Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
\(-\) Trong suốt thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hoá Trung Hoa như:
\(+\) Học một số phát minh kỹ thuật của người Trung Quốc.
Ví dụ: làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh,...
\(+\) Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với văn hóa của người Việt.
Ví dụ: tết Trung Thu , tết thiếu nhi...
\(+\) Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Hàn, tư tưởng gia trưởng, phụ quyền, nhưng vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ...
\(+\) Đón nhận một số dòng Phật giáo; xuất hiện nhiều vị cao tăng nối tiếng đã sang kinh đô nhà Đường để giảng kinh cho vua Đường.
\(+\) Tiếp thu Đạo giáo, có sự hoà nhập với tín ngưỡng dân gian.
Ví dụ:Em ấn tượng nhất với thành tựu: Vạn Lý Trường Thành, vì: đây là công trình kiến trúc kì vĩ, đồ sộ, được xây dựng từ thế kỉ V TCN nhằm ngăn chặn các cuộc xâm nhập, tấn công từ bên ngoài. Công trình này được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc.
ăn trầu, xăm mình, búi tóc, thờ cúng các vị thần tự nhiên, thờ cúng tổ tiên
- Từ khi nhà Hán đặt chính sách cai trị, bên cạnh chính sách đô hộ và bóc lột về kinh tế, chính sách đồng hóa về văn hóa luôn được triều đại phong kiến phương Bắc thi hành, tuy nhiên nhân dân ta vẫn giữ được những nét văn hóa của người Việt đó là: Tục ăn trầu của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn được giữ đến tận ngày nay và những lễ hội của người Việt như hội Gióng, hội hát xoan, quan họ,… vẫn được lưu truyền và phát triển đến tận ngày nay.
- Trong thời kì Bắc thuộc, người Việt đã tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo những giá trị văn hóa bên ngoài nhằm phát triển văn hóa truyền thống thêm đặc sắc và đa dạng. Trong đó, giao thoa văn hóa và sự xuất hiện của những yếu tố văn hóa mới là những xu hướng nổi bật. Điều này trước được thể hiện qua các sản phẩm thủ công đương thời.