K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

đừng lo lắng về trường khi mà trường vẫn còn yêu các e

dù hôm nay e không tự hào về mái trường

thì vạn kiếp sau nhà trường vẫn tự hào về các e

school ♥ student

^^

1 tháng 6 2018

     Em rất tự hào về ngôi trường của mình , ngôi trường đã gắn bó với em suốt năm qua.

     Bước vào cổng trường là tấm biển lớn ghi tên trường em.Dọc hai bên cổng vào là hàng thanh táo quanh năm xanh tốt.Bước lên phiwa trên là khoảng sân trường rộng rãi được lát gạch như ô bàn cờ.Giữa sân trường,cột cờ cao vút với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió.Xung quanh sân trường có nhiều cây bóng mát.Phía dưới mỗi gốc cây là hàng ghế đá do các anh chị lớp trên mua tặng trường làm kỉ niệm.Vào những giờ ra chơi,chúng em thường ngồi dưới gốc cây để trò chuyện,thư giãn.Bao quanh sân trường là ba dãy nhà cao tầng được xếp thành hình chữ U.Các lớp học được sơn màu vàng.Lớp nào cũng gắn một biển ghi tên lớp.Phòng học lớp em ở trên tầng hai.Phòng học rộng và sáng với ba dãy bàn xinh xinh được kê ngay ngắn.Bảng lớp mới tinh,màu xanh đậm.Phía trên là ảnh Bác Hồ và lá cờ đỏ sao vàng.Đồ dùng trong lớp lúc nào cũng được xếp đặt gọn gàng,ngay ngắn.Lúc nào cũng có quạt và bóng điện phục cho chúng em học tập tốt.Ngoài dãy lớp học còn có phòng họp hội đồng của các thầy cô giáo,phòng đôi,phòng thư viện,...Đẹp nhất vẫn là khu vườn trường.Ở đó có rất nhiều cây cảnh,cây hoa được chúng em chăm sóc nên quanh năm xanh tốt.Hai bên vườn trường là tượng đài anh Kim Đồng và chị Võ Thị Sáu như nhắc nhở chúng em phải cố gắng học tập thật tốt.

     Đã 5 năm em gắn bó với mái trường.Chẳng còn bao lâu nữa là em lại phải xa ngôi trường,lòng em thấy nôn nao quá.Nhưng dù phải xa ngôi trường thì em cũng không bao giờ quên nơi đã gắn bó với em suốt 5 năm qua.

8 tháng 4 2018

Còn nốt mấy tháng nữa là tôi phải xa mái trường cấp một thân yêu rồi, chẳng ai nhắc đến nhưng tại sao bỗng dưng cảnh tượng chia tay làm cho tôi buồn bã đến thế. Tôi không thể kìm nén được cảm xúc của mình khi nghĩ đến cảnh phải xa mái trường năm năm trời gắn bó, xa thầy cô thân yêu, xa bạn bè lên cấp hai mỗi đứa một lựa chọn, một trường khác nhau. Thế là không thể học cùng nhau nữa rồi.
            

Xa trường là xa thầy cô yêu dấu, những ngày tháng học hành mới thấy được những tình cảm mà thầy cô đã dành cho tôi. Cấp một là chặng đương học đầu tiên của mỗi con người, khi ấy là lúc chúng ta đang chập chững bước vào cuộc đời và điều cốt yếu là một người chỉ dẫn cho ta xác định hướng đi đúng hướng. Cấp một không chỉ là học đầu tiên mà còn là học làm người. chính vì thế những người lái đò là một hương dẫn viên đưa ta đi đúng hướng để phát triển hoàn thành con người. Thầy cô dạy tôi luôn đem đến cho tôi những cảm xúc khác nhau, môi một thầy một cô đều có một tác phong để ta học tập. thầy cô không chỉ đem lại tri thức mà còn đem lại những bài học quý giá của cuộc sống này. Nghĩ đến khi phải chia tay những người cha người mẹ thứ hai của mình tôi thấy buồn vô hạn. Rồi mai này khi tôi đi học cấp hai tôi còn có thời gian để về trường thăm thầy cô nữa không, rồi khi lớn lên rồi thầy cô chuyển trường thì tôi biết làm sao đây. Nhớ nhất là những thầy cô chủ nhiệm, họ luôn là những người đưa cá nhân tôi và lớp đi lên phát triển. nếu phải xa thầy cô tôi như mất đi một phần nào đó trong cuộc sống dẫu biết rằng còn có nhiều thầy cô khác nhưng thầy cô nơi đây là những thầy cô đầu đời của cuộc đời mỗi con người vì thế tôi thấy luyến tiếc lắm khi chia tay.

Xa trường tôi nhớ bạn bè tôi nhiều lắm, những giờ học trên lớp với những cánh tay nhỏ nhắn phát biểu xây dựng bài, những lúc không hiểu bài nhờ người bạn của mình để giảng hộ. có câu nói “ học thầy không tày học bạn” thật không sai. Bạn không chỉ là chỗ để ta học tập mà còn để ta chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống. Khi buồn khi vui đều có thể chia sẻ với bạn của mình, những giờ ra chơi thật vui vẻ. chúng tôi hoặc ngồi bàn tán với nhau về những chuyện xảy ra xung quanh cuộc sống những suy nghĩ ngay ngô những nụ cười hồn nhiên của chúng tôi như xóa tan đi tiết học mệt mỏi và bắt đầu với môn tiết học mới. Thế mà giờ đã phải chia tay nhìn mặt đứa nào cũng đáng yêu thế ngày thường có những lúc nói xấu nhau cãi cọ nhau thế nhưng sao giờ đây nhìn thấy ai trong lớp cũng yêu đến thế, không muốn rời đến thế. Cả cái cậu bạn ngày nào suốt ngày chêu tôi,dọa sâu tôi, đùa tôi để cho cả lớp chêu đáng ghét như thế mà giờ đây khi sắp phải xa cậu ta tôi lại thấy không muốn đuổi đánh cậu ta nữa.
           

Xa trường tôi đâu chỉ nhớ con người mà tôi còn nhớ những đồ vật , cảnh vật cảu trường, nhớ từng tiết học, từng buổi sinh hoạt ngoại khóa, giò chào cờ đầu tuần thứ hai, rồi buổi lao động của những đứa như tôi lấm lem, bê bết đất. tôi thẫn thờ một mình đi qua những hành lang đầy nắng đưa mắt nhìn lại từng vách tương góc lớp thân quen. Dãy nhà ba tầng cao vời vợi so với cái tầm nhìn của tôi, tôi biết mai này lớn lên còn rất nhiều thứ để còn lớn hơn dãy nhà này nữa và cuộc sống đến thời gian trôi đi sẽ để lại những kỉ niệm khó phai trong lòng người, và đây chính là cuộc chia tay đầu tiên diễn ra trong cuộc đời học sinh của tôi. Mấy dãy ghế đá ngoài sân kia là chỗ chúng tôi hay ngôi tán phét nói những chuyện trên trời dưới bể và nhận xét một cách vội vàng những hiện tượng ấy. cũng có khi là ngồi đợi bạn thân tan học ra về. đồng thời nó cũng là chỗ để cho chúng tôi ăn quà vặt trong giờ ra chơi. Nào là bim bim nào là kem, kẹo mút ôi những món quà vặt ấy chúng tôi phải xin mãi hay tích góp tiền mới có mà ăn. Những rặng cây cao rì rào trước gió. Tôi muốn ở lại đây với chúng chơi trên những bóng mát của chúng mãi thôi.
            

Tạm biệt nhé những kỉ niệm dấu yếu thời gian dần trôi đi và tôi sợ một ngày nào đó khi về lại mái trường này thầy cô dậy tôi sẽ không còn ở nơi đây nữa, những hàng cây kia liệu có còn đứng ở đó không. Về đến trường liệu rằng còn ai nhận ra tôi nữa. Ôi mái trường mến yêu này tôi yêu bạn đến mức không thể nào bước chân đi. Nhưng cuộc sống phát triển và tôi không thể nào tránh khỏi quy luật ấy.

8 tháng 4 2018

“Tuổi còn thơ ngày hai buổi đến trườngYêu quê hương qua từng trang sách nhỏ”Nhà thơ Giang Nam đã nói hộ chúng ta: Quê hương và ngôi trường gắn bó với tuổi thơ không chỉ của riêng ai. Em cũng vậy. Mỗi khi bước chân đến cổng trường, lòng em lại rộn lên lời hát: “Em yêu trường em với bao bạn thân và cô giáo hiền như yêu quê hương. Cắp sách đến trường trong muôn vàn yêu thương”. Đó là tình cảm của em dành cho ngôi trường THCS Nguyễn Nghiêm – nơi đã vô cùng gắn bó với em ngay từ những ngày đầu tiên vào học ở đây.Em yêu cây phượng vĩ rộn rã tiếng ve ngân khi mùa hè đến, hoa nở đỏ rực một góc trời làm sáng bừng cả ngôi trường thân yêu của chúng em. Em yêu hàng cây bằng lăng với những chùm hoa tim tím như màu mực học trò. Em yêu cây bàng cùng những tán lá xòe rộng như cái ô xanh khổng lồ che nắng cho lũ học trò tinh nghịch chơi bịt mắt bắt dê sau những giờ học lí thú nhưng cũng đầy căng thẳng. Ngôi trường của em không đồ sộ, to lớn, cũng không đầy đủ các phương tiện hiện đại như các ngôi trường ở những thành phố lớn, nhưng đối với em nó quý giá vô cùng. Bởi hàng ngày, em đến đây để được biết thêm bao điều mới mẻ. Em được biết những áng văn hay, những vần thơ đẹp giàu tình cảm. Em hiểu hơn những trang sử hào hùng của dân tộc ta. Em được đưa đến những vùng đất mới có thiên nhiên, động thực vật và nhất là con người trên Trái Đất. Em được khám phá những tính chất, định lý toán học, vật lý, hóa học. Được đến với những nốt nhạc trầm bổng, những bài dân ca của ba miền đất nước. Có được tất cả những điều ấy là nhờ công lao của thầy giáo, cô giáo kính yêu của chúng em. Thầy cô dạy cho chúng em những đức tính tốt đẹp, những đạo lý để làm người. Thầy cô luôn quan tâm đến chúng em, mừng trước sự tiến bộ của chúng em, trăn trở vì những khuyết điểm mà chúng em vấp phải.Từ cái bến bình yên là ngôi trường THCS Nguyễn Nghiêm. Tình cảm của chúng em đối với thầy cô giáo là tình cảm thiêng liêng, sâu sắc. Thầy cô đã hết lòng vì đàn em thân yêu như tấm lòng của cô Trinh, Cô Thanh Hà, Thầy Sáu, Thầy Ngữ, Thầy Việt, Thầy Cừ, Cô Thanh, Cô Bé, Cô Tuyết Cô Hồng và tất cả các thầy giáo cô giáo trong trường. Chúng em vô cùng biết ơn công lao to lớn ấy. Mái trường thân yêu này lưu giữ cho tuổi học trò chúng em bao kỉ niệm yêu thương, giận hờn, vui buồn. Bên bài văn hay, bài toán khó chúng em cùng nhau thảo luận thật sôi nổi. Tìm được câu chuyện lí thú thì kể cho nhau nghe. Không may bạn nào đau ốm thì chia nhau chép cho bạn, giảng bài cho bạn hiểu. Bạn gặp khó khăn thì động viên, giúp đỡ, có niềm vui thì cùng chia sẻ. Ngoài giờ học chính khóa ra, em rất yêu những tiết học ngoại khóa, vì nó giúp em thêm yêu lớp, yêu trường, yêu Tổ quốc VN.Em rất tự hào về những thành tích nổi bật của trường: nhiều năm đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia, có thành tích về học tập đứng đầu huyện. Liên Đội trường nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu Liên Đội xuất sắc cấp tỉnh. Nhiều học sinh tham gia các cuộc thi lớn và đạt giải cao… Cũng chính ngôi trường này đã góp phần đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Người có cương vị cao cấp như Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương cùng nhiều nhà khoa học, nhà văn, nghệ sĩ,…nổi tiếng. Em rất yêu quý ngôi trường xinh xinh có bề dày thành tích một cách đáng nể. Ngôi trường chứa chan bao nhiêu kỉ niệm tuổi học trò, tình cảm sâu sắc với thầy cô, bè bạn. Em thầm hứa rằng sẽ cố gắng học tập thật tốt để góp phần rạng danh nhà trường. Dù sau này đã trưởng thành, em sẽ mãi mãi không quên hình ảnh của ngôi trường này – nơi đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. 

K CHO MK NHA MN

22 tháng 5 2019

* Giống nhau: đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường.

* Khác nhau:

- Không mở rộng: khẳng định con đường rất thân thiết đối với học sinh.

- Mở rộng: vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp.

23 tháng 7 2020

bài làm :

Đoạn thơ trên đã cho ta thấy tình cảm của người mẹ với người con cũng như tình cảm của người con với người mẹ thật sâu nặng , đẹp đẽ , đáng được kính trọng. Thật vậy ,Nhà thơ Thanh Hào đã sử dụng biện pháp so sánh ''Trời nóng như nung '' kết hợp với động từ phơi đã diễn tả nỗi khổ nhọc , vất vả của mẹ để làm việc nuôi con , mẹ không ngại những cái nỗi vất vả ấy , cái nỗi cực nhọc ấy để dành cho con hạnh phúc ấm no đủ đầy. Đồng thời , nó còn là lời cảm thương sâu sắc của người con dành cho mẹ - người đã chịu khổ cực để nâng niu , chăm chút cho mình   .Chính vì cái nỗi vất vả ấy ,người con đã có ước muốn được góp phần giúp đỡ mẹ cho đỡ cái vất vả , khổ sở trong công việc : Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình cảm thương yêu vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.

24 tháng 4 2019

Tình quân dân

Trận bão số 6 tràn qua như một cơn ác mộng đối với bà con xã Ngọc Hải. Đê ngăn biển bị đánh sạt nhiều đoạn, đồng lúa chín ngập đầy nước, hơn hai chục ngôi nhà dân bị tốc mái, đổ sập, nhà hộ sinh và trường học bị hư hỏng nặng. Tỉnh, huyện đã mang hàng cứu trợ về giúp dân. Hàng ngàn đoàn viên thanh niên các xã lân cận đem theo liềm hái kéo về giúp bà con gặt lúa, cứu lấy cái ăn. Cứu lúa như cứu hỏa. Gặt đêm và gặt ngày. Chỉ sau ha ngày một đêm, cánh đồng lúa chín hơn 200 mẫu đã được gặt xong. Hình ảnh các cô gái, chàng trai bơi trong nước để gặt lúa trông thật cảm động. Sức dân thật là vô địch. Bộ đội Biên phòng đồn 105 đã kéo quân về. Các anh đi trong mưa bão để sơ tán các cụ, em nhỏ đêh đình Vệ an toàn. Các sĩ quan, các chiến sĩ quân y có mặt những nơi khó khăn nhất. Chị Hòa đẻ con trong đêm mưa bão. Đứa con của chị sắp chào đời thì nhà hộ sinh xã bị tốc mái. Thiếu tá Dũng đồn trưởng, cô Mỹ bác sĩ quân y và hai nữ hộ sinh đã cáng chị Hòa đi trong mưa đêm. Chị Hòa đẻ trong mưa bão mà may quá, mẹ tròn con vuông. Chị xin đặt tên con là Mỹ để nhớ ơn cô bác sĩ đã hết lòng cứu hai mẹ con chị qua cơn nguy kịch. Trường Tiểu học bị tốc mái, đổ tường, sổ sách nhà trường, sách thư viện, bàn ghế các lớp học bị bão tàn phá tan hoang. Nhiều em nhỏ nhìn ngôi trường thân yêu của mình mà khóc. Các thầy cô giáo đứng lặng nhìn ngôi trường đổ nát. Các cán bộ về hưu, hội viên hội Cứu chiến binh, trai tráng trong xã đã kéo đến hỗ trợ các thầy, cô giáo. Bộ đội Biên phòng chở tôn tráng kẽm đến lợp lại các lớp học. Sau bốn ngày bị mưa bão, ngôi trường đã được sửa sang lại, học sinh được đi học lại, bà con ai cũng vui mừng. Chủ tịch xã, Bí thư Đảng ủy xã quần xắn cao, lội trong mưa bão, có mặt những nơi khó khăn nhất, huy động thanh niên, dân quân toàn xã chặt tre đóng cọc hàn đê. Mặt mũi người nào cũng hốc hác, nhưng tiếng nói vẫn oang oang. Mùa xuân này, Ngọc Hải đã hồi sinh. Đê ngăn mặn, bãi sú, bãi vẹt phòng hộ đã hoàn thành. Trường kiên cố hai tầng đã xây xong... Qua cơn hoạn nạn, tình quân dân càng bền chặt. Cháu Mỹ con chị Hòa đã biết đi rồi đó. Có điều là cái rốn của nó hơi lồi, to như hạt ngô nếp.

Trần Xuân Thùy, 5C Trường Tiểu học Hải Hậu - Nam Định

23 tháng 4 2019

cố giúp mình nha mấy bạn

Có lẽ khi nói đến ngôi trường là một khái niệm không hề xa xôi đối với tất cả chúng ta.Ai cũng có một ngôi trường in sâu trong tam trí mình mà khi đi đâu ta cũng không thể nào quên được mái trường thân thương ấy.

Đối với tôi ngôi trường tiểu học Lê Lợi là ngôi trường mà tôi rất yêu quý. Toàn bộ ngôi trường được nhuộm một màu vàng trông rất đẹp và khi ánh nắng chiếu xuống làm cho nó trở nên rực rỡ hơn. Khi đến gần bạn sẽ nhìn thấy một chiếc cổng trường được tô đậm dòng chữ màu xanh “trường tiểu học Lê Lợi”. Dù đã nhiều năm rồi nhưng cánh cổng ấy vẫn đẹp lắm vẫn hiên ngang như chào đón tất cả mọi người đến với trường. Cánh cổng màu xanh của trường đã cũ mỗi khi bác bảo vệ mở ra kéo vào là nó lại kẽo kẹt nghe thật vui tai. Chiếc cổng lúc nào cũng mở rộng như một người mẹ luôn chào đón chúng tôi bước vào the giới của kiến thức của những lời hay lẽ phải. Đi qua cánh cổng chính là một cái chòm nhỏ, đó là nơi mà bác bảo vệ làm việc và kiếm soát học sinh. Bước vào trong ngôi trường nguy nga tráng lệ nhưng vẫn không thiếu những nét cổ kính trang nghiêm .

Trường đã được xây dựng cách đây hơn ba mươi năm nên đã khá cũ nhưng chính cái cổ kính đó khiến cho ngôi trường trở nên đẹp hơn lạ lẫm hơn với tất cả mọi người khi đến đây. Sân trường mới được lát lại bằng xi măng nên nhìn trắng xóa. Vào trường bạn sẽ được đi qua một hàng cây phượng dài xõa bóng trông như bước vào một thiên đường của thiên nhiên. Lũ trẻ chúng tôi trêu nhau hàng cây đó là hàng cây tình yêu. Chúng tôi cũng chẳng biết nó có từ bao giờ tôi chỉ biết bố tôi nói là từ khi bố đi học đã có nó rồi. Những chú chim thi nhau chơi trốn tìm trên những cành phượng  hót râm ran làm cho khung cảnh trở nên lãng mạn và lung linh một cách thần kì. Ngôi trường được xây dựng hai tầng nhưng chia làm hai khu nhà đó là một khu dành cho lớp một hai ba một khu dành cho lớp bốn và lớp năm. Các lớp được trang trí những hình ảnh rất là ngộ nghĩnh mỗi phòng học có bàn ghế kê đàng hoàng với bảnh đen xinh xắn. Ở các lớp đều được treo ảnh bác hồ và năm điều bác hồ dạy rất ngay ngắn,dưới đó là bàn giáo viên .

Trường đã ở với tôi trong năm năm, Trường Tiểu học Kim Đồng. Bao nhiêu bộ nhớ trong trường học tình yêu dầu vẫn còn sót lại trong ký ức của tôi.Từ xa, bức tường giống như một lâu đài khổng lồ. Mái ngói màu đỏ tươi, rực rỡ phía sau những cây tươi. Di chuyển gần hơn, cổng trường đã cao như những người khổng lồ lây lan tay của họ để chào đón các sinh viên. Bảng tên trên...
Đọc tiếp

Trường đã ở với tôi trong năm năm, Trường Tiểu học Kim Đồng. Bao nhiêu bộ nhớ trong trường học tình yêu dầu vẫn còn sót lại trong ký ức của tôi.

Từ xa, bức tường giống như một lâu đài khổng lồ. Mái ngói màu đỏ tươi, rực rỡ phía sau những cây tươi. Di chuyển gần hơn, cổng trường đã cao như những người khổng lồ lây lan tay của họ để chào đón các sinh viên. Bảng tên trên cổng, chữ trắng nổi bật: Trường tiểu học Kim Đồng. Bước vào sân trường là một đường xẻ xi măng. Trường mặc một chiếc váy trắng trơn như một lớp bảo vệ. Sân trường được lát gạch màu xanh lá cây và màu vàng xen kẽ nhau đẹp mắt. Ở giữa sân là cột cờ cao chót vót, cờ đỏ của ngôi sao vàng tự hào khoe khoang trong gió như để nhắc nhở chúng ta nghiên cứu tốt để không để lại những anh hùng đã hy sinh cho đất nước. Ở phía trước lớp học có rất nhiều hoa, đó là hoa cúc, hoa hồng, nở hoa, màu sắc rực rỡ đã làm tăng thêm vẻ đẹp cho trường học. Cây lá, cây phượng hoàng lan rộng mát mẻ trong một góc sân trường. Các lớp học theo một hình chữ U, cửa ra làm bằng sắt xám, và các cửa sổ bằng sắt với kính trong suốt có thể được nhìn thấy bên ngoài. Các ghế được sắp xếp gọn gàng để làm cho lớp học thêm rộng rãi. Trên đầu mỗi bức tường có hình Bác cùng với khẩu hiệu: "Giảng dạy tốt. Khẩu hiệu này luôn luôn nhắc nhở chúng ta rằng con cái chúng ta cạnh tranh tốt, dạy học giỏi, có kết quả học tập cao.

Trường là ngôi nhà thứ hai của tôi. Mỗi ngày đến trường, tôi thấy ở đây quá quen thuộc. Hãy suy nghĩ về thời gian đi học, chia tay giáo viên, đi từ bạn thân yêu, bạn đói như thế nào và bao lâu bạn muốn thời gian để làm chậm.

chấm cho mình mai mình làm bài này rùi chấm thật nha

8
8 tháng 11 2017

mình cho 9 điểm,vậy được không???

8 tháng 11 2017

bai lam tot

bai lam nhieu cau van hay

giau cam xuc!10 diem

5 tháng 7 2017

1. Nội dung :

- Gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, ví dụ : Người mẹ hiền (Tiếng Việt 2, tập một), Chiếc rễ đa tròn (Tiếng Việt 2, tập hai), Lớp học trên đường (Tiếng Việt 5, tập hai).

- Trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội, ví dụ : Ở lại với chiến khu (Tiếng Việt 3, tập hai), Trận bóng dưới lòng đường (Tiếng Việt 3, tập một).

2. Tìm câu chuyện ở đâu ?

- Câu chuyện em nghe người thân kể.

- Truyện đọc xưa và nay. Chú ý các truyện Không gia đnh của Héc-to Ma-lô, Những tấm lòng cao cả của A-mi-xi, Tốt-tô-chan - cô bé ngồi bên cửa sổ của Ku-rô-y-a-na-gi.

3. Cách kể chuyện:

- Giới thiệu câu chuyện (Tên câu chuyện là gì, em đọc ỏ cuốn sách nào hoặc nghe ai kể, câu chuyện nói về ai hoặc về việc gì ?).

- Kể toàn bộ câu chuyện, chú ý tập trung vào những tình tiết đáp ứng yêu cầu của đề bài.

- Nêu những cảm xúc hoặc suy nghĩ của em về câu chuyện.

4. Thảo luận:

- Cùng các bạn trong lớp bình chọn câu chuyện hay nhất.

- Cùng các bạn thảo luận về ý nghĩa cùa câu chuyện hay nhất.

24 tháng 2 2018

Gợi ý:

1. Nội dung :

–   Gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, ví dụ : Người mẹ hiền (Tiếng Việt 2, tập một), Chiếc rễ đa tròn (Tiếng Việt 2, tập hai), Lớp học trên đường (Tiếng Việt 5, tập hai).

–     Trẻ em thực hiện bổn phận với gia đinh, nhà trường và xã hội, ví dụ : Ở lại với chiến khu (Tiếng Việt 3, tập hai), Trận bóng dưới lòng đường (Tiếng Việt 3, tập một).

2. Tìm câu chuyện ở đâu ?

–  Câu chuyện em nghe ngưdi thân kể.

–  Truyện đọc xưa và nay. Chú ý các truyện Không gia đnh của Héc-to Ma-lô, Những tấm lòng cao cả của A-mi-xi, Tốt-tô-chan – cô bé ngồi bên cửa sổ của Ku-rô-y-a-na-gi.

3. Cách kể chuyện:

–  Giới thiệu câu chuyện (Tên câu chuyện là gì, em đọc ỏ cuốn sách nào hoặc nghe ai kể, câu chuyện nói về ai hoặc về việc gì ?).

–  Kể toàn bộ câu chuyện, chú ý tập trung vào những tình tiết đáp ứng yêu cầu của đề bàiề

–  Nêu những cảm xúc hoặc suy nghĩ của em về câu chuyện.

4. Thảo luận:

–  Cùng các bạn trong lớp bình chọn câu chuyện hay nhất.

–  Cùng các bạn thảo luận về ý nghĩa cùa câu chuyện hay nhất.

Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Đó là con sông hiền hoà, cánh đồng thẳng cánh cò bay… Nhưng thân thuộc với em nhất có lẽ là con đường quen thuộc từ nhà đến trường.

Con đường tới trường là một con đường nhỏ được rải đá. Hai bên đường là hai hàng cây xanh mát. Buổi sáng con đường rộn rã hẳn lên. Hình như tất cả lũ trẻ trong xóm em đều có mặt trên đường. Chúng chia thành những nhóm nhỏ tung tăng đến trường. Tiếng nói chuyện ríu rít xen lẫn tiếng cười vui vẻ làm con đường thêm rộn rã, tươi vui.

Buổi trưa, đường lạnh lùng ít được hỏi han. Lúc ấy, con đường yên lặng như chìm trong giấc ngủ. Hai hàng cây đứng quạt cho con đường càng thêm yên giấc. Trên cành, mấy chú chim sâu đang chuyền cành để bắt những gã sâu phá hoại cây, làm cho hàng cây thêm tốt tươi. Những tia nắng li ti rải xuống mặt đường trông như dát bạc. Những mái nhà nằm thấp thoáng dưới bóng cây thưa. Từ mái nhà nào vọng ra tiếng ru em trầm bổng. Tiếng võng đưa kẽo kẹt giữa buổi trưa hè làm cho con đường làng càng thêm vẻ yên tĩnh lạ lùng. Những đoạn đường bằng phẳng hay mấp mô, gập ghềnh em đều thuộc như lòng bàn tay. Chẳng có ngày nào lũ trẻ chúng em không đặt bàn chân nhỏ bé của mình lên con đường thân thuộc ấy. Bởi vậy mà con đường trở thành một người bạn thân thiết với em.

Con đường tới trường đã khắc sâu vào trong tâm trí em. Mỗi buổi đến trường, con đường đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò. Mai ngày lớn lên em cũng không thể quên hình ảnh con đường thân yêu.