K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2019

Chúng ta đều biết, môn Văn là một môn học rộng bao gồm ba phân môn nhỏ là Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn.

Môn học này đang chiếm thời lượng nhiều nhất nên số lượng tiết học dao động từ 4-5 tiết/tuần. Vì lượng kiến thức rộng, đòi hỏi người dạy và học có sự khái quát cao mới cảm nhận hết được.

Trong khi đó, trải qua nhiều lần chỉnh sửa sách giáo khoa chúng ta phải thừa nhận rằng cách viết sách hiện nay vẫn dài dòng, rườm rà.

Đặc biệt là phân môn Tập làm văn, nhiều bài nhập nhằng vào nhau và diễn đạt một cách chủ quan theo người viết sách.

Nội dung phản ánh của môn học rộng, chẳng hạn như môn Văn học gồm các tác phẩm Văn học trong nước, nước ngoài nhưng lại không sắp xếp theo trình tự thời gian mà hướng người dạy, người học theo hướng tích hợp cả ba phân môn.

Chính vì vậy mà đang Văn học trung đại lại nhảy sang Văn học hiện đại, hay Văn học nước ngoài .

Vì thế, nếu học sinh không chú tâm sẽ rất khó nhớ được tác phẩm văn học nào là hiện đại, tác phẩm nào là trung đại và không có một mạch cảm xúc xuyên suốt.

Đồng thời, sách giáo khoa cũng bố trí quá nhiều văn bản nhật dụng vào môn học nên giảm đi đặc trưng của văn học.

Trong khi đó, nhiều thầy cô dạy Văn không chịu làm mới mình. Một số thầy cô vẫn chủ quan cho rằng mình dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm, lên lớp cứ thao thao từ năm này qua năm khác với chừng ấy kiến thức.

Phần văn học trung đại là phần đòi hỏi phải có nhiều kiến thức Lịch sử, Triết học, sự hiểu biết về chữ Hán, Nôm thì mới thẩm thấu hết được, đằng này chỉ bám vào phần dịch thơ, hay văn bản tiếng Việt.

Chúng ta biết rằng nhiều bài thơ dịch không thể sát với nguyên bản tiếng Hán bởi người dịch phải dịch theo thể thơ, theo vần điệu…

Nhiều thầy cô chỉ bám vào hướng dẫn của sách giáo viên và thiết kế bài giảng đã có sẵn nên bài giảng cứng nhắc, rập khuôn.

Môn Văn lại luôn cần sự sáng tạo, luôn cần cái riêng để khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương.

Từ lâu, khi kinh tế đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều ngành nghề mới được mở, khả năng sau khi ra trường kiếm được thu nhập cao hơn, cơ hội xin việc dễ hơn.

Trong khi môn Văn chỉ thi được một số ngành mà cơ hội việc làm lại thấp. Vì thế, các môn tự nhiên là đối tượng các em yêu thích hơn, đầu tư nhiều hơn.

Một điều khó khăn nữa là một số hướng dẫn hiện hành mang tính cứng nhắc. Bởi từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục phát hành quyển Chuẩn kiến thức môn Ngữ văn.

Vì thế, trong quá trình dạy phải hướng học sinh tới cái “chuẩn” đã quy định. Nhất là phần nghệ thuật và ý nghĩa phải giống nhau nên tạo nên những máy móc bắt buộc.

Ai cũng phải thực hiện các mục này giống nhau. Nếu không giống thì bị bắt bẻ khi có giáo viên, Hội đồng bộ môn hay Ban giám hiệu dự giờ. Trong khi hai phần này gần như đều đã nằm trong ghi nhớ của bài học.

Chúng ta cũng cần thiết có một cái chuẩn chung cho mọi đối tượng học sinh. Nhưng, việc bắt buộc người dạy, người học phải đi qua chừng ấy các đề mục là điều không cần thiết.

Văn chương trước hết phải là văn chương, không nên gò bó hàng triệu mái đầu vào cùng chung một suy nghĩ của một người viết “chuẩn kiến thức”.

Trong những năm gần đây, việc thay đổi liên tục về phương pháp, cách tiếp cận, cách ra đề kiểm tra, đề thi cũng là một trong những nguyên nhân làm cho môn Văn không còn được nguyên vẹn như trước.

Mãi đến giữa học kì 1 của lớp 9 các em mới bắt đầu tiếp cận với phần nghị luận văn học nhưng cách định hướng kiểm tra cho phần cảm thụ văn học không nhiều, chủ yếu mới dừng lại ở phần “vận dụng thấp”...

Theo quy định hiện hành mỗi học kì giáo viên phải dự giờ một số tiết theo quy định, đặc biệt là thỉnh thoảng chúng tôi được dự một số tiết thao giảng của các trường trong huyện, tỉnh hoặc một số tiết dạy mẫu trong các đợt tập huấn.

Mặc dù, những tiết dạy mẫu có sự đầu tư của nhiều người cho tiết thao giảng, hay là sự báo trước cho chuẩn bị của các giáo viên trong trường, chúng tôi vẫn cảm thấy tiết dạy nhạt nhẽo và nhiều lỗi.

Nhiều tiết giảng văn mà giống như giảng bài môn học Giáo dục công dân. Êm đều, không có một điểm nhấn, cách đọc thơ vô hồn rất khó chấp nhận của một người giảng văn. Chất văn trong mỗi giờ học rất ít có.

Có lẽ, muốn cho học sinh yêu thích học môn Văn, thiết nghĩ không phải là điều quá khó đối với mỗi người thầy.

Chúng ta phải đặt mình trong vị trí người học. Nếu như một tuần có từ 4-5 tiết Văn mà người thầy cứ vào dạy một cách máy móc thì học sinh sẽ rất mau nhàm chán.

Từng buổi học, chúng ta phải tự làm mới mình bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Khi cảm thấy học sinh căng cứng phải cần phải thay đổi phương pháp hoặc có thể kể một câu chuyện vui liên quan đến bài giảng để tạo khoảng nghỉ và thư giãn cho học sinh.

Người thầy phải chuẩn bị chu đáo từng câu hỏi, từng bài để gợi mở cho các em tìm tòi, khám phá.

Chúng ta tận dụng tối đa những điểm nhấn của công nghệ thông tin về tranh, phim ảnh, về những bài ngâm thơ mẫu để tạo cho các em sự hứng thú và tái tạo lại bối cảnh lịch sử qua từng tác phẩm để các em đối chiếu tác phẩm văn học qua từng giai đoạn lịch sử.

Những bài dài như phân môn Tập làm văn phải biết cô đọng lại bài để 45 phút của tiết học các em phải hệ thống được kiến thức bài giảng và đặc biệt là giúp các em nắm được các kĩ năng làm bài Văn .

Dù ở thời đại nào thì môn Văn cũng là một môn học quan trọng trong trường phổ thông bởi môn học này không chỉ giúp các em nắm được các kĩ năng cảm thụ văn học, kĩ năng viết bài, nắm được sự giàu đẹp của tiếng Việt mà đây còn là môn học định hướng nhân cách, đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão cho học trò.

Vì thế, môn Văn có một vị trí vô cùng quan trọng trong trường phổ thông và đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận lại cách dạy và học của môn học này.

6 tháng 3 2019

Trong vài năm trở lại đây việc học môn Ngữ văn đang trở thành vấn đề lo ngại của nhiều trường. Học sinh thế kỷ 21 dường như quá chán nản với việc học môn văn. Tình trạng học văn luôn ở trong tình trạng gượng ép chống đối, việc kiểm tra làm bài các em phụ thuộc quá nhiều và sách tham khảo, hay các bài văn mẫu. Đây là một thực trạng đáng buồn của giáo dục Việt Nam.

Nhà văn M.Goóc-ki đã từng nói rằng “văn học là nhân học” đó chính là câu nói làm toát lên những ý nghĩa sâu xa của văn học. Theo nho giáo của khổng tử việc học văn làm thơ đã từng hưng thịnh qua nhiều thời phong kiến. Trong mỗi bài văn,  bài thơ đều là những bài học về giá trị nhân văn sâu sắc. Các cụ nhà ta có câu “học ăn, học nói, học gói, học mở”  học văn chính là học cách làm người, học cách đối nhân xử thế. Văn học cũng là nơi lưu giữ tâm hồn của các thế hệ cha anh.  Tuy nhiên, trong những năm gần đây giáo viên, học sinh, phụ huynh ngày càng xem nhẹ môn học này.


 

Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này? Đầu tiên phải nói đến phương pháp dạy văn của Việt Nam qua nhiều năm rồi chưa có sự thay đổi cho phù hợp với thế hệ học trò mới. Nhiều thầy cô chỉ dạy theo lối dập khuôn máy móc theo hướng đọc – chép chưa khiến học trò cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Các tác phẩm văn học trong chương trình cũng xa lạ và ít gắn liền với thế hệ của các em. Cùng với thực trạng này là sự phát triển kinh tế kéo theo lối văn hóa nghe nhìn đã chiếm ưu thế, văn hóa đọc bị suy giảm trầm trọng, dẫn đến việc học sinh không còn yêu thích môn văn.

Một trong số những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng này chính là việc bố mẹ thường hướng cho con theo các khối khoa học tự nhiên xem nhẹ các môn xã hội. Vì nghĩ rằng các con học văn hay thi vào khoa văn tương lai sẽ không rộng mở. Chính vì tâm lý này nên các em ra sức học các môn tự nhiên còn ngữ văn chỉ cần trung bình là được.

Nhưng văn học là một môn học đặc biệt và cực kỳ cần thiết cho cuộc sống. Đó là môn học dạy chúng ta biết cách yêu thương, dạy chúng ta biết cách làm người. Dạy chúng ta cách đối nhân xử thế, biết nói những lời dễ nghe, thuyết phục lòng người. Nếu chúng ta không học văn học tâm hồn chúng ta sẽ khô cứng trước vẻ đẹp, lời nói sẽ thiếu đi sự thuyết phục, nhận thức về các giá trị trong cuộc sống sẽ có sự lệch lạc. Đến lúc này chúng ta muốn học thì cũng là quá muộn.

Văn chương mang màu sắc của cuộc sống nếu cuộc sống thiếu văn chương thì sẽ thật tẻ nhạt.  Trong thời đại ngày nay, học tốt văn chương sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội trong cuộc sống. Đã bao giờ bạn tự hỏi sao các tổng thống mỹ họ có những bài phát biểu làm lay động lòng người? Tại sao các giám đốc công ty lớn họ có thể thuyết phục động viên kết nối nhân viên của mình chỉ bằng vài câu nói ngắn gọn. Đó chính là sức mạnh của văn chương.  Chính vì trong thời đại toàn cầu hóa cùng với sự hội nhập quốc tế văn học lại càng trở nên cần thiết.

Văn chương cũng là nơi lưu giữ tâm hồn của các thế hệ cha anh. Vì vậy, đọc các câu ca dao tục ngữ chúng ta sẽ hiểu về nếp sống và những phong tục tập quán xưa của cha ông, cũng như những bài học kinh nghiệm  mà cha ông ta muốn gửi gắm đến chúng ta.  Học tốt ngữ văn sẽ giúp chúng ta làm chủ được ngôn ngữ nói và viết đây sẽ là tiền đề giúp chúng ta học tốt các môn học khác.

Học văn sẽ giúp khơi dậy trong chúng ta những điều tốt đẹp giúp chúng ta rèn luyện những nhân cách tốt trong bản thân và thành công hơn trong cuộc sống. Khi học văn học chúng ta còn giúp chúng ta hình dung ra cuộc sống lý tưởng của các thi nhân, thi si thời xưa hiểu được ước mơ khát vọng của một thế hệ. Ví như đọc thơ của Bác chúng ta cảm nhận được cái đẹp trong tâm hồn chiến sỹ, hiểu được chất thép trong thơ Bác sẽ hiểu được rằng văn chương cũng là một thứ vũ khí góp phần và chiến thắng dành độc lập dân tộc.

Thật sự, nếu chúng ta đam mê học tin học, toán học, vật lý… không có gì là sai. Tuy nhiên nếu chỉ giỏi số học mà quên đi văn học thì sẽ là một điều thiệt thòi lớn trong đời người.

Làm sao để học tốt ngữ văn? Điều đầu tiên cần đến từ cách dạy của những người thầy, người cô. Chính cách dạy đọc chép đã quá xưa cũ các thầy cô nên thêm vào chương trình học những phương pháp dạy mới để khích lệ khả năng sáng tạo ngôn ngữ của các em. Cùng với đó các bạn là bộ giáo dục cần thêm vào nhiều tác phần gắn liền với thực tế cuộc sống của các em để giảm bớt đi sự nhàm chán trong môn học.

Bản thân mỗi bạn học sinh đều cần rèn cho mình thói quen đọc sách. Thói quen này không chỉ giúp ích cho môn văn học mà còn giúp bạn bổ sung kiến thức cho nhiều môn học khác. Niềm đam mê và yêu thích văn học sẽ giúp bạn gắt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

18 tháng 4 2016

“Ăn chơi đua đòi” là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống, trong các tầng lớp xã hội. Nó đã và đang diễn ra xung quanh ta, nhất là ở lớp trẻ và đặc biệt là học sinh. Đó là một  “thói” xấu, rất đáng trách.

    Thói ăn chơi đua đòi rất xấu, thường là lối sống của những người bắt chước nhau, trong đó có các bạn học sinh của chúng ta. Các bạn này thường hay chưng diện, mặc đồ “mốt”, chạy xe “xịn”, mang giầy dép “xịn”, tóc nhuộm đủ màu lòe lẹt để chói con mắt mọi người. Quái dị hơn nữa là một số bạn học sinh nam còn bấm lổ tai để đeo hoa tai, rồi lại xăm mình, xăm tay, xăm đủ mọi thứ nhằm làm thêm nổi bật ... đáng trách hơn nữa là các bạn lại đi vênh váo, nghêu ngao ngoài đường, chẳng tôn trọng ai cả, rồi cũng tự xưng “ta đây là đại ca, là anh hùng” nữa chứ! Thật là nực cười!

    Các bạn thường hay la cà các quán chơi bi da cá độ, cờ bạc, hút chích, tụ tập với bọn xấu bên ngoài làm đủ mọi việc. Học hành thì chẳng ra gì luôn gây gỗ với các bạn trong lớp, trong trường gây mất trật tự, nề nếp. Nghiêm trọng hơn là các bạn vô lễ với thầy cô, hổn xược với ba mẹ nữa chứ!

Nhưng, tại sao các bạn lại nông nổi đến thế? Chắc có lẽ, các bạn ỷ mình là “quý tử”, “tiểu thư”, con ông này, bà nọ, chức cao vọng trọng nên các bạn cứ thỏa thích ăn chơi, chẳng cần nghĩ gì cả. Mặc khác, do các ông bố, bà mẹ cứ nuông chiều, dẫn đến hậu quả. Hoặc do các bạn bị bạn bè xấu dụ dỗ, lôi kéo mà sa ngã.

    Nếu kéo dài tình trạng này, các bạn sẽ sa ngã mà bỏ học, lười lao động; sinh ra các thói quen như trộm cắp, cướp giật, nghiện ngập, rồi tù tội ... làm cho gia đình mang tiếng xấu xa, ê chề.

    Học được một điều hay, rèn được một tính tốt là rất khó, nhưng đua đòi ăn chơi nhất định sẽ sa ngã. Câu tục ngữ: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” và lời nhắc nhở của ông bà, cha mẹ: “chọn bạn mà chơi” là một bài học rất bổ ích để bạn tu dưỡng, sửa đổi tính tình. Các bạn hãy quay đầu lại, tìm lại những gì đã đánh mất, làm những gì chưa làm và nhận những lỗi lầm, thiếu sót của mình với mọi người. Các bạn phải sống sao cho giống với mỗi người, mỗi học sinh trong trường ta. Ở đây, các thầy cô và các bạn thân của bạn sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Và gia đình cũng sẽ rộng lòng tha thứ cho bạn tìm lại mái ấm ngày nào.

Nói tóm lại, ăn chơi đua đòi, là một thói xấu. Ăn ngon mặc đẹp, ai cũng muốn, nhưng phải hợp lý, hợp thời, hợp cảnh. Xung quanh ta có biết bao tấm gương sáng và đẹp về con người mới, cách sống mới. Hình ảnh những học sinh giỏi ở trường ta, quê hương ta đã nêu lên cho ta bài học quý giá để những người học sinh đàn em chúng ta noi theo.

18 tháng 4 2016

Hà Như Thủy ơi, đoạn văn ngắn thôi mà, nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn, lời văn rất hay và mình cũng tham khảo được vài ý!!!!!!!!!!! Cảm ơn Hà Như Thủy nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!

25 tháng 1 2019

học sinh đó là học sinh ngu

25 tháng 1 2019

mé mài

30 tháng 10 2021

Bạn tham khảo :

Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Điều ấy được thể hiện qua biết bao cuộc kháng chiến chống quân xâm lược bảo vệ bờ cõi đất nước của cha ông. Nhưng không phải cứ trực tiếp cầm súng chiến đấu nơi chiến trường mới gọi là yêu nước. Lòng yêu nước còn thể hiện qua rất nhiều hành động cụ thể có ích cho đời, quê hương dân tộc. Chính vì thế trong thời bình ta vẫn có thể biểu hiện lòng yêu nước qua những cách thể hiện riêng. Vậy lòng yêu nước là gì? Lòng yêu nước nghĩa là tuyệt đối trung thành với đất nước tự hào về quê hương đồng bào, đề cao những giá trị văn hóa dân tộc... Có rất nhiều cách biểu hiện lòng yêu nước tùy vào mỗi người mà thể hiện khác nhau. Theo cá nhân riêng tôi lòng yêu nước là ta biết yêu thương những người xung quanh, mở rộng trái tim mình. Chỉ cần hành động nhỏ nhặt: cho tiền người ăn xin, san sẻ quần áo cũ cho người khó khăn hơn mình, giúp đỡ cô lao công khi thấy rác tự động nhặt lên bỏ vào thùng,... Đôi khi những việc làm nhỏ nhặt như vậy sẽ khiến cuộc sống bạn trở nên tươi đẹp và ý nghĩa biết bao. Lòng yêu nước có khi đơn giản thế thôi. Ngoài ra lòng yêu nước còn thể hiện qua hành động gắng sức học tập, sau này lớn lên trở thành những kỹ sư, bác sĩ xây công trình đất nước, giúp đỡ người khốn khổ... Không những ta phải gắng sức học tập, yêu thương đồng bào đất nước mà còn phải nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp của đảng và nhà nước cùng nhau đoàn kết khi đất nước gặp lâm nguy. Nói tóm lại suy nghĩ về lòng yêu nước và cách thể hiện lòng yêu nước trong thời bình của mỗi người tuy khác nhau nhưng đều chung mục đích muôn đất nước được trở nên tốt đẹp hơn. Vì thế là những học sinh - chủ nhân tương lai đất nước chúng ta phải ra sức trau dồi học tập song song với đạo đức tốt để góp chút sức lực nhỏ bé vào công cuộc phát triển đất nước giúp nước nhà ngày càng đi lên, vững bền.

Trong hành trang bước vào đời, kiến thức là thứ tài sản vô giá không thể thiếu trong công việc cũng như trong cuộc sống của mỗi con người. Để bắt kịp những tiến bộ phát triển vượt bậc của một số nước trên thế giới, nhân dân ta đã nhận thức rất đúng đắn về tầm quan trọng của việc học tập nên mới có câu: ”Đá mài mới sắc, người có học mới nên”, coi đó là điều kiện quyết định sự thành công hay thất bại trên con đường học vấn mà mỗi chúng ta sẽ trải qua. Trong thời buổi hiện đại ngày nay, có một bộ phận không nhỏ học sinh thường hay lơ là, chán học vì không định hướng được tương lai và sự nghiệp cho bản thân, đặc biệt là không có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Song điều cơ bản vẫn là thái độ học tập không nghiêm túc, có những suy nghĩ lệch lạc, thiếu chính chắn do không xác định rõ mục đích của việc học. Trước thực trạng đáng buồn này, tôi xin trình bày một vài suy nghĩ của riêng mình.

Trước hết, chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới việc lơ là, chán học. Trong khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, tri thức ngày càng được nâng cao, thì trình độ học vấn là tiền đề để đưa chúng ta đến với sự thành công. Vậy tại sao nhiều học sinh hiện nay lại không quan tâm đến việc học? Có ý kiến cho rằng việc lười học là do chương trình học quá nặng, hay nhiều yếu tố bên ngoài tác động vào làm ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh nhưng đối với tôi đấy chưa phải là nguyên nhân thuyết phục. Việc chán học là do ý thức học tập của mỗi người, không có tinh thần cầu tiến, vươn lên trong học tập, mặc dù bạn học yếu nhưng khi bạn có sự nổ lực, vượt khó tôi tin bạn sẽ làm được những điều mình ước mơ vì tôi luôn tâm đắc với câu:” Dốt đến đâu, học lâu cũng biết”. Học tập không chỉ giúp chúng ta trau dồi kiến thức bản thân mà còn giúp ta rèn luyện tư cách và phẩm chất đạo đức của mình.

Đa số học sinh hiện nay do chạy theo xu hướng thời thượng của xã hội, đua đòi theo những cái mới mà quên chuyện học tập thậm chí có nhiều bạn còn có ý định nghỉ học. Do không đủ kiến thức, kĩ năng sống nên bị một số đối tượng xấu của xã hội lôi kéo, xúi  giục dẫn tới việc không còn hứng thú trong học tập.

Ngoài những nguyên nhân tôi vừa nêu trên còn có một số tác động khác từ gia đình và xã hội làm một số bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi khi đi học. Đâu đó vẫn còn những gia đình không thường xuyên quan tâm, nhắc nhở đến việc học hành của con em mình, không có biện pháp giáo dục để giúp con em mình tiến bộ hơn.

7 tháng 1 2020

Thế kỉ 21 là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay

Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.

Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn nhiểu tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.

Tuy nhiên, nếu chơi vượt quá mức độ phù hợp, chúng ta dễ dàng trở thành những con nghiện của trò chơi điện tử. Giống như con dao hai lưỡi, trò chơi điện tử cũng có những mặt hại khó lường được hậu quả. Trò chơi điện tử có ở khắp mọi nơi, từ máy tính đến điện thoại, ipad... Trước sức cám dỗ ghê gớm của nó, nhiều học sinh đã không thể kháng cự. Những quán net mọc lên nhiều như nấm sau mưa, đi qua có thể dễ dàng bắt gặp những học sinh đang say mê với trò chơi của mình, nhìn màn hình máy tính như có một sức hút lạ kì. Các bạn chơi đến quên ăn quên ngủ nên thường mệt mỏi, chán nản, hậu quả là bỏ bê học hành. Một số học sinh còn trốn học đi chơi điện tử, ảnh hưởng đến các bạn khác và làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng. Một khi đã quá sa đà vào trò chơi điện tử thì sẽ không có lối ra. Trò chơi điện tử không chỉ làm tốn thời gian tiền bạc mà còn đạo đức của học sinh suy tồi. Nhiều bạn vì để có tiền chơi điện tử mà nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ. Chúng ta đã chứng kiến trên tivi, báo đài tin tức những bạn học sinh độ tuổi chỉ 13-18, nghiện trò chơi điện tử đến mức giết người cướp của, thậm chí để có tiền, các bạn còn nỡ xuống tay với cả những người thân yêu bên cạnh mình. Hiện trạng đó làm cho toàn xã hội phải bức xúc, nhà trường, phụ hunh, thầy cô và những người làm công tác giáo dục phải trăn trở, suy nghĩ. Vậy là từ mục đích chỉ để giải trí, trò chơi điện tử đã hủy hoại sức khỏe cùng đạo đức của học sinh, trở thành một vấn đề cấp thiết khiến toàn xã hội quan tâm.
Để trò chơi điện tử không ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, chúng ta cần biết sắp xếp thời gian chơi một cách hợp lí: chỉ chơi sau giờ học, mỗi lần từ 30’ đến 1 tiếng. Các bạn cũng nên đặt học tập nên hàng đầu, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Nhà trường cũng nên tổ chức những sân chơi bổ ích cho học sinh, có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để theo dõi giờ giấc học tập của con em. Bản chất của trò chơi điện tử không xấu, nó ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.

Trò chơi điện tử là một món ăn tinh thần quen thuộc với bất kì người học sinh nào. Mỗi chúng ta hãy biết khai thác những điểm tốt của trò chơi điện tử để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

3 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận "tự học".

Mẫu: Học hiện nay có nhiều cách học rất hiệu quả giúp cho thành tích học tập của mình tốt hơn. Thế nhưng, "tự học" vẫn là cách học tốt nhất. (Phép liên kết: phép nối)

Thân đoạn:

- Giải thích:

+ Tự học là gì?

-> Hành động tự mình nghiên cứu, tìm lời giải cho những câu hỏi thuộc chương trình học của mình hoặc nâng cao hơn.

-> Cách tìm hiểu những tri thức trên mạng, trong sách.

- Nguyên nhân cần phải tự học:

+ Tập tính tự giác cho bản thân.

+ Hiểu biết nhiều điều hơn.

+ Đỡ cho công sức lo lắng của cha mẹ về việc học của mình.

+ Tương lai bản thân tươi sáng hơn.

+ ...

- Biểu hiện:

+ Lập ra thời gian tự học cho bản thân.

+ ...

- Lợi ích của việc tự học:

+ Giúp đầu óc tư duy tốt hơn.

+ Dễ tiếp thu nhiều kiến thức trên lớp.

+ Bản thân mình học giỏi giang, biết nhiều điều hơn.

+ Học chủ động hơn. + ....

- Phản đề:

+ Phê phán những người học thụ động, không biết cách tự học.

+ Phê phán những bạn học sinh lười biếng.

- Mở rộng:

+ Một số bạn không có điều kiện tự học.

Kết đoạn:

- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.

Mẫu tổng: Khép lại, "tự học" là một vấn đề mà không phải bạn học sinh hiện nay nào cũng biết.

3 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé: 

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Tự học là một trong những thói quen tốt trong học tập mà bất kì học sinh nào cần có...) 

Thân đoạn: 

Bàn luận: 

Nêu khái niệm tự học là gì? 

Vai trò của tự học: 

+ Giúp ta biết chủ động trong việc học 

+ Giúp ta dễ dàng củng cố được kiến thức, ghi nhớ bài học 

+ Rèn luyện tính tự giác 

... 

Dẫn chứng: 

Ví dụ: Tự học trong mùa dịch Covid vừa qua.  

Biện pháp để nâng cao tinh thần tự học:

+ Tự nâng cao ý thức tự giác của bản thân

+ Cha mẹ và các thầy cô chú ý quan sát và hướng dẫn học sinh tự học

+ Học sinh tổ chức học nhóm

...

Bàn luận mở rông: 

Trái với tự học là gì? 

Bản thân em đã bao giờ tự học chưa? 

Bài học em rút ra cho bản thân về vai trò của tự học? 

Kết đoạn. 

Trình bày 1 lần nữa vai trò của tự học. 

_mingnguyet.hoc24_ 

15 tháng 3 2018

Ngay từ nhỏ, chúng ta đã được nghe ông bà kể chuyện cổ tích, nghe mẹ hát ru những bài ca dao - dân ca. Lớn lên, chúng ta được đọc, được học những bài thơ, những truyện ngắn và một vài cuốn tiểu thuyết,... cổ tích, ca dao, những bài thơ, các tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương. Chúng ta đến với văn chương một cách hồn nhiên, theo sự rung động của tình cảm. Mấy ai đã suy ngẫm về ý nghĩa của văn chương đối với bản thân ta cũng như với mọi người. Vậy văn chương có ý nghĩa gì ? Đọc văn thơ, học văn thơ, chúng ta thu lượm được những gì ? Muốn giải đáp những câu hỏi mang tính lí luận sâu rộng rất thú vị ấy, chúng ta hãy đọc bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh - một nhà phê bình văn học có uy tín lớn. Văn bản được viết năm 1936 (in trong sách Văn chương vù hành động). Đây là tác phẩm thuộc thể nghị luận văn chương, bàn về những vấn đề thuộc văn chương, khác bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là văn chính luận bàn về vấn đề chính trị xã hội... Vì là đoạn trích trong một bài nghị luận dài nên văn bản chúng ta được học không gồm ba phần hoàn chỉnh: đặt, giải quyết và kết thúc vấn đề. Nổi bật trong văn bản là ba nội dung quan trọng mà tác giả Hoài Thanh gọi chung là Ý nghĩa văn chương: nguồn gốc, nhiệm vụ của văn chương nói chung, của các tác phẩm thơ, văn, kịch nói riêng.
1. Nguồn gốc của văn chương. Đi vào văn bản, chúng ta bắt gặp ngay ở phần đầu một câu chuyện đời xưa thú vị. Từ câu chuyện ấy, tác giả giải thích nguồn gốc của văn chương. Theo Hoài Thanh, "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài". Quan niệm ấy đúng không ? Rất đúng, nhưng không phải là duy nhất. Có nhiều nhà lí luận giải thích: Văn chương bắt nguồn từ lao động, hoặc văn chương bắt nguồn từ những nỗi đau, những khát vọng cao cả của con người... Tuy ý kiến của Hoài Thanh khác với các quan niệm trên, nhưng không đối lập, không loại trừ nhau. Ngược lại, ý kiến của ông đã bổ sung, làm giàu thêm cho một vấn đề quan trọng trong lí luận về nguồn gốc của văn chương. Do đó, tác giả dùng từ cốt yếu sau từ nguồn gốc để chỉ rõ nguồn gốc chính, nguồn gốc quan trọng của văn chương là lòng thương... Đây là một cách nói mềm dẻo, khéo léo, không áp đặt, cũng không khẳng định quan niệm của mình là bao quát mọi quan niệm khác. Từ ý kiến của Hoài Thanh, tiếp tục suy nghĩ và học tập, lên các lớp trên, chắc chúng ta sẽ được biết sâu thêm về vấn để này. 2. Nhiệm vụ của văn chương. Từ một câu văn ngắn gọn giải thích nguồn gốc văn chương, nhà văn giải thích tiếp: "Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống". Hai câu văn cô dọng nêu ra nhiệm vụ, chức nâng cơ bản của văn chương, tập trung trong hai cụm từ "hình dung của sự sống", "sáng tạo ra sự sống". Điều đó nghĩa là gì ? Phải chăng tác giả muốn nói : Vãn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống ? Ở đây, hình dung là danh từ, nó có nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Hai câu thơ của Bác Hồ "Tiếng suối trong như tiếng hát xa - Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" (Cảnh khuya) đã hình dung, phản ánh, tái hiện bức tranh phong cảnh đêm rừng Việt Bắc tuyệt đẹp. Hay qua bài Sài Gòn tôi yêu, tác giả Minh Hương cũng đã hình dung cảnh và người, sự sống rất đáng yếu của mảnh đất Sài Gòn ngọc ngà xưa và nay. Cách hình dung, cách tái hiện, phản ánh cuộc sống của văn chương vô cùng phong phú, muôn hình vạn trạng đúng như Hoài Thanh nói. Mỗi nhà văn, nhà thơ có cách phản ánh, cách hình dung lại sự sống riêng tuỳ thuộc vốn sống, tài năng và tâm hồn của mình. Tâm hồn của con người thì bao la, vô tận. Do đó, Hoài Thanh viết : "Vũ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thoả mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác". Đó cũng là nhiệm vụ của văn chương : nhiệm vụ sáng tạo. Điều ấy nghĩa là gì ? Nghĩa là : qua các áng văn chương, bằng trí tưởng tượng bay bổng, bằng khát vọng tốt lành, nhà văn dựng nên bức tranh thiên nhiên, bức tranh đời sống vượt trên thực tế, đẹp hơn cuộc đời thực tại. Nguyễn Trãi chẳng hạn. Sau khi đất nước thanh bình, đời ông gặp nhiều ẩn ức. Ông đã cáo quan, về Côn Sơn. Rừng núi nơi đây vẫn như xưa, có suối chảy, có đá rêu phong, có thông, có trúc... lặng im, vô cảm. Vậy mà, trong Bài ca Côn Sơn, tất cả đã sống dậy, có đàn cầm tấu nhạc, có chiếu êm, giường phẳng, mái nhà râm mát và... ngân nga tiếng thơ nhàn tản, thảnh thơi của con người. Nguyễn Trãi đã sáng tạo ra sự sống khác hẳn cuộc sống mà ông đã đối mặt. Không chỉ sáng tạo ra sự sống cho riêng mình để giải toả những ẩn ức, bế tắc, nhà văn còn gửi gắm những thông điệp, những mong muốn, khát vọng tới bạn đọc để nhắc nhở chúng ta hãy yêu, ghét đúng đắn, hãy chia sẻ, cộng hưởng niềm vui, nỗi buồn, những ước mơ, khát vọng với nhà văn để quyết tâm làm những điều thiện, điều có ích, để cuộc sống mà nhà văn hình dung được ngày càng tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn, thậm chí khác hẳn sự sống trong áng văn chương. Miêu tả cảnh đêm rừng Việt Bắc trong bài Cảnh khuya, nhà thơ Hồ Chí Minh mong muốn cuộc kháng chiến lúc bấy giờ sớm thành công để núi rừng Việt Bắc, Tổ quốc Việt Nam sẽ đẹp hơn, cuộc sống của nhân dân sẽ hạnh phúc hơn. Ca ngợi mảnh đất và con người Sài Gòn trong bài Sài Gòn tôi yêu, nhà văn Minh Hương mong muốn "mọi người đều yêu Sài Gòn như tôi". Tình yêu sẽ thúc đẩy con người làm được nhiều điều tốt đẹp. Yêu Sài Gòn, "mọi người" - trong đó có nhà văn - và bạn đọc sẽ góp phần tích cực tạo ra một Sài Gòn đẹp hơn, đáng yêu hơn. Sau những áng văn chương, sự sống bao giờ cũng được nối dài, được phát triển trong tâm hồn, ý chí, khát vọng và hành động của bạn đọc... Phải chăng đấy chính là nhiệm vụ "sáng tạo sự sống" của văn chương như Hoài Thanh quan niệm. 3. Công dụng của văn chương. Nói tới nhiệm vụ hình dung lại, sáng tạo ra sự sống, cũng là đề cập tới một ý nghĩa quan trọng nữa của văn chương. "Và vì thế - Hoài Thanh viết - Công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha". Phần hai của văn bản Ý nghĩa văn chương tập trung giảng giải, bình luận về công dụng của văn chương. Chúng ta hiểu nghĩa từ công dụng là : tác dụng, là hiệu quả, là sự bồi đắp trí tuệ, sự truyền cảm... của văn chương đối với bạn đọc nói riêng, con người nói chung. Vậy, qua ý kiến của Hoài Thanh, chúng ta hiểu công dụng của văn chương như thế nào ? Hoài Thanh viết : "Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình... khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu,...". Nghĩa là văn chương có khả năng lay động tâm hồn, giúp ta biết chia sẻ buồn, vui, đau khổ, hạnh phúc... với mọi người, dắt chúng ta sống gần với nhau hơn trong tình nhân ái, tình thương yêu, đoàn kết giữa con người với con người... "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Rõ ràng, văn chương đã bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho người đọc, làm giàu thêm thế giới tâm hồn của chúng ta. Không những thế, văn chương còn góp phần tô điểm biết bao sắc màu, âm thanh làm cho thế giới, con người, cuộc sống được tốt đẹp hơn, đáng yêu hơn. [...] Từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay... Hoài Thanh viết như thế, đã nhấn mạnh thêm công dụng của văn chương. Hiểu và suy ngẫm những ý kiến ấy, rồi liên tưởng tới các áng văn chương đã được đọc, được học, ta thấy quả đúng như vậy. Đọc những bài ca dao tình nghĩa con người, ta càng thêm yêu ông bà, cha mẹ ta hơn. Qua những bài ca, những câu hát than thân, ta càng hiểu rõ và càng thương cha ông ta, nhất là những người chị, người mẹ Việt Nam ngày xưa. Tương tự như thế, đọc chùm thơ Đường của Lí Bạch, Hạ Tri Chương, Đỗ Phủ, tình yêu quê hương của chúng ta được bồi đắp bởi những cung bậc rung động thật tinh tế. Qua hai bài kí : Một thứ quà của lúa non: Cốm, Mùa xuân của tôi, ta thấm thìa thêm biết bao vẻ đẹp của cây lúa Việt Nam, của mùa xuân Hà Nội, mùa xuân Tổ quốc ta,... Kể sao cho hết, dẫn sao cho cùng những tác dụng, những công dụng kì diệu của văn chương ! Rõ ràng, văn chương đã bồi đắp cho chúng ta biết bao tình cảm trong sáng, hướng ta tới những điều đúng, những điều tốt và những cái đẹp. Văn chương góp phần tôn vinh cuộc sống của con người. Có nhà lí luận nói chức năng của văn chương là đem lại cho con người, hướng con người tới những điều "Chân, Thiện, Mĩ". Hoài Thanh, tuy không dùng những từ mang tính khái quát như thế, nhưng qua những lí lẽ giản dị, kết hợp những cảm xúc nhẹ nhàng và lời văn giàu hình ảnh, cũng đã nói được khá đầy đủ cống dụng, hiệu quả, tác dụng của văn chương. Nói khác đi, bài viết cùa Hoài Thanh là những lời đẹp, những ý hay ca ngợi văn chương, tôn vinh tài hoa và công lao của các văn nghệ sĩ. "Nếu pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào... !". Câu cuối văn bản thật thú vị. Tác giả vừa như muốn khẳng định vai trò kì diệu của văn nghệ sĩ vừa nhấn mạnh ý nghĩa của văn chương. Đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta hãy biết ơn các nhà văn, hãy quý trọng các áng thơ văn nói riêng và văn chương nói chung. Đó là một câu văn hàm nhiều nghĩa, buộc chúng ta phải tiếp tục suy ngẫm... Tóm lại, với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh đã cho rằng: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình dung của sự sống và sáng tạo ra sự sống, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho chúng ta. Nếu lịch sử nhân loại xoá bỏ văn chương thì sự sống sẽ nghèo nàn vô cùng. Quan niệm như thế có thể là chưa đầy đủ, nhưng đã có những điều cơ bản và đúng đắn, giúp cho chúng ta hiểu rõ: nguồn gốc, nhiệm vụ và công dụng của văn chương. Nhờ đó, chúng ta đọc văn, học văn, hiểu và suy ngẫm về văn chương được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

15 tháng 3 2018

1. Cảm nghĩ của em sau khi học xong bài "Ý nghĩa của văn chương"

Bài làm :

Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong "Cuộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn.
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trong cuộc sống nhỉ ?

29 tháng 7 2016

Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.

Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp… Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.

 

 

Trước tiên là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.

 

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.

Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen… được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.

Vậy các ngành, các cấp, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta phải làm gì trước sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hôm nay, nhất là nạn bạo lực học đường đang xảy ra hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.

Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu… và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rưựu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

  Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.



banhqua

4 tháng 8 2016

        Trên thực tế hiện nay có một thứ đã trở thành một vấn nạn đáng lo ngại không chỉ về phía nhà trường mà phụ huynh học sinh cũng rất quan tâm. Bởi nó có tầm ảnh hưởng, sự tác động sâu sắc với thế hệ trẻ đó chính là nận bạo lực học đường.

      Là một học sinh ai cũng có một thời cắp sách tới trường và ai cũng có những mâu thuẫn, xích mích với các bn của mình. Học sinh hiện nay đã khác với học dinh thời xưa rất nhiều. Có nhiều bn rất lười, hư. Học trò lười học, ko chấp hành nghiêm chỉnh nội quy nhà trường, gây gổ, đánh nhau, trốn học,.... Vô lễ với thầy cô, không nghe lời, cãi lại giáo viên và đâu phải sự kiềm chế nóng giận của thầy, cô là không có hạn, một số trường hợp giáo viên dùng biện pháp mạnh đối vời học sinh vượt tầm kiểm soát như: đánh đập, làm nhục,... Từ một cô bé ngoan hiền, học giỏi, dần dần trở nên trầm tính, ko dám đến lớp, rồi còn biết bao nhiêu trường hợp các bn học sinh khác bị đánh đập , xa lánh, bị cô lập,... đến nỗi muốn tự kỉ. Bạo lực học đường đã ảnh hưởng ko nhỏ đến môi trường học tập của chúng em, ảnh hưởng đến một tương lai sáng mà chúng em đang cố gắng vun đắp để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt. Vậy chúng ta phải làm sao để hạn chế được tình trạng bạo lực học đường này ? Theo em nghĩ  toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực. Ba mẹ nên tâm sự với con cái nhiều hơn quan tâm và chăm sóc. Mở ra nhiều sân chơi bổ ích lành mạnh. Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện.

     Tình trạng bạo lực học đường đã và đang gây nhức nhối cho toàn xã hội. Thế nhưng mọi người không nên đánh mất niềm tin vào thế hệ trẻ chúng em. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không thể vì thế mà trở thành dơ bẩn được. Việc học tập rất cần thiết đối với chúng em bởi lẽ học tập là con đường ngắn nhất để chúng em đi tới thành công, để chúng em có một tương lai sáng hơn đang chờ đón trước mắt . Em mong muốn những hành vi bạo lực ấy sẽ được giảm, không để lại những hậu quả đáng tiếc. Như vậy chúng em có thể yên tâm học hành như những quyền mà chúng em được hưởng(trong pháp luật)

icon-chat cuối cũng cũng viết xong rồi

10 tháng 8 2023

Dàn ý:

Mở đoạn:

Giới thiệu trường/ lớp em học.

- Dẫn vào ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của học sinh hiện nay.

Thân đoạn:

Làm rõ các ý sau:

- Ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp là gì?

+ Học sinh làm gì mới thể hiện được ý thức đó? (liệt kê các hành động thể hiện điều này).

-> Tự giác quét dọn lớp học, lau bảng khi đến lớp.

-> Không vẽ bậy lên bàn ghế lớp học.

-> Tổ chứ dọn vệ sinh chung, lau chùi bàn ghế và sắp xếp các đồ dùng học tập một cách gọn gàng.

-> Phân loại rác và tái chế.

-> ....

Nêu lên thực trạng hiện nay: Đa số các bạn học sinh hiện nay không có ý thức cao đẹp này.

Đưa dẫn chứng: Một số bạn hay viết bậy lên bàn ghế, chạy giỡn làm đổ bàn ghế, lấy thước chà lên bàn,...... 

Nêu lên suy nghĩ của em về việc này của các bạn:

+ Đó là việc làm xấu, không nên đối với một người học sinh.

....

+ Nêu ý nghĩa của việc giữ gìn vệ sinh truòng lớp.

-> Giữ cho nơi học tập của mình và các bạn được sạch sẽ, thoáng mát.

-> Thể hiện nên ý thức cũng như phẩm chất cần có của mỗi bạn học asinh.

- Liên hệ bản thân:

+ Bản thân mình đã làm gì để thể hiện ý thức cao đẹp này?.

Kết đoạn:

Khẳng định lại suy nghĩ của mình về ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của một số học sinh hiện nay.

- Gửi lời nhắn nhủ, thông điệp đến các bạn học sinh rằng: nên có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp qua đoạn văn này.

Chỉ từ: này.

Từ mượn gợi í: com - pa (Các bạn hay dùng com pa cắm xuống mặt bạn, như vậy là không nên,....)

Em cảm thấy ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của học sinh hiện nay không được tốt lắm. Khi thấy rác, một số bạn làm ngơ, chỗ nào để nguyên chỗ ấy thậm chí có bạn coi đó là chỗ để vứt rác bừa bãi. Khi được phân công trực nhật cũng xảy ra hiện tượng làm việc "chống đối" không sạch sẽ để qua mắt giáo viên. Điều ấy thực sự làm em rất buồn. Trường lớp là ngôi nhà thứ hai của chúng ta vì vậy chúng ta đều cần có ý thức bảo vệ và giữ gìn sạch sẽ vệ sinh chung 

1 tháng 3 2021

Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của dân tộc ta, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau. Ngày nay, tinh thần yêu nước được kế tụng và được biểu hiện trên nhiều phương diện. Khác với thời thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung 1 lý tưởng đánh giặc cứu nước , giữ nước, và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hi sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập của Tổ Quốc. Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tinh thần yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ vủa riêng bản thân , tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình 1 cách riêng để thể hiện lòng yêu nước : có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức ( tham dự cuộc thi quốc tế, giới thiệu vẻ đẹp về quê hương, đất nước Việt Nam...)......... Nêu 1 số phản biện : còn 1 số người đặc biệt là 1 bộ phận trong giới trẻ còn chưa có tinh thần yêu nước ( biểu hiện : nói xấu, chưa có lối sống đúng đắn, tích cực, học hành chểnh mảng., tiếp thu văn hóa ngoại lai một cách thái quá mà đánh mất đi bản sắc dân tộc.....) Bài học rút ra và liên hệ bản thân : Mỗi người cần rèn luyện , tu dưỡng đọa đức, nuôi dưỡng cho mình 1 ước mơ, lý tưởng sống đúng đắn. Bản thân là học sinh , cần thực hiện và hoàn thành tốt công việc học tập, ...... Tóm lại, tinh thần yêu nước vẫn được kế thừa và phát huy, được biểu hiện một cách đa dạng trên nhiều bình diện. Tất cả đều đang cố gắng tiếp nối bước cha anh, luôn nỗ lực cống hiến để đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thế hệ ngày nay vẫn đang làm tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước một cách tận tụy và cống hiến nhất.