dao tục ngữ, đã được ghi nhận qua câu tục ngữ: “uống nước nhớ nguồn”, một câu tục ngữ khác cũng cùng thể hiện lời khuyên đạo nghĩa đó: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Ta cùng nhau giải thích câu tục ngữ trên để hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó mà ông cha ta muốn nhắn nhủ.
Bằng những từ ngữ thật giản dị thật dễ hiểu nhưng thật sâu sắc. Người ăn quả là kẻ hưởng thụ thành quả lao động do người khác, do xã hội tạo nên. Những thành qur đó bao gồm thành quả về vật chất và thành quả về tinh thần. Thành quả vật chất gồm lương thực, thực phẩm, y phục,tiện nghi đời sống…Thành quả tinh thần là những thành quả về tri thức mà ta tiếp thu, nền văn hóa văn minh mà ta đang hưởng thụ và mọi giá trị tinh thần khác. Còn kẻ trồng cây là những gieo hạt, châm bón cho cây đâm hoa kết trái, tức là những người đã làm ra những sản phẩm về vật chất cũng như tinh thần cho xã hội; bao gồm gia đình, xã hội, dân tộc ta và cả nền văn hóa do nhân loại để lại cho chúng ta ngày hôm nay. Người ăn quả và kẻ trông cây được nhấn mạnh bởi từ “nhớ”, sự liên kết đó nhắc nhở ta khi ăn một quả gì đó thì ta phải nhớ đến công lao của kẻ trồng cây.
Bởi lẽ, chính những người trồng cây này họ đã đổ biết bao mồ hôi, công sức và kể cả những giọt nước mắt để chăm bón, vun xới cho cây thì cây mới được xanh tươi, đâm chồi nảy lộc, ra hoa thơm kết trái ngọt. Họ hiểu rõ công việc của mình là tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần, văn hóa để duy trì và phát triển xã hội, lưu truyền cho con cháu mai sau. Chúng ta là kẻ hưởng thụ thì chúng ta phải ghi nhớ công ơn của những người tạo ra những thành quả đó. Chẳng hạn như, hạt lúa hạt gạo, củ ngô củ khoai , rau quả ta ăn; tấm áo ta mặc; sách vở giúp ta mở mang trí tuệ, phát triển tài năng và nhân cách….Trước mắt ta là cha mẹ, thầy cô, người nông dân, công nhân đang lao động sản xuất, đã chăm lo cho ta mọi thứ. Hơn thế nữa, cuộc sống yên bình mà ngày hôm nay chúng ta có được, chúng ta đang sống và hưởng thụ cuộc sống tốt đẹp như thế này chính là do sự hi sinh xương máu của biết bao thể hệ cha ông đi trước đã xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ hàng ngàn năm nay. Rồi những nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đời sống văn hóa tinh thần phong phú với nhiều phong tục tập quán, lễ hội, vui chơi dân gian…Tất cả những gì mà ngày hôm nay chúng ta đang có và hưởng thụ được là do đâu, có phải tự nhiên mà có được hay không, nếu không có mồ hôi, xương máu của các bậc tiền nhân thì chúng ta có thẻ có được như ngày hôm nay hay không? Chúng ta cần phải biết suy nghĩ, chúng ta cần phải biết được những gì ta có được từ đâu? Chính vì vậy chúng ta phải biết trân trọng và biết ơn đén công lao to lớn của kẻ trồng cây cho mình ăn trái.
Bằng cách so sánh thật cụ thể, câu tục ngữ đã toát lên một ý nghĩa giao dục thật sâu sắc. Qua đây ta cần xác định thái độ và quan niệm sống của mình: phải cố gắng học tập thật tốt, trau luyện tài năng và nhân cách đẻ sau này đóng góp công sức bản thân cho sự nghiệp trồng cây để lại cho thế hệ mai sau, nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đi trước, đồng thời góp phần phát triển xã hội mai sau.
a) Mở bài
- Giới thiệu một số nét về tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, ông có nhiều tác phẩm viết về con người và mảnh đất này.
+ Rừng xà nu được đánh giá là khúc sử thi của Tây Nguyên thời kì chống Mĩ, tái hiện con đường đấu tranh của dân làng Xô Man.
- Giới thiệu hình tượng cây xà nu: Bên cạnh hình tượng con người anh dũng, nổi bật là hình tượng cây xà nu tiêu biểu cho thiên nhiên và con người Tây Nguyên kiêu hùng, bất khuất.
b) Thân bài: Phân tích hình tượng cây xà nu
* Vị trí của cây xà nu
- Cây xà nu xuất hiện ở đoạn mở đầu của tác phẩm
+ “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”
+ “bát ngát đến tận chân trời”
+ “những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”...
- Cây xà nu xuất hiện ở kết thúc và toàn bộ thiên truyện
+ “rừng xà nu”, “cây xà nu”, “nhựa xà nu”, “lửa xà nu”, “đuốc xà nu”… được nhắc đi nhắc lại xuyên suốt thiên truyện.
+ Truyện khép lại bằng hình ảnh những cánh rừng xà nu bạt ngàn bất tận.
=> Hình tượng cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, trung tâm góp phần thể hiện chủ đề, tính sử thi của tác phẩm.
* Cây xà nu trong sự gắn bó với con người, cuộc sống của người Xô man
- Đặc điểm của cây xà nu:
+ Là cây họ thông
+ Gỗ quý, nhựa rất thơm
+ Sức sống mãnh liệt và ham ánh sáng mặt trời
- Dân làng Xô man lấy gỗ xà nu, khói xà nu nhuộm đen bảng để học chữ, lửa xà nu chiếu sáng mỗi gian nhà.
- Đuốc xà nu chiếu sáng cho nhân dân chuẩn bị vũ khí để đồng khởi.
- Cả rừng xà nu ưỡn thân mình để bao bọc, bảo vệ buôn làng khỏi những trận bom của địch, hàng vạn cây, không có cây nào là không thương tích.
=> Hình tượng xà nu tràn ngập trong tác phẩm gợi cho người đọc về bức tranh Tây Nguyên hùng vĩ, thơ mộng, gợi màu sắc, không gian núi rừng Tây Nguyên, gắn với cuộc sống sinh hoạt và những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man.
- Hình tượng cây xà nu mang vẻ đẹp tương ứng, song hành với các thế hệ cách mạng tiếp nối của dân làng Xô Man.
+ Những cây cổ thụ đại diện cho lớp người già như cụ Mết: chúng không thể bị quật ngã bởi gió bão, như cụ Mết chính là chỗ dựa tinh thần cho cả buôn làng.
+ Những cây xà nu trưởng thành như Tnú, Mai, Dít: vết thương bom đạn mau lành như trên thân thể cường tráng (hình ảnh lưng Tnú bị chém ngang dọc nhưng cũng lành lại thành sẹo rất nhanh).
+ Những cây xà nu mới mọc tượng trưng cho hình ảnh thiếu niên như bé Heng: “cây xà nu mới mọc lên khỏi mặt đất đã nhọn như mũi tên, mũi lê”, như bé Heng tuy còn nhỏ đã dũng cảm bước tiếp cha anh.
=> Thế hệ này ngã xuống đã có thế hệ khác đứng lên đấu tranh giành tự do “bên cạnh một cây xà nu ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên”.
- Những nỗi đau cây xà nu phải chịu cũng là những gì mà con người nơi đây phải trải qua:
+ Nỗi đau của con người bị tra tấn, hành hạ (anh Xút, bà Nhan bị chặt đầu treo lên cây vả, Mai và đứa con bị tra tấn bằng gậy sắt đến chết, 10 đầu ngón tay Tnú bị đốt bằng nhựa xà nu đến mức chỉ còn 2 đốt).
- Biểu tượng hình tượng tốt đẹp của người Tây Nguyên: là kiểu ẩn dụ độc đáo về sức sống bất diệt, tinh thần bất khuất, sức mạnh vùng dậy của dân làng Xô Man trong phong trào đấu tranh vũ trang.
+ Cả ngọn đồi xà nu hàng trăm cây gắn bó với nhau như cộng đồng người Tây Nguyên đoàn kết đánh giặc.
+ Cả cánh rừng bạt ngàn sẽ không bao giờ bị khuất phục: “cây mẹ ngã xuống, cây con mọc lên, đố nó giết hết cánh rừng này”.
+ Cây xà nu sinh sôi nảy nở, ham ánh sáng mặt trời như người Tây Nguyên chân chất khao khát tự do.
- “Hóa thành ngọn lửa” chứng minh cho mọi sự kiện trọng đại, đau thương và anh dũng của làng Xô man.
c) Kết bài
- Cảm nhận của em về hình tượng cây xà nu.
- Khái quát giá trị nghệ thuật: ngòi bút giàu chất sử thi, ngôn ngữ giản dị, đậm chất Tây Nguyên, âm hưởng trang trọng,...
- Khái quát giá trị nội dung: Rừng xà nu là một khúc sử thi văn xuôi hiện đại tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, con người và truyền thống văn hóa Tây Nguyên.
Đoạn trích: ông lão cảm nhận con cá với cảm xúc của kẻ đi săn, muốn giết đối thủ nhưng lại con đối thủ như người xứng tầm, người anh em, cảm phục nó
+ Lời thoại thân mật với cá: đừng nhảy, cá ơi, tao chưa từng thấy … anh em ạ → Coi cá như con người
+ Chiêm ngưỡng con cá kiếm, vẻ đẹp của nó
+ Thán phục hành động chấp nhận cuộc chiến của nó ( làm đứt dây câu, hoặc lật thuyền)
- Mối quan hệ ông lão và con cá: đa chiều, phức tạp
+ Người đi câu – con mồi được câu
+ Hai đối thủ cân sức, cần tài
+ Hai người bạn chí cốt
+ Cái đẹp, người thưởng thức cái đẹp
+ Cách đối xử con người với môi trường
*Dàn bài :
I.Mở bài : Nêu vấn đề cần giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" .
II . Thân bài
* Giải thích câu tục ngữ :
- Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt .
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .
* Những biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn thể hiện trong câu tục ngữ :
- Cần trân trọng , biết ơn người đó tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ .
- Học trò phải biết ơn thầy cô
- Con cái phải biết ơn cha mẹ , ông bà .
- Nhân dân phải biết ơn các anh hùng liệt sĩ chiến đấu , hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và những người đó đã mang lại đời sống ấm no cho mình .
=> Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lí làm người , sống có tình nghĩa . Từ đó , nhận được sự yêu quý và kính trọng của mọi người . Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa .
* So sánh với nội dung câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" .
III.Kết bài : Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ trong đời sống hiện đại hiện nay .