">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2016

cái này là GV cho chép tham khảo

Có lẽ, ai trong mỗi chúng ta cũng có những kỉ niệm về quê hương yêu dấu! Với Đỗ Trung Quân thì :

“ Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày…”

, song với Chế Lan Viên – một người con của xứ sở miền Trung- quê gốc ở Cam Lộ, Quảng Trị , rồi sau chuyển về sống tại An Nhơn, Bình Định thì hoàn toàn khác – với ông, quê hương gắn liền với tình mẹ và món ăn mà mẹ nấu:

Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế
Khế trong vườn, thêm một tí rau thơm
Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ
Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm

(    CANH CÁ TRÀU  Hoa trên đá – Nxb. Văn học – 1984)

           Bài thơ ngắn, gọn, giản dị mà sâu lắng! Giản dị trong từng câu chữ, bình dị trong tên gọi món ăn. Cá tràu hay cá quả, cá lóc đều là một, nhưng khi nhắc đến tên cá tràu, người miền Trung nào cũng thấy nhớ, thấy thương- nhớ dư vị quê hương, thương con người chân chất, mộc mạc, lam lũ, ít màu mè, hoa lá. Vậy nhưng món canh này lại vừa ngon, vừa hấp dẫn. Có màu vàng, vị thanh chua của khế, điểm xuyết sắc xanh và thơm nức của “rau thơm” quyện trong thịt cá trắng ngần:

Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế
Khế trong vườn, thêm một tí rau thơm

 Nó ngon, đậm đà, đầm ấm! Có lẽ, tứ thơ được gợi hứng từ câu ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà; Nhớ canh rau muống nhớ cà đầm tương”; nhưng không phải đưa đẩy để nhớ người thương như bài ca dao; mà bởi vì mẹ! Bát canh đơn sơ ấy là cả công sức lam lũ của mẹ mới có được, từ cá, khế hay rau thơm! Vị ngọt lành của bát canh không chỉ do vị ngọt thật sự mà còn ngọt thêm bởi tình mẹ bao la!

Thế nhưng, cuộc đời thật lắm nhưng điều không như ý! Tiếng “ừ” trong câu “Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ” nghe như ngậm ngùi, tiếc nuối, xót xa! Bởi:

“Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm”

Ba mươi năm- kể từ ngày tác giả đi theo cách mạng năm 1945! Vì nhiệm vụ mà phải xa mẹ biền biệt, khi nhớ mẹ chỉ để trong lòng, chỉ cất giữ tiếng mẹ như kỉ vật thiêng liêng, mong chờ ngày thống nhất sẽ vỡ òa trong tiếng mẹ, bên tình mẹ, được yêu thương, vỗ về, nũng nịu, vì:

“Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”

(Con cò)

          Nhưng than ôi, sau ba mươi năm, giây phút đoàn viên, nhà còn đây, bát canh cá tràu còn đây, tiếng nói quê hương còn đây mà mẹ đã đi rồi! Tiếng gọi mẹ yêu thương giờ không còn được gọi nữa, tiếc nuối, bùi ngùi, day dứt, đau khổ đan xen, để rồi ngồi bên bát canh ngọt lành mà “Nước mắt xuống mâm cơm”. Quả như lời thơ của Thích Nhất Hạnh:

Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi
Như đóa hoa không mặt trời
Như trẻ thơ không nụ cười
ngỡ đời mình không lớn khôn thêm
Như bầu trời thiếu ánh sao đêm

Bài  thơ kết thúc“trong sự dồn nén cảm xúc  qua thể thơ thất ngôn hiên đại nên vừa sâu sắc, vừa trong sáng  trong ý và tứ thơ. Nó không chỉ nói lên tình cảm của tác giả với mẹ mà còn nói dùm cho lòng ta.  Bởi vậy, để hiểu nó ta phải cảm bằng tâm và tình, nó giúp ta nhận ra chân lí rất đỗi bình thường: những ai con mẹ đừng để mẹ buồn, đừng để nước mắt mẹ rơi, biết không.

             Bài thơ vùa nhẹ nhàng, giản dị mà  cũng thật thâm thúy!

 

6 tháng 8 2016

chj ơi

e thấy cái này hay nhưng ko phải của e làm

nhưng chj tham khảo nhé

Ôi! Nhớ biết mấy cái hương vị thân thương của quê nhà, của lòng mẹ. Ba mươi năm, quãng thời gian quá dài đủ để người ta cảm nhận sâu sắc hai từ mong nhớ. Người con đã trở về, đã khác xưa nhiều lắm, nhưng món canh mẹ nấu vẫn vậy, vẫn là cá tràu nấu khế cùng một ít rau thơm. Cái món ăn nhỏ bé, vậy mà chứa đựng cả tình yêu thương to lớn của người mẹ dành cho con. Cái món ăn thân thuộc, nhưng mới lạ mỗi khi nghĩ đến, mỗi lần nếm lại. Bởi những lúc đó, nó còn hoà quyện thêm vị ngọt của yêu thương, vị cay của nỗi niềm da diết, và hơn cả là vị mặn nước mắt chứa chan... Chế Lan Viên đã rất tinh tế khi bày tỏ tình cảm của mình qua hình ảnh vô cùng giản dị nhưng ý nghĩa: Canh cá tràu...

15 tháng 11 2017

cảm ơn

16 tháng 11 2017

Cái này gửi cho Hoài Thw

13 tháng 8 2016

Khoảnh khắc giao mùa có lẽ là khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của tự nhiên ,nó gieo vào lòng người những rung động nhẹ nhàng khiến ta như giao hoà, đồng điệu .Khi chúng ta chưa hết ngỡ ngàng bởi một Xuân Diệu “tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì ” thì đã gặp một Hữu Thỉnh tinh tế ,sâu sắc đến vô cùng qua một thoáng “Sang Thu” .

Cảm nghĩ của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Bài thơ là những cảm nhận ,những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kỳ diệu của thiên nhiên trong buổi giao mùa .Không phải là sắc “mơ phai” hay hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác” mà là hương ổi thân quen nơi vườn mẹ đã đánh thức những giác quan tinh tế nhất của nhà thơ :

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se,

 

Câu thơ có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ .Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là “hương ổi”. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian .Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ : “bỗng nhận ra” -một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm .Câu thơ không chỉ tả mà còn gợi liên tưởng đến màu vàng ươm , hương thơm lựng , vị giòn, ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi của trái ổi vườn quê .Và không chỉ có thế ,cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng,thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn :

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về .

Sương thu đã được nhân hoá ,hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu . Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận sương thu ,gió thu, thi sỹ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì như tự hỏi :Hình như thu đã về!? Tâm hồn thi sỹ nắm bắt những biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhỏ nhẹ của mùa thu .

Không gian nghệ thuật của bức tranh thu được mở rộng hơn ,cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho những rung cảm mãnh liệt trước không gian thu vời vợi :

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng” nhẹ trôi như cố tình chậm lại ,những đàn chim vội vã bay về phương nam …Không gian thu thư thái , hữu tình và chứa chan thi vị , đặc biệt là hình ảnh :

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu .

Câu thơ giúp ta hình dung về đám mây mỏng nhẹ ,trắng xốp ,kéo dài như tấm khăn voan duyên dáng của người thiếu nữ thảnh thơi , nhẹ nhàng “ vắt nửa mình sang thu”.Câu thơ có tính tạo hình không gian những lại có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian : thu bắt đầu sang , hạ chưa qua hết , mùa thu vừa chớm , rất nhẹ , rất dịu , rất êm , mơ hồ như cả đất trời đang rùng mình thay áo mới …

P/s: văn tham khảo thôi bạn nha. Với lại đoạn thơ trên bạn viết sai mấy từ. 
 

12 tháng 8 2016

Bạn nhầm rùi là Sang thu của Hữu Thỉnh. Văn 9 mà bạn, trùng trình phải là "ch". Mk lười lắm nhưng sẽ júp bạn. 

16 tháng 8 2016

ko ai đúng cả vả cũng ko ai sai lun

16 tháng 8 2016

ng nói 4 đúng khi ta nhìn thấy 4 ô vuông ở đầu
 

28 tháng 9 2017

@@ Cụ ghét nhất đọc cái gì dài

28 tháng 9 2017

6 bức cơ tại máy bị lỗi.

24 tháng 7 2016

cj của e xinh wa !!!yeu

 

29 tháng 7 2016

xinh

13 tháng 10 2017

Dễ vãi

13 tháng 10 2017

Zãy bạn zúp mk ik